Powered by Techcity

Lễ cầu hoa – Xo bjoóc


Cao Bằng là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc cùng sinh sống như: Tày, Nùng, Mông, Hoa, Kinh… với những nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần của mỗi dân tộc, như lễ Lễ Cầu hoa – Xo Bjooc (lễ cầu tự) của người Tày – Nùng.

Lễ Cầu hoa – Xo Bjooc là một nghi lễ cầu con của người Tày – Nùng ở Cao Bằng, đặc biệt các gia đình ở nông thôn vẫn hay tìm đến mỗi khi cần.

Bàn hương án trong lúc Then hành lễ.

Theo nhận thức tâm linh, nguyên nhân vô sinh là do bà Nguyệt (hay còn gọi là bà Mẫu Quốc) quyết định. Gia đình nào sau khi kết hôn đã lâu mà không có con, sẽ mời bà Then (bà bụt) về làm lễ cầu hoa, có nghĩa là xin “mẻ bjoóc” (Mẹ hoa) ban cho “hoa vàng, hoa bạc” (“Bjoóc kim, bjoóc ngần” tượng trưng cho con trai hay con gái). Then sẽ làm lễ và làm cầu tượng trưng bằng hai mảnh tre, trên có vẽ bùa, đóng ở đường ngã ba nơi có nhiều người qua lại. Có nơi lấy gỗ núc nác đẽo hình con cá dài, vẽ thêm vẩy, thêm bùa lên đó, rồi chôn hai cọc ở hai đầu đuôi con cá, nâng lên tầm vai người, chôn vượt qua mương hoặc nơi có nhiều người qua lại. Theo tâm linh, con người ta có một cái cầu hoa, cầu này bị hỏng, gẫy thì hoa không đến được, do vậy cần phải làm lễ bắc lại cầu hoa, bà Then phải sai quân đi lấy gỗ mộc hương trải lại cầu, sửa lại chỗ mục nát, rồi hát trích đoạn bắc cầu hoa, như sau:

Thúc cẩu nhẳm hữu nét

Đéc lồng hẩu phiêng

Hướng đông vương lửa nam kế thế

Hướng tây đảy mát mẻ bình an

Hướng nam vương gia sau cung các

Hướng bắc đảy ngũ phúc tam đa.

(Tạm dịch là: Đầu cầu nện cho chặt – Mặt đất nện cho in – Hướng đông vượng cầu nam kế thế – Hướng tây được mát mẻ bình an – Hướng nam vương gia san cung các – Hướng bắc hướng ngũ phúc tam đa).

Cũng có thể hoa không về được là do chó ngao, chó xốm đón đường chặn hoa. Cần phải có lễ chém đầu con chó ngao, chó xốm này hoa mới trở về được. Khi tiến hành buổi lễ cầu tự, gia đình phải chuẩn bị một bàn hương án riêng cho Then. Bàn hương án gồm nhiều thứ tùy theo yêu cầu của từng Then, nhưng nhìn chung đều không thể thiếu một số thứ, gồm 3 bát gạo có cắm hương, 1 bát gạo có đặt quả trứng gà, 1 chiếc gương nhỏ, 1 bát nước có lá bưởi, thủ lợn, gà luộc, thuốc lá, vài gói bánh kẹo và không thể thiếu cây hoa “co bjoóc” được cắm trong một bát gạo. Cây “co bjoóc” thực ra là hình những con chim phượng được cắt bằng giấy, gắn lên một thanh tre sao cho khi gắn lên chúng xòe ra tạo thành hình tròn. Bên dưới đóa hoa là hình một con người cũng được cắt bằng giấy. Trích đoạn bà Mẫu Quốc chia hoa với nội dung:

Tạ bà Nguyệt chỉ se giao hội

Păn bjoóc lồng hạ giới rương gian

Bjoóc mà hay thúm khảu chang vầu

Bấu hẩu tốc tềnh khau tềnh kéo

Bjoóc rầu phông bầu héo gọi au

Hoa rầu ngòi phông sẩu gỏi chắp

Mẻ ơi! Bấu đảy siết bjoóc đây

Bjoóc mẻ tế vần ăn khót mác

Phua mìa lẹo bức đát nhân duyên.

(Tạm dịch là: Tạ bà Nguyệt chỉ se giao hội – Chia hoa về hạ giới nhân gian… Hoa mẹ chia gói ghém mang về – Giữa đường đừng để hoa rơi rụng – Hoa nào không héo hãy chuyển giao – Hoa nào sắc còn tươi mới đậu – Mẹ ơi! Không được tiếc hoa đẹp… Ước hẹn đến xuân qua kết trái – Vợ chồng chịu ơn xin bái tạ).

Khi hành lễ, Then đem rất nhiều hoa vàng, hoa bạc (hoa giấy nhiều màu) để lên trên một cái quạt, sau khi hát hết đoạn trên thì quét hoặc quạt lên áo gia chủ cho hoa bám dính vào áo đó coi như bà Mẫu Quốc đã cho hoa. Gia chủ sẽ đem áo ấy gấp lại để vào trong rương. Ngoài ra, “co bjoóc” tượng trưng cho hoa xin được từ bà Mẫu Quốc sẽ được bà Then trao cho gia chủ. Bát hương có cắm hoa giấy được gia chủ cất vào trong buồng của hai vợ chồng ở nơi trang trọng nhất.

Đến đây lễ cầu tự gần như là kết thúc. Gia chủ sẽ chuẩn bị cơm nước mời Then và những người tới tham dự lễ. Một điều mà Then rất chú trọng là giờ rời nhà gia chủ, Then phải xem giờ trước và rời nhà đúng vào giờ đã chọn, không thể sớm hoặc muộn hơn. Nếu còn sớm, Then có thể xem bói giúp cho những người tới dự lễ. Khi Then ra về, tùy vào tấm lòng của gia chủ nhưng phải tương xứng với công sức mà Then đã bỏ ra tiến hành lễ. Theo phong tục khi tiến hành xong lễ, gia chủ phải chuẩn bị một nửa con gà, một nửa con vịt, một miếng thịt đã luộc chín, gạo, một nửa thủ lợn, một con vịt sống, một con gà nhỏ còn sống gọi là “cáy mạ”.

Không biết lễ cầu tự có thực sự linh nghiệm hay không, nhưng người dân quê tôi vẫn tìm đến giải tỏa những khao khát bình thường. Khi niềm tin được tạo lập, con người mạnh khỏe, vui khỏe hơn đã là một điều tốt đẹp cho cuộc sống.


Đặng Mùi Mủi





Nguồn: https://baocaobang.vn/le-cau-hoa-xo-bjooc-3173897.html

Cùng chủ đề

Kỳ họp thứ 26 HĐND tỉnh khóa XVII thành công tốt đẹp

Sau 2,5 ngày làm việc tích cực, khẩn trương, nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 26 HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và thành công tốt đẹp. Sáng 11/12, Kỳ họp thứ 26 bước vào phiên họp cuối, thảo luận và biểu quyết thông qua các nghị quyết (NQ) và bế mạc kỳ họp. Trên tinh thần dân chủ, trách nhiệm, bàn...

Đào, phở và piano ‘lọt’ tuần phim kỷ niệm 80 năm thành lập quân đội

Ngày 10.12, Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Sở VH-TT-DL tỉnh Cao Bằng cùng các đơn vị liên quan tổ chức Tuần phim kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam tại Cao Bằng. Lãnh đạo Sở VH-TT-DL tỉnh Cao Bằng tặng hoa các nghệ sĩ, diễn viên đoàn làm phim Các phim được chọn chiếu trong tuần phim gồm: Sao xanh nơi biển sóng; Bình minh đỏ; Linh ảnh; Đào, phở và...

Hoa băng Phia Oắc – Vietnam.vn

Phia Oắc (hay Phja Oắc theo cách gọi của người địa phương) nằm trong hệ thống công viên địa chất Non nước Cao Bằng được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu vào tháng 4/2018. Phia Oắc cao 1.931m, là đỉnh núi cao thứ 2 ở Cao Bằng, được ví như “nóc nhà” phía Tây của tỉnh. Sự đa dạng về địa hình, địa chất cùng với điều kiện khí hậu đặc trưng đã tạo nên các...

Đoàn công tác Đại sứ quán Hoa Kỳ và Tổ chức Care tại Việt Nam chào xã giao lãnh đạo tỉnh

Chiều 10/12, đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi tiếp xã giao đoàn công tác của Đại sứ quán Hoa Kỳ và Tổ chức Care tại Việt Nam do bà Courtney Beale, Phó Đại sứ Hoa Kỳ làm trưởng đoàn nhân chuyến thăm và làm việc tại tỉnh. Hoan nghênh chuyến thăm của đoàn công tác, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Trường Huy vui mừng cho biết: Thời gian qua,...

Động lực xóa bỏ “5 nhất” ở Cao Bằng: Tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (Bài 2)

Giải quyết các nhu cầu bức thiết Vùng đất Lục Khu là tên gọi xưa chỉ vùng đất thuộc 6 xã (nay tách thành 7 xã: Lũng Nặm, Tổng Cọt, Nội Thôn, Cải Viên, Thượng Thôn, Mã Ba, Hồng Sỹ) của huyện Hà Quảng là nơi sinh sống của khoảng 3.962 hộ, gần 18.000 đồng bào dân tộc Mông, Nùng. Do địa hình cao, núi đá vây quanh, lượng mưa ít, trên vùng Lục Khu không có sông, suối cung cấp...

Cùng tác giả

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Cao Bằng tổng kết công tác Biên phòng năm 2024

Ngày 10/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Cao Bằng tổ chức hội nghị tổng kết công tác Biên phòng năm 2024 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Các đại biểu dự hội nghị. Năm 2024, Đảng ủy, Bộ Chỉ...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Trường Huy tiếp xã giao Đoàn công tác Đại sứ quán Hoa Kỳ và Tổ chức Care tại...

Chiều 10/12, đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xã giao bà Courtney Beale, Phó Đại sứ, Đại sứ quán Hoa Kỳ và Tổ chức Care tại Việt Nam nhân chuyến thăm, làm việc tỉnh. Cùng tiếp đoàn công tác có lãnh đạo một số sở, ngành tỉnh. ...

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Hoài Nam dâng hương Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Quốc gia đặc...

Chiều 10/12, đoàn công tác Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn đến dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng. Cùng...

Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người

Sáng 11/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng đồng chủ trì Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Tham dự tại điểm cầu tỉnh có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Trường Huy; một số sở, ban, ngành, Trường Chính trị...

Kỳ họp thứ 26 HĐND tỉnh khóa XVII thành công tốt đẹp

Sau 2,5 ngày làm việc tích cực, khẩn trương, nghiêm túc với tinh thần trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 26 HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và thành công tốt đẹp. Sáng 11/12, Kỳ họp thứ 26 bước vào phiên họp cuối, thảo luận và biểu quyết thông qua các nghị quyết (NQ) và bế mạc kỳ họp. Trên tinh thần dân chủ, trách nhiệm, bàn...

Cùng chuyên mục

Văn nghệ quần chúng góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống

Phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi nổi, sâu rộng thu hút đông đảo người dân tham gia. Qua đó, đóng góp tích cực vào công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và góp phần lưu giữ, phát triển bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc tại địa phương.  Là tỉnh có thế mạnh về du lịch, Cao Bằng xác định việc bảo tồn, phát huy các giá...

Bàn giao Điểm đọc Báo Cao Bằng tại Phố đi bộ ven sông Bằng

Chiều 5/12, Báo Cao Bằng và UBND Thành phố tổ chức Lễ bàn giao Điểm đọc Báo Cao Bằng tại Phố đi bộ ven sông Bằng Giang, phường Hợp Giang, (Thành phố). Tham dự có lãnh đạo Báo Cao Bằng và UBND Thành phố. Với mục đích đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền giáo dục truyền thống trên quên hương cách mạng Cao Bằng, giai đoạn 2019 - 2025. Góp phần đưa đường lối, chủ...

Giữ gìn và phát huy nghệ thuật hát Then, đàn Tính – di sản văn hóa của dân tộc

Hát Then, đàn Tính (HT,ĐT) là loại hình nghệ thuật dân gian có lịch sử lâu đời, gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của dân tộc Tày, Nùng. Qua bao thế hệ, lời Then mộc mạc, tiếng đàn Tính réo rắt đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, chứa đựng giá trị tinh thần sâu sắc và niềm tự hào của cả một cộng đồng. Với ý thức về tầm quan trọng của việc bảo...

Nét đẹp thổ cẩm Cao Bằng

Nghề dệt thổ cẩm là một trong những nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời, thường gắn liền với người phụ nữ và được lưu giữ, truyền từ đời này sang đời khác. Ngày nay, các sản phẩm thổ cẩm truyền thống vẫn được sử dụng trong đời sống hằng ngày, trong các nghi lễ quan trọng như ngày Tết, lễ đầy tháng, cưới hỏi, ma chay,… của cộng đồng các dân tộc miền núi và đặc...

Trang phục truyền thống – nét đặc trưng văn hóa của quê hương Cao Bằng

Cao Bằng là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, giàu truyền thống cách mạng. Cùng với tiếng nói, chữ viết, lễ hội văn hóa, phong tục tập quán thì trang phục dân tộc truyền thống là dấu hiệu nhận diện và thể hiện bản sắc dân tộc rõ nét, tạo nên sự phong phú, đa dạng và tạo nên nét đặc trưng của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Độc đáo trang phục truyền thống các...

Nhân cách sống của người Tày Cao Bằng

Cao Bằng, từ ngàn xưa đã được các bậc tiền nhân mệnh danh là vùng đất “Địa linh nhân kiệt” nơi gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đây là nơi cư trú của các dân tộc anh em: Tày, Nùng, Dao, Mông, Kinh, Sán chỉ, Lô lô, trong đó, cư dân Tày là một trong những cư dân bản địa có truyền thống văn hóa từ lâu...

Đàn tính – Biểu tượng văn hoá đặc trưng của dân tộc Tày – Nùng Cao Bằng

Từ bao đời nay, cây đàn Tính không thể thiếu trong những làn điệu hát Then, ở các lễ hội, các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Đàn Tính góp phần gìn giữ truyền thống văn hóa, tín ngưỡng, là linh hồn, là nét đẹp của cộng đồng người Tày, Nùng Cao Bằng. Sự tích cây đàn tính ở các vùng miền, các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường... có nhiều dị bản, giai thoại khác nhau, song tất cả...

Cao Bằng tham gia Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII

Từ ngày 16 - 18/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024. Tham gia liên hoan có hơn 400 diễn viên, nghệ nhân quần chúng là đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái đang sinh sống, học tập, làm việc tại các tỉnh, thành phố: Cao...

Quan tâm bảo tồn cây di sản

Không chỉ mang giá trị về lịch sử, văn hóa, cây di sản còn là niềm tự hào của nhân dân mỗi địa phương. Vì vậy, công tác bảo tồn, phát huy giá trị cây di sản được các địa phương trong tỉnh chú trọng thực hiện. “Báu vật” của xóm làng Cách thành phố Cao Bằng 33 km về hướng Bắc thuộc địa phận xóm Bó Dường, xã Vân Trình tiếp giáp xã Lê Lai (Thạch An) có một cánh...

Gần 2.000 lượt tham quan triển lãm “Lịch sử tỉnh Cao Bằng qua tài liệu lưu trữ”

Triển lãm "Lịch sử tỉnh Cao Bằng qua tài liệu lưu trữ" tại Bảo tàng tỉnh do Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ tổ chức diễn ra từ ngày 1/10 - 31/10, được công chúng đón nhận và đánh giá với những kết quả tích cực. Đến nay, triển lãm thu hút gần 2.000 lượt công chúng, học sinh các trường học trong tỉnh đến tham quan,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất