Powered by Techcity

Hà An Huy lên ngôi Quán quân Vietnam Idol 2023

Tối 21/10, chung kết Vietnam Idol 2023 diễn ra tại TP.HCM, thí sinh Hà An Huy chính thức trở thành Quán quân “Thần tượng âm nhạc thế hệ mới”.

Tối 21/10, chung kết Vietnam Idol 2023 tổ chức tại TP.HCM, các thí sinh tranh tài để tìm ra ngôi Quán quân Thần tượng âm nhạc thế hệ mới. Top 5 gương mặt sáng giá gồm: Nguyễn Hà Minh, Hà An Huy, Lâm Phúc, Phạm Xuân Định (Xuân Định K.Y), Hồ Võ Thanh Thảo (Muộii).  

Top 3 thí sinh xuất sắc của Vietnam Idol 2023: Lâm Phúc, Nguyễn Hà Minh, Hà An Huy (từ trái qua phải).
Top 3 thí sinh xuất sắc của Vietnam Idol 2023: Lâm Phúc, Nguyễn Hà Minh, Hà An Huy (từ trái qua phải).

Sau đêm chung kết, thí sinh Hà An Huy nhận được 43,7% lượt bình chọn của khán giả. Anh chính thức trở thành Quán quân Vietnam Idol 2023 – Thần tượng âm nhạc thế hệ mới.

Ở phần thi top 3, Hà An Huy trình diễn ca khúc tự sáng tác Rơi. Ca khúc này được anh thể hiện ở vòng Audition và nhận được vé vàng từ các giám khảo, bước tiếp vào vòng Nhà hát.

Hà An Huy sở hữu giọng hát nhẹ nhàng, bay bổng, phong thái thanh lịch, ngoại hình điển trai và đặc biệt là khả năng sáng tác. Nam thí sinh có sức hút riêng, được các giám khảo khen ngợi và có lượt bình chọn cao. Hà An Huy nỗ lực hoàn thiện và dần giữ vững phong độ, trở thành Quán quân Vietnam Idol 2023.

Mở đầu đêm chung kết, thí sinh Phạm Xuân Định (Xuân Định K.Y) thể hiện tiết mục Đi đi đi. Nguyễn Hà Minh hát ca khúc Dưới ánh đèn sân khấu. “Hoàng tử ballad” Lâm Phúc lựa chọn liên khúc Tình đầu – Phía sau một cô gái. Hồ Võ Thanh Thảo (Muộii) trình bày bài hát tự sáng tác Em còn đẹp lắm, em ơi. Cuối cùng, Hà An Huy khép lại phần thi top 5 bằng tiết mục Người lạ ơi. 

Giám khảo Mỹ Tâm chúc mừng 5 thí sinh hoàn thành trọn vẹn phần thi. Cô nói: “Ở chung kết, các bạn đã chọn đúng ca khúc và trình bày một cách vừa vặn”. Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng nhận xét: “Hôm nay, thí sinh trình diễn chứ không phải đi thi. Tôi cảm ơn các nhạc sĩ tạo cơ hội để thí sinh thể hiện ca khúc hay. Khi bước vào đời, các bạn sẽ cần nhiều bạn bè, đồng nghiệp. Cuộc thi này giúp các bạn có cơ hội gặp gỡ họ”. 

Nhạc sĩ Huy Tuấn đánh giá cao phần thể hiện của Xuân Định và Thanh Thảo. Anh nói hai thí sinh đã sẵn sàng bước ra khỏi sân khấu này. Lâm Phúc hát nhạc ballad, thuyết phục giám khảo qua từng vòng. Hà Minh chọn đúng bài hát để khoe giọng hát nội lực và toả sáng. Nam nhạc sĩ chia sẻ với tài năng của mình, Hà An Huy có cơ hội trình diễn ở sân khấu lớn. 

Sau đó, Vietnam Idol 2023 tìm ra top 3 thí sinh xuất sắc bước vào vòng thi tiếp theo: Nguyễn Hà Minh, Hà An Huy, Lâm Phúc. Với số lượt bình chọn thấp hơn, Hồ Võ Thanh Thảo (Muộii) và Phạm Xuân Định (Xuân Định K.Y) dừng chân ở top 5.  

Ở phần thi top 3, “Hoàng tử ballad” Lâm Phúc trình bày ca khúc Tâm sự cùng người lạ. Trước đó, Lâm Phúc được Mỹ Tâm nhận xét có giọng hát hay và chắc hơn Đức Phúc khi cùng tuổi và đoạt vé vàng. Lâm Phúc vui và tự hào khi được so sánh cùng với đàn anh nhưng sẽ tự tập luyện, trau dồi kỹ năng để xây dựng hình tượng riêng. 

Thí sinh Nguyễn Hà Minh thể hiện bài hát Giữa đại lộ Đông Tây khiến các giám khảo khó tính như: đạo diễn Quang Dũng, ca sĩ Mỹ Tâm, nhạc sĩ Huy Tuấn phải đồng loạt khen ngợi.

Chất giọng của Hà Minh được khán giả nhận định mang một màu sắc riêng biệt, đa phong cách, thể hiện sự sôi nổi, hồn nhiên, tươi sáng của tuổi trẻ và cả những cảm xúc sâu lắng, trữ tình. Dù phần thi gặp trục trặc kỹ thuật nhưng cô vẫn hoàn thành trọn vẹn tiết mục. 

Tại đêm chung kết, khán giả hào hứng chào đón sự xuất hiện của 3 khách mời đặc biệt. Ca sĩ Tăng Duy Tân với bài hát Anh đã loop trong niềm đau này. Ca sĩ Đông Nhi thể hiện ca khúc Người ôm pháo hoa. Ca sĩ Sơn Tùng M-TP khuấy động sân khấu Vietnam Idol 2023 qua phần trình diễn Nắng ấm xa dần. 

Giám khảo Mỹ Tâm xuất hiện với tiết mục đặc biệt. Cô hát ca khúc Đừng hỏi em – ca khúc do chính Mỹ tâm sáng tác và hòa âm bởi nhạc sĩ Khắc Hưng. Khép lại đêm chung kết, Mỹ Tâm khiến các giám khảo, thí sinh và khán giả hò reo, phấn khích với màn biểu diễn Cô ấy là ai kết hợp vũ đạo bùng nổ. 


Theo 2sao.vn



Nguồn

Cùng chủ đề

Hội thảo khoa học “Thục phán – An Dương Vương với Cao Bằng”

Ngày 27/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Thục phán - An Dương Vương với Cao Bằng" lần 2, lần 3 với chủ đề “Quá trình hợp nhất Hùng - Thục và cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược”; “Thục phán - An Dương Vương trong giai đoạn đầu tiên lịch sử Việt Nam”. Tham...

Hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn...

Sáng 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013 - 2023. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết nối trực tuyến với 63 tỉnh, Thành phố. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự chỉ đạo. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó...

Nâng cao chất lượng tuyên truyền nhiệm vụ quốc phòng – quân sự địa phương trên địa bàn Quân khu 1

Tại Hội nghị sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền nhiệm vụ quốc phòng - quân sự địa phương (QP-QSĐP) giữa Cục Chính trị Quân khu 1 với các cơ quan báo, đài phát thanh - truyền hình (PT-TH) các tỉnh trên địa bàn, giai đoạn 2022 - 2024, được tổ chức sáng 25/10 tại tỉnh Bắc Giang, Báo Cao Bằng được Bộ Tư lệnh Quân khu 1 tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong thực...

Mở rộng thị trường cho nông sản địa phương

Sau nhiều năm nỗ lực hỗ trợ sản xuất, xúc tiến thương mại, các mặt hàng nông sản của nhiều địa phương trong tỉnh ngày càng đa dạng và mở rộng thị trường. Nhiều cửa hàng, siêu thị, hệ thống phân phối trở thành điểm kết nối để đưa nông sản đến với người tiêu dùng. Cùng với kênh tiêu thụ truyền thống, các cơ sở sản xuất, hộ gia đình tăng cường giới thiệu sản phẩm trên sàn...

Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch bền vững

Thực hiện nội dung đột phá về phát triển du lịch bền vững, giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh bảo tồn làng nghề thủ công truyền thống gắn với phát triển du lịch bền vững. Qua đó, đóng góp tích cực vào công tác quảng bá, xúc tiến du lịch...

Cùng tác giả

Đồng Tháp đầu tư 168 tỷ đồng cho Dự án đảm bảo nước sạch vùng nông thôn

Đồng Tháp đầu tư 168 tỷ đồng cho Dự án đảm bảo nước sạch vùng nông thônTổng số hộ được phục vụ cấp nước trong vùng Dự án là 16.188 hộ, góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao và tỷ lệ sử dụng nước sạch phù hợp. Ngày 23/10, UBND tỉnh Đồng Tháp có Quyết định phê duyệt Dự án đảm bảo nước sạch vùng nông thôn trong điều kiện biến đổi khí hậu tỉnh Đồng Tháp. Mục tiêu...

Đề xuất đầu tư cao tốc Bắc Kạn

Đề xuất đầu tư cao tốc Bắc Kạn – Cao Bằng trong giai đoạn 2026-2030Dự án đầu tư đường cao tốc Bắc Kạn – Cao Bằng có chiều dài 90 km, trong đó đoạn qua Cao Bằng dài 30 km với hướng tuyến cơ bản theo hướng Quốc lộ 3 hiện hữu. Ảnh minh họa. UBND tỉnh Cao Bằng vừa đề nghị Bộ GTVT đưa Dự án cao tốc Bắc Kạn – Cao Bằng vào trong danh mục dự án...

Hội thảo khoa học “Thục phán – An Dương Vương với Cao Bằng”

Ngày 27/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Thục phán - An Dương Vương với Cao Bằng" lần 2, lần 3 với chủ đề “Quá trình hợp nhất Hùng - Thục và cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược”; “Thục phán - An Dương Vương trong giai đoạn đầu tiên lịch sử Việt Nam”. Tham...

Petrovietnam và nhiều đơn vị thành viên được nhận Bằng khen trong công tác xã hội hóa, vì sự nghiệp giáo dục

Petrovietnam và nhiều đơn vị thành viên được nhận Bằng khen trong công tác xã hội hóa, vì sự nghiệp giáo dục Toàn cảnh hội nghị Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Lê Thành Long; nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Thứ...

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh

Chiều 26/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Tổ về kinh tế, xã hội, ngân sách, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, tình hình thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, dự án Luật Điện lực (sửa đổi)… Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên họp tổ tại Tổ 13 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hậu Giang, Đắk Lắk). Xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng kéo dài Vấn...

Cùng chuyên mục

Hội thảo khoa học “Thục phán – An Dương Vương với Cao Bằng”

Ngày 27/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Thục phán - An Dương Vương với Cao Bằng" lần 2, lần 3 với chủ đề “Quá trình hợp nhất Hùng - Thục và cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược”; “Thục phán - An Dương Vương trong giai đoạn đầu tiên lịch sử Việt Nam”. Tham...

Đặc sắc trang phục dân tộc Mông

Mỗi dân tộc đều có những trang phục truyền thống mang bản sắc riêng, là sản phẩm “ngôn ngữ” phản ánh tư duy thẩm mỹ và nghệ thuật sáng tạo phong phú, biểu đạt cho giá trị di sản văn hóa truyền thống. Thông qua trang phục đắc sắc, với những dấu ấn riêng biệt, cộng đồng dân tộc Mông tự hào góp phần tô thắm thêm sắc màu của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Cộng đồng dân...

Thêm yêu quê hương và khát vọng cống hiến từ tấm gương tiền bối cách mạng tiêu biểu Hoàng Đình Giong

Cao Bằng - mảnh đất địa đầu Tổ quốc giàu truyền thống cách mạng đã tôi luyện và hun đúc nên những con người có lối sống mộc mạc, cần cù, kiên cường, gan dạ, sẵn sàng hy sinh vì đất nước và luôn hướng về nguồn cội. Bởi vậy, suốt chiều dài hơn 4.000 lịch sử của dân tộc, mảnh đất biên cương xa xôi này thời nào cũng có những anh hùng, danh tướng, hiền tài… đóng...

Đồng Loan bảo tồn giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch

Tại xã Đồng Loan (Hạ Lang), các làn điệu dân ca, trang phục truyền thống và ẩm thực địa phương vẫn vẹn nguyên các giá trị tốt đẹp. Đây là điều kiện quan trọng để bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống gắn với phát triển du lịch. Đồng Loan là xã biên giới có 5 xóm với 310 hộ, gồm 2 dân tộc Tày, Nùng đoàn kết chung sống. Trên địa bàn xã có di tích Động Dơi...

Hát giao duyên – Nét đẹp của dân tộc Tày, Nùng

Cao Bằng có 8 dân tộc cùng sinh sống như: Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Lô Lô, Sán Chỉ, Hoa... Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng rất đặc sắc tạo nên một rừng hoa đa sắc màu. Tạo hóa đã ưu ái cho Cao Bằng cảnh đẹp vừa hùng vĩ, vừa nên thơ làm say đắm lòng người, chính mảnh đất hữu tình đó đã là sự khơi nguồn cho những làn điều dân ca say...

Lày cỏ – từ trò chơi dân gian trở thành môn thể thao trí tuệ

“Lày cỏ” là trò chơi dân gian của các dân tộc xuất hiện lâu đời trong văn hóa dân gian của người Tày, Nùng. Trải qua thời gian, dần dần lày cỏ trở nên phổ biến hơn, được đưa vào các cuộc thi tại lễ hội xuân, các cuộc giao lưu, môn thi đấu trong các hội thi thể thao. “Lày cỏ” hoặc “sai mạ” là một hoạt động giao lưu trong những dịp lễ, tết, ngày vui của người...

Người cao tuổi giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Với mong muốn phát huy những nét đẹp bản sắc văn hóa của dân tộc đang dần bị mai một trong cuộc sống hiện đại, nhiều người cao tuổi trong tỉnh luôn cần mẫn cống hiến, gìn giữ và trao truyền cho thế hệ sau các giá trị tinh thần và vốn văn hóa quý báu của dân tộc mình. Cao Bằng là mảnh đất giàu bản sắc văn hóa với 95% dân số là người dân tộc thiểu số,...

Hát lượn Phong slư – Làn điệu dân ca của người Tày

Cao Bằng là tỉnh biên giới Đông Bắc, với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và di tích lịch sử văn hóa giá trị, nơi đây có hơn 95% dân số là người dân tộc thiểu số cùng chung sống như: Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô... Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa độc đáo riêng. Trong đó, nổi bật là hát lượn - một làn điệu dân ca giao duyên của người Tày....

Kỹ thuật in hoa văn sáp ong của người Mông hoa

Ở Cao Bằng người Mông gồm có ba ngành: Mông trắng, Mông hoa và Mông đen cư trú tại các xã: Sóc Hà, Đa Thông (Hà Quảng), Dân Chủ (Hòa An), Quảng Lâm (Bảo Lâm). Việc phân biệt các ngành người Mông chủ yếu dựa trên trang phục phụ nữ, phụ nữ Mông trắng sử dụng váy lanh màu trắng, phụ nữ Mông đen sử dụng váy lanh nhuộm chàm, phụ nữ Mông hoa sử dụng váy in hoa...

Nét văn hóa trong nông cụ truyền thống của người Tày, Nùng

Trước đây, khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, mọi dụng cụ lao động truyền thống phục vụ sản xuất, sinh hoạt được người Tày, Nùng khéo léo làm ra từ những nguyên liệu mộc mạc, có sẵn. Đến nay, nhiều vật dụng vẫn tồn tại và được lưu giữ, tạo nên nét đặc sắc văn hóa của địa phương. Văn hóa sinh hoạt của người Tày, Nùng rất đa dang, phong phú. Trong quá trình lao động và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất