Powered by Techcity

Giá trị nhân văn trong thơ ca người Tày

Người Tày có nền văn hóa, văn nghệ cổ truyền phong phú, thể hiện chủ yếu qua thơ ca, truyện cổ… mang nét độc đáo riêng về văn hóa tín ngưỡng. Những vần thơ, câu hát của người Tày góp phần làm giàu đẹp thêm kho tàng văn hóa, văn học, ngôn ngữ của dân tộc, để lại cho các thế hệ người Việt nhiều bài học về giá trị nhân văn tốt đẹp trong cuộc sống. 

Hiện nay, hát Then tiếp tục được duy trì và phát triển. Việc thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) ghi nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 12/2019. Đây là minh chứng cho thấy những giá trị to lớn của di sản này đối với đời sống tinh thần người Việt, đồng thời khẳng định bản sắc văn hóa Việt Nam, góp phần làm giàu thêm kho tàng văn hóa chung của nhân loại.

Cũng như nhiều dân tộc anh em khác, dân tộc Tày có đời sống văn hóa phong phú với những câu tục ngữ, thành ngữ phản ánh nhận thức và quan niệm của nhân dân về lao động, về các hiện tượng thiên nhiên, về ứng xử, đạo đức mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc như: quằng lếch le noòng, quằng thoòng le lẹng (vòng vầng trăng màu xám sắt là mưa, vòng vầng trăng màu sáng đồng là nắng); nà bười đuổi chả/lục mả đuổi nồm (lúa tốt vì mạ/con lớn vì sữa mẹ); hết ngày kin bấu lẹo, khột khẻo kin bấu đo (thật thà ăn không hết, gian giảo ăn đâu no)… Đặc biệt, có những câu mang nội dung khẳng định tư tưởng tốt đẹp, thể hiện sự kính trọng, lòng biết ơn của nhân dân đối với lãnh tụ: “Kin mác nhằng chứ cốc, chứ co/Nhân dân chứ Bảc Hồ mại mại” (ăn quả còn nhớ gốc, nhớ cây, nhân dân nhớ Bác Hồ mãi mãi). 

Vốn dân ca, dân vũ của người Tày rất đa dạng, mang đậm dấu ấn, bản sắc văn hóa của dân tộc. Dân ca của người Tày gồm nhiều thể loại, trong đó nổi bật là hát giao duyên. Hát giao duyên của thanh niên nam nữ Tày có lượn và cọi, các điệu lượn thường thấy là lượn mời trầu, mời nước, mừng nhà mới, mừng hoa, mừng bản… Cọi có cọi cây đa, cọi đối đáp, cọi ví…; trong đám cưới có hát quan làng (còn gọi là lượn đám cưới).

Những câu hát lượn thường được người Tày cất lên vào những dịp quan trọng, mang ý nghĩa thiêng liêng nhất đối với đời sống lao động sản xuất và văn hóa, tinh thần của cả cộng đồng xóm, bản. Nam, nữ thanh niên mượn lời lượn với những câu hát đối ý nhị, đậm chất trữ tình để vui chơi, giải trí, tả cảnh, thăm hỏi, làm quen và tỏ tình với nhau. “Cần tầư phjải quá lỏ này sli/Đát khảu tằng slim ky cáy tắc” (Ai kia qua đường hát tiếng sli/Xao xuyến cả tâm hồn gà nhép) hay “Slương căn pẳn khẩu coóc nhằng thư/Bấu slương căn pẳn khẩu nua nhằng slán” (Thương nhau vắt thóc trở thành viên/Chẳng thương vắt xôi mền vữa nát).

Tùy vào đặc điểm của từng địa phương mà mỗi loại lượn lại có những nét đặc sắc riêng. Lượn cọi có sự phong phú các thể loại hát giao duyên; lượn nàng ới thể hiện nghệ thuật sử dụng ngôn từ giàu chất thơ, giàu hình ảnh so sánh ví von ẩn dụ để thể hiện tình cảm con người; lượn Hà Lều được thể hiện song ca, tạo hai bè cao thấp… Ở Cao Bằng, lượn cọi thường phổ biến ở huyện Hà Quảng, Bảo Lạc; Thạch An, Quảng Hòa có lượn slương, lượn nàng Hai; vùng Quảng Hòa, Trùng Khánh, Hạ Lang có lượn slương. Những câu hát lượn tha thiết, ngọt ngào với nét đẹp ứng xử trong quan hệ gia đình, xã hội, mong ước về cuộc sống bình yên, hạnh phúc… góp phần tạo nên nét đặc sắc, phong phú trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Tày.

Nghệ thuật hát Then tính của người Tày được bảo tồn và phát huy.
Nghệ thuật hát Then tính của người Tày được bảo tồn và phát huy.

Nhắc đến thơ ca người Tày không thể không nói đến hát Then (thơ ca nghi lễ). Nghi lễ hát Then không chỉ thể hiện đời sống tâm linh, mang đậm màu sắc tín ngưỡng mà còn là sinh hoạt văn hóa, văn nghệ độc đáo của người Tày, Nùng phía Bắc Việt Nam nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng. Hát Then thường xuất hiện trong các dịp lễ lớn như cầu mùa, cầu yên, cấp sắc… Khi tiến hành nghi lễ, người hát Then sử dụng các nhạc cụ đàn tính, chùm xóc nhạc, quạt, thẻ âm dương, kiếm… 

Trong lễ cấp sắc của người Tày, lễ cầu an đầu năm mới, lễ chúc thọ cha mẹ…, Then được sử dụng để thể hiện khát vọng của người dân miền núi với đất trời, thiên nhiên, vạn vật như mùa màng bội thu, cha mẹ già trường thọ, gia đình hòa thuận, con cái hiếu thảo,… Bên cạnh đó, Then có nhiều nội dung phê phán thói hư, tật xấu trong xã hội, đề cao phẩm chất tốt đẹp của con người, ca ngợi tình nghĩa vợ chồng thủy chung, thể hiện lòng cảm thông sâu sắc với những số phận kém may mắn trong xã hội… Ngoài ra, có một số làn điệu cổ như Then cấp sắc công nhận một người đủ điều kiện làm thầy cúng, lo việc tâm linh của bản làng. Lời hát Then chứa đựng những kinh nghiệm, lời khuyên răn về đối nhân xử thế, những bài học quý về cuộc sống, về cách ứng xử với thiên nhiên và mọi người xung quanh. 

Bên cạnh thơ ca nghi lễ thì thơ ca dân gian, truyện thơ Nôm Tày cũng mang giá trị, nhiều tầng ý nghĩa nhất định, thể hiện nét đẹp của văn hóa ứng xử, mang ý nghĩa giáo dục, nhân văn sâu sắc. 

Trong truyện thơ Khảm hải (Vượt biển), hình ảnh những con người nghèo khổ, đói rách thảm thương, bị hắt hủi, không nơi nương tựa khi còn sống trên trần gian, khi chết cũng chưa hết khổ, ở cõi âm lại bị quan bắt về làm “sa dạ, sa đồng” (nô lệ chèo thuyền) cùng đoàn người vượt biển cõi âm, mang lễ vật đi cống nạp hiện lên một cách chân thực. Các tác giả dân gian đã xây dựng những nhân vật sa dạ, sa đồng là những con người nghèo khổ nhất, có thể nói là thuộc lớp người dưới đáy của xã hội: “Mỉnh ngò khỏ pền thai/Tẩư lảng bấu mặt nhù/Pác tu bấu mặt kép”, dịch nghĩa: “Thân tôi khổ đến chết/Dưới sàn chẳng sợi rơm/Cửa nhà chẳng vỏ trấu”.

Trong thực tế, dưới thời phong kiến, đồng bào các dân tộc Việt Nam nói chung và đồng bào Tày, Nùng nói riêng phải thường xuyên chịu gánh nặng của nạn phu phen, tạp dịch của bộ máy phong kiến và thống trị thực dân. Trong Khảm hải, hình ảnh rùng rợn của tai họa đó hiện lên ngay từ khi người sa dạ, sa đồng nhận lệnh báo đi phu của quan trên: “Khôm lai lố khôm lai/Vằn thai ngợ cạ soác mỉnh thân/Tẻo tầư quan pắt mà hắt tở/Vằn vằn pây khảm hải hẩư quan”, dịch nghĩa: “Cay đắng lắm, cực nhục thay/Ngỡ chết đi là đời được yên/Lại bị quan bắt về làm tớ/Ngày ngày đi chèo thuyền qua biển cho quan”. Người sa dạ, sa đồng còn cố tìm cách từ chối khéo, nấn ná để mong được hoãn nhưng sống trong vòng kìm kẹp của bọn thống trị, họ không có con đường thoát, cho nên buộc lòng họ phải từ biệt vợ con lên đường: “Vằn pây chắc đảy tẻo rụ đai”, dịch nghĩa: “Hôm nay đi có còn trở lại hay không?”. Người ra đi quằn quại trong nỗi lo âu, đau khổ bao nhiêu thì những người ở lại – vợ con yếu ớt cũng chịu nỗi đau khổ, lo âu bấy nhiêu: “Mừ rại ủm lục ỷ thả rà/Mừ sla ủm lục va thả ngò”, dịch nghĩa: “Tay trái bế con nhỏ đợi chồng/Tay phải ôm con thơ còn dại”… 

Khảm hải đã vẽ lên thân phận bị đày ải cùng cực và bị rẻ rúng như bèo bọt của người phu thuyền, tượng trưng cho lớp người nghèo khổ nhất trong xã hội cũ. Những nhân vật sa dạ, sa đồng về cơ bản được xây dựng với nhiều chi tiết chân thực, rút ra từ cuộc sống thực. Nhưng vượt qua màn sương của hương khói, vượt ra ngoài khuôn khổ của lễ tiết cúng bái, hình tượng đó càng có tính chân thực sống động, do đó câu chuyện càng có giá trị nhân văn sâu xa.

Trải qua biết bao thế hệ, người Tày đã đúc kết và xây dựng cho mình một kho tàng văn học, nghệ thuật dân gian phong phú, đa dạng. Những tác phẩm, hình thức nghệ thuật của người Tày mang nội dung, giá trị tinh thần sâu sắc, hướng con người đến lẽ phải, lối sống đẹp, tích cực, nhân văn. 


 Thùy Linh



Nguồn

Cùng chủ đề

Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh tiếp xã giao đoàn đại biểu Hội đồng và Ban điều hành, Ban cố vấn của Mạng...

Trong khuôn khổ chương trình Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8 (APGN) năm 2024 tổ chức tại tỉnh Cao Bằng, chiều 7/9, đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn...

Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân dự khai giảng, tặng quà người dân vùng lũ tại Cao Bằng

Cùng đi có lãnh đạo một số bộ, Văn phòng Chủ tịch nước. Công trình Trường Mầm non Pác Bó là quà tặng của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tặng thiếu nhi xã Trường Hà. Khởi công xây dựng ngày 10/6, công trình hoàn thành vào ngày Quốc khánh 2/9. Công trình có tổng vốn đầu tư 15 tỷ đồng. Được xây dựng trên diện tích 1.800m2, công trình gồm 3 khu nhà 2 tầng, với...

Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 55

Sáng 6/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 55. Tham dự có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đại biểu các ban xây dựng Đảng Trung ương theo dõi Cao Bằng. Đồng chí Trần Hồng Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì. Hội nghị thực hiện công tác tổ chức cán bộ;...

Hội thảo khoa học “Nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thúc đẩy hình thành hệ sinh...

Sáng 6/9, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và Tỉnh đoàn thanh niên phối hợp, đồng chủ trì tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST), thúc đẩy hình thành hệ sinh thái KNĐMST trên địa bàn tỉnh Cao Bằng". Tham dự Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Trường Huy; Cục trưởng Cục Phát triển thị...

Khai mạc triển lãm tranh “Sắc màu non nước Cao Bằng”

Sáng 6/9, tại Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam, Trung tâm Văn hóa và Thông tin Du lịch tổ chức khai mạc triển lãm tranh “Sắc màu non nước Cao Bằng”. Tham dự có các đồng chí: Hà Nhật Lệ, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội...

Cùng tác giả

Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh tiếp xã giao đoàn đại biểu Hội đồng và Ban điều hành, Ban cố vấn của Mạng...

Trong khuôn khổ chương trình Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8 (APGN) năm 2024 tổ chức tại tỉnh Cao Bằng, chiều 7/9, đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn...

Hậu bão số 3 Yagi là lũ quét và sạt lở đất rình rập

Cơn bão mạnh nhất 30 năm qua ở các tỉnh Bắc Bộ Theo ông Phạm Đức Luận, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT), bão số 3 vào Bãi Cháy (tỉnh Quảng Ninh) với cường độ cấp 14, giật cấp 17; Bạch Long Vĩ (TP Hải Phòng) cấp 13, giật cấp 14.  “Đây là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Bắc Bộ”, ông Luận chia...

Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân dự khai giảng, tặng quà người dân vùng lũ tại Cao Bằng

Cùng đi có lãnh đạo một số bộ, Văn phòng Chủ tịch nước. Công trình Trường Mầm non Pác Bó là quà tặng của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tặng thiếu nhi xã Trường Hà. Khởi công xây dựng ngày 10/6, công trình hoàn thành vào ngày Quốc khánh 2/9. Công trình có tổng vốn đầu tư 15 tỷ đồng. Được xây dựng trên diện tích 1.800m2, công trình gồm 3 khu nhà 2 tầng, với...

Doanh nghiệp Việt Nam tăng cường giao thương, mở rộng kết nối hợp tác tại thị trường Quảng Tây, …

Tham dự Hội nghị giao thương kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Tây), về phía đại biểu Việt Nam có Lãnh đạo Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Chi nhánh thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh, Trung Quốc. Về phía đại biểu Trung Quốc có đại diện Lãnh đạo Sở Thương mại Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Ngân hàng Quế Lâm. Về phía doanh nghiệp có hơn 30 doanh...

Khi ngành công nghiệp ô tô “ho”, nước Đức “bị cúm”

Câu tuyên bố “khi ngành công nghiệp ô tô ho, nước Đức bị cúm” dường như đang mô tả chính xác tình hình hiện tại của Volkswagen – niềm tự hào của nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Dây chuyền sản xuất các mẫu xe Golf VIII và Tiguan của Volkswagen ở Wolfsburg (Đức). (Nguồn: Reuters) Ngành công nghiệp ô tô của Đức từng được cả thế giới công nhận vì những chiếc xe động cơ đốt trong chất lượng...

Cùng chuyên mục

Khai mạc triển lãm tranh “Sắc màu non nước Cao Bằng”

Sáng 6/9, tại Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam, Trung tâm Văn hóa và Thông tin Du lịch tổ chức khai mạc triển lãm tranh “Sắc màu non nước Cao Bằng”. Tham dự có các đồng chí: Hà Nhật Lệ, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội...

Chương trình ca nhạc và trình diễn thời trang “Dấu ấn Việt Bắc”

Tối 26/8, tại Nhà văn hóa tỉnh Bắc Kạn diễn ra Chương trình ca nhạc và trình diễn thời trang “Dấu ấn Việt Bắc”. Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Phạm Duy Hưng; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Văn Lưu; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; đông đảo nhân dân đến xem và cổ vũ. Chương trình ca nhạc đặc sắc và trình diễn thời trang với chủ đề “Dấu ấn Việt Bắc”, do...

Khai mạc Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

Ngày 25/8, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức khai mạc Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực Việt Bắc 2024. Ngày hội thu hút hơn 100 gian  hàng đến từ các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Các tỉnh trưng bày, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm nông...

2 thí sinh Cao Bằng tham dự Cuộc thi “Hướng dẫn viên du lịch tại điểm 6 tỉnh Việt Bắc” năm 2024

Chiều 24/8, tại tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, xã Trường Hà (Hà Quảng), Ban Tổ chức chương trình “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ XV - Bắc Kạn năm 2024 tổ chức cuộc thi “Hướng dẫn viên du lịch tại điểm 6 tỉnh Việt Bắc" năm 2024 với chủ đề “Trải nghiệm một vòng Việt Bắc”. Thí sinh Trần Thu Hà thuyết minh về điểm di tích hang Cốc Bó, tại Khu...

Nét đẹp trong văn hóa của dân tộc Sán Chỉ

 Cộng đồng người dân tộc Sán Chỉ ở Cao Bằng sinh sống chủ yếu ở hai huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm. Nền văn hóa dân tộc Sán Chỉ đậm đà bản sắc, được phản ánh qua hệ thống các lễ hội lâu đời, phong tục, tín ngưỡng, chuyện cổ tích, thơ ca, kiến trúc nhà ở, trang phục truyền thống… Cùng với sự biến thiên của thời gian, nền văn hóa của dân tộc Sán Chỉ ở Cao Bằng...

Tết rằm tháng Bảy ở Cao Bằng

Từ bao đời nay, cứ mỗi dịp Rằm tháng Bảy, mọi người, mọi nhà lại rộn ràng đón Tết. Đây là tết lớn thứ hai sau Tết Nguyên đán, một trong những phong tục tập quán thể hiện nét đẹp  văn hóa truyền thống của dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng. Ngay từ sáng sớm, tại các chợ trên địa bàn tỉnh, nhiều người dân đi chợ để mua vịt, nhu yếu phẩm, bún, hoa quả… để ăn Tết.  Ngày...

Chương trình giao lưu giữa đoàn phim “Đèn âm hồn” với tỉnh Cao Bằng

Sáng 9/8, tại Nhà văn hóa trung tâm tỉnh, Đoàn làm phim điện ảnh "Đèn âm hồn" của đạo diễn Hoàng Nam tổ chức chương trình giao lưu giữa đoàn làm phim với khán giả tỉnh Cao Bằng. Bộ phim ‘Đèn âm hồn” là một trong những sản phẩm tâm huyết được đạo diễn Hoàng Nam chắp bút cho phần kịch bản hướng đến sự tôn vinh nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc trong thế kỷ XIX,...

Chương trình văn nghệ chào mừng thành công Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc tỉnh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2024 –...

Tối2/8, tại Phố đi bộ Kim Đồng (Thành phố) diễn ra chương trình văn nghệ chào mừng thành công Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh Cao Bằng lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Chương trình do tập thể nghệ sĩ, diễn viên của đoàn nghệ tỉnh, câu lạc bộ văn hóa văn nghệ các xã, phường và đội văn nghệ tại các tổ, xóm trên địa bàn tỉnh biểu diễn gồm 16 tiết mục...

Những việc cần làm để bảo tồn hát Then, đàn tính

Hát Then, đàn tính (gọi tắt là Then tính) là loại hình dân ca đặc sắc nhất của Cao Bằng và một số tỉnh vùng Đông Bắc nước ta. Then tính là “đặc sản” của văn hóa dân gian Cao Bằng, có sức lan tỏa lớn trong không gian và thời gian. Với những giá trị độc đáo vốn có, Then tính góp phần hun đúc nên tâm hồn, tình cảm và ý chí khát vọng vươn lên xây...

Đám cưới của người Dao đỏ

Xã hội ngày càng phát triển, nhiều tục lệ của đồng bào các dân tộc mai một theo thời gian, nhưng những nghi lễ, nghi thức trong đám cưới cổ truyền vẫn được người Dao đỏ Cao Bằng lưu truyền để giáo dục cho con cháu.  Đám cưới của người Dao đỏ gồm nhiều nghi lễ phức tạp (tuỳ theo từng nhóm hoặc từng vùng mà có nghi lễ riêng). Nhưng nhìn chung hôn lễ đều tiến hành qua mấy...

Tin nổi bật

Tin mới nhất