Powered by Techcity

Nét đẹp thổ cẩm Cao Bằng


Nghề dệt thổ cẩm là một trong những nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời, thường gắn liền với người phụ nữ và được lưu giữ, truyền từ đời này sang đời khác. Ngày nay, các sản phẩm thổ cẩm truyền thống vẫn được sử dụng trong đời sống hằng ngày, trong các nghi lễ quan trọng như ngày Tết, lễ đầy tháng, cưới hỏi, ma chay,… của cộng đồng các dân tộc miền núi và đặc biệt đã trở thành sản phẩm hàng hóa, sản phẩm du lịch địa phương.

Nghề dệt thổ cẩm là nghề thủ công đã có từ rất lâu, nó không chỉ phục vụ nhu cầu của người dân mà còn là bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Thổ cẩm phản ánh khá rõ những khác biệt về đời sống văn hóa của mỗi dân tộc, vùng miền. Trong các phiên chợ chúng ta có thể bắt gặp các trang phục được những người phụ nữ mặc. Người con gái dân tộc Mông xúng xính trong bộ váy áo với màu đỏ chủ đạo, vàng sặc sỡ. Ngoài các họa tiết dạng đường thẳng, đoạn thẳng, người Mông còn bố cục các hoa văn hình tròn, đường cong, hình xoáy trên ốc hay hay hình xoáy trên ốc được bố trí đối xứng qua gương tạo thành hình móc hoặc đối xứng trục quay thành hình chữ “S” là những loại họa tiết có đường cong, đường xoáy dứt khoát thanh thoát, nhịp nhàng, uyển chuyển tạo cho bố cục hài hòa không đơn điệu, chỉ thấy xuất hiện trong trang phục của người mông.

Những họa tiết này biểu hiện cho sự biến chuyển của mặt trời, thời tiết, không gian và thời gian, là vốn văn hóa chung, của nhiều dân tộc nhưng được thể hiện đậm đà trong trang trí của người Mông. Bộ trang phục truyền thống của người Mông thể hiện được chiều sâu cũng như bản sắc của họ, chất liệu vải lanh cùng màu sắc được trang trí rất sặc sỡ gồm nhiều màu kết hợp với nhau, kỹ thuật tạo hoa văn trên vải kết hợp giữa thêu, ghép vải, in hoa văn sáp ong cầu kỳ, tỉ mỉ tạo nên nét riêng của trang phục dân tộc Mông.

Với người Dao Tiền, được làm quen với nghề dệt từ khi mới 6, 7 tuổi, phụ nữ Dao Tiền dệt thổ cẩm không chỉ là một nghề tạo thu nhập mà còn là nơi gửi gắm tâm tình của họ. Thông qua màu sắc, họa tiết trên nền vải, phụ nữ Dao Tiền dệt nên những mảnh vải thổ cẩm để may quần áo, khăn và các vật dụng trong gia đình, như: chăn, địu, tấm trải gối, trải giường… rất đẹp mắt, tinh tế và ẩn chứa nhiều nét văn hóa truyền thống.

Trang phục của người Dao Tiền mang hai màu chủ đạo là chàm và đen. Các hoa văn, trang sức bạc trên trang phục của phụ nữ Dao Tiền mang nhiều hình ngôi sao, tượng trưng cho sức mạnh của thiên nhiên, vũ trụ. Đặc biệt, trang phục của người Dao Tiền nhất thiết phải có hoa văn hình trám, hình con chó, hình con nhện, hình hoa, đó cũng là đặc điểm riêng của nghề dệt thổ cẩm của người Dao Tiền.

Phụ nữ Dao đỏ ăn mặc lộng lẫy trên nền vải đen, các mảnh vải đỏ được thêu hoặc gắn vào sặc sỡ, khăn dài 1,6m quấn quanh đầu như vành nón, bên người quấn trâu một mảnh vải thêu thùa nhiều hoạ tiết công phu với nhiều hoa văn cầu kỳ quấn quanh vùng eo bụng phủ xuống đằng sau ngang tà áo. Quần ống rộng trang trí các ô vuông nâu và đỏ xanh, trắng. Phía sau lưng khoác ô vuông vải thể hiện tài năng thêu thùa và bàn tay khéo léo.

Trang phục người Lô Lô đen của phụ nữ được may, thêu cầu kỳ. Áo ngắn, màu đen chàm để hở bụng, hai ống tay áo hẹp nối từ bả vai xuống cổ tay bằng những khoanh vải màu xanh, đỏ, tím, vàng… thường là chín vòng màu khác nhau. Hai vạt áo phía trước được trang trí bằng diềm vải hoa đỏ, khuy áo làm bằng vải cài cúc đồng hình tròn, phía sau lưng được chắp bằng miếng vải màu hình tam giác tạo thành các ô vuông với các hoa văn răng cưa kiểu bông lúa, hình sóng nước…

Người Tày giản dị trong bộ áo vải chàm chủ đạo, không mang nhiều sắc màu như những dân tộc khác, nhưng vẫn tạo ra nét duyên dáng riêng. Thổ cẩm của người Tày thường có các loại hoa văn trang trí phong phú và đa dạng, kết hợp hài hòa giữa đường nét và màu sắc trên nền chủ đạo là màu trắng đục, các màu sắc sáng, tối, nóng, lạnh được xử lý khéo léo cùng hoa văn là các loại hoa lê, hoa mận, hoa đào, một số muông thú như hươu, nai, voi, ngựa, chim,… thể hiện rõ cảnh quan nơi họ sinh sống. Thổ cẩm người Tày thương có 6 màu chủ đạo xanh, đỏ, tím, vàng, đen, trắng. Từ các màu chủ đạo đó người dệt đã pha chế các gam màu đậm nhạt phù hợp với từng sản phẩm, bố cục họa tiết trên thổ cẩm rất đa dạng tạo nên những tấm thổ cẩm vô cùng đặc sắc.

Khăn thổ cẩm trở thành sản phẩm du lịch phục vụ du khách.

Người Nùng có nhiều nhóm trang phục, mẫu khác nhau chủ yếu là họa tiết tráp các mảnh vải thêu lên trang phục với các đường nét mềm mại, uyển chuyển gần gũi tự nhiên, màu sắc êm dịu. Họ cũng có những thủ thuật dùng sáp ong tạo nên những họa tiết trên vải chàm, người Nùng có thế mạnh trong dệt nhuộm khá hoàn chỉnh, có nhiều bí quyết riêng. Cũng như người Tày, trang phục của người Nùng chủ yếu là vải chàm được nhuộm xanh, đen không cần cầu kỳ như các dân tộc khác. 

Thổ cẩm giữ vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người Cao Bằng. Như những tấm chướng che bàn thờ, các chi tiết cấu thành những cái áo mũ, khăn, túi đựng đồ nghề đệm ngồi của thầy cúng… Với bàn tay khéo léo, óc sáng tạo và niềm đam mê, những cô gái dân tộc Cao Bằng đã làm nên những sản phẩm độc đáo. Đó là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc nơi đây.

 


Đặng Yến Vy





Nguồn: https://baocaobang.vn/net-dep-tho-cam-cao-bang-3173913.html

Cùng chủ đề

Hội thảo triển khai thực hiện hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực...

Ngày 28/11, tại tỉnh Phú Thọ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tỉnh ủy Phú Thọ và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo “Triển khai thực hiện hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới gắn với thực tiễn vùng trung du và miền núi Bắc Bộ”. Các đồng chí: Đinh Thị Mai,...

Ban Dân tộc HĐND tỉnh thẩm tra Báo cáo trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp thường lệ cuối...

Chiều 29/11, đồng chí Bàn Quý Sơn, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp thẩm tra Báo cáo trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri trước Kỳ họp thứ 26 (Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024), HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tham dự có Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Nhật Lệ; lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, các ban HĐND tỉnh. Cuộc họp tiến hành thẩm tra Báo cáo số...

Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Hợp tác xã tỉnh lần thứ V, nhiệm kỳ 2020 – 2025

Chiều 29/11, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành (BCH) Liên minh HTX tỉnh lần thứ V, khoá VI nhiệm kỳ 2020 - 2025.  Từ đầu năm 2024 đến nay, tổng số HTX toàn tỉnh có 444 HTX, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm 2023, bằng 101% so với kế hoạch. Số tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh là 26 tổ, với 220 thành viên tham gia, các tổ hợp tác...

Thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ hàng Việt

Tích cực triển khai nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp nội địa mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu sản phẩm. Qua đó, giúp người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận với nguồn hàng chất lượng cao, giá cả ưu đãi, góp phần nâng cao đời sống cho người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương.  Hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá hàng Việt trên...

Trang phục truyền thống – nét đặc trưng văn hóa của quê hương Cao Bằng

Cao Bằng là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, giàu truyền thống cách mạng. Cùng với tiếng nói, chữ viết, lễ hội văn hóa, phong tục tập quán thì trang phục dân tộc truyền thống là dấu hiệu nhận diện và thể hiện bản sắc dân tộc rõ nét, tạo nên sự phong phú, đa dạng và tạo nên nét đặc trưng của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Độc đáo trang phục truyền thống các...

Cùng tác giả

Nam Định có dự án hợp kim nhôm 90 triệu USD; 177 triệu USD vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng

Nam Định có dự án hợp kim nhôm 90 triệu USD; 177 triệu USD vào Khu công nghệ cao Đà NẵngNam Định cấp Giấy chứng nhận đầu tư dự án hợp kim nhôm 90 triệu USD tại Khu công nghiệp Mỹ Thuận; Doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư 177 triệu USD vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng. Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Gia Lai phê duyệt quy hoạch khu...

Kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến công tác tại tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Cao Bằng

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát thực địa 2 dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn)-Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị-Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn). Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đề nghị các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể của tỉnh Lạng Sơn, huyện Văn Lãng, thị trấn Na Sầm và khu 8 tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số...

Quảng Nam: Quyết tâm đẩy lùi những ‘lời ru buồn’ trên non cao

Quyết tâm từ cơ sở Trong những năm trước đây, Phước Sơn được xem là điểm nóng về tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, bằng nhiều biện pháp khác nhau, từ tuyên truyền, vận động cho đến việc phối hợp giáo dục các học sinh tại các trường học, đồng thời phát huy vai trò của lực lượng cán bộ thôn, xã, lực lượng già làng, Người có uy...

Hội thảo triển khai thực hiện hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực...

Ngày 28/11, tại tỉnh Phú Thọ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tỉnh ủy Phú Thọ và Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo “Triển khai thực hiện hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới gắn với thực tiễn vùng trung du và miền núi Bắc Bộ”. Các đồng chí: Đinh Thị Mai,...

Tạo dựng thương hiệu du lịch vùng Đông Bắc

Sở hữu ba công viên địa chất toàn cầu UNESCO: Công viên địa chất Non nước Cao Bằng, Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), Công viên địa chất Lạng Sơn cùng Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và các địa danh văn hóa lịch sử như: Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào, khu di tích quốc gia...

Cùng chuyên mục

Trang phục truyền thống – nét đặc trưng văn hóa của quê hương Cao Bằng

Cao Bằng là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, giàu truyền thống cách mạng. Cùng với tiếng nói, chữ viết, lễ hội văn hóa, phong tục tập quán thì trang phục dân tộc truyền thống là dấu hiệu nhận diện và thể hiện bản sắc dân tộc rõ nét, tạo nên sự phong phú, đa dạng và tạo nên nét đặc trưng của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Độc đáo trang phục truyền thống các...

Nhân cách sống của người Tày Cao Bằng

Cao Bằng, từ ngàn xưa đã được các bậc tiền nhân mệnh danh là vùng đất “Địa linh nhân kiệt” nơi gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đây là nơi cư trú của các dân tộc anh em: Tày, Nùng, Dao, Mông, Kinh, Sán chỉ, Lô lô, trong đó, cư dân Tày là một trong những cư dân bản địa có truyền thống văn hóa từ lâu...

Đàn tính – Biểu tượng văn hoá đặc trưng của dân tộc Tày – Nùng Cao Bằng

Từ bao đời nay, cây đàn Tính không thể thiếu trong những làn điệu hát Then, ở các lễ hội, các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Đàn Tính góp phần gìn giữ truyền thống văn hóa, tín ngưỡng, là linh hồn, là nét đẹp của cộng đồng người Tày, Nùng Cao Bằng. Sự tích cây đàn tính ở các vùng miền, các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường... có nhiều dị bản, giai thoại khác nhau, song tất cả...

Cao Bằng tham gia Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII

Từ ngày 16 - 18/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024. Tham gia liên hoan có hơn 400 diễn viên, nghệ nhân quần chúng là đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái đang sinh sống, học tập, làm việc tại các tỉnh, thành phố: Cao...

Quan tâm bảo tồn cây di sản

Không chỉ mang giá trị về lịch sử, văn hóa, cây di sản còn là niềm tự hào của nhân dân mỗi địa phương. Vì vậy, công tác bảo tồn, phát huy giá trị cây di sản được các địa phương trong tỉnh chú trọng thực hiện. “Báu vật” của xóm làng Cách thành phố Cao Bằng 33 km về hướng Bắc thuộc địa phận xóm Bó Dường, xã Vân Trình tiếp giáp xã Lê Lai (Thạch An) có một cánh...

Gần 2.000 lượt tham quan triển lãm “Lịch sử tỉnh Cao Bằng qua tài liệu lưu trữ”

Triển lãm "Lịch sử tỉnh Cao Bằng qua tài liệu lưu trữ" tại Bảo tàng tỉnh do Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ tổ chức diễn ra từ ngày 1/10 - 31/10, được công chúng đón nhận và đánh giá với những kết quả tích cực. Đến nay, triển lãm thu hút gần 2.000 lượt công chúng, học sinh các trường học trong tỉnh đến tham quan,...

Hai cuốn sách mới tô thắm truyền thống vẻ vang của quê hương non nước Cao Bằng

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông kịp thời ban hành hai cuốn sách mới “Những người con Cao Bằng với cách mạng Lào”, “Chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn” do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh sưu tầm, biên soạn trên cơ sở đề tài nghiên cứu và các cuộc hội thảo khoa học được triển khai năm...

Khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI

Sáng 2/11, tại tỉnh Lạng Sơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc khu vực Đông Bắc lần thứ XI, năm 2024. Tham gia ngày hội có hơn 400 nghệ nhân, diễn viên quần chúng và vận động viên tại 8 tỉnh Đông Bắc: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn,...

Hội thảo khoa học “Thục phán – An Dương Vương với Cao Bằng”

Ngày 27/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Thục phán - An Dương Vương với Cao Bằng" lần 2, lần 3 với chủ đề “Quá trình hợp nhất Hùng - Thục và cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược”; “Thục phán - An Dương Vương trong giai đoạn đầu tiên lịch sử Việt Nam”. Tham...

Đặc sắc trang phục dân tộc Mông

Mỗi dân tộc đều có những trang phục truyền thống mang bản sắc riêng, là sản phẩm “ngôn ngữ” phản ánh tư duy thẩm mỹ và nghệ thuật sáng tạo phong phú, biểu đạt cho giá trị di sản văn hóa truyền thống. Thông qua trang phục đắc sắc, với những dấu ấn riêng biệt, cộng đồng dân tộc Mông tự hào góp phần tô thắm thêm sắc màu của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Cộng đồng dân...

Tin nổi bật

Tin mới nhất