Powered by Techcity

Nghề vẽ tranh thờ của người Dao

Đối với người Dao tranh thờ vô cùng quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh. Khi thực hiện các nghi lễ cấp sắc, chấu đàng, đám tang…, tranh thờ được treo trang trọng thể hiện sự hiện diện của các vị thần đến chứng kiến và công nhận tiến trình của nghi lễ.

Mỗi thầy cúng người Dao đều sở hữu một bộ tranh thờ Tam Thanh, đây là một trong những hành trang hành nghề không thể thiếu của các thầy. Phần lớn đây là tranh cổ được truyền lại từ nhiều đời. Tranh thờ do các thợ vẽ của người Dao thực hiện. 

Trong cộng đồng người Dao ở Cao Bằng hiện có 4 nghệ nhân thực hành nghề vẽ tranh thờ, các nghệ nhân cư trú ở 2 huyện Hà Quảng, Nguyên Bình. Trong 4 nghệ nhân đang thực hành nghề vẽ tranh thờ, có 3 nghệ nhân thuộc dòng họ Đặng. Ông Đặng Phụ Toòng, xóm Thượng Hà, xã Thanh Long (Hà Quảng) vẽ tranh thờ đã 65 năm, đây là nghề gia truyền của gia đình họ Đặng, ông biết vẽ tranh thờ do cha truyền dạy.  

Để tạo ra một bộ tranh, người thợ cần sử dụng các nguyên liệu giấy bản, vải mộc, màu vẽ. Giấy vẽ tranh là loại giấy mịn, mỏng, dai, đó là loại giấy được người Nùng An làm từ vỏ cây mạy sla, với kỹ thuật và kinh nghiệm truyền thống người Nùng An đã tạo ra loại giấy bản bền màu theo thời gian. Ông Toòng cho biết: Gia đình ông thường đến xóm Lũng Quang, xã Ngọc Động để đặt mua giấy; vải trắng sẽ ra chợ chọn loại vải mịn, mỏng và thấm nước, khi vẽ sẽ ăn màu, đảm bảo màu vẽ không bị loang. Chọn vải kém chất lượng thì không vẽ được, màu loang hỏng hình muốn thể hiện.

Dụng cụ vẽ tranh gồm: bộ bút vẽ tranh thờ từ 10 – 12 chiếc, có đủ cỡ. Khuôn định dạng hình các vị thần. Để có bộ khuôn chuẩn, ông Toòng vẽ một bộ tranh chuẩn rồi cắt lấy hình, sau đó dùng bìa cứng hoặc các chất liệu bền khác để dán đệm cho khuôn cứng, thuận tiện khi sử dụng. Họa công trong dòng họ Đặng ở Hà Quảng và Nguyên Bình đều vẽ tranh thờ theo khuôn mẫu tự tạo, đó là sự sáng tạo để các bức vẽ tạo hình các vị thần luôn đạt chuẩn theo quy phạm của người Dao.  

Ông Đặng Phụ Toòng quết bột ngô để dán giấy.
Ông Đặng Phụ Toòng quết bột ngô để dán giấy.

Để tạo được một bức tranh, đầu tiên người thợ sử dụng kỹ thuật bồi giấy, chất liệu để tạo sự kết dính giữa các lớp giấy và vải là bột ngô. Ngô tẻ đem xay mịn, sàng lọc lấy tinh bột rồi đem quấy với nước đặt lên bếp đun sôi để nhỏ lửa, khi ngô chín sẽ ở dạng sền sệt. Người thợ sử dụng chổi nhỏ tự tạo bằng sợi rơm nếp, quết bột ngô lên giấy, giấy phải trải trên mặt phẳng. Khi quết bột ngô thì cẩn trọng từ từ sao cho giấy không bị nhăn, bột ngô quết đều vừa phải, không dày, không mỏng rồi đặt tiếp một lớp giấy bản lên, đặt nhẹ nhàng, khéo léo để trùng khít với tờ bên dưới, để làm được điều này khi cắt giấy các tờ phải có kích thước giống nhau. Chờ cho lớp giấy, bột ngô khô và kết dính thì người thợ mới tiếp tục quết bột ngô thêm lớp mới, thời gian bồi giấy nhanh hay chậm phụ thuộc vào thời tiết, nếu không khí khô thoáng thì trong một ngày người thợ bồi được khoảng năm tờ tranh. Để có được một bộ tranh sử dụng tốt, bền thì lớp trên cùng luôn là vải. 

Theo ông Toòng, tranh vẽ trên vải màu đẹp và bền nhất. Việc bồi vải trên giấy đòi hỏi người thợ phải tỷ mỉ, nhẹ nhàng vuốt bột ngô, chờ đến độ vừa phải, đảm bảo bột có độ kết dính thì đặt lớp vải lên vuốt nhẹ, để vải ăn vào bột ngô đảm bảo có độ phẳng, tuyệt đối không có nếp nhăn, như thế nền vẽ mới hoàn chỉnh khi vẽ tạo tờ tranh hoàn hảo. Tranh của người Dao gồm hai loại, một loại chỉ vẽ trên giấy, một loại vẽ trên nền vải lót giấy. Tùy thuộc theo ý của người đặt bộ tranh, người thợ sẽ tạo chất liệu của tranh tùy thuộc theo tâm nguyện của khách. Vì vẽ tranh trên vải khó hơn trên giấy nên tranh vẽ trên nền vải có giá thành cao hơn. 

Màu sắc trong bộ tranh thờ của người Dao rất tươi sáng, thể hiện sinh động về các vị thần. Từ thuở xưa khi chưa có đủ màu bán sẵn người thợ phải tự tạo màu để vẽ tranh. Để tạo màu vàng thợ vẽ tranh sử dụng da bò sơ chế sạch sẽ rồi đem vào nồi, cho nước và đặt lên bếp củi đun nhiều giờ cho da bò nát nhừ tạo thành cao, sau đó lấy củ nghệ tươi giã nát lọc lấy nước trộn với cao da bò sẽ có màu vàng tươi sáng, cao da bò kết hợp với nghệ, khi vẽ người thợ hòa chút nước rồi dùng bút chấm màu để vẽ. Để có màu đen người thợ sử dụng da trâu hoặc da bò nấu thành cao rồi cạo nhọ nồi hòa với cao tạo màu đen. Đặc biệt để cao da bò trộn tạo màu thì phải có tro của đá lấy ở hang. 

Ông Đặng Phụ Toòng vẽ tranh thờ.
Ông Đặng Phụ Toòng vẽ tranh thờ.

Tranh thờ người Dao thường vẽ theo bộ, đầu tiên người thợ vẽ khung xương, mỗi một tờ tranh có mẫu khung sẵn, người thợ trải tranh lên bàn, vuốt cho phẳng rồi đặt khung lên giấy, chỉnh cho khung thẳng theo khổ giấy và sử dụng bút chì để phác họa theo khung, lần lượt các tờ tranh đều được vẽ khung. Sau đó người thợ kiểm tra, chỉnh sửa các nét vẽ cho khung, đảm bảo các đường nét trên tranh chuẩn như bộ tranh mẫu. 

Là tranh thờ nên người thợ không tùy tiện vẽ theo ý thích mà vẽ theo thứ bậc từ cao đến thấp của các vị thần. Đầu tiên người thợ sẽ phác thảo nét vẽ tranh Ngọc Hoàng (tiếng dao là Nhụn Hùng) rồi thứ tự vẽ hình các vị thần Sình chiêu, Nhuần xỉ, Lình pu, Tồ ta, Pò câu, Thìn phâu, Tẩy phâu, Trang thiên, Trang tử, Hồi pham, Chiều zuần xí… 

Với người Dao, tranh thờ vô cùng linh thiêng, người giữ tranh thờ phải là người đã được thụ lễ cấp sắc, nghề vẽ tranh thờ cũng vậy, người thợ chỉ được vẽ tranh khi đã thụ lễ quá tang (lễ ba đèn) khi thực hiện bộ tranh từ lúc cắt giấy tạo khổ tranh đến lúc vẽ người thợ vẽ phải xem ngày đẹp, ngày đó phù hợp với tuổi chủ nhân của bộ tranh. 

Để hoàn thành một bộ tranh giao cho người đặt phải xem ngày sáu lần. Khi bắt đầu vẽ tranh người thợ phải xem ngày đẹp, phù hợp với tuổi của người đặt bộ tranh. Khi vẽ đến các chi tiết như miệng, mắt phải chọn ngày đẹp mới được vẽ. Thực hiện một bộ tranh người thợ phải xem ngày ở các bước sau: một là ngày cắt giấy, định dạng tờ tranh; hai là ngày dán giấy (hồ giấy); ba là ngày vẽ khung xương các vị thần; bốn là ngày tô màu áo (khoác áo cho các vị thần); năm là ngày điểm mắt và tô màu cho mắt các thần; sáu là chủ nhân đến nhận bộ tranh. 

Lễ khai quang tranh thờ.
Lễ khai quang tranh thờ.

Để hoàn thành một bộ tranh 25 bức, ông Toòng thực hiện từ 3 – 6 tháng. Tranh mới vẽ trước khi mang đi thực hiện nghi lễ người chủ của bộ tranh phải làm lễ khai quang (tiếng Dao là “khỏi vang”) cho tranh. Nghi lễ được thực hiện trước bàn thờ, đồ lễ gồm gà, vịt, lợn. Sau khi tranh được treo quanh bàn thờ, hương đã thắp người chủ lễ khấn rằng: “Hôm nay chọn ngày lành, chủ nhân về bản chúng tôi, gia đình xin mời các vị thần về nhập hồn vào tranh để cai quản và thực hiện các nghi lễ tâm linh của người Dao”. Lần lượt thứ tự từng tranh được đọc tên từng vị thần bao gồm cả vị trí, chức sắc, đọc đến đâu người chủ lễ cầm ngọn đuốc làm bằng giấy bản soi đến đó. 

Cuối cùng, người chủ lễ xin các vị thần trong tranh phù hộ cho chủ nhân bộ tranh và người đã tạo ra bộ tranh mạnh khỏe, bình an… và kết thúc lễ khai quang. Sau lễ khai quang bộ tranh sẽ được sử dụng trong các nghi lễ tâm linh của cộng đồng người Dao. Việc vẽ tranh thờ đòi hỏi người thực hành phải có năng khiếu hội họa, tính cẩn trọng, tỉ mỉ, kiên trì và là nam giới, do đó việc truyền nghề trong cộng đồng dân tộc Dao không dễ. Vì vậy, việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy kỹ thuật thủ công và quá trình thực hành kỹ thuật vẽ là điều cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.                             


Ngân Hà



Nguồn

Cùng chủ đề

Giám sát việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh...

Chiều 17/10, đoàn giám sát Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Bàn Quý Sơn, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh làm trưởng đoàn giám sát kết quả thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín (NCUT) và chính sách đối với NCUT trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh tại Ban Dân tộc tỉnh. Thực hiện chính sách NCUT theo...

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy triển khai nhiệm vụ công tác tuyên giáo 3 tháng cuối năm

Sáng 17/10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị sơ kết công tác tuyên giáo 9 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024. Đồng chí Bế Thanh Tịnh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì. 9 tháng đầu năm, ngành tuyên giáo tỉnh bám sát các nhiệm vụ chính trị, hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương, Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy...

UBND tỉnh họp rà soát quy hoạch tỉnh và kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến...

Sáng 17/10, Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh chủ trì cuộc họp rà soát quy hoạch tỉnh và kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tham dự có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; chủ tịch UBND các huyện, Thành phố. Quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ...

Họp Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024

Chiều 16/10, đồng chí Hoàng Văn Thạch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh lần thứ IV năm 2024 chủ trì cuộc họp thống nhất một số nội dung, công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV năm 2024. Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh, đến nay, BCĐ đại hội ban hành các văn bản phân công nhiệm...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Trường Huy làm việc với Phó trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam

Chiều 15/10, đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tiếp và làm việc với đoàn công tác Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tại Việt Nam do bà Michaela Baeur, Phó trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam làm trưởng đoàn. Cùng dự có đại diện các sở, ngành liên quan. Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Trường Huy hoan nghênh đoàn có chuyến thăm và làm...

Cùng tác giả

Đẩy nhanh tiến độ các dự án kinh tế trọng điểm Việt Nam

Đẩy nhanh tiến độ các dự án kinh tế trọng điểm Việt Nam – Nhật BảnChính phủ quyết định thành lập Tổ công tác điều phối Việt Nam – Nhật Bản để đẩy nhanh tiến độ các dự án kinh tế trọng điểm, do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ trưởng Tổ công tác. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng làm Tổ trưởng Tổ công tác. Ảnh: VGP Phó thủ tướng Chính...

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy sơ kết công tác tuyên giáo 9 tháng đầu năm 2024

Ngày 17/10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị sơ kết công tác tuyên giáo 9 tháng đầu năm, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2024. Đồng chí Bế Thanh Tịnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Tham dự có...

Đoàn đại biểu dân tộc thiểu số tiêu biểu tỉnh Cao Bằng dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại thành phố...

Tiếp tục chương trình công tác tại các tỉnh Tây Bắc, ngày 17/10, đoàn đại biểu dân tộc thiểu số người uy tín tỉnh Cao Bằng đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Khu di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ, xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên. ...

Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Cao Bằng lần thứ IV, năm 2024

Chiều 16/10, đồng chí Hoàng Văn Thạch, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Cao Bằng lần thứ IV, năm 2024. Tham dự có các thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức và đại diện lãnh đạo một...

Giám sát việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh...

Chiều 17/10, đoàn giám sát Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Bàn Quý Sơn, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh làm trưởng đoàn giám sát kết quả thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín (NCUT) và chính sách đối với NCUT trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh tại Ban Dân tộc tỉnh. Thực hiện chính sách NCUT theo...

Cùng chuyên mục

Hát giao duyên – Nét đẹp của dân tộc Tày, Nùng

Cao Bằng có 8 dân tộc cùng sinh sống như: Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Lô Lô, Sán Chỉ, Hoa... Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng rất đặc sắc tạo nên một rừng hoa đa sắc màu. Tạo hóa đã ưu ái cho Cao Bằng cảnh đẹp vừa hùng vĩ, vừa nên thơ làm say đắm lòng người, chính mảnh đất hữu tình đó đã là sự khơi nguồn cho những làn điều dân ca say...

Lày cỏ – từ trò chơi dân gian trở thành môn thể thao trí tuệ

“Lày cỏ” là trò chơi dân gian của các dân tộc xuất hiện lâu đời trong văn hóa dân gian của người Tày, Nùng. Trải qua thời gian, dần dần lày cỏ trở nên phổ biến hơn, được đưa vào các cuộc thi tại lễ hội xuân, các cuộc giao lưu, môn thi đấu trong các hội thi thể thao. “Lày cỏ” hoặc “sai mạ” là một hoạt động giao lưu trong những dịp lễ, tết, ngày vui của người...

Người cao tuổi giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Với mong muốn phát huy những nét đẹp bản sắc văn hóa của dân tộc đang dần bị mai một trong cuộc sống hiện đại, nhiều người cao tuổi trong tỉnh luôn cần mẫn cống hiến, gìn giữ và trao truyền cho thế hệ sau các giá trị tinh thần và vốn văn hóa quý báu của dân tộc mình. Cao Bằng là mảnh đất giàu bản sắc văn hóa với 95% dân số là người dân tộc thiểu số,...

Hát lượn Phong slư – Làn điệu dân ca của người Tày

Cao Bằng là tỉnh biên giới Đông Bắc, với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và di tích lịch sử văn hóa giá trị, nơi đây có hơn 95% dân số là người dân tộc thiểu số cùng chung sống như: Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô... Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa độc đáo riêng. Trong đó, nổi bật là hát lượn - một làn điệu dân ca giao duyên của người Tày....

Kỹ thuật in hoa văn sáp ong của người Mông hoa

Ở Cao Bằng người Mông gồm có ba ngành: Mông trắng, Mông hoa và Mông đen cư trú tại các xã: Sóc Hà, Đa Thông (Hà Quảng), Dân Chủ (Hòa An), Quảng Lâm (Bảo Lâm). Việc phân biệt các ngành người Mông chủ yếu dựa trên trang phục phụ nữ, phụ nữ Mông trắng sử dụng váy lanh màu trắng, phụ nữ Mông đen sử dụng váy lanh nhuộm chàm, phụ nữ Mông hoa sử dụng váy in hoa...

Nét văn hóa trong nông cụ truyền thống của người Tày, Nùng

Trước đây, khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, mọi dụng cụ lao động truyền thống phục vụ sản xuất, sinh hoạt được người Tày, Nùng khéo léo làm ra từ những nguyên liệu mộc mạc, có sẵn. Đến nay, nhiều vật dụng vẫn tồn tại và được lưu giữ, tạo nên nét đặc sắc văn hóa của địa phương. Văn hóa sinh hoạt của người Tày, Nùng rất đa dang, phong phú. Trong quá trình lao động và...

Khai mạc triển lãm tranh “Sắc màu non nước Cao Bằng”

Sáng 6/9, tại Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam, Trung tâm Văn hóa và Thông tin Du lịch tổ chức khai mạc triển lãm tranh “Sắc màu non nước Cao Bằng”. Tham dự có các đồng chí: Hà Nhật Lệ, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội...

Chương trình ca nhạc và trình diễn thời trang “Dấu ấn Việt Bắc”

Tối 26/8, tại Nhà văn hóa tỉnh Bắc Kạn diễn ra Chương trình ca nhạc và trình diễn thời trang “Dấu ấn Việt Bắc”. Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Phạm Duy Hưng; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Văn Lưu; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; đông đảo nhân dân đến xem và cổ vũ. Chương trình ca nhạc đặc sắc và trình diễn thời trang với chủ đề “Dấu ấn Việt Bắc”, do...

Khai mạc Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

Ngày 25/8, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức khai mạc Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực Việt Bắc 2024. Ngày hội thu hút hơn 100 gian  hàng đến từ các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Các tỉnh trưng bày, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm nông...

2 thí sinh Cao Bằng tham dự Cuộc thi “Hướng dẫn viên du lịch tại điểm 6 tỉnh Việt Bắc” năm 2024

Chiều 24/8, tại tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, xã Trường Hà (Hà Quảng), Ban Tổ chức chương trình “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ XV - Bắc Kạn năm 2024 tổ chức cuộc thi “Hướng dẫn viên du lịch tại điểm 6 tỉnh Việt Bắc" năm 2024 với chủ đề “Trải nghiệm một vòng Việt Bắc”. Thí sinh Trần Thu Hà thuyết minh về điểm di tích hang Cốc Bó, tại Khu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất