Powered by Techcity

Gia đình văn hóa – hạt nhân xóa bỏ tập tục lạc hậu vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Việc khuyến khích người dân lưu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống, xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu, vai trò của những gia đình văn hóa trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số rất quan trọng.

Xóm Khuổi Chủ, xã Thượng Hà (Bảo Lạc) là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Sán Chỉ. Trước đây, người Sán Chỉ có quan niệm trọng nam khinh nữ, những cô gái khi làm dâu trong nhà người Sán Chỉ phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định, phép tắc như không được ngồi cùng mâm, uống chung ấm trà với bố chồng. Bên cạnh đó, họ còn tần tảo với công việc gia đình từ sáng đến tối mịt. Những tập quán này truyền qua nhiều đời, khiến người phụ nữ tự ti và mất đi vị thế trong gia đình và xã hội.

Chị Phón Thị Chằm (sinh năm 1991), xóm Khuổi Chủ chia sẻ: Nhận thấy rõ những quan niệm, hủ tục ngày càng trói buộc phụ nữ dân tộc thiểu số, ngay từ khi lập gia đình, tôi từng bước thay đổi cách nghĩ, nếp sống, quan điểm trong chính gia đình mình. Trong bữa cơm gia đình hoặc đi làm, tôi thường xuyên chia sẻ với các thành viên những câu chuyện gần gũi về hạnh phúc, sự bình đẳng giữa nam nữ và hậu quả của các hủ tục lạc hậu. Khi gia đình loại bỏ được những suy nghĩ lạc hậu, cùng với việc tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên kinh tế gia đình tôi khá đầy đủ, hai con được đi học. Tôi rất tự hào vì chồng tôi biết quan tâm, chăm lo cho gia đình, ngoài thời gian lao động trên nương, anh phụ giúp việc nhà, tạo điều kiện cho tôi tham gia các hoạt động đoàn thể. 

Gia đình chị Phón Thị Chằm, xóm Khuổi Chủ, xã Thượng Hà (Bảo Lạc).
Gia đình chị Phón Thị Chằm, xóm Khuổi Chủ, xã Thượng Hà (Bảo Lạc).

Gia đình anh chị Quan Thị Vui (sinh năm 1981) và Hứa Văn Thủy (sinh năm 1977) là gia đình tiêu biểu ở xóm Khau Dề, xã Thái Sơn (Bảo Lâm). Hai anh chị là giáo viên Trường Tiểu học Bản Là, xã Thái Sơn. Kết hôn gần 20 năm, anh chị có con gái lớn đang học Trường Đại học Sư phạm, con gái thứ 2 học lớp 10.  

Là một trong số ít gia đình là người Tày, Nùng sinh sống trong vùng đồng bào Mông, những năm qua, gia đình anh Thủy, chị Vui là hình mẫu để đồng bào Mông học tập và làm theo trong việc nuôi dạy con, phát triển kinh tế, đi đầu về công tác tuyên truyền người dân xóa bỏ các tập tục lạc hậu.
Chị Vui cho biết: Trước đây, đồng bào Mông ở Khau Dề có những tập tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang, đặc biệt là tình trạng tảo hôn. Vì vậy, sau những giờ lên lớp, tôi thường xuyên nói chuyện và khuyến khích bà con tạo điều kiện cho con em đến tuổi được đi học, không lấy vợ, lấy chồng sớm. Gia đình tôi là những người đầu tiên ở Khau Dề thực hiện sinh đẻ có kế hoạch. Sinh hai con gái, vợ chồng tôi dừng lại để nuôi dạy con ăn học cho tốt…

Anh Hứa Văn Thủy hiện là Bí thư Chi bộ xóm Khau Dề. Thời gian qua, anh cùng chính quyền các cấp, lực lượng chức năng tăng cường tuyên truyền để đồng bào Mông ở Khau Dề không nghe, không làm theo tổ chức bất hợp pháp Dương Văn Mình; tập trung phát triển kinh tế; tin tưởng vào chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước…

Để xóa bỏ dần tập tục lạc hậu, tình trạng bạo lực trong những gia đình vùng cao nói riêng và toàn tỉnh nói chung, thời gian tới, ngành văn hóa tỉnh tiếp tục ban hành các văn bản về thực hiện tốt công tác gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình, chống xâm hại trẻ em; lồng ghép nội dung tuyên truyền về giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình vào các hoạt động của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình các cấp.

