Powered by Techcity

Giá trị nghệ thuật, bản sắc văn hóa trong trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc

Trong kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, trang phục là một trong những yếu tố hết sức quan trọng để cấu thành bản sắc văn hóa của mỗi cộng đồng, tộc người. Trang phục biểu hiện của phong tục, tập quán dân tộc, phản ánh đời sống lao động, những gia trị về mặt tâm linh, quan niệm của con người về thiên nhiên và vạn vật. Trang phục các dân tộc ít người được ví như một tác phẩm nghệ thuật ghi chép lại quá trình phát triển, cuộc sống của dân tộc…; là tổng thể của các hình thức nghệ thuật từ màu sắc, hoa văn, chất liệu, cách thể hiện…

Là tỉnh miền núi có trên 90% đồng bào dân tộc, trong đó, dân tộc thiểu số chiếm trên 50% dân số, những năm qua, Cao Bằng có nhiều giải pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc, trong đó có trang phục truyền thống. Từ nhiều năm nay, hầu hết các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS trên địa bàn tỉnh đã quy định học sinh phải có ít nhất một bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình. Đồng thời, phải mặc trang phục dân tộc vào ngày thứ Hai hằng tuần và mặc vào những ngày lễ, những sự kiện quan trọng của trường, ngành, địa phương; tổ chức cho học sinh trình diễn trang phục dân tộc, trao giải cho các học sinh mặc trang phục truyền thống đẹp để khuyến khích các em. Ngành văn hóa định kỳ tổ chức liên hoan, hội diễn văn hóa các dân tộc thiểu số, tổ chức các lễ hội xuân, trong đó có nội dung thi biểu diễn trang phục dân tộc… 

Trong mô hình Công viên địa chất Toàn cầu Non nước Cao Bằng đã triển khai các hoạt động bảo tồn các nghề truyền thống như: đan lát, thêu thùa, in hoa văn trên trang phục dân tộc… Đề án bảo tồn và phát huy giá trị trang phục của người Lô Lô ở Bảo Lạc; thêu, in hoa văn của người Dao Tiền, dệt thổ cẩm của người Tày (Hà Quảng)… Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh thành lập các nhóm giúp học sinh biết cách tự thêu thùa, kỹ thuật nhuộm vải, tạo phom dáng cho một bộ trang phục truyền thống… 

Nét đẹp trang phục phụ nữ dân tộc Dao Tiền.        Ảnh: Thế Vĩnh
Nét đẹp trang phục phụ nữ dân tộc Dao Tiền. Ảnh: Thế Vĩnh

Nhưng thực trạng chung hiện nay do sự phát triển nhanh của xã hội, sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc đã phần nào ảnh hưởng đến nhận thức và thị hiếu thẩm mỹ, đa số đồng bào các dân tộc thay đổi thói quen mặc trang phục truyền thống bằng bộ trang phục phổ thông, phổ biến là lớp trẻ. Trong các dịp Tết, lễ hội đồng bào mới mặc trang phục truyền thống nhưng được may bằng vải công nghiệp với nhiều chủng loại, hoa văn giống nhau bày bán trên thị trường. Trang phục truyền thống bị pha tạp nhiều cả về chất liệu và kiểu dáng, khó phân biệt trang phục của dân tộc nào; nhiều người cho rằng sự cầu kỳ, rườm rà trong các bộ trang phục truyền thống vừa gây bất tiện cho công việc, sinh hoạt, vừa tốn kém, trong khi đó những bộ trang phục bán sẵn khá tiện dụng, giá thành rẻ… Mặt khác, đồng bào các dân tộc làm ra chất liệu vải truyền thống nhưng không đủ sức cạnh tranh với hàng thổ cẩm hiện đang bán trên thị trường nên không mặn mà với nghề truyền thống; các nghệ nhân biết nghề dệt và may trang phục truyền thống ngày càng mai một…

Trước thực trạng trên, ngành văn hóa, thể thao và du lịch cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đồng bào các dân tộc thấy được giá trị văn hóa đặc sắc của bộ trang phục truyền thống, lòng tự hào dân tộc, trong đó, đặc biệt quan tâm đến thế hệ trẻ, con em đồng bào dân tộc. Các địa phương xây dựng trang web để giới thiệu, quảng bá về trang phục truyền thống gắn với giới thiệu, quảng bá văn hóa các dân tộc thiểu số; tiếp tục khuyến khích học sinh trường dân tộc nội trú, học sinh bán trú trong toàn tỉnh mặc trang phục 2 buổi/tuần. Các lễ hội truyền thống, các nghi lễ cổ truyền của dân tộc cần khuyến khích người dân bản địa mặc những trang phục truyền thống, coi đây là một trong những tiêu chí để đánh giá thôn, bản văn hóa, đưa vào hương ước của làng, xã, gia đình, dòng họ và cộng đồng… 

Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành chức năng, địa phương tích cực tổ chức các gian hàng ở phiên chợ nơi có danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa, qua đó khuyến khích đồng bào mặc trang phục truyền thống gắn với phát triển du lịch; tạo không gian, môi trường văn hóa cho đồng bào các dân tộc có dịp trưng diện những bộ trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Cần quy hoạch vùng nguyên liệu và tổ chức sản xuất cho các làng nghề dệt truyền thống, thêu thủ công; phải có các đơn vị cung cấp vải sợi, thuốc nhuộm, chỉ thêu và công cụ hỗ trợ cho làng nghề; có chính sách đãi ngộ, tôn vinh thỏa đáng đối với những nghệ nhân, thợ giỏi giúp họ yên tâm gắn bó với nghề. Tăng cường mở các lớp dạy nghề truyền thống về thổ cẩm, may thêu váy áo cho đồng bào, trong đó, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, các cấp đóng vai trò quan trọng vì họ là người tiếp nối các giá trị văn hóa đích thực của cộng đồng, gia đình, dòng họ, không chỉ để đáp ứng nhu cầu của bản thân, gia đình mà còn có nhiệm vụ bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, trong đó có bộ trang phục truyền thống, góp phần vào sự phát triển văn hóa của các dân tộc theo tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.               


  Việt Hùng 



Nguồn

Cùng chủ đề

Trùng Khánh giữ gìn và bảo tồn các làn điệu dân ca

Công tác giữ gìn và bảo tồn các làn điệu dân ca tại huyện Trùng Khánh được quan tâm, có nhiều khởi sắc, góp phần bảo tồn, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Phó Chủ tịch UBND huyện Trùng Khánh Chu Thị Vinh cho biết: Hằng năm, huyện xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức các cuộc thi dân ca, hoạt động...

Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 65

Chiều 22/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 65. Đồng chí Quản Minh Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì. Tham dự có đại biểu các ban xây dựng Đảng Trung ương theo dõi Cao Bằng; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy và một số sở, ngành.  Hội nghị thực hiện công tác tổ chức cán bộ. Các đại biểu thảo luận,...

Lễ kỷ niệm 60 năm Báo Tuyên Quang xuất bản số đầu tiên (3/2/1965 – 3/2/2025)

Ngày 22/2, Báo Tuyên Quang tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm xuất bản số đầu tiên (3/2/1965 - 3/2/2025).  Tham dự có các đồng chí: Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy...

Hội nghị Ủy ban Công tác liên hợp lần thứ 16 giữa 4 tỉnh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng...

Chiều 21/2, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh diễn ra Hội nghị lần thứ 16 Ủy ban Công tác liên hợp (CTLH) giữa các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc). Hội nghị do Chủ tịch Ủy ban CTLH song phương gồm 4 đồng chí Phó Chủ tịch UBND 4 tỉnh của Việt Nam và Phó Chủ tịch Khu tự trị dân...

Chương trình Gặp gỡ đầu xuân năm 2025 giữa Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang (Việt Nam) và...

Sáng 21/2, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) diễn ra chương trình Gặp gỡ đầu xuân năm 2025 giữa Bí thư Tỉnh ủy 4 tỉnh biên giới: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang (Việt Nam) và Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc). Tham dự về phía Việt Nam có các đồng chí: Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám...

Cùng tác giả

Trùng Khánh giữ gìn và bảo tồn các làn điệu dân ca

Công tác giữ gìn và bảo tồn các làn điệu dân ca tại huyện Trùng Khánh được quan tâm, có nhiều khởi sắc, góp phần bảo tồn, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Phó Chủ tịch UBND huyện Trùng Khánh Chu Thị Vinh cho biết: Hằng năm, huyện xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức các cuộc thi dân ca, hoạt động...

Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 65

Chiều 22/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 65. Đồng chí Quản Minh Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì. Tham dự có đại biểu các ban xây dựng Đảng Trung ương theo dõi Cao Bằng; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy và một số sở, ngành.  Hội nghị thực hiện công tác tổ chức cán bộ. Các đại biểu thảo luận,...

Lễ kỷ niệm 60 năm Báo Tuyên Quang xuất bản số đầu tiên (3/2/1965 – 3/2/2025)

Ngày 22/2, Báo Tuyên Quang tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm xuất bản số đầu tiên (3/2/1965 - 3/2/2025).  Tham dự có các đồng chí: Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy...

UBND thành phố Cao Bằng họp phiên thường kỳ tháng 2/2025

Chiều 19/2, UBND thành phố Cao Bằng tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 2/2025, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 2, triển khai phương hướng nhiệm vụ tháng 3/2025. ...

Điện lực Cao Bằng đẩy mạnh chuyển đổi số, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ

Thời gian qua, Công ty Điện lực Cao Bằng đã từng bước triển khai và đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ khách hàng. Qua đó, chất lượng cung cấp dịch vụ điện ngày càng nâng cao, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng sử dụng điện. ...

Cùng chuyên mục

Trùng Khánh giữ gìn và bảo tồn các làn điệu dân ca

Công tác giữ gìn và bảo tồn các làn điệu dân ca tại huyện Trùng Khánh được quan tâm, có nhiều khởi sắc, góp phần bảo tồn, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Phó Chủ tịch UBND huyện Trùng Khánh Chu Thị Vinh cho biết: Hằng năm, huyện xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức các cuộc thi dân ca, hoạt động...

Nét đẹp trò chơi dân gian trong lễ hội đầu xuân

Mỗi dịp xuân về, các trò chơi dân gian, thể thao truyền thống tại các lễ hội lại thu hút đông đảo người dân tham gia, cùng gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống, tạo nên không gian hội xuân đầy màu sắc và ý nghĩa. Bên cạnh các nghi lễ rước, tế thần, phần hội với những trò chơi dân gian luôn được mọi người mong chờ. Những trò chơi này không chỉ mang lại không khí vui...

Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc và lễ hội chọi bò huyện Bảo Lâm năm 2025

Tối 16/2, UBND huyện Bảo Lâm tổ chức khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc và Lễ hội chọi bò huyện Bảo Lâm năm 2025. Tham dự có đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Công an tỉnh, một số sở, ban, ngành; các huyện: Hòa An, Quảng Hòa, Hạ Lang Bảo Lạc và Thành phố; Bắc Mê; Mèo Vạc (Hà Giảng); Na Hang (Tuyên Quang); Pác Nặm (Bắc Kạn);...

Tăng cường bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số

Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh có Công văn số 327/UBND-VX, ngày 12/2/2025 về việc tăng cường công tác bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Thực hiện Quyết định số 209/QĐ-BVHTTDL ngày 18/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong...

Lễ hội Đền Kỳ Sầm

Tối 6/2 (tức ngày mùng 9 tháng Giêng), xã Vĩnh Quang (Thành phố) tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Kỳ Sầm. Tham dự có các đồng chí: Quản Minh Cường, Bí thư Tỉnh ủy; Trịnh Trường Huy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ; lãnh đạo các sở, ban, ngành và Thành phố. Đền Kỳ Sầm được xây dựng từ thời nhà Lý, thờ nhân vật lịch sử, danh tướng Nùng Trí Cao...

Khai hội Chùa Đà Quận

Tối 5/2 (tức mùng 8 tháng Giêng âm lịch), tại xóm Đà Quận, xã Hưng Đạo (Thành phố), diễn ra Lễ hội Chùa Đà Quận. Chùa Đà Quận - Viên Minh là một trong ba ngôi chùa cổ nhất Cao Bằng, chùa thờ Đà Quận công Mạc Ngọc Liễn, một danh tướng của nhà Mạc. Tương truyền chùa được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông (1138 - 1175) trên một gò đất có biểu tượng con rồng, có...

Cây nêu ngày tết – Báo Cao Bằng điện tử

Sắc xuân miền biên viễn từ xưa tới nay đều được khắc họa bởi những điều bình dị, dân dã “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Ở các bản làng vùng cao người Tày, sắc màu cây nêu ngày Tết được coi là linh vật giữ nhà, giữ bản, là điểm tựa tinh thần, nơi gửi gắm mong ước một năm an khang, thịnh vượng của bà con. Theo quan niệm của người...

Sắc đỏ trong ngày tết của người Tày, Nùng

Trong tín ngưỡng dân gian của đồng bào Tày, Nùng, màu đỏ được xem như vị thần may mắn đem lại bình an và hạnh phúc cho tất cả mọi người. Vì vậy, trên khắp các bản làng vùng cao vào mỗi dịp tết đến, xuân về, sắc đỏ rực rỡ ngập tràn khắp muôn nơi tạo nên bản sắc văn hóa riêng biệt, đồng thời, thể hiện niềm tin vào một năm mới với những điều tốt đẹp...

Giữ gìn và làm mới Tết Nguyên đán

Những giá trị truyền thống của Tết Nguyên đán tạo thành nét đẹp riêng, mang bản sắc văn hóa của dân tộc mà không ngày lễ nào trong năm có thể thay thế được. Trong xu thế cuộc sống hiện đại, mỗi người, nhất là giới trẻ có nhiều cách giữ gìn và làm mới tết, tạo nên những điều mới mẻ và một hành trình đón xuân nhiều cảm xúc.  Giữ gìn giá trị truyền thống Tết không chỉ thể...

Để mạch nguồn văn hóa chảy mãi

Trải qua những thăng trầm của thời gian, văn hóa vẫn luôn là nền tảng tinh thần to lớn trong đời sống xã hội. Để mạch nguồn văn hóa không ngừng chảy, đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh đã và đang nỗ lực gìn giữ, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống để lưu truyền cho thế hệ sau cũng như nghiên cứu, bổ sung thêm những giá trị mới. Lưu giữ truyền thống Cao Bằng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất