Powered by Techcity

Nét văn hóa truyền thống của dân tộc Tày


Cao Bằng có bề dày lịch sử văn hóa truyền thống lâu đời, đa dạng và phong phú với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống tạo nên một bức tranh văn hóa dân tộc đa sắc màu. Văn hóa dân tộc Tày phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, kết tinh nên những giá trị nhân văn cao đẹp.

 Người Tày chiếm phần lớn số dân của toàn tỉnh. Bản của người Tày thường ở chân núi hay ven suối. Tên bản thường gọi theo tên đồi núi, đồng ruộng, khúc sông. Mỗi bản có từ 15 – 20 nóc nhà. Bản lớn chia ra nhiều xóm nhỏ. Nhà ở của người Tày thường là nhà sàn. Thông thường người Tày làm nhà ba gian, gian giữa là gian để bàn thờ tổ tiên, trang trọng. Sinh hoạt ăn ở của gia đình đều ở trên sàn nhà. Sàn lát bằng những tấm ván xẻ mỏng hoặc vầu, tre, mai được chẻ ra. Gian giữa có bộ bàn ghế, ấm chén để tiếp khách. Nhà sàn người Tày lợp bằng ngói máng, còn gọi là ngói âm dương làm từ đất sét nung chín. Nhà có hai mái, có nơi làm thành 4 mái, hai mái phụ hai bên. Những vị trí thuận lợi, bà con còn bắc nước nguồn về tận nhà bằng hệ thống ống tre, nứa cho chảy vào nơi chứa nước là một khúc gỗ to đục rỗng để rửa chân tay trước khi vào nhà. Nhiều nơi, nhà sàn không thưng bằng ván hoặc buộc cây mà được xây xung quanh bằng đá vôi, gạch nung, tường nhà rất chắc chắn. Những hộ có điều kiện thuận lợi còn làm nhà 5 gian hai trái, nhưng bố trí trong nhà cũng tương tự như nhà ba gian.

Nét đẹp trang phục phụ nữ dân tộc Tày.
Nét đẹp trang phục phụ nữ dân tộc Tày.

Người Tày có bề dày lịch sử truyền thống lâu đời, đa dạng và phong phú với nhiều các món ăn, thức uống độc đáo và thú vị tạo nên một bức tranh văn hóa ẩm thực đa sắc màu. Những món ăn dân tộc Tày thường gắn liền với lúa gạo và hương vị tự nhiên có sẵn ở xung quanh. Đặc biệt, văn hóa ẩm thực dân tộc Tày thể hiện sự tinh tế, khéo léo và ẩn chứa giá trị nghệ thuật. Khi đặt chân đến các làng bản người Tày, Nùng, du khách sẽ không khó để được thưởng thức vị chua của những món ăn như: thịt trâu xào măng chua, thịt lợn chua, cá ruộng ướp chua, canh cá lá chua và tất cả các loại quả chua: khế, sấu, trám, tai chua… đều được tận dụng trong bữa ăn của đồng bào Tày, hay vị đắng của những món như măng đắng, mướp đắng, rau ngải…

Về trang phục, dân tộc Tày được biết đến với màu áo chàm quen thuộc, chất liệu được làm từ vải sợi bông tự dệt, nhuộm chàm, hầu như không thêu thùa, trang trí. Những nét riêng trong trang phục cũng là một cơ sở đặc sắc để phân biệt dân tộc Tày với các dân tộc khác trong cùng một địa bàn sinh sống. Ngoài ra, dân tộc Tày còn có các sản phẩm thủ công nổi tiếng đó là thổ cẩm, sản phẩm này có truyền thống từ rất lâu đời, dùng để làm mặt địu, vỏ chăn, túi, khăn trải bàn… Nguyên liệu là sợi bông, sợi tơ tằm được nhuộm nhiều màu khác nhau.

Về nghệ thuật, hát Then, đàn Tính là loại hình dân ca đặc sắc của người Tày. Đây cũng là một hình thức sinh hoạt có vị thế quan trọng trong tín ngưỡng người Tày. Hát Then và đàn Tính bắt nguồn từ cuộc sống lao động của người Tày cổ. Theo quan niệm dân gian, Then có nghĩa là Thiên, Thiên tức là “trời”, được coi là điệu hát của thần tiên truyền lại. Chính vì thế, trong đời sống của người Tày cổ, nó được dùng trong những sự kiện trọng đại hay lễ cầu an, cầu mùa, gọi hồn… Đồng bào Tày quan niệm, những điệu then giúp gửi lời cầu khấn đến nhà trời. Hát Then là sự tổng hòa của nhiều hoạt động nghệ thuật như múa, đàn, hát… Đàn Tính là một loại nhạc cụ dân gian độc đáo của người Tày, mang lại âm thanh mượt mà, ngọt ngào và ấm áp. Đàn được làm bằng vỏ bầu, mặt đàn làm bằng gỗ vông, cán làm bằng gỗ cây khảo quang hoặc cây dâu tằm. Tiếng hát Then và đàn Tính hòa quyện, phản ứng tâm tư tình cảm của người chơi và người nghe, tạo nên cảm giác bâng khuâng lưu luyến.

Người Tày có nhiều tết quanh năm và lễ hội mang đặc trưng của nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, như: Tết Nguyên đán, Tết đắp nọi, Tết Thanh minh, Tết Đoan ngọ, Tết Khoăn vài (vía trâu), Tết Rằm tháng Bảy (Tết Trung nguyên), Tết Trung thu, Tết mừng cơm mới (Tết Trùng cửu), Tết Trùng thập, Tết Đông chí.

 Về lễ hội, người Tày có những lễ hội: Lễ mừng thọ, lễ hội lồng tồng (còn gọi là lễ hội xuống đồng) để cầu cúng thần Nông – vị thần cai quản ruộng đồng, vườn tược, gia súc, làng bản cho được cây cối xanh tươi, mùa màng bội thu, gia súc sinh sôi, mọi người no ấm, bản làng yên lành. Lễ hội Nàng Hai, hay còn gọi là Mẹ Trăng, của người Tày ở Cao Bằng là một trong những lễ hội dân gian truyền thống, mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ. Lễ hội này được sáng tạo từ chính cuộc sống sinh hoạt và lao động sản xuất của người nông dân miền núi. Lễ hội Nàng Hai xã Tiên Thành (Quảng Hòa) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tháng 6/2017.

 Quan hệ xã hội của người Tày ở Cao Bằng có sự giao du rộng rãi, tình cảm chân thành, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái và mong ước có thêm nhiều bạn bè, người thân để học hỏi, chia sẻ vui buồn trong cuộc sống. Do đó, có những phong tục độc đáo so với các dân tộc khác, trong đó có tục kết bạn “tồng”, nhận họ hàng. Người Tày Cao Bằng có câu “Lảc mạy tẩn, lảc gần rì” (Tạm dịch: Rễ cây ngắn, rễ người dài) ý nói rằng trong cuộc sống, tình người rất rộng rãi và gắn bó sâu xa. Với suy nghĩ này nên đồng bào Tày có tục lệ nhận họ, nghĩa là nhận người ở xa cùng họ với mình kết làm anh em trong nhà bởi quan niệm những người cùng họ ngày nay có thể là những người từ đời cha ông cùng một ông tổ nhưng vì hoàn cảnh sinh hoạt, sinh kế, lấy vợ gả chồng xa, hay đi làm ăn nơi khác nên thất lạc nhau. Bây giờ gặp nhau dù ở một địa phương, hoàn cảnh khác nhưng rất vui mừng và muốn nhận họ làm anh em như người thân trong gia đình. 

Lễ nhận họ rất thiêng liêng, được tổ chức trang trọng ở cả hai bên gia đình vào những ngày khác nhau để đôi bạn nhận họ đều có dịp có mặt ở từng bên. Trong lễ nhận họ phải báo cáo tổ tiên và những người thân hai bên chứng kiến; ôn lại lai lịch gia phả tổ tiên dòng họ để tăng thêm tình gắn bó họ hàng… Đặc biệt, đôi bạn nhận họ nói rõ ngày tháng năm sinh của nhau để định hàng anh hay em.

 Tục lệ kết bạn “tồng” (“tồng” nghĩa là giống nhau) của người Tày không dựa vào cùng họ, cùng dân tộc mà có thể khác dân tộc. Kết bạn “tồng” chủ yếu dựa vào sự giống nhau về nhiều điểm, sự hợp nhau về tính cách hay còn hiểu là đồng điệu về nhiều mặt giữa hai người. Bạn “tồng” niên (cùng tuổi); bạn “tồng” tên (giống tên); “tồng” chí hướng (cùng chí hướng về học hành, thi cử, nghề nghiệp…); “tồng” sở trường; “tồng” cảnh ngộ…

 Người Tày chỉ kết một đến hai bạn “tồng” trong cuộc đời dù có nhiều bạn bè thân thiết. Vì muốn kết bạn “tồng” ngoài những điểm tương đồng thì cần phải thực hiện nghi lễ “kết tồng” chính thức ở mỗi gia đình. Tại buổi lễ, đôi bạn “tồng” được sự công nhận của ông bà, cha mẹ, người thân của gia đình hai bên và sự chứng kiến của bạn bè, hàng xóm. Sau buổi lễ trang trọng, hai người chính thức như anh em ruột thịt trong nhà, vui buồn, hoạn nạn có nhau… Hiện nay, phong tục kết bạn “tồng” và nhận họ hàng vẫn được lưu giữ bởi chứa đựng những ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện truyền thống đoàn kết dân tộc của người Tày được kế thừa từ đời xưa đến ngày nay.


Minh Đức





Nguồn: https://baocaobang.vn/net-van-hoa-truyen-thong-cua-dan-toc-tay-3175550.html

Cùng chủ đề

Nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi liên kết

Việc xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp liên kết theo chuỗi đang là hướng đi giúp nông dân nâng cao giá trị sản phẩm bền vững. Đồng thời tăng hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân. Từ đó, góp phần tạo chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa tại địa phương. Tại huyện Hòa An, chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ớt ở thị trấn...

Thực hiện di dời các công trình lưới điện bị ảnh hưởng bởi các dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải

Sáng 2/4, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long chủ trì hội nghị trực tuyến với 22 tỉnh về tình hình thực hiện di dời các công trình lưới điện bị ảnh hưởng bởi các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải. Dự tại điểm cầu tỉnh, có lãnh đạo Sở Công thương, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh, Công...

Bí thư Tỉnh ủy Quản Minh Cường khảo sát tiến độ thực hiện một số công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh...

Ngày 1/4, đồng chí Quản Minh Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã khảo sát, nắm tình hình tiến độ thực hiện một số công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX tại các huyện: Hà Quảng, Hòa An và Thành phố. Cùng đi có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Bích Ngọc; Giám đốc Sở Xây dựng Lương Tuấn Hùng; Bí thư Thành ủy Lê Hải Hòa; lãnh...

Hội thảo khoa học đánh giá tiềm năng và xác định khu vực thích hợp, định hướng giải pháp phát triển homestay, farmstay trên...

Ngày 1/4, UBND Thành phố phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tổ chức Hội thảo khoa học “Đánh giá tiềm năng và xác định khu vực thích hợp, định hướng giải pháp phát triển homestay, farmstay trên địa bàn Thành phố”. Tham dự có lãnh đạo các Sở: Khoa học và Công nghệ; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nông nghiệp và Môi trường và Hiệp hội Du lịch tỉnh. Những năm gần đây, mô...

Hội nghị giao ban báo chí tháng 3

Chiều 1/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức giao ban báo chí tháng 3/2025. Đồng chí Bế Thanh Tịnh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy chủ trì. Tháng 3, các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí luôn định hướng kịp thời các cơ quan báo chí tuyên truyền bảo đảm...

Cùng tác giả

Bí thư Tỉnh uỷ Quản Minh Cường kiểm tra, khảo sát một số công trình, dự án chào mừng Đại hội đại biểu Đảng...

Chiều 1/4, đoàn công tác do đồng chí Quản Minh Cường, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đến kiểm tra, khảo sát một số công trình, dự án chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030 tại huyện Hoà An và thành phố Cao Bằng....

Nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi liên kết

Việc xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp liên kết theo chuỗi đang là hướng đi giúp nông dân nâng cao giá trị sản phẩm bền vững. Đồng thời tăng hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân. Từ đó, góp phần tạo chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa tại địa phương. Tại huyện Hòa An, chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ớt ở thị trấn...

Bí thư Tỉnh uỷ Quản Minh Cường kiểm tra tiến độ công trình chào mừng Đại hội Đảng hội lần thứ XX

Sáng 1/4, đồng chí Quản Minh Cường, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã đến nắm tình hình tiến độ thực hiện một số công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX tại huyện Hà Quảng và thành phố Cao Bằng. Cùng đi có đồng chí Lê Hải Hoà, Uỷ viên Ban Thường...

Tỉnh Đoàn Cao Bằng tổ chức chương trình “Hành trình về địa chỉ đỏ”

Nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Cao Bằng (1/4/1930 - 1/4/2025), tại Khu di tích lịch sử Nặm Lìn, xã Hoàng Tung, huyện Hoà An, Tỉnh Đoàn Cao Bằng tổ chức chương trình về địa chỉ đỏ, sinh hoạt Câu lạc bộ lý luận trẻ và trao danh sách...

Hội nghị giao ban báo chí tháng 3/2025

Chiều 1/4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy phối hợp với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban báo chí thường kỳ, đánh giá hoạt động của các cơ quản quản lý, cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh tháng 3, định hướng công tác...

Cùng chuyên mục

Sức hút của bộ phim “Đèn âm hồn” đối với khán giả Cao Bằng

Ngày 22/3, Đoàn làm phim điện ảnh “Đèn âm hồn” tổ chức chiếu 2 buổi miễn phí tại Nhà Văn hóa trung tâm tỉnh. Phim “Đèn âm hồn” của đạo diễn Hoàng Nam có nội dung tôn vinh nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc trong thế kỷ XIX, với thông điệp sâu sắc về việc thờ kính và biết ơn tổ tiên, phát triển từ tích sử "Chuyện người con gái Nam Xương"của tác giả Nguyễn Dữ....

Những giá trị văn hóa được tạo từ hương sắc núi rừng

Cao Bằng không chỉ nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên non nước hữu tình mà du khách đến với Cao Bằng còn được thưởng thức những nét văn hóa ẩm thực đầy màu sắc do chính bàn tay khéo léo của đồng bào vùng cao tạo nên; được khám phá, chiêm ngưỡng những bộ trang phục, những chiếc túi nhỏ xinh làm bằng vải thổ cẩm được nhuộm màu rực rỡ. Tất cả đều được chế biến, sản...

Lễ hội “Háng Tán” thị trấn Trà Lĩnh

Ngày 13/3, UBND thị trấn Trà Lĩnh (Trùng Khánh) tổ chức Lễ hội “Háng Tán” và Đại hội thể dục thể thao năm 2025, thu hút đông đảo người dân địa phương và các vùng lân cận tham gia. Lễ hội “Háng Tán” xuất phát từ lễ hội Đền thờ Nông Thống Lang, là lễ hội truyền thống có từ lâu đời của địa phương, với mục đích cầu cho năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu,...

Tiếp nhận các hiện vật tiêu biểu của Công an tỉnh Cao Bằng

Ngày 12/3 tại Hà Nội, Bảo tàng Công an nhân dân, Cục Công tác Chính trị, Bộ Công an tổ chức tiếp nhận các hiện vật gắn liền với những sự kiện tiêu biểu của Công an tỉnh Cao Bằng và tác phẩm điêu khắc “Danh dự thiêng liêng - Sẵn sàng nhiệm vụ” của Đại úy, nhà điêu khắc Phan Tuấn Lương. Phát biểu tại buổi lễ, Thiếu tướng Đặng Ngọc Bách, Phó Cục trưởng Cục Công tác chính trị...

Tập trung nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa

Bằng nguồn ngân sách và kinh phí xã hội hóa, tỉnh đã tổ chức, đăng cai tổ chức nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật, giao lưu, thi đấu thể thao, triển lãm mỹ thuật... cấp tỉnh, khu vực và toàn quốc, tạo được dấu ấn và hiệu quả tuyên truyền trong các tầng lớp nhân dân.  Các hoạt động văn hóa lớn được tổ chức thường niên ở cấp tỉnh phát triển mạnh cả về số lượng, chất lượng,...

Người trẻ với trang phục văn hóa dân tộc

Gần đây, người trẻ có xu hướng tìm hiểu và quan tâm lựa chọn trang phục văn hóa dân tộc cho các dịp quan trọng, sự kiện văn hóa hay biểu diễn nghệ thuật. Trang phục dân tộc không chỉ là nét đặc trưng về thẩm mỹ mà còn mang ý nghĩa sâu sắc, phản ánh đời sống, phong tục và bản sắc văn hóa của mỗi cộng đồng. Cao Bằng là vùng đất giàu bản sắc văn hóa với...

Lễ hội tranh đầu pháo thị trấn Quảng Uyên

Ngày 1/3 (tức 2/2 âm lịch), tại thị trấn Quảng Uyên (Quảng Hòa) diễn ra Lễ hội tranh đầu pháo năm 2025. Tham dự có các đồng chí: Nông Thanh Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành, lực lượng vũ trang tỉnh, các huyện, Thành phố, huyện Quảng Hòa. Đây là lễ hội được Bộ Văn hóa,...

Lễ hội về nguồn Pác Bó năm 2025

Ngày 28/2, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, UBND huyện Hà Quảng phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ hội về nguồn Pác Bó năm 2025. Tham dự có các đồng chí: Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Hà Nhật Lệ, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Sầm Việt An, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa,...

Trùng Khánh giữ gìn và bảo tồn các làn điệu dân ca

Công tác giữ gìn và bảo tồn các làn điệu dân ca tại huyện Trùng Khánh được quan tâm, có nhiều khởi sắc, góp phần bảo tồn, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Phó Chủ tịch UBND huyện Trùng Khánh Chu Thị Vinh cho biết: Hằng năm, huyện xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức các cuộc thi dân ca, hoạt động...

Nét đẹp trò chơi dân gian trong lễ hội đầu xuân

Mỗi dịp xuân về, các trò chơi dân gian, thể thao truyền thống tại các lễ hội lại thu hút đông đảo người dân tham gia, cùng gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống, tạo nên không gian hội xuân đầy màu sắc và ý nghĩa. Bên cạnh các nghi lễ rước, tế thần, phần hội với những trò chơi dân gian luôn được mọi người mong chờ. Những trò chơi này không chỉ mang lại không khí vui...

Tin nổi bật

Tin mới nhất