Đến nay, tình trạng bạo lực gia đình, trọng nam, khinh nữ, phân biệt đối xử trong gia đình trên địa bàn tỉnh giảm rõ rệt, số vụ bạo lực gia đình giảm dần qua các năm (năm 2021 có 67 vụ, năm 2022 giảm còn 52 vụ); tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa tăng từ 85% năm 2021 lên 88% năm 2022…


 Đăng Hiếu



Nguồn

Cùng chủ đề

Hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn...

Sáng 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013 - 2023. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết nối trực tuyến với 63 tỉnh, Thành phố. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự chỉ đạo. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó...

Nâng cao chất lượng tuyên truyền nhiệm vụ quốc phòng – quân sự địa phương trên địa bàn Quân khu 1

Tại Hội nghị sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền nhiệm vụ quốc phòng - quân sự địa phương (QP-QSĐP) giữa Cục Chính trị Quân khu 1 với các cơ quan báo, đài phát thanh - truyền hình (PT-TH) các tỉnh trên địa bàn, giai đoạn 2022 - 2024, được tổ chức sáng 25/10 tại tỉnh Bắc Giang, Báo Cao Bằng được Bộ Tư lệnh Quân khu 1 tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong thực...

Mở rộng thị trường cho nông sản địa phương

Sau nhiều năm nỗ lực hỗ trợ sản xuất, xúc tiến thương mại, các mặt hàng nông sản của nhiều địa phương trong tỉnh ngày càng đa dạng và mở rộng thị trường. Nhiều cửa hàng, siêu thị, hệ thống phân phối trở thành điểm kết nối để đưa nông sản đến với người tiêu dùng. Cùng với kênh tiêu thụ truyền thống, các cơ sở sản xuất, hộ gia đình tăng cường giới thiệu sản phẩm trên sàn...

Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch bền vững

Thực hiện nội dung đột phá về phát triển du lịch bền vững, giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh bảo tồn làng nghề thủ công truyền thống gắn với phát triển du lịch bền vững. Qua đó, đóng góp tích cực vào công tác quảng bá, xúc tiến du lịch...

Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ Cao Bằng 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai

Sáng 24/10, Đoàn công tác của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV) do đồng chí Cao Anh Minh, Tổng Giám đốc làm trưởng đoàn đến trao kinh phí ủng hộ người dân tỉnh Cao Bằng khắc phục thiệt hại do bão số 3 vừa qua. Tiếp đón đoàn có đồng chí Vũ Đình Quang, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; lãnh đạo Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. Phát biểu tại...

Cùng tác giả

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh

Chiều 26/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Tổ về kinh tế, xã hội, ngân sách, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, tình hình thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, dự án Luật Điện lực (sửa đổi)… Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên họp tổ tại Tổ 13 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hậu Giang, Đắk Lắk). Xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng kéo dài Vấn...

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể

Trong hai ngày 24 - 25/10, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Công ty cổ phần Đào tạo tư vấn Thăng Long tổ chức lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. ...

Hội nghị báo viên thường kỳ tháng 10/2024

Sáng 25/10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị báo cáo viên thường kỳ tháng 10/2024 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 207 điểm cầu trên toàn tỉnh với hơn 5.600 đại biểu tham dự. Đồng chí Bế Thanh Tịnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy...

Đoàn công tác tỉnh Long An trao hỗ trợ cho người dân huyện Bảo Lâm khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Ngày 24/10, đoàn công tác của tỉnh Long An do đồng chí Mai Văn Nhiều, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến trao kinh phí hỗ trợ xây dựng trường học và hỗ trợ các hộ gia đình bị thiệt hại do bão số 3 tại huyện Bảo Lâm....

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Cần ráo riết thực hiện mục tiêu trường ra trường, lớp ra lớp

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội nghị – Ảnh: MOET Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhắc đến truyền thống trọng học, hiếu học, truyền thống văn hiến. Theo ông, những giá trị truyền thống này là có thực và rất đáng tự hào, thể hiện ở nhiều yếu tố, như số người đi học, tinh thần học tập, việc tôn sư trọng đạo… Nhưng một đất nước trọng học và hiếu học...

Cùng chuyên mục

Đặc sắc trang phục dân tộc Mông

Mỗi dân tộc đều có những trang phục truyền thống mang bản sắc riêng, là sản phẩm “ngôn ngữ” phản ánh tư duy thẩm mỹ và nghệ thuật sáng tạo phong phú, biểu đạt cho giá trị di sản văn hóa truyền thống. Thông qua trang phục đắc sắc, với những dấu ấn riêng biệt, cộng đồng dân tộc Mông tự hào góp phần tô thắm thêm sắc màu của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Cộng đồng dân...

Thêm yêu quê hương và khát vọng cống hiến từ tấm gương tiền bối cách mạng tiêu biểu Hoàng Đình Giong

Cao Bằng - mảnh đất địa đầu Tổ quốc giàu truyền thống cách mạng đã tôi luyện và hun đúc nên những con người có lối sống mộc mạc, cần cù, kiên cường, gan dạ, sẵn sàng hy sinh vì đất nước và luôn hướng về nguồn cội. Bởi vậy, suốt chiều dài hơn 4.000 lịch sử của dân tộc, mảnh đất biên cương xa xôi này thời nào cũng có những anh hùng, danh tướng, hiền tài… đóng...

Đồng Loan bảo tồn giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch

Tại xã Đồng Loan (Hạ Lang), các làn điệu dân ca, trang phục truyền thống và ẩm thực địa phương vẫn vẹn nguyên các giá trị tốt đẹp. Đây là điều kiện quan trọng để bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống gắn với phát triển du lịch. Đồng Loan là xã biên giới có 5 xóm với 310 hộ, gồm 2 dân tộc Tày, Nùng đoàn kết chung sống. Trên địa bàn xã có di tích Động Dơi...

Hát giao duyên – Nét đẹp của dân tộc Tày, Nùng

Cao Bằng có 8 dân tộc cùng sinh sống như: Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Lô Lô, Sán Chỉ, Hoa... Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng rất đặc sắc tạo nên một rừng hoa đa sắc màu. Tạo hóa đã ưu ái cho Cao Bằng cảnh đẹp vừa hùng vĩ, vừa nên thơ làm say đắm lòng người, chính mảnh đất hữu tình đó đã là sự khơi nguồn cho những làn điều dân ca say...

Lày cỏ – từ trò chơi dân gian trở thành môn thể thao trí tuệ

“Lày cỏ” là trò chơi dân gian của các dân tộc xuất hiện lâu đời trong văn hóa dân gian của người Tày, Nùng. Trải qua thời gian, dần dần lày cỏ trở nên phổ biến hơn, được đưa vào các cuộc thi tại lễ hội xuân, các cuộc giao lưu, môn thi đấu trong các hội thi thể thao. “Lày cỏ” hoặc “sai mạ” là một hoạt động giao lưu trong những dịp lễ, tết, ngày vui của người...

Người cao tuổi giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Với mong muốn phát huy những nét đẹp bản sắc văn hóa của dân tộc đang dần bị mai một trong cuộc sống hiện đại, nhiều người cao tuổi trong tỉnh luôn cần mẫn cống hiến, gìn giữ và trao truyền cho thế hệ sau các giá trị tinh thần và vốn văn hóa quý báu của dân tộc mình. Cao Bằng là mảnh đất giàu bản sắc văn hóa với 95% dân số là người dân tộc thiểu số,...

Hát lượn Phong slư – Làn điệu dân ca của người Tày

Cao Bằng là tỉnh biên giới Đông Bắc, với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và di tích lịch sử văn hóa giá trị, nơi đây có hơn 95% dân số là người dân tộc thiểu số cùng chung sống như: Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô... Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa độc đáo riêng. Trong đó, nổi bật là hát lượn - một làn điệu dân ca giao duyên của người Tày....

Kỹ thuật in hoa văn sáp ong của người Mông hoa

Ở Cao Bằng người Mông gồm có ba ngành: Mông trắng, Mông hoa và Mông đen cư trú tại các xã: Sóc Hà, Đa Thông (Hà Quảng), Dân Chủ (Hòa An), Quảng Lâm (Bảo Lâm). Việc phân biệt các ngành người Mông chủ yếu dựa trên trang phục phụ nữ, phụ nữ Mông trắng sử dụng váy lanh màu trắng, phụ nữ Mông đen sử dụng váy lanh nhuộm chàm, phụ nữ Mông hoa sử dụng váy in hoa...

Nét văn hóa trong nông cụ truyền thống của người Tày, Nùng

Trước đây, khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, mọi dụng cụ lao động truyền thống phục vụ sản xuất, sinh hoạt được người Tày, Nùng khéo léo làm ra từ những nguyên liệu mộc mạc, có sẵn. Đến nay, nhiều vật dụng vẫn tồn tại và được lưu giữ, tạo nên nét đặc sắc văn hóa của địa phương. Văn hóa sinh hoạt của người Tày, Nùng rất đa dang, phong phú. Trong quá trình lao động và...

Khai mạc triển lãm tranh “Sắc màu non nước Cao Bằng”

Sáng 6/9, tại Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam, Trung tâm Văn hóa và Thông tin Du lịch tổ chức khai mạc triển lãm tranh “Sắc màu non nước Cao Bằng”. Tham dự có các đồng chí: Hà Nhật Lệ, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội...

Tin nổi bật

Tin mới nhất