Powered by Techcity

Hai cuốn sách mới tô thắm truyền thống vẻ vang của quê hương non nước Cao Bằng


Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông kịp thời ban hành hai cuốn sách mới “Những người con Cao Bằng với cách mạng Lào”, “Chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn” do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh sưu tầm, biên soạn trên cơ sở đề tài nghiên cứu và các cuộc hội thảo khoa học được triển khai năm 2022 – 2023. 

Trong lời tựa cuốn sách “Những người con Cao Bằng với cách mạng Lào”, Bí thư Tỉnh ủy Trần Hồng Minh đánh giá đây là công trình khơi dậy niềm tự hào của chúng ta với quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào trong hai cuộc kháng chiến.  Là nguồn tư liệu quý trong công tác giáo dục truyền thống tốt đẹp về mối quan hệ Việt Nam – Lào cho cán bộ, đảng viên và nhân dân… Tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng và nhân dân hai nước.  

Cuốn sách dày 460 trang với trên 50 bài viết và nhiều tư liệu lịch sử nêu bật những cống hiến, hy sinh to lớn của con em các dân tộc Cao Bằng đã chiến đấu, hy sinh trên đất bạn Lào. Những câu chuyện cảm động về tình nghĩa keo sơn giữa quân đội và nhân dân hai nước mà hầu hết các vị tướng lĩnh quê hương Cao Băng đã trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lớn ở những thời điểm quan trọng, có tính quyết định thúc đẩy cuộc kháng chiến của nhân dân Lào không ngừng phát triển và đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Trung tướng Đàm Đình Trại, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Bí thư Đảng ủy Quân khu 1 trong bài viết “Ký ức về Chiến dịch đường 9 Nam Lào” cho biết: Năm 1971, tôi là Chính trị viên Đại đội đặc công, Sư đoàn quân tiên phong (308), đơn vị chủ công có nhiệm vụ đánh phủ đầu cuộc hành quân chiến lược Lam Sơn 719 của Mỹ, Ngụy hòng cắt đứt tuyến đuờng Trường Sơn. Cuộc chiến đấu diễn ra rất quyết liệt, quân dân hai nước Việt – Lào đã lập nên chiến công hiển hách, đập tan âm mưu Việt Nam hóa chiến tranh của đế quốc Mỹ. 

Bài “Tổng quan lịch sử quân tình nguyện Việt Nam giúp cách mạng Lào” của Đại tá Hoàng Sơn Đông, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh khái quát về tiến trình lịch sử mối quan hệ hai nước Việt – Lào đoàn kết đánh kẻ thù chung, xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc: Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới, đây là nhận thức tiền đề cho việc xây dựng liên minh chiến đấu Việt – Lào ngày càng phát triển ổn định bền vững.    

Bài viết “Niềm tự hào của những người con Cao Bằng với cách mạng Lào” của đồng chí Đàm Văn Eng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh với sự phân tích và dẫn chứng khá đầy đủ các sự kiện lịch sử, thông qua những con người thật, việc thật như Thượng tướng Đàm Quang Trung, Thượng tướng Vũ Lập, Trung tướng Bằng Giang, Lê Thùy, Nam Long, Đàm Văn Ngụy, Thiếu tướng Chu Phương Đới, Lãnh Hùng Tân…, những vị chỉ huy chiến dịch tài tình đã lập nên những chiến công vang dội trên đất bạn Lào. 

Từ năm 1948, khi Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng cử đồng chí Đông Tùng (Hưng Đạo, Hòa An) làm Bí thư Chi bộ Ban xung phong Lào Bắc do ông Cay-xỏn Phôm-vi-hản (sau này là Tổng Bí thư Đảng nhân dân cách mạng Lào) đưa một số cán bộ Lào về nước hoạt động; bao thế hệ con em các dân tộc Cao Bằng đã nối tiếp nhau sang giúp Lào xây dựng cơ sở kháng chiến, tiêu biểu như các anh hùng: Phùng Văn Khầu, Nông Văn Việt, Hoàng Đình Hợp, Hoàng Văn Nghiên, Trịnh Trọng Thập, Triệu Xuân Tâng…; hơn 200 tập thể, cá nhân xuất sắc được Đảng và Nhà nước Lào tặng thưởng nhiều huân chương, huy chương và danh hiệu cao quý.

Cuốn sách còn cung cấp nhiều thông tin tư liệu, trong đó có danh sách 44 liệt sĩ nằm tại Nghĩa trang Anh Sơn (Nghệ An), giúp chúng ta hiểu rõ hơn những đóng góp của con em các dân tộc Cao Bằng đã ghi một dấu ấn đặc biệt và tình cảm sâu sắc trong mối quan hệ Việt – Lào.  

Bìa hai cuốn sách “Những người con Cao Bằng với cách mạng Lào” và “Chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn”.
Bìa hai cuốn sách “Những người con Cao Bằng với cách mạng Lào” và “Chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn”.

Cuốn sách “Chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn” dày 209 trang, tập hợp những bài viết và tư liệu bổ ích về một chiến dịch quân sự đặc biệt có một không hai trong lịch sử đấu tranh cách mạng, Quân đội nhân dân Việt Nam giúp nhân dân Trung Quốc giải phóng Ung – Long – Khâm Châu giáp với Cao Bằng – Lạng Sơn – Quảng Ninh.   

Bối cảnh sự kiện, đầu năm 1949, theo đề nghị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị Bộ tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam giúp nhân dân Trung Quốc xây dựng khu giải phóng Ung – Long – Khâm Châu, nối liền với vùng Đông Bắc của nước ta. 

Nhiệm vụ quốc tế cao cả này được giao cho Liên khu 1 và đồng chí Lê Quảng Ba (Phó Tư lệnh Liên khu 1) làm tư lệnh; đồng chí Trần Mình Giang (Trung Quốc) làm chính trị, ủy viên; đồng chí Thanh Phong (tên thật là Nguyễn Tri Phương ở xã Bế Triều, huyện Hòa An) chỉ huy mặt trận phía Tây (Long Châu – Tả Giang); đồng chí Nam Long chỉ huy mặt trận phía Đông (Khâm Châu – Phòng Thành). Trước khi lên đường, Bác Hồ trực tiếp căn dặn và trao cho Lê Quảng Ba mảnh giấy ghi dòng chữ tự tay Người viết: “Cẩn thận, bí mật, đoàn kết, hữu nghị, thắng lợi”.

Cao Bằng vừa là điểm khởi đấu chiến dịch, vừa là nơi cung cấp nhân lực, nguồn lực cho mặt trận. Trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn mọi bề, chiến trường xa lạ, địa hình phức tạp, ăn đói, mặc rét… nhưng mỗi cán bộ, chiến sĩ đều nêu cao tinh thần đoàn kết, dũng cảm hy sinh. Sau 5 tháng chiến đấu quyết liệt, hai cánh quân của ta đã giải phóng một vùng đất rộng lớn nối liền các căn cứ của khu Thập Vạn Đại Sơn, tạo điều kiện để  cánh quân Nam Hạ (giải phóng quân Trung Quốc) tiến xuống Nam Ninh.

Đánh giá về chiến dịch, Chính ủy Trần Minh Giang, Bí thư địa ủy khu Thập Vạn Đại Sơn khẳng định: Thắng lợi về quân sự đã quan trọng nhưng thắng lợi về chính trị còn to lớn hơn nhiều. Hình ảnh bộ đội Việt Nam áo màu nâu, mũ mõm trâu đánh phi thường, ác liệt đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhân dân Trung Quốc.

Một số chiến sĩ hy sinh trong chiến dịch này vẫn còn nằm lại Nghĩa trang Liệt sĩ Trung – Việt ở Thủy Khẩu – Long Châu và Đông Hưng – Phòng Thành, trong đó có đồng chí Long Văn Mần (tức Ngọc Trình), 1 trong 34 chiến sĩ đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân.  

75 năm đã trôi qua, sự kiện lịch sử đặc biệt này được nhắc đến trên một số tờ báo và tạp chí chuyên ngành, nhưng chưa có một cuốn sách nào phản ánh đầy đủ và có tính tập trung nên thông tin về chiến dịch này vẫn còn nhiều điều và nhiều người chưa biết đến. 

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Viêt Nam 22/12, hy vọng cuốn sách “Chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn” sẽ là tư liệu quý để phục vụ công tác nghiên cứu các công trình khoa học lịch sử trong thời gian tới, góp phần khẳng định tinh thần quốc tế cao cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó có những đóng góp không nhỏ của nhân dân các dân tộc Cao Bằng(*). 

(*) Trích lời tựa của đồng chí Trần Hồng Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Tư lệnh Quân khu 1.


Lã Vinh





Nguồn: https://baocaobang.vn/hai-cuon-sach-moi-to-tham-truyen-thong-ve-vang-cua-que-huong-non-nuoc-cao-bang-3173374.html

Cùng chủ đề

Nỗ lực phục hồi du lịch sau bão số 3

Mưa lũ do hoàn lưu cơn bão số 3 (Yagi) vào tháng 9/2024 ảnh hưởng nặng nề đến hạ tầng giao thông và điều kiện an toàn của các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.  Đến nay, du lịch của tỉnh đã và đang khôi phục hiệu quả các hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế, thu hút và đón khách trở lại. Du lịch thiệt hại nặng sau bão số 3 Theo thống kê của Sở...

Khối thi đua các cơ quan Đảng tỉnh chúc mừng Trường Chính trị Hoàng Đình Giong nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Ngày 20/11, Khối thi đua các cơ quan Đảng tỉnh gồm: Ban Tuyên giáo, Ban Tổ chức, Ban Dân vận, Ủy ban Kiểm tra, Ban Nội chính, Văn phòng Tỉnh ủy, Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, Báo Cao Bằng chúc mừng Trường Chính trị Hoàng Đình Giong nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024). Thời gian qua, Trường Chính trị Hoàng Đình Giong đã nỗ lực hoàn thành tốt...

Họp giao ban đánh giá tình hình thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh (lần...

Sáng 20/11, đồng chí Hoàng Văn Thạch, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp giao ban kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) theo hình thức đối tác công tư (giai đoạn 1) từ ngày 9 - 19/11/2024. Tham dự có lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; một số sở, ban, ngành liên quan;...

Trường THPT Chuyên kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Hòa chung trong không khí tưng bừng, phấn khởi của các thế hệ giáo viên và học sinh trên cả nước, ngày 20/11, Trường THPT Chuyên tổ chức chương trình kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); sơ kết thi đua đợt 1 năm học 2024 - 2025. Tham dự có đồng chí Hà Nhật Lệ, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh; cán bộ,...

Cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án cải tạo, nâng cấp đường Chu Trinh – Hồng Nam

Dự án cải tạo, nâng cấp đường Chu Trinh (Thành phố) - Hồng Nam (Hòa An) được UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tại Quyết định số 895/QĐ-UBND ngày 30/5/2021; phê duyệt điều chỉnh dự án (lần 2) tại Quyết định số 1754/QĐ-UBND ngày 14/12/2023 với chiều dài gần 14 km, tổng mức đầu tư 120 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2021 - 2024. Sau gần 1 năm triển khai thi công...

Cùng tác giả

Giao ban đánh giá tiến độ triển khai dự án cao tốc Đồng Đăng

Sáng 20/11, đồng chí Hoàng Văn Thạch, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp giao ban giữa UBND tỉnh với các sở, ban, ngành, địa phương, đánh giá tình hình, tiến độ thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh giai đoạn 1 trên địa phận...

Giải ngân đầu tư công chạy đua với thời gian

Chỉ còn hơn 2 tháng để tập trung giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, trong khi nguồn lực cần phải giải ngân rất lớn. Giờ là lúc các bộ, ngành, địa phương phải chạy đua với thời gian. Để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, hàng loạt giải pháp đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh Chạy đua với thời gian Vào ngày làm việc cuối cùng của tuần trước, Phó thủ...

Từ xe Cub làm nên chai nước mắm xịt và đắt… ‘như nước hoa’

Người đàn ông Pháp khiến nhiều người bất ngờ khi sáng lập nên một thương hiệu nước mắm Việt Nam độc lạ của riêng mình, còn được biết tới với tên gọi nước mắm chú Ben. Ông Benoit Chaigneau (phải) và đầu bếp David Toutain 2 sao Michelin ở Paris với công thức nước mắm do ông Benoit sáng tạo nên Honda Cub cũ và “hành trình nước mắm” PV: Cảm ơn ông Benoit Chaigneau đã dành thời gian cho Báo Thanh...

Nỗ lực phục hồi du lịch sau bão số 3

Mưa lũ do hoàn lưu cơn bão số 3 (Yagi) vào tháng 9/2024 ảnh hưởng nặng nề đến hạ tầng giao thông và điều kiện an toàn của các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.  Đến nay, du lịch của tỉnh đã và đang khôi phục hiệu quả các hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế, thu hút và đón khách trở lại. Du lịch thiệt hại nặng sau bão số 3 Theo thống kê của Sở...

Hội nghị lấy ý kiến đóng góp dự thảo nghị quyết quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh

Chiều 19/11, Sở Y tế tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo Nghị quyết quy định giá cụ thể dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với các cơ sở khám, chữa bệnh của nhà nước trên địa bàn tỉnh. Tham dự hội nghị có lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh, các sở,...

Cùng chuyên mục

Cao Bằng tham gia Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII

Từ ngày 16 - 18/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024. Tham gia liên hoan có hơn 400 diễn viên, nghệ nhân quần chúng là đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái đang sinh sống, học tập, làm việc tại các tỉnh, thành phố: Cao...

Quan tâm bảo tồn cây di sản

Không chỉ mang giá trị về lịch sử, văn hóa, cây di sản còn là niềm tự hào của nhân dân mỗi địa phương. Vì vậy, công tác bảo tồn, phát huy giá trị cây di sản được các địa phương trong tỉnh chú trọng thực hiện. “Báu vật” của xóm làng Cách thành phố Cao Bằng 33 km về hướng Bắc thuộc địa phận xóm Bó Dường, xã Vân Trình tiếp giáp xã Lê Lai (Thạch An) có một cánh...

Gần 2.000 lượt tham quan triển lãm “Lịch sử tỉnh Cao Bằng qua tài liệu lưu trữ”

Triển lãm "Lịch sử tỉnh Cao Bằng qua tài liệu lưu trữ" tại Bảo tàng tỉnh do Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ tổ chức diễn ra từ ngày 1/10 - 31/10, được công chúng đón nhận và đánh giá với những kết quả tích cực. Đến nay, triển lãm thu hút gần 2.000 lượt công chúng, học sinh các trường học trong tỉnh đến tham quan,...

Khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI

Sáng 2/11, tại tỉnh Lạng Sơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc khu vực Đông Bắc lần thứ XI, năm 2024. Tham gia ngày hội có hơn 400 nghệ nhân, diễn viên quần chúng và vận động viên tại 8 tỉnh Đông Bắc: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn,...

Hội thảo khoa học “Thục phán – An Dương Vương với Cao Bằng”

Ngày 27/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Thục phán - An Dương Vương với Cao Bằng" lần 2, lần 3 với chủ đề “Quá trình hợp nhất Hùng - Thục và cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược”; “Thục phán - An Dương Vương trong giai đoạn đầu tiên lịch sử Việt Nam”. Tham...

Đặc sắc trang phục dân tộc Mông

Mỗi dân tộc đều có những trang phục truyền thống mang bản sắc riêng, là sản phẩm “ngôn ngữ” phản ánh tư duy thẩm mỹ và nghệ thuật sáng tạo phong phú, biểu đạt cho giá trị di sản văn hóa truyền thống. Thông qua trang phục đắc sắc, với những dấu ấn riêng biệt, cộng đồng dân tộc Mông tự hào góp phần tô thắm thêm sắc màu của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Cộng đồng dân...

Thêm yêu quê hương và khát vọng cống hiến từ tấm gương tiền bối cách mạng tiêu biểu Hoàng Đình Giong

Cao Bằng - mảnh đất địa đầu Tổ quốc giàu truyền thống cách mạng đã tôi luyện và hun đúc nên những con người có lối sống mộc mạc, cần cù, kiên cường, gan dạ, sẵn sàng hy sinh vì đất nước và luôn hướng về nguồn cội. Bởi vậy, suốt chiều dài hơn 4.000 lịch sử của dân tộc, mảnh đất biên cương xa xôi này thời nào cũng có những anh hùng, danh tướng, hiền tài… đóng...

Đồng Loan bảo tồn giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch

Tại xã Đồng Loan (Hạ Lang), các làn điệu dân ca, trang phục truyền thống và ẩm thực địa phương vẫn vẹn nguyên các giá trị tốt đẹp. Đây là điều kiện quan trọng để bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống gắn với phát triển du lịch. Đồng Loan là xã biên giới có 5 xóm với 310 hộ, gồm 2 dân tộc Tày, Nùng đoàn kết chung sống. Trên địa bàn xã có di tích Động Dơi...

Hát giao duyên – Nét đẹp của dân tộc Tày, Nùng

Cao Bằng có 8 dân tộc cùng sinh sống như: Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Lô Lô, Sán Chỉ, Hoa... Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng rất đặc sắc tạo nên một rừng hoa đa sắc màu. Tạo hóa đã ưu ái cho Cao Bằng cảnh đẹp vừa hùng vĩ, vừa nên thơ làm say đắm lòng người, chính mảnh đất hữu tình đó đã là sự khơi nguồn cho những làn điều dân ca say...

Lày cỏ – từ trò chơi dân gian trở thành môn thể thao trí tuệ

“Lày cỏ” là trò chơi dân gian của các dân tộc xuất hiện lâu đời trong văn hóa dân gian của người Tày, Nùng. Trải qua thời gian, dần dần lày cỏ trở nên phổ biến hơn, được đưa vào các cuộc thi tại lễ hội xuân, các cuộc giao lưu, môn thi đấu trong các hội thi thể thao. “Lày cỏ” hoặc “sai mạ” là một hoạt động giao lưu trong những dịp lễ, tết, ngày vui của người...

Tin nổi bật

Tin mới nhất