Powered by Techcity

Nhân cách sống của người Tày Cao Bằng


Cao Bằng, từ ngàn xưa đã được các bậc tiền nhân mệnh danh là vùng đất “Địa linh nhân kiệt” nơi gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đây là nơi cư trú của các dân tộc anh em: Tày, Nùng, Dao, Mông, Kinh, Sán chỉ, Lô lô, trong đó, cư dân Tày là một trong những cư dân bản địa có truyền thống văn hóa từ lâu đời, truyền thống văn hóa được bảo lưu, có tiếp thu và phát triển. Cũng giống như các dân tộc khác, người Tày có một hệ thống phong tục tập quán rất đặc sắc và đậm tính nhân văn.

Sắc chàm duyên dáng của người Tày trong ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc. Ảnh Thế Hiển

Hệ thống phong tục tập quán tốt đẹp đó là một trong những yếu tố tạo nên truyền thống văn hóa tinh thần, là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của người Tày. Được sinh ra trên quê hương Cao Bằng, lớn lên từ những câu hát “ru” dân ca Tày mượt mà thiết tha của bà, của mẹ, được chìm đắm ngất ngây giữa tiếng chim ca, vượn hú hòa cùng tiếng mõ trâu lốc cốc và những cột khói màu lam trên nóc nhà sàn mỗi chiều về nơi thung xanh ngút ngàn, tôi luôn mong muốn được hiểu rõ hơn về văn hóa truyền thống dân tộc Tày và từ đó nhận thức đầy đủ hơn về những giá trị nhân văn tốt đẹp vốn có của dân tộc Tày. 

Theo tìm hiểu, nhân cách sống người Tày Cao Bằng luôn gắn liền với tiến trình hình thành, phát triển theo các hoạt động văn hoá xã hội cùng cộng đồng dân tộc. Nhân cách sống của một con người nói chung và người Tày nói riêng, về chủ quan là từ rèn luyện, tu dưỡng, tích lũy cả trường đời. Nhân cách sống của người Tày ở Cao Bằng có bề dày về lịch sử, là biểu tượng cao đẹp mang tính đặc trưng của một dân tộc, là kho tàng phong tục, tập quán truyền thống, được hun đúc, trau dồi, trao truyền từ đời trước tiếp đời sau. Người Tày Cao Bằng cũng như mọi dân tộc miền núi nói riêng và Việt Nam nói chung luôn sống gắn bó trong tình yêu thương, chịu khó, cần cù trong lao động sản xuất, năng động vượt qua mọi khó khăn thách thức. Điều đó được thể hiện trong mọi tình huống, ở mỗi góc độ quan hệ của cuộc sống, từ mối quan hệ gia đình, gia tộc dòng họ, bản làng, xã hội và thiên nhiên.

Nhân cách sống của người Tày Cao Bằng được thể hiện trong các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Gia đình cổ truyền của người Tày Cao Bằng theo chế độ phụ hệ. Đàn ông nắm quyền tối cao trong gia đình, mọi việc lớn, nhỏ trong gia đình đều do đàn ông định đoạt, phụ nữ chỉ biết tiếp thu và phục tùng. Phụ nữ về làm dâu không được ngồi ngang hàng hay chung mâm với bố hoặc anh chồng.

Trong gia đình người Tày thường trọng bên nội. Khi cha, mẹ mất, chú (em bố) hoặc bác (anh bố) sẽ là người chịu trách nhiệm thay anh hoặc em nuôi dưỡng hay chăm lo cuộc sống các cháu đến tuổi trưởng thành thì định đoạt việc dựng vợ gả chồng. Con trai có nhiệm vụ chăm lo, thờ cúng tổ tiên và được hưởng tài sản của gia đình. Trường hợp gia đình không có con trai, được quyền kén rể ở trọn đời, (tiếng Tày gọi là “Au khươi nạp tuể”). Trong lễ cưới con rể “Khươi nạp tuể” lo thực hiện mọi nghi lễ cúng gia tiên như con gái về nhà chồng, sau lễ cưới con rể về ở hẳn nhà vợ, tuy nhiên, con rể không phải đổi họ nhưng con cái sinh ra sẽ theo họ mẹ và được thừa kế tài sản. Mỗi thành viên trong gia đình, trước tiên luôn biết tự lập đồng thời bảo đảm phép tắc riêng của gia đình. Còn nhỏ nghe lời chỉ bảo dạy dỗ của cha mẹ, ông bà, cô dì, chú bác. Khi trưởng thành tuân thủ theo gia phong, gia tộc, ngoài ra thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ và có trách nhiệm với cộng đồng bản làng, xã hội. Tránh mọi điều xấu làm ảnh hưởng tới bản thân, gia đình, dòng tộc. Sống trung thực, linh hoạt năng động, sống có tình, có nghĩa luôn hòa thuận trong gia đình, với bản làng và xã hội. Có lẽ nhờ đó mà trai gái, trẻ già người Tày trước đây ít sa đà với tệ nạn xã hội, hoặc có hành vi hại dân, phản quốc. Gia đình là một thành viên luôn gắn chặt với dòng họ, gia tộc, bản làng và xã hội. Trong mỗi gia đình có từ hai đến năm thế hệ cùng chung sống gọi là lưỡng gia ngũ đại đồng đường luôn tôn trọng, tuân thủ có nền nếp tôn ti trật tự, kính trên, nhường dưới và luôn thương yêu đùm bọc cho nhau.

Con cháu khôn lớn có nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà, cha mẹ tuổi cao sức yếu, hay cha mẹ, ông bà quy tiên, con cháu lo tang lễ, ma chay chu đáo trọn đạo hiếu. Trước đây tổ chức tang lễ rất linh đình, mời thầy Tào tế lễ từ ba đến năm ngày đêm. Mổ nhiều lợn, gà, vịt, trâu, bò cúng tế, sau đó mới được đưa đi chôn cất. Sau tang lễ gia đình con cháu thờ cúng hàng ngày vong linh cha mẹ, ông bà đủ ba năm. Đến khi mãn tang mới tổ chức nhập vong linh lên cùng tổ tiên. Việc tang lễ ngày nay đã giảm bớt rờm rà, những vẫn đảm bảo đúng, đủ thủ tục cho người đã khuất.

Người Tày đề cao quan hệ trong cộng đồng làng bản và xã hội. Theo tập quán, người Tày chủ yếu sống quần cư tập trung thành những làng bản, từ 10 cho đến trên dưới 100 nóc nhà tùy theo địa hình. Từ khi Đảng và Nhà nước có chính sách đưa người miền xuôi lên khai hoang miền núi và chính sách hạ sơn định canh định cư đối với người Mông, Dao…, đời sống kinh tế và văn hóa tại các bản làng người Tày phong phú và sinh động hơn. Song, nhân cách sống người Tày vẫn giữ vai trò chủ đạo ở những bản làng, như việc hiếu hỷ, gỗ chạp, mọi nghi lễ.

Làng bản của người Tày luôn được sắp xếp theo thế núi đồi và dòng chảy của sông, suối như: “Pù pài khau phja dú bưởng lăng. Thôm pia nà nặm dú bưởng nả. Rườn lảng tua cần dú tỉnh chang” nghĩa là (Đồi gò rừng núi ở phía sau. Ao cá ruộng nước ở phía trước. Nhà cửa con người ở chính giữa). Người Tày thường ở nhà sàn, cấu trúc của ngôi nhà thường có từ ba gian, năm gian, bảy gian, chín gian. Từ năm đến chín hàng cột, mái được lợp bằng ngói máng (ngói âm dương). Mỗi khi trong làng, bản có việc hiếu, hỷ thì cả làng, cả bản đều tập trung, giải quyết xong việc mới về nhà mình. Trong lễ, tết đều tổ chức ăn uống, chúc tụng từ nhà này sang nhà khác. Người Tày rất chú trọng tính cố kết cộng đồng vững chắc, câu cửa miệng là: “Pò bản – Rườn làu”. “Bản bấu mắn – Rườn tó slán”, ý là (Cả bản – Nhà mình. Bản mà không vững chắc – Thì nhà mình cũng tan). Trong cộng đồng làng bản của người Tày Cao Bằng có ba tổ chức quan trọng, có ý nghĩa tiên quyết gắn chặt mối tình thân hữu giữa các gia đình với nhau thành một khối thống nhất, gồm: Hội Hiếu, Hội Hộ bạn, Hội Lệ làng. Mỗi tổ chức hội đều xây dựng nội dung, quy ước cho phù hợp tính chất và nhiệm vụ và thông qua có sự thống nhất cao.

Làn điệu Then được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân.

Trong tiến trình hình thành và phát triển, người Tày luôn trân trọng và bảo vệ thiên nhiên, coi rừng và nguồn nước là thần hộ mệnh của bản làng, các thế hệ dân bản luôn được giáo dục bằng những câu tục ngữ đầy triết lý rằng “Đông na phya cải, tjả khuổi nặm slây, slổng ké rjèng mắn, bản djẻ phình lình – Rừng rậm núi lớn, sông suối nước trong, sống khỏe sống lâu, bản làng bình yên”.

Trong đời sống tâm linh của người Tày Cao Bằng có ý nghĩa quan trọng tác động trực tiếp đến đời sống sinh tồn: Bàn thờ tổ tiên tại mỗi gia đình, Miếu thờ thổ công nơi đầu bản, Đông sjấn – rừng thần. Núi, sông, suối đều là hình thù “Tứ Linh” được coi là rất linh thiêng nên cấm khai thác làm biến dạng cảnh quan, mất vẻ đẹp, tạo lũ quét, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường cuộc sống thường ngày.

Nhân cách sống của người Tày Cao Bằng còn được thể hiện qua các tác phẩm nghệ thuật thơ ca nhạc họa. Các tác phẩm nghệ thuật của người Tày Cao Bằng nổi tiếng như: làn điệu dân ca, dân vũ, đặc biệt là nghệ thuật diễn xướng Then, Then của người Tày Cao Bằng được các nhà khoa học khẳng định là nguồn gốc của Then hiện có tại các tỉnh. Thông qua những khúc hát, những câu hát triết lý trong Then tác động mạnh mẽ đến các mặt: Văn, thể, mỹ, đức, trí…góp phần giáo dục hoàn thiện nhân cách sống, nâng cao trí tuệ và mối quan hệ xã hội mà người Tày vẫn luôn được giữ gìn, xây dựng và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc.

Qua nghiên cứu tài liệu và thực tế chứng kiến những giá trị văn hóa truyền thống nhân văn của người Tày, thấy rõ được sự đa dạng nhưng vô cùng độc đáo riêng có của văn hóa dân tộc Tày, thế hệ trẻ chúng tôi thêm yêu và tự hào về những giá trị văn hóa đặc sắc đó.


Đàm Quỳnh Hương





Nguồn: https://baocaobang.vn/nhan-cach-song-cua-nguoi-tay-cao-bang-3173876.html

Cùng chủ đề

Hòa An quảng bá du lịch qua các sự kiện văn hóa  

Bên cạnh việc phát triển kinh tế - xã hội, cấp ủy, chính quyền huyện Hòa An luôn quan tâm chỉ đạo tổ chức nhiều sự kiện văn hóa lớn mang tính thương hiệu, thường niên nhằm giới thiệu, quảng bá thiên nhiên tươi đẹp, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, tinh thần mến khách của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện, để lại ấn tượng sâu sắc...

Tọa đàm trao đổi về tình hình phát triển kinh tế – xã hội gắn liền với củng cố quốc phòng – an ninh

Chiều 27/11, Đoàn cán bộ, giảng viên, học viên lớp bồi dưỡng quốc phòng, an ninh khóa 98 của Học viện Quốc phòng do Trung tướng Đỗ Văn Bảnh, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Học viện Quốc phòng, Bộ Quốc phòng có buổi tọa đàm trao đổi với tỉnh về tình hình phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) gắn liền với củng cố quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh. Tham dự có...

Liên đoàn Lao động tỉnh dâng hương, dâng hoa Đền thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), ngày 27/11, Chi bộ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức dâng hương Đền thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim (Nguyên Bình). Cùng đi có lãnh đạo Báo Cao Bằng. Trong không khí trang nghiêm, đoàn dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên...

Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh họp thẩm tra dự thảo nghị quyết trình Kỳ họp thứ 26

Sáng 27/11, đồng chí Nông Văn Lưu, Trưởng Ban Văn Hoá - Xã hội HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp thẩm tra các báo cáo, hồ sơ dự thảo nghị quyết trình tại kỳ họp thứ 26 (Kỳ họp thường lệ cuối năm) HĐND tỉnh khoá XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tham dự có Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Nhật Lệ; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Trường Huy; lãnh đạo một số sở, ngành. Cuộc họp tiến...

Cao Bằng – Khát vọng vươn xa

Từ xưa tới nay, Cao Bằng vốn được coi là “vùng lõm” về giao thông, do ở vị trí xa xôi, địa hình chia cắt. Hai tuyến đường kết nối từ Cao Bằng về Hà Nội xuống cấp nghiêm trọng, gập ghềnh khó đi, gần đây mới được nâng lên cấp IV miền núi. Chính vì thế, xây dựng tuyến cao tốc nối Cao Bằng với miền xuôi là niềm trăn trở của nhiều thế hệ lãnh đạo tỉnh, như một món...

Cùng tác giả

Hội nghị trực tuyến triển khai các văn bản pháp luật quý IV năm 2024

Ngày 28/11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến triển khai các văn bản pháp luật quý IV năm 2024. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo các cơ quan, chính quyền địa phương tại điểm cầu các huyện, thành phố. Đồng chí Trịnh Trường...

Bí thư Cao Bằng Trần Hồng Minh làm Bộ trưởng Giao thông vận tải

Nghị quyết phê chuẩn bổ nhiệm Bộ trưởng Giao thông vận tải vừa được Quốc hội thông qua chiều 28/11. Theo Nghị quyết này, ông Trần Hồng Minh, Ủy viên Trung ương, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng, được phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Giao thông vận tải. Ông Minh đảm nhiệm vị trí Tư lệnh ngành giao thông thay ông Nguyễn Văn Thắng – người vừa được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng...

Ban Văn hoá – Xã hội HĐND tỉnh họp thẩm tra báo cáo trình tại Kỳ họp 26

Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 27/11, Ban Văn hoá - Xã hội HĐND tỉnh họp thẩm tra báo cáo trình tại Kỳ họp 26, kỳ họp thường lệ cuối năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành. ...

UBND tỉnh triển khai văn bản pháp luật Quý IV

Ngày 28/11, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai văn bản pháp luật quý IV/2024. Đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh chủ trì. Tham dự tại điểm cầu UBND tỉnh có đại diện lãnh đạo các ban Đảng thuộc Tỉnh ủy; HĐND, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh; các sở, ban, ngành, đoàn...

Tổng kết, trao giải Cuộc thi trực truyến “Tìm hiểu pháp luật về hòa giải ở cơ sở” trên địa bàn tỉnh năm 2024

Ngày 28/11, UBND tỉnh tổ chức tổng kết, trao giải Cuộc thi trực truyến “Tìm hiểu pháp luật về hòa giải ở cơ sở” trên địa bàn tỉnh năm 2024. Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu pháp luật về hòa giải ở cơ sở” trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2024 diễn ra từ ngày 15/9/2024 đến hết ngày 30/10/2024 tại địa chỉ website: https://timhieuphapluatcaobang.com Cơ quan thường trực Cuộc thi (Sở Tư pháp) phối hợp với các cơ quan,...

Cùng chuyên mục

Đàn tính – Biểu tượng văn hoá đặc trưng của dân tộc Tày – Nùng Cao Bằng

Từ bao đời nay, cây đàn Tính không thể thiếu trong những làn điệu hát Then, ở các lễ hội, các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Đàn Tính góp phần gìn giữ truyền thống văn hóa, tín ngưỡng, là linh hồn, là nét đẹp của cộng đồng người Tày, Nùng Cao Bằng. Sự tích cây đàn tính ở các vùng miền, các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường... có nhiều dị bản, giai thoại khác nhau, song tất cả...

Cao Bằng tham gia Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII

Từ ngày 16 - 18/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024. Tham gia liên hoan có hơn 400 diễn viên, nghệ nhân quần chúng là đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái đang sinh sống, học tập, làm việc tại các tỉnh, thành phố: Cao...

Quan tâm bảo tồn cây di sản

Không chỉ mang giá trị về lịch sử, văn hóa, cây di sản còn là niềm tự hào của nhân dân mỗi địa phương. Vì vậy, công tác bảo tồn, phát huy giá trị cây di sản được các địa phương trong tỉnh chú trọng thực hiện. “Báu vật” của xóm làng Cách thành phố Cao Bằng 33 km về hướng Bắc thuộc địa phận xóm Bó Dường, xã Vân Trình tiếp giáp xã Lê Lai (Thạch An) có một cánh...

Gần 2.000 lượt tham quan triển lãm “Lịch sử tỉnh Cao Bằng qua tài liệu lưu trữ”

Triển lãm "Lịch sử tỉnh Cao Bằng qua tài liệu lưu trữ" tại Bảo tàng tỉnh do Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ tổ chức diễn ra từ ngày 1/10 - 31/10, được công chúng đón nhận và đánh giá với những kết quả tích cực. Đến nay, triển lãm thu hút gần 2.000 lượt công chúng, học sinh các trường học trong tỉnh đến tham quan,...

Hai cuốn sách mới tô thắm truyền thống vẻ vang của quê hương non nước Cao Bằng

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông kịp thời ban hành hai cuốn sách mới “Những người con Cao Bằng với cách mạng Lào”, “Chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn” do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh sưu tầm, biên soạn trên cơ sở đề tài nghiên cứu và các cuộc hội thảo khoa học được triển khai năm...

Khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI

Sáng 2/11, tại tỉnh Lạng Sơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc khu vực Đông Bắc lần thứ XI, năm 2024. Tham gia ngày hội có hơn 400 nghệ nhân, diễn viên quần chúng và vận động viên tại 8 tỉnh Đông Bắc: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn,...

Hội thảo khoa học “Thục phán – An Dương Vương với Cao Bằng”

Ngày 27/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Thục phán - An Dương Vương với Cao Bằng" lần 2, lần 3 với chủ đề “Quá trình hợp nhất Hùng - Thục và cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược”; “Thục phán - An Dương Vương trong giai đoạn đầu tiên lịch sử Việt Nam”. Tham...

Đặc sắc trang phục dân tộc Mông

Mỗi dân tộc đều có những trang phục truyền thống mang bản sắc riêng, là sản phẩm “ngôn ngữ” phản ánh tư duy thẩm mỹ và nghệ thuật sáng tạo phong phú, biểu đạt cho giá trị di sản văn hóa truyền thống. Thông qua trang phục đắc sắc, với những dấu ấn riêng biệt, cộng đồng dân tộc Mông tự hào góp phần tô thắm thêm sắc màu của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Cộng đồng dân...

Thêm yêu quê hương và khát vọng cống hiến từ tấm gương tiền bối cách mạng tiêu biểu Hoàng Đình Giong

Cao Bằng - mảnh đất địa đầu Tổ quốc giàu truyền thống cách mạng đã tôi luyện và hun đúc nên những con người có lối sống mộc mạc, cần cù, kiên cường, gan dạ, sẵn sàng hy sinh vì đất nước và luôn hướng về nguồn cội. Bởi vậy, suốt chiều dài hơn 4.000 lịch sử của dân tộc, mảnh đất biên cương xa xôi này thời nào cũng có những anh hùng, danh tướng, hiền tài… đóng...

Đồng Loan bảo tồn giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch

Tại xã Đồng Loan (Hạ Lang), các làn điệu dân ca, trang phục truyền thống và ẩm thực địa phương vẫn vẹn nguyên các giá trị tốt đẹp. Đây là điều kiện quan trọng để bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống gắn với phát triển du lịch. Đồng Loan là xã biên giới có 5 xóm với 310 hộ, gồm 2 dân tộc Tày, Nùng đoàn kết chung sống. Trên địa bàn xã có di tích Động Dơi...

Tin nổi bật

Tin mới nhất