Powered by Techcity

Nội Thôn phát triển diện tích cây trồng hàng hóa

Tăng cường tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tận dụng, phát huy những tiềm năng lợi thế của địa phương về đất đai và thổ nhưỡng, tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, Nội Thôn từng bước ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập cho người dân.

Xã Nội Thôn nằm trong vùng Lục Khu còn nhiều khó khăn của huyện Hà Quảng, luôn thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất vào mùa khô. Với hơn 400 ha đất nông nghiệp trước đây chủ yếu chỉ trồng ngô, đỗ tương, lạc, ngoài ra còn trồng khoai lang, khoai sọ…  đời sống của bà con gặp rất nhiều khó khăn. Chủ tịch UBND xã Dương Văn Thành cho biết: Nhằm khắc phục những khó khăn, tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân, xã ra các nghị quyết chuyên đề về phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng kế hoạch, tăng cường chỉ đạo cán bộ chuyên môn phụ trách địa bàn, phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể, những người có uy tín trong cộng đồng tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Chủ động phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, các doanh nghiệp chuyển giao kỹ thuật, xây dựng các mô hình phát triển nông nghiệp hiệu quả nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân từ đó dần thay đổi tư duy, phương thức sản xuất của người dân địa phương.

Người dân xã Nội Thôn thu hoạch gừng.

Với khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với trồng cây gừng trâu, những năm trước đây, bà con nông dân chuyển đổi các cây trồng kém hiệu quả sang trồng gừng nhưng chỉ là tự phát, tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch phụ thuộc vào thương lái Trung Quốc nên hiệu quả chưa cao. Từ năm 2017, xác định cây gừng là cây trồng mũi nhọn, hướng đi mới trong phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, xã phối hợp với Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp và tư vấn môi trường (DACE), Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh triển khai thực hiện mô hình trồng gừng trâu theo phương pháp hữu cơ và hỗ trợ giống, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ, quy trình sản xuất và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân. Sau một thời gian triển khai khi nhận thấy hiệu quả kinh tế cao do trồng gừng đem lại nên người dân trong xã chủ động chuyển đổi diện tích đất canh tác kém hiệu quả để mở rộng diện tích trồng gừng, nhờ vậy đem lại thu nhập cao và ổn định cho người dân.

Đến nay, toàn xã hình thành vùng sản xuất gừng hàng hóa với diện tích 46,5 ha, sản lượng 823 tấn tập trung tại các xóm: Cả Tiểng, Ngườm Vài, Lũng Chuổng, Làng Lỷ, Lũng Mảo… Quá trình kiểm tra, khảo sát, đánh giá và kiểm định chất lượng, sản phẩm gừng hữu cơ xã Nội Thôn bảo đảm yêu cầu về sản phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thân thiện với môi trường cũng như sức khỏe người tiêu dùng, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang châu Âu. Từ gừng trâu, nhiều hộ trồng với diện tích lớn cho thu nhập gần 100 triệu đồng/năm như:  Dương Văn Sòi, Sầm Văn Đông ở xóm Pác Hoan trồng gần 1 ha; Trương Văn Sai, Hoàng Văn Bưu ở xóm Ngườm Vài trồng hơn 6.000 m2.

Anh Dương Văn Sòi, xóm Pác Hoan, xã Nội Thôn, một trong những hộ điển hình trong phát triển cây gừng trâu cho biết. Những năm trước, đất canh tác của gia đình chủ yếu để trồng ngô. Tuy nhiên, mấy năm gần đây nhận thấy cây gừng đem lại giá trị kinh tế hơn nên gia đình mạnh dạn chuyển đổi gần 1 ha đất trồng ngô sang trồng gừng. Với gần 3 tấn giống, mỗi năm gia đình thu hoạch gần 12 tấn gừng củ, được công ty DACE bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Gừng được trồng từ tháng 2 đến tháng 10 – 11 cho thu hoạch. Củ gừng dễ bán, trung bình 10 nghìn đồng/kg, có thời điểm giá 15 nghìn đồng/kg… đem lại thu nhập gần 100 triệu đồng cho gia đình. Nhờ vậy mà cuộc sống của gia đình ngày càng được cải thiện, đến nay đã thoát nghèo.

Năm 2023, xã tiếp tục phối hợp với Công ty DACE triển khai chuyển giao kỹ thuật thực hiện mô hình liên kết trồng gần 5 ha ớt theo phương pháp hữu cơ hoàn toàn với 17 hộ tại xóm Cả Tiểng tham gia. Thực hiện mô hình trồng ớt cũng cho hiệu quả kinh tế cao, năng suất đạt 5 tấn/ha, sản lượng đạt hơn 25 tấn. Với giá thu mua từ 10 – 12 nghìn đồng/kg, trồng ớt hữu cơ cho thu nhập hơn 50 triệu đồng/ha/vụ, cao gấp nhiều lần so với các loại cây trồng khác. Vụ ớt năm nay, các hộ như gia đình anh Hoàng Văn Anh, Dương Văn Quyết ở xóm Cả Tiểng trồng hơn 6.000 m2 cho thu hoạch gần 3 tấn ớt đem lại thu nhập hơn 30 triệu đồng. Đây sẽ là hướng đi mới để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa cho người dân Nội Thôn.

Ngoài tập trung mở rộng diện tích, phát triển trồng gừng trâu, ớt theo hướng hàng hóa, xã chú trọng phát triển chăn nuôi, thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, phòng, chống đói rét cho trâu, bò, đảm bảo tăng đàn ổn định. Khuyến khích, nhân rộng các mô hình phát triển chăn nuôi hiệu quả như: mô hình chăn nuôi lợn đen bản địa, nuôi trâu, bò vỗ béo… góp phần giúp người dân nâng cao thu nhập ổn định cuộc sống. Đến nay, toàn xã có 753 con trâu, 269 con bò, 2.212 con lợn….

 Nhờ đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tập trung phát triển cây trồng mũi nhọn theo hướng hàng hóa, phát triển chăn nuôi… góp phần phát triển kinh tế – xã hội địa phương, hộ nghèo hằng năm giảm từ 5 – 6%, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt trên 26 triệu đồng/ha, thu nhập bình quân đầu người đạt 13 triệu đồng/người/năm…


Hoài An



Nguồn

Cùng chủ đề

Đưa hàng Việt đến người tiêu dùng nông thôn

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai sâu rộng trên địa bàn tỉnh mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thay đổi nhận thức và hành vi ưu tiên sử dụng hàng Việt của người dân. Người tiêu dùng ở vùng sâu, vùng xa ngày càng được tiếp cận đa dạng chủng loại hàng hóa sản xuất trong nước, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo,...

Hội thảo khoa học “Thục phán – An Dương Vương với Cao Bằng”

Ngày 27/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Thục phán - An Dương Vương với Cao Bằng" lần 2, lần 3 với chủ đề “Quá trình hợp nhất Hùng - Thục và cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược”; “Thục phán - An Dương Vương trong giai đoạn đầu tiên lịch sử Việt Nam”. Tham...

Hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn...

Sáng 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013 - 2023. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết nối trực tuyến với 63 tỉnh, Thành phố. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự chỉ đạo. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó...

Nâng cao chất lượng tuyên truyền nhiệm vụ quốc phòng – quân sự địa phương trên địa bàn Quân khu 1

Tại Hội nghị sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền nhiệm vụ quốc phòng - quân sự địa phương (QP-QSĐP) giữa Cục Chính trị Quân khu 1 với các cơ quan báo, đài phát thanh - truyền hình (PT-TH) các tỉnh trên địa bàn, giai đoạn 2022 - 2024, được tổ chức sáng 25/10 tại tỉnh Bắc Giang, Báo Cao Bằng được Bộ Tư lệnh Quân khu 1 tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong thực...

Mở rộng thị trường cho nông sản địa phương

Sau nhiều năm nỗ lực hỗ trợ sản xuất, xúc tiến thương mại, các mặt hàng nông sản của nhiều địa phương trong tỉnh ngày càng đa dạng và mở rộng thị trường. Nhiều cửa hàng, siêu thị, hệ thống phân phối trở thành điểm kết nối để đưa nông sản đến với người tiêu dùng. Cùng với kênh tiêu thụ truyền thống, các cơ sở sản xuất, hộ gia đình tăng cường giới thiệu sản phẩm trên sàn...

Cùng tác giả

Đưa hàng Việt đến người tiêu dùng nông thôn

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai sâu rộng trên địa bàn tỉnh mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thay đổi nhận thức và hành vi ưu tiên sử dụng hàng Việt của người dân. Người tiêu dùng ở vùng sâu, vùng xa ngày càng được tiếp cận đa dạng chủng loại hàng hóa sản xuất trong nước, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo,...

Khai trương Bệnh viện đa khoa Quốc tế 1.500 tỷ đồng; 6.488 tỷ đồng mở rộng cao tốc Cam Lộ

Khai trương Bệnh viện đa khoa Quốc tế 1.500 tỷ đồng; 6.488 tỷ đồng mở rộng cao tốc Cam Lộ – La SơnKhai trương Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City; Đầu tư 6.488 tỷ đồng mở rộng cao tốc Cam Lộ – La Sơn lên 4 làn xe… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Dự án hạ tầng gần 300 tỷ đồng tại Quảng Bình chờ hướng...

Đồng Tháp đầu tư 168 tỷ đồng cho Dự án đảm bảo nước sạch vùng nông thôn

Đồng Tháp đầu tư 168 tỷ đồng cho Dự án đảm bảo nước sạch vùng nông thônTổng số hộ được phục vụ cấp nước trong vùng Dự án là 16.188 hộ, góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao và tỷ lệ sử dụng nước sạch phù hợp. Ngày 23/10, UBND tỉnh Đồng Tháp có Quyết định phê duyệt Dự án đảm bảo nước sạch vùng nông thôn trong điều kiện biến đổi khí hậu tỉnh Đồng Tháp. Mục tiêu...

Đề xuất đầu tư cao tốc Bắc Kạn

Đề xuất đầu tư cao tốc Bắc Kạn – Cao Bằng trong giai đoạn 2026-2030Dự án đầu tư đường cao tốc Bắc Kạn – Cao Bằng có chiều dài 90 km, trong đó đoạn qua Cao Bằng dài 30 km với hướng tuyến cơ bản theo hướng Quốc lộ 3 hiện hữu. Ảnh minh họa. UBND tỉnh Cao Bằng vừa đề nghị Bộ GTVT đưa Dự án cao tốc Bắc Kạn – Cao Bằng vào trong danh mục dự án...

Hội thảo khoa học “Thục phán – An Dương Vương với Cao Bằng”

Ngày 27/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Thục phán - An Dương Vương với Cao Bằng" lần 2, lần 3 với chủ đề “Quá trình hợp nhất Hùng - Thục và cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược”; “Thục phán - An Dương Vương trong giai đoạn đầu tiên lịch sử Việt Nam”. Tham...

Cùng chuyên mục

Đưa hàng Việt đến người tiêu dùng nông thôn

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai sâu rộng trên địa bàn tỉnh mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thay đổi nhận thức và hành vi ưu tiên sử dụng hàng Việt của người dân. Người tiêu dùng ở vùng sâu, vùng xa ngày càng được tiếp cận đa dạng chủng loại hàng hóa sản xuất trong nước, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo,...

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể

Trong hai ngày 24 - 25/10, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Công ty cổ phần Đào tạo tư vấn Thăng Long tổ chức lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. ...

Mở rộng thị trường cho nông sản địa phương

Sau nhiều năm nỗ lực hỗ trợ sản xuất, xúc tiến thương mại, các mặt hàng nông sản của nhiều địa phương trong tỉnh ngày càng đa dạng và mở rộng thị trường. Nhiều cửa hàng, siêu thị, hệ thống phân phối trở thành điểm kết nối để đưa nông sản đến với người tiêu dùng. Cùng với kênh tiêu thụ truyền thống, các cơ sở sản xuất, hộ gia đình tăng cường giới thiệu sản phẩm trên sàn...

Dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng) giải ngân vốn đạt hơn 40% kế hoạch

Năm 2024, Dự án Đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) được tỉnh bố trí kế hoạch (KH) vốn 1.934 tỷ 193 triệu đồng. Trong đó, KH vốn năm 2023 kéo dài thời gian giải ngân, thanh toán trong năm 2024 là hơn 562,3 tỷ đồng; KH vốn năm 2024 là 1.371,8 tỷ đồng. Đến nay, Dự án giải ngân được 773,2 tỷ đồng, đạt hơn 40 % KH. Bàn giao...

Thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tiếp tục nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, tích cực, chủ động trong triển khai các dự án, làm việc hết mình, hết sức, tránh đùn đẩy, né tránh, hoàn thành, xử lý dứt điểm các công việc đã bàn, đã thống nhất, tất cả vì sự phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long. ...

Mở cửa hầm nhánh trái phía Bắc cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

Cùng với hầm phía Tây (hầm số 2 thuộc địa phận xóm Bản Néng, xã Thụy Hùng, huyện Thạch An) đang được đẩy mạnh triển khai thi công, nhánh trái phía Bắc hầm 1 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn thuộc Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh cũng đã khoan những mũi khoan đầu tiên mở cửa hầm. Mốc mở cửa hầm đóng vai trò quan trọng để các nhà thầu tập trung triển khai thi công...

Diện tích mía nguyên liệu của xã Đại Sơn đạt 508ha

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, từ lâu, bà con nhân dân xã Đại Sơn, huyện Quảng Hoà đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ ngô, lúa sang trồng mía nguyên liệu. Là cây trồng dễ chăm sóc, hiệu quả kinh tế cao, từ trồng mía nguyên liệu, nhiều hộ dân đã thoát nghèo, vươn lên làm...

Tăng cường truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm, hàng hóa có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý chất lượng sản phẩm, tạo niềm tin với người tiêu dùng. Đây là yếu tố cạnh tranh quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của các sản phẩm hàng hóa, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã đã sử dụng tem TXNG dưới dạng QR-Code nhằm bảo...

Viettel Cao Bằng kỷ niệm 20 năm thành lập

Tối 3/10, Viettel Cao Bằng tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (3/10/2004 - 3/10/2024). Toàn cảnh lễ kỷ niệm. Trung tâm Viễn thông Cao Bằng - tiền thân của Viettel Cao Bằng ngày nay chính thức được thành lập ngày 3/10/2004 với...

Giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công hơn 2.300 tỷ đồng

Năm 2024, tổng vốn đầu tư công của tỉnh là 6.109 tỷ 3951 triệu đồng. Trong đó, kế hoạch (KH) vốn năm 2023 kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2024 là 1.318 tỷ 178 triệu đồng; KH vốn đầu tư công năm 2024 là 4.791 tỷ 218 triệu đồng. Trên cơ sở nguồn vốn giao, tỉnh tiến hành phân bổ 5.944 tỷ 721 triệu đồng/6.109 tỷ 395 triệu đồng, bằng 97,3% KH. Số vốn còn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất