Powered by Techcity

Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Chương trình mỗi xã 1 sản phẩm (OCOP) là động lực quan trọng thúc đẩy, khai thác hiệu quả với mục tiêu nâng cao giá trị sản xuất, tạo nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, đặc trưng, phát huy tiềm năng lợi thế của từng địa phương. Các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đã tăng giá trị, lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận, tạo việc làm cho lao động địa phương.

Nhiều lợi ích cho chủ thể

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay toàn tỉnh có 97 sản phẩm OCOP (9 sản phẩm đạt OCOP 4 sao và 88 sản phẩm đạt OCOP 3 sao); 67 chủ thể thực hiện OCOP (22 hợp tác xã, 1 tổ hợp tác, 14 doanh nghiệp và 30 hộ sản xuất, kinh doanh). Các sản phẩm OCOP đã và đang được nhiều địa phương chú trọng thực hiện. Nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm, mẫu mã đẹp, nguồn gốc sản xuất rõ ràng, đã tạo được lòng tin của người tiêu dùng. Chương trình OCOP đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ của các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền địa phương, đặc biệt là sự quan tâm, tham gia của các chủ thể OCOP trong tỉnh. Giúp các chủ thể OCOP tăng sức cạnh tranh trong quá trình kinh doanh sản phẩm trên thị trường. Các chủ thể tham gia thấy được lợi ích khi được chứng nhận OCOP, mang lại nhiều giá trị, hiệu quả.

Tại huyện Hòa An, thực hiện Chương trình OCOP, UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các chủ thể đăng ký sản phẩm tham gia Chương trình OCOP. Đến nay, toàn huyện có 10 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao đến 4 sao, trong đó 3 sản phẩm đạt 4 sao, 7 sản phẩm đạt 3 sao. Một số sản phẩm xây dựng được thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường như: rượu gạo Nhật Cao Bằng, bún khô Cô Luyến (bún trắng), cơm cháy Huy Hoàng, trà xanh Tài Hồ Sìn, mật ong rừng tự nhiên… 

Phó Chủ tịch UBND huyện Hòa An Đàm Thanh Hưởng cho biết: Sau khi các sản phẩm tại địa phương được chứng nhận sản phẩm OCOP, các chủ thể đầu tư, nâng cấp mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng mẫu mã bao bì, quan tâm đến công tác quảng bá thương hiệu, đưa sản phẩm OCOP vươn ra thị trường trong và ngoài tỉnh. Các chủ thể cơ bản chấp hành tốt quy định của pháp luật cũng như Chương trình OCOP trong hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm; chấp hành các điều kiện về sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và các điều kiện sản xuất, kinh doanh khác…

Với 1 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh, chị Nguyễn Thị Thùy – hộ kinh doanh Cơ sở sản xuất cơm cháy Huy Hoàng, đặc sản tổ 2, thị trấn Nước Hai (Hòa An) chia sẻ: Sau khi tham gia chương trình OCOP, sản phẩm Cơm cháy được nhiều người biết đến. Các thị trường cũng rộng hơn, tiêu thụ tốt hơn, tạo được uy tín với khách hàng hơn. Chương trình OCOP có ý nghĩa phát huy các thế mạnh và đặc trưng của địa phương, giúp tăng lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Đặc biệt, chương trình còn giúp cho hộ kinh doanh tự hoàn thiện quy trình sản xuất để đáp ứng các tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm, cải tiến và nâng tầm giá trị sản phẩm hơn nữa.

Hiện nay, huyện Hà Quảng có 7 sản phẩm của 6 chủ thể được công nhận sản phẩm OCOP đạt chứng nhận 3 sao cấp tỉnh gồm: Khẩu sli Nà Giàng, rượu ngô, lạc đỏ, lạp sườn lợn đen… Nhìn chung các sản phẩm được xếp hạng 3 sao cấp tỉnh đáp ứng đủ điều kiện tiêu chuẩn về thương hiệu, nhãn hiệu, mã truy suất nguồn gốc, kiểm định chất lượng sản phẩm, mẫu mã, bao bì đáp ứng yêu cầu thị hiếu của người tiêu dùng; thuận tiện trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, tham gia vào các chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm, một số sản phẩm đã vươn ra thị trường trong và ngoài tỉnh.

Phát huy chương trình OCOP, nâng cao giá trị sản phẩm

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Chánh Văn phòng điều phối Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Nông Thanh Mẫn nhận định: Qua công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chương trình OCOP tại các huyện, Thành phố, các sản phẩm OCOP cơ bản đáp ứng đủ các điều kiện tiêu chuẩn về thương hiệu, nhãn hiệu, mã truy xuất nguồn gốc, kiểm định chất lượng sản phẩm, mẫu mã, bao bì đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng; thuận tiện trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, tham gia vào các chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm, vươn ra thị trường lớn, xuất hiện trên “kệ sản phẩm” của những thị trường trong và ngoài tỉnh, giúp tái cơ cấu nền kinh tế nông thôn; đa số các sản phẩm sau khi được chứng nhận OCOP có sản lượng, doanh thu cao hơn khi chưa được chứng nhận.

Đoàn công tác Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh kiểm tra tình hình sản xuất, kinh doanh tại Cơ sở cơm cháy Huy Hoàng thị trấn Nước Hai (Hòa An).
Đoàn công tác Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh kiểm tra tình hình sản xuất, kinh doanh tại Cơ sở cơm cháy Huy Hoàng thị trấn Nước Hai (Hòa An).

Để nâng cao hiệu quả hiệu quả và phát huy chương trình OCOP tại các huyện, Thành phố cần tiếp tục, định hướng, hướng dẫn các chủ thể OCOP quan tâm, triển khai việc tạo sự khác biệt, tăng giá trị cho sản phẩm, đa dạng kích cỡ, mẫu mã sản phẩm để phù hợp với thị hiếu, nhu cầu người tiêu dùng; đảm bảo vùng nguyên liệu, chất lượng nguyên liệu đầu vào, đảm bảo truy xuất nguồn gốc; bên cạnh việc phát triển sản phẩm, các chủ thể quan tâm, duy trì, chủ động cập nhật các nội dung quy định hằng năm như: Chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, mã vạch, kiểm nghiệm định kỳ các chỉ tiêu an toàn thực phẩm…

Chỉ đạo, định hướng cho chủ thể OCOP cần tích cực trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm như: kết nối với các siêu thị, nhà hàng, khách sạn, điểm dừng nghỉ, điểm du lịch… trong và ngoài tỉnh; chủ động tích cực tham gia các hội chợ OCOP, hội chợ thương mại tại các tỉnh, thành trên cả nước nhằm quảng bá thương hiệu sản phẩm OCOP, giúp chủ thể mở rộng thị trường, đảm bảo việc liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi được bền chặt, hiệu quả. Các cấp, ngành, đơn vị liên quan tiếp tục quan tâm giúp các chủ thể hỗ trợ về chính sách, vốn sản xuất, kinh doanh, đầu tư khoa học công nghệ và xúc tiến thương mại mở rộng thị trường. Các chủ thể đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ; đổi mới, hoàn thiện công nghệ chế biến quy mô nhỏ và vừa, đặc biệt là các sản phẩm OCOP đã được công nhận đạt sao. Tăng cường chuyển giao ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất, kết nối thị trường, truy xuất nguồn gốc. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ triển khai Chương trình OCOP và chất lượng công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP từ Trung ương đến địa phương… Hướng dẫn các chủ thể đặt tên gọi sản phẩm gắn với địa danh, địa lý, văn hóa, đặc sản, đặc trưng hoặc tên cơ sở sản xuất để người tiêu dùng dễ nhận biết trên thị trường và thuận tiện cho việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm chất lượng, nâng tầm giá trị sản phẩm đặc sản địa phương…


Tiến Mạnh



Nguồn

Cùng chủ đề

Hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn...

Sáng 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013 - 2023. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết nối trực tuyến với 63 tỉnh, Thành phố. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự chỉ đạo. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó...

Nâng cao chất lượng tuyên truyền nhiệm vụ quốc phòng – quân sự địa phương trên địa bàn Quân khu 1

Tại Hội nghị sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền nhiệm vụ quốc phòng - quân sự địa phương (QP-QSĐP) giữa Cục Chính trị Quân khu 1 với các cơ quan báo, đài phát thanh - truyền hình (PT-TH) các tỉnh trên địa bàn, giai đoạn 2022 - 2024, được tổ chức sáng 25/10 tại tỉnh Bắc Giang, Báo Cao Bằng được Bộ Tư lệnh Quân khu 1 tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong thực...

Mở rộng thị trường cho nông sản địa phương

Sau nhiều năm nỗ lực hỗ trợ sản xuất, xúc tiến thương mại, các mặt hàng nông sản của nhiều địa phương trong tỉnh ngày càng đa dạng và mở rộng thị trường. Nhiều cửa hàng, siêu thị, hệ thống phân phối trở thành điểm kết nối để đưa nông sản đến với người tiêu dùng. Cùng với kênh tiêu thụ truyền thống, các cơ sở sản xuất, hộ gia đình tăng cường giới thiệu sản phẩm trên sàn...

Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch bền vững

Thực hiện nội dung đột phá về phát triển du lịch bền vững, giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh bảo tồn làng nghề thủ công truyền thống gắn với phát triển du lịch bền vững. Qua đó, đóng góp tích cực vào công tác quảng bá, xúc tiến du lịch...

Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ Cao Bằng 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai

Sáng 24/10, Đoàn công tác của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV) do đồng chí Cao Anh Minh, Tổng Giám đốc làm trưởng đoàn đến trao kinh phí ủng hộ người dân tỉnh Cao Bằng khắc phục thiệt hại do bão số 3 vừa qua. Tiếp đón đoàn có đồng chí Vũ Đình Quang, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; lãnh đạo Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. Phát biểu tại...

Cùng tác giả

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh

Chiều 26/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Tổ về kinh tế, xã hội, ngân sách, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, tình hình thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, dự án Luật Điện lực (sửa đổi)… Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên họp tổ tại Tổ 13 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hậu Giang, Đắk Lắk). Xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng kéo dài Vấn...

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể

Trong hai ngày 24 - 25/10, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Công ty cổ phần Đào tạo tư vấn Thăng Long tổ chức lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. ...

Hội nghị báo viên thường kỳ tháng 10/2024

Sáng 25/10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị báo cáo viên thường kỳ tháng 10/2024 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 207 điểm cầu trên toàn tỉnh với hơn 5.600 đại biểu tham dự. Đồng chí Bế Thanh Tịnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy...

Đoàn công tác tỉnh Long An trao hỗ trợ cho người dân huyện Bảo Lâm khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Ngày 24/10, đoàn công tác của tỉnh Long An do đồng chí Mai Văn Nhiều, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến trao kinh phí hỗ trợ xây dựng trường học và hỗ trợ các hộ gia đình bị thiệt hại do bão số 3 tại huyện Bảo Lâm....

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Cần ráo riết thực hiện mục tiêu trường ra trường, lớp ra lớp

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội nghị – Ảnh: MOET Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhắc đến truyền thống trọng học, hiếu học, truyền thống văn hiến. Theo ông, những giá trị truyền thống này là có thực và rất đáng tự hào, thể hiện ở nhiều yếu tố, như số người đi học, tinh thần học tập, việc tôn sư trọng đạo… Nhưng một đất nước trọng học và hiếu học...

Cùng chuyên mục

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể

Trong hai ngày 24 - 25/10, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Công ty cổ phần Đào tạo tư vấn Thăng Long tổ chức lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. ...

Mở rộng thị trường cho nông sản địa phương

Sau nhiều năm nỗ lực hỗ trợ sản xuất, xúc tiến thương mại, các mặt hàng nông sản của nhiều địa phương trong tỉnh ngày càng đa dạng và mở rộng thị trường. Nhiều cửa hàng, siêu thị, hệ thống phân phối trở thành điểm kết nối để đưa nông sản đến với người tiêu dùng. Cùng với kênh tiêu thụ truyền thống, các cơ sở sản xuất, hộ gia đình tăng cường giới thiệu sản phẩm trên sàn...

Dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng) giải ngân vốn đạt hơn 40% kế hoạch

Năm 2024, Dự án Đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) được tỉnh bố trí kế hoạch (KH) vốn 1.934 tỷ 193 triệu đồng. Trong đó, KH vốn năm 2023 kéo dài thời gian giải ngân, thanh toán trong năm 2024 là hơn 562,3 tỷ đồng; KH vốn năm 2024 là 1.371,8 tỷ đồng. Đến nay, Dự án giải ngân được 773,2 tỷ đồng, đạt hơn 40 % KH. Bàn giao...

Thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tiếp tục nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, tích cực, chủ động trong triển khai các dự án, làm việc hết mình, hết sức, tránh đùn đẩy, né tránh, hoàn thành, xử lý dứt điểm các công việc đã bàn, đã thống nhất, tất cả vì sự phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long. ...

Mở cửa hầm nhánh trái phía Bắc cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

Cùng với hầm phía Tây (hầm số 2 thuộc địa phận xóm Bản Néng, xã Thụy Hùng, huyện Thạch An) đang được đẩy mạnh triển khai thi công, nhánh trái phía Bắc hầm 1 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn thuộc Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh cũng đã khoan những mũi khoan đầu tiên mở cửa hầm. Mốc mở cửa hầm đóng vai trò quan trọng để các nhà thầu tập trung triển khai thi công...

Diện tích mía nguyên liệu của xã Đại Sơn đạt 508ha

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, từ lâu, bà con nhân dân xã Đại Sơn, huyện Quảng Hoà đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ ngô, lúa sang trồng mía nguyên liệu. Là cây trồng dễ chăm sóc, hiệu quả kinh tế cao, từ trồng mía nguyên liệu, nhiều hộ dân đã thoát nghèo, vươn lên làm...

Tăng cường truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm, hàng hóa có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý chất lượng sản phẩm, tạo niềm tin với người tiêu dùng. Đây là yếu tố cạnh tranh quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của các sản phẩm hàng hóa, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã đã sử dụng tem TXNG dưới dạng QR-Code nhằm bảo...

Viettel Cao Bằng kỷ niệm 20 năm thành lập

Tối 3/10, Viettel Cao Bằng tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (3/10/2004 - 3/10/2024). Toàn cảnh lễ kỷ niệm. Trung tâm Viễn thông Cao Bằng - tiền thân của Viettel Cao Bằng ngày nay chính thức được thành lập ngày 3/10/2004 với...

Giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công hơn 2.300 tỷ đồng

Năm 2024, tổng vốn đầu tư công của tỉnh là 6.109 tỷ 3951 triệu đồng. Trong đó, kế hoạch (KH) vốn năm 2023 kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2024 là 1.318 tỷ 178 triệu đồng; KH vốn đầu tư công năm 2024 là 4.791 tỷ 218 triệu đồng. Trên cơ sở nguồn vốn giao, tỉnh tiến hành phân bổ 5.944 tỷ 721 triệu đồng/6.109 tỷ 395 triệu đồng, bằng 97,3% KH. Số vốn còn...

Sản lượng điện thương phẩm quý III/2024 ước đạt 157,6 triệu kWh

Theo Công ty Điện lực Cao Bằng, trong quý III năm 2024, sản lượng điện thương phẩm ước đạt 157,6 triệu kWh, bằng 103,8% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 26,9% so với kế hoạch năm 2024. Ảnh minh họa. Điện thương phẩm tăng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất