Powered by Techcity

Hòa An bảo tồn, phát huy trang phục dân tộc Mông

Huyện Hòa An có nhiều dân tộc cùng sinh sống như: Tày, Nùng, Mông, Dao…, trong đó dân tộc Mông sinh sống tập trung ở nhiều xã trên địa bàn huyện. Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và nâng cao giá trị văn hóa dân tộc, huyện triển khai nhiều giải pháp thiết thực để giữ gìn, phát huy giá trị trang phục truyền thống dân tộc Mông.

Xác định việc bảo tồn và phát huy giá trị trang phục truyền thống dân tộc thiểu số góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế – xã hội, phát triển bền vững văn hóa, nâng cao lòng tự hào dân tộc trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Ngày 1/12/2020, Huyện ủy Hòa An ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HU về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng về phát huy truyền thống quê hương cách mạng và nâng cao giá trị văn hóa dân tộc huyện Hòa An giai đoạn 2020 – 2025; UBND huyện xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU và kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” trên địa bàn huyện giai đoạn 2020 – 2030. Tổ chức tuyên truyền lồng ghép tại hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật về Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2020 – 2030 nhằm nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Mỗi cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và từng cơ quan, đơn vị. Huyện vận động thành lập câu lạc bộ hát dân ca gắn với các hội, nhóm may thêu, dệt trang phục truyền thống tại các xóm, xã (Đại Tiến, Hồng Việt, Nam Tuấn, Dân Chủ). Hằng năm tổ chức các hội thi trình diễn trang phục dân tộc, thi hát dân ca, định hướng truyền dạy nghề dệt vải, dệt thổ cẩm, nghề may, khâu, thêu trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện gắn với thị trường và phát triển du lịch bền vững. Tổ chức trình diễn, trưng bày trang phục, nhạc cụ truyền thống của các dân tộc trong các lễ hội, hội thi của huyện, các trường học. Tuyên truyền vận động cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân, học sinh may mỗi người một bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình mặc trong các dịp các lễ, Tết, kỷ niệm các sự kiện chính trị của đất nước và địa phương. Chị Hoàng Thị Thu, dân tộc Mông, xã Quang Trung (Hòa An) cho biết: Trong sinh hoạt, lao động sản xuất, chúng tôi ít mặc trang phục truyền thống vì bất tiện, nhưng trong các dịp hội, lễ, Tết, chúng tôi đều có ý thức mặc và thích mặc trang phục truyền thống dân tộc vì nó không chỉ đẹp mà còn mang bản sắc dân tộc mình.

Phụ nữ dân tộc Mông xóm Lũng Phầy, xã Hồng Việt (Hòa An) mặc trang phục dân tộc trong các sự kiện, lễ hội.
Phụ nữ dân tộc Mông xóm Lũng Phầy, xã Hồng Việt (Hòa An) mặc trang phục dân tộc trong các sự kiện, lễ hội.

Tuyên truyền nhân dân nâng cao nhận thức về văn hóa trang phục dân tộc và ý thức tự hào, tự tin của đồng bảo về trang phục của dân tộc mình, Phòng Văn hóa – Thông tin, Trung tâm Văn hóa và Truyền thông huyện phối hợp với một số ngành, đoàn thể (Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Liên đoàn Lao động, Phòng Giáo dục và Đào tạo…) tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ, trình diễn trang phục dân tộc tại các lễ hội, hội thi, các ngày kỷ niệm như: hát ru, hát dân ca, trình diễn trang phục dân tộc tại Lễ hội đền Vua Lê, hội thi văn nghệ, trình diễn trang phục dân tộc Mông cấp huyện tại xóm Văn Thụ, xã Nam Tuấn, thi trình diễn trang phục dân tộc nhân dịp chào mừng kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường THCS Bế Triều, tổ chức tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình và trình diễn trang phục dân tộc Mông tại xóm Ca Rài, xã Đại Tiến nhân kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam… 

Tuy nhiên, qua tìm hiểu về thực trạng đời sống văn hóa của đồng bào Mông ở các xã Hồng Việt, Dân Chủ, Đại Tiến, hiện chỉ có khoảng 5% người Mông trong các xóm thường xuyên mặc trang phục truyền thống; 10% thỉnh thoảng mới mặc, còn lại không mặc trang phục truyền thống. Số làng, xóm, vùng đồng bào tự dệt, nhuộm và may mặc như các xã: Đại Tiến, Dân Chủ, Quang Trung, Nguyễn Huệ, Ngũ Lão hiện nay còn rất ít. Chất liệu sản xuất trang phục, cách thức trang trí hoa văn trên trang phục đang có những thay đổi ngày càng xa rời nguyên bản, truyền thống: nguyên liệu sợi bông, lanh được thay bằng len; màu nhuộm chàm không còn là màu tự nhiên; hoa văn trang trí không còn theo các hình mẫu truyền thống…

Trước thực trạng trên, UBND huyện đưa ra nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài để bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện, trong đó có dân tộc Mông. Các cơ quan, đơn vị chức năng ghi hình lưu lại hình ảnh trang phục mà đồng bảo dân tộc sử dụng trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, như khi lên rẫy, ra đồng, trong dịp lễ hội, nghi lễ tâm linh… để có tư liệu cho việc khôi phục. Xây dựng trang web giới thiệu, quảng bá về trang phục truyền thống gắn với giới thiệu quảng bá văn hóa các dân tộc thiểu số. Tổ chức trưng bày, triển lãm ảnh, trang phục truyền thống các dân tộc trong các dịp lễ hội, kỷ niệm các ngày lễ của đất nước; tổ chức các cuộc thi trình diễn trang phục dân tộc, thi hát dân ca, ngày hội văn hóa dân tộc Mông gắn với các lễ hội văn hóa, các sự kiện phù hợp tại địa phương như: Hội xuân Án Lại, Lễ hội đền Vua Lê, Lễ hội đền Dẻ Đoóng, Ngày hội văn hóa dân tộc Mông, cuộc thi phụ nữ duyên dáng với trang phục dân tộc; xây dựng phòng trưng bày trang phục truyền thống tại huyện, các điểm di tích, điểm du lịch. 

Tích cực mở các gian hàng ở các phiên chợ, nơi có danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa, qua đó khuyến khích đồng bào mặc trang phục truyền thống gắn với phát triển du lịch; tạo không gian, môi trường văn hóa cho đồng bào có dịp trưng diện những bộ trang phục truyền thống, Các trường học tổ chức thi tìm hiểu về di sản văn hóa, về trang phục truyền thống. Khuyến khích nhân dân tiếp tục trồng cây lanh dệt vải và tổ chức tập huấn sản xuất cho các làng nghề dệt truyền thống, thêu thủ công để khôi phục trang phục truyền thống. Thực hiện hỗ trợ các xóm còn có nghề dệt vải sợi, thuốc nhuộm, chỉ thêu cũng như công cụ hỗ trợ cho làng nghề. Chú trọng mở các lớp dạy nghề truyền thống về thổ cẩm, may, thêu váy áo cho đồng bào, trong đó Hội Phụ nữ các cấp đóng vai trò quan trọng vì họ là người tiếp nối các giá trị văn hóa đích thực của cộng đồng, gia đình, dòng họ, không chỉ để đáp ứng nhu cầu của bản thân, gia đình mà còn bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.  


Xuân Thương



Nguồn

Cùng chủ đề

Hội thảo khoa học “Thục phán – An Dương Vương với Cao Bằng”

Ngày 27/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Thục phán - An Dương Vương với Cao Bằng" lần 2, lần 3 với chủ đề “Quá trình hợp nhất Hùng - Thục và cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược”; “Thục phán - An Dương Vương trong giai đoạn đầu tiên lịch sử Việt Nam”. Tham...

Hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn...

Sáng 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013 - 2023. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết nối trực tuyến với 63 tỉnh, Thành phố. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự chỉ đạo. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó...

Nâng cao chất lượng tuyên truyền nhiệm vụ quốc phòng – quân sự địa phương trên địa bàn Quân khu 1

Tại Hội nghị sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền nhiệm vụ quốc phòng - quân sự địa phương (QP-QSĐP) giữa Cục Chính trị Quân khu 1 với các cơ quan báo, đài phát thanh - truyền hình (PT-TH) các tỉnh trên địa bàn, giai đoạn 2022 - 2024, được tổ chức sáng 25/10 tại tỉnh Bắc Giang, Báo Cao Bằng được Bộ Tư lệnh Quân khu 1 tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong thực...

Mở rộng thị trường cho nông sản địa phương

Sau nhiều năm nỗ lực hỗ trợ sản xuất, xúc tiến thương mại, các mặt hàng nông sản của nhiều địa phương trong tỉnh ngày càng đa dạng và mở rộng thị trường. Nhiều cửa hàng, siêu thị, hệ thống phân phối trở thành điểm kết nối để đưa nông sản đến với người tiêu dùng. Cùng với kênh tiêu thụ truyền thống, các cơ sở sản xuất, hộ gia đình tăng cường giới thiệu sản phẩm trên sàn...

Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch bền vững

Thực hiện nội dung đột phá về phát triển du lịch bền vững, giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh bảo tồn làng nghề thủ công truyền thống gắn với phát triển du lịch bền vững. Qua đó, đóng góp tích cực vào công tác quảng bá, xúc tiến du lịch...

Cùng tác giả

Đồng Tháp đầu tư 168 tỷ đồng cho Dự án đảm bảo nước sạch vùng nông thôn

Đồng Tháp đầu tư 168 tỷ đồng cho Dự án đảm bảo nước sạch vùng nông thônTổng số hộ được phục vụ cấp nước trong vùng Dự án là 16.188 hộ, góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao và tỷ lệ sử dụng nước sạch phù hợp. Ngày 23/10, UBND tỉnh Đồng Tháp có Quyết định phê duyệt Dự án đảm bảo nước sạch vùng nông thôn trong điều kiện biến đổi khí hậu tỉnh Đồng Tháp. Mục tiêu...

Đề xuất đầu tư cao tốc Bắc Kạn

Đề xuất đầu tư cao tốc Bắc Kạn – Cao Bằng trong giai đoạn 2026-2030Dự án đầu tư đường cao tốc Bắc Kạn – Cao Bằng có chiều dài 90 km, trong đó đoạn qua Cao Bằng dài 30 km với hướng tuyến cơ bản theo hướng Quốc lộ 3 hiện hữu. Ảnh minh họa. UBND tỉnh Cao Bằng vừa đề nghị Bộ GTVT đưa Dự án cao tốc Bắc Kạn – Cao Bằng vào trong danh mục dự án...

Hội thảo khoa học “Thục phán – An Dương Vương với Cao Bằng”

Ngày 27/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Thục phán - An Dương Vương với Cao Bằng" lần 2, lần 3 với chủ đề “Quá trình hợp nhất Hùng - Thục và cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược”; “Thục phán - An Dương Vương trong giai đoạn đầu tiên lịch sử Việt Nam”. Tham...

Petrovietnam và nhiều đơn vị thành viên được nhận Bằng khen trong công tác xã hội hóa, vì sự nghiệp giáo dục

Petrovietnam và nhiều đơn vị thành viên được nhận Bằng khen trong công tác xã hội hóa, vì sự nghiệp giáo dục Toàn cảnh hội nghị Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Lê Thành Long; nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Thứ...

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh

Chiều 26/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Tổ về kinh tế, xã hội, ngân sách, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, tình hình thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, dự án Luật Điện lực (sửa đổi)… Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên họp tổ tại Tổ 13 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hậu Giang, Đắk Lắk). Xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng kéo dài Vấn...

Cùng chuyên mục

Hội thảo khoa học “Thục phán – An Dương Vương với Cao Bằng”

Ngày 27/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Thục phán - An Dương Vương với Cao Bằng" lần 2, lần 3 với chủ đề “Quá trình hợp nhất Hùng - Thục và cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược”; “Thục phán - An Dương Vương trong giai đoạn đầu tiên lịch sử Việt Nam”. Tham...

Đặc sắc trang phục dân tộc Mông

Mỗi dân tộc đều có những trang phục truyền thống mang bản sắc riêng, là sản phẩm “ngôn ngữ” phản ánh tư duy thẩm mỹ và nghệ thuật sáng tạo phong phú, biểu đạt cho giá trị di sản văn hóa truyền thống. Thông qua trang phục đắc sắc, với những dấu ấn riêng biệt, cộng đồng dân tộc Mông tự hào góp phần tô thắm thêm sắc màu của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Cộng đồng dân...

Thêm yêu quê hương và khát vọng cống hiến từ tấm gương tiền bối cách mạng tiêu biểu Hoàng Đình Giong

Cao Bằng - mảnh đất địa đầu Tổ quốc giàu truyền thống cách mạng đã tôi luyện và hun đúc nên những con người có lối sống mộc mạc, cần cù, kiên cường, gan dạ, sẵn sàng hy sinh vì đất nước và luôn hướng về nguồn cội. Bởi vậy, suốt chiều dài hơn 4.000 lịch sử của dân tộc, mảnh đất biên cương xa xôi này thời nào cũng có những anh hùng, danh tướng, hiền tài… đóng...

Đồng Loan bảo tồn giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch

Tại xã Đồng Loan (Hạ Lang), các làn điệu dân ca, trang phục truyền thống và ẩm thực địa phương vẫn vẹn nguyên các giá trị tốt đẹp. Đây là điều kiện quan trọng để bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống gắn với phát triển du lịch. Đồng Loan là xã biên giới có 5 xóm với 310 hộ, gồm 2 dân tộc Tày, Nùng đoàn kết chung sống. Trên địa bàn xã có di tích Động Dơi...

Hát giao duyên – Nét đẹp của dân tộc Tày, Nùng

Cao Bằng có 8 dân tộc cùng sinh sống như: Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Lô Lô, Sán Chỉ, Hoa... Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng rất đặc sắc tạo nên một rừng hoa đa sắc màu. Tạo hóa đã ưu ái cho Cao Bằng cảnh đẹp vừa hùng vĩ, vừa nên thơ làm say đắm lòng người, chính mảnh đất hữu tình đó đã là sự khơi nguồn cho những làn điều dân ca say...

Lày cỏ – từ trò chơi dân gian trở thành môn thể thao trí tuệ

“Lày cỏ” là trò chơi dân gian của các dân tộc xuất hiện lâu đời trong văn hóa dân gian của người Tày, Nùng. Trải qua thời gian, dần dần lày cỏ trở nên phổ biến hơn, được đưa vào các cuộc thi tại lễ hội xuân, các cuộc giao lưu, môn thi đấu trong các hội thi thể thao. “Lày cỏ” hoặc “sai mạ” là một hoạt động giao lưu trong những dịp lễ, tết, ngày vui của người...

Người cao tuổi giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Với mong muốn phát huy những nét đẹp bản sắc văn hóa của dân tộc đang dần bị mai một trong cuộc sống hiện đại, nhiều người cao tuổi trong tỉnh luôn cần mẫn cống hiến, gìn giữ và trao truyền cho thế hệ sau các giá trị tinh thần và vốn văn hóa quý báu của dân tộc mình. Cao Bằng là mảnh đất giàu bản sắc văn hóa với 95% dân số là người dân tộc thiểu số,...

Hát lượn Phong slư – Làn điệu dân ca của người Tày

Cao Bằng là tỉnh biên giới Đông Bắc, với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và di tích lịch sử văn hóa giá trị, nơi đây có hơn 95% dân số là người dân tộc thiểu số cùng chung sống như: Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô... Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa độc đáo riêng. Trong đó, nổi bật là hát lượn - một làn điệu dân ca giao duyên của người Tày....

Kỹ thuật in hoa văn sáp ong của người Mông hoa

Ở Cao Bằng người Mông gồm có ba ngành: Mông trắng, Mông hoa và Mông đen cư trú tại các xã: Sóc Hà, Đa Thông (Hà Quảng), Dân Chủ (Hòa An), Quảng Lâm (Bảo Lâm). Việc phân biệt các ngành người Mông chủ yếu dựa trên trang phục phụ nữ, phụ nữ Mông trắng sử dụng váy lanh màu trắng, phụ nữ Mông đen sử dụng váy lanh nhuộm chàm, phụ nữ Mông hoa sử dụng váy in hoa...

Nét văn hóa trong nông cụ truyền thống của người Tày, Nùng

Trước đây, khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, mọi dụng cụ lao động truyền thống phục vụ sản xuất, sinh hoạt được người Tày, Nùng khéo léo làm ra từ những nguyên liệu mộc mạc, có sẵn. Đến nay, nhiều vật dụng vẫn tồn tại và được lưu giữ, tạo nên nét đặc sắc văn hóa của địa phương. Văn hóa sinh hoạt của người Tày, Nùng rất đa dang, phong phú. Trong quá trình lao động và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất