Powered by Techcity

Đồng Loan bảo tồn giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch


Tại xã Đồng Loan (Hạ Lang), các làn điệu dân ca, trang phục truyền thống và ẩm thực địa phương vẫn vẹn nguyên các giá trị tốt đẹp. Đây là điều kiện quan trọng để bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống gắn với phát triển du lịch.

Đồng Loan là xã biên giới có 5 xóm với 310 hộ, gồm 2 dân tộc Tày, Nùng đoàn kết chung sống. Trên địa bàn xã có di tích Động Dơi được công nhận là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia năm 2014, Động Dơi được bảo vệ và phát huy giá trị trong phát triển du lịch; đền thờ Tô Thị Hoạn được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2011 – nơi thờ nàng Tô Thị Hoạn, cung phi thời Lê, một dị bản của nàng Tô Thị – đá vọng phu, bà là biểu tượng cho tấm lòng thủy chung, son sắt của người phụ nữ Việt Nam; làng du lịch cộng đồng xóm Đồng Tâm hiện đang xây dựng loại hình dịch vụ du lịch homestay.

Nét đặc sắc của xã Đồng Loan không phải nơi nào cũng có được, đó chính là không gian lưu trữ những làn điệu hát Then, đàn tính, phong slư, nàng ới, lượn, hát đối đáp… mượt mà, đằm thắm. Những đêm Then, những tiếng hát lượn, phong slư của đồng bào Tày, Nùng nơi đây thường được hát bên bếp lửa nhà sàn, bên bờ sông hay giữa ruộng vào các dịp lễ, tết, hội Lồng tồng… Âm điệu, tiết tấu ngân nga của các làn điệu khi dìu dặt, tha thiết, lúc vui tươi, rộn ràng, dồn dập như thể hiện tâm tư, tình cảm của người hát và người nghe, tạo cảm giác bâng khuâng, lưu luyến của du khách khi đến Hạ Lang.

Để phát huy các làn điệu dân ca, hiện nay trên địa bàn xã có 3 câu lạc bộ hát Then – đàn tính tại các xóm: Đồng Tâm, Đồng Tiến, Bản Thuộc được thành lập. Từ niềm đam mê với đàn tính và làn điệu Then, các câu lạc bộ thường xuyên luyện tập và biểu diễn tại các cuộc thi do huyện tổ chức, giao lưu văn hóa, văn nghệ nhằm lưu giữ các làn điệu dân ca của địa phương và phục vụ khách du lịch.

Cùng với sự giao lưu, tiếp biến trong văn hóa, trang phục luôn là một yếu tố quan trọng được lưu giữ, truyền bá, góp phần làm nên bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc. Nơi đây, trang phục dân tộc Tày, Nùng là chủ yếu, đó là chiếc áo dài nhuộm chàm thuần túy được cắt may tỉ mỉ, thể hiện tính cách giản dị, đôn hậu của người phụ nữ. Để phát huy các giá trị văn hóa, Chi hội Bảo tồn dân ca các dân tộc xã được thành lập. Hằng năm, chính quyền địa phương và nhân dân thường xuyên tham gia tuyên truyền cho các thế hệ trẻ về trang phục truyền thống của dân tộc mình, khuyến khích mặc trang phục dân tộc trong các dịp đặc biệt, dịp đầu xuân năm mới (Lễ hội chùa Sùng Phúc, Lễ hội xuân khu vực Bằng Ca, Lễ hội Lồng tồng…) nhằm lưu giữ và phát huy giá trị truyền thống hiệu quả, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho quần chúng nhân dân.

Lớp học hát Then - đàn tính xã Đồng Loan (Hạ Lang).
Lớp học hát Then – đàn tính xã Đồng Loan (Hạ Lang).

Trong văn hóa ẩm thực, các món ăn của người Tày, Nùng ở địa phương không thể thiếu các loại gia vị như: thịt xào với gừng, tỏi, hành, lá mác mật; cua, ếch, lươn xào với nghệ, lá lốt, tía tô; đỗ mèo xào tỏi… Vào dịp Tết Nguyên đán, các gia đình tổ chức mổ lợn, thịt gà thiến, gói bánh chưng, làm bánh khảo, bánh chè lam, khẩu sli, thúc théc… Tết Thanh Minh có món xôi nhiều màu, măng nhồi thịt hấp, măng nhồi thịt rán, đậu phụ nhồi thịt… Tết Đoan ngọ không thể thiếu món bún, thịt vịt, bánh gio, bánh gai. Món ăn đặc trưng của địa phương là các món thịt chế biến khô như thủ lợn khô, lạp sườn. Bên cạnh các món ăn, đồ uống của người dân cũng khá phong phú, như lá vối, chè đắng, trà hoa vàng… Tất cả đều là những giá trị, tiềm năng cho phát triển du lịch tại địa phương. 

Các di sản văn hóa của địa phương đều là tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế, du lịch, quảng bá hình ảnh quê hương, con người Cao Bằng. Hiện nay, sự hội nhập và phát triển đất nước dẫn đến các giá trị văn hóa truyền thống đang có nguy cơ bị mai một, chưa khai thác hiệu quả để gắn với phát triển du lịch tại địa phương. Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch trên địa bàn, cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục tập trung phát triển kinh tế – xã hội, du lịch, giảm nghèo bền vững, trong đó tập trung thực hiện các chương trình trọng tâm, đột phá; kêu gọi đầu tư, xã hội hóa, ưu tiên các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Tiếp tục quan tâm đào tạo, tập huấn cho các nghệ nhân, câu lạc bộ hát Then – đàn tính bài bản, chuyên nghiệp; tuyên truyền, vận động nhân dân giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa; mở lớp truyền dạy dân ca, quảng bá dân ca gắn với các tour du lịch giữa các vùng, miền.

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa với phát triển du lịch tại xã Đồng Loan có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay, nhất là giáo dục cho thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc, đồng thời là phương tiện để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, con người Cao Bằng đến với du khách trong và ngoài nước, đặc biệt là đề xuất các giải pháp trong bảo tồn giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch.


 Lục Thị Thúy Dung





Nguồn: https://baocaobang.vn/dong-loan-bao-ton-gia-tri-van-hoa-gan-voi-phat-trien-du-lich-3172902.html

Cùng chủ đề

Nỗ lực phục hồi du lịch sau bão số 3

Mưa lũ do hoàn lưu cơn bão số 3 (Yagi) vào tháng 9/2024 ảnh hưởng nặng nề đến hạ tầng giao thông và điều kiện an toàn của các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.  Đến nay, du lịch của tỉnh đã và đang khôi phục hiệu quả các hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế, thu hút và đón khách trở lại. Du lịch thiệt hại nặng sau bão số 3 Theo thống kê của Sở...

Khối thi đua các cơ quan Đảng tỉnh chúc mừng Trường Chính trị Hoàng Đình Giong nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Ngày 20/11, Khối thi đua các cơ quan Đảng tỉnh gồm: Ban Tuyên giáo, Ban Tổ chức, Ban Dân vận, Ủy ban Kiểm tra, Ban Nội chính, Văn phòng Tỉnh ủy, Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, Báo Cao Bằng chúc mừng Trường Chính trị Hoàng Đình Giong nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024). Thời gian qua, Trường Chính trị Hoàng Đình Giong đã nỗ lực hoàn thành tốt...

Họp giao ban đánh giá tình hình thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh (lần...

Sáng 20/11, đồng chí Hoàng Văn Thạch, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp giao ban kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) theo hình thức đối tác công tư (giai đoạn 1) từ ngày 9 - 19/11/2024. Tham dự có lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; một số sở, ban, ngành liên quan;...

Trường THPT Chuyên kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Hòa chung trong không khí tưng bừng, phấn khởi của các thế hệ giáo viên và học sinh trên cả nước, ngày 20/11, Trường THPT Chuyên tổ chức chương trình kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); sơ kết thi đua đợt 1 năm học 2024 - 2025. Tham dự có đồng chí Hà Nhật Lệ, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh; cán bộ,...

Cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án cải tạo, nâng cấp đường Chu Trinh – Hồng Nam

Dự án cải tạo, nâng cấp đường Chu Trinh (Thành phố) - Hồng Nam (Hòa An) được UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tại Quyết định số 895/QĐ-UBND ngày 30/5/2021; phê duyệt điều chỉnh dự án (lần 2) tại Quyết định số 1754/QĐ-UBND ngày 14/12/2023 với chiều dài gần 14 km, tổng mức đầu tư 120 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2021 - 2024. Sau gần 1 năm triển khai thi công...

Cùng tác giả

Giao ban đánh giá tiến độ triển khai dự án cao tốc Đồng Đăng

Sáng 20/11, đồng chí Hoàng Văn Thạch, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp giao ban giữa UBND tỉnh với các sở, ban, ngành, địa phương, đánh giá tình hình, tiến độ thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh giai đoạn 1 trên địa phận...

Giải ngân đầu tư công chạy đua với thời gian

Chỉ còn hơn 2 tháng để tập trung giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, trong khi nguồn lực cần phải giải ngân rất lớn. Giờ là lúc các bộ, ngành, địa phương phải chạy đua với thời gian. Để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, hàng loạt giải pháp đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh Chạy đua với thời gian Vào ngày làm việc cuối cùng của tuần trước, Phó thủ...

Từ xe Cub làm nên chai nước mắm xịt và đắt… ‘như nước hoa’

Người đàn ông Pháp khiến nhiều người bất ngờ khi sáng lập nên một thương hiệu nước mắm Việt Nam độc lạ của riêng mình, còn được biết tới với tên gọi nước mắm chú Ben. Ông Benoit Chaigneau (phải) và đầu bếp David Toutain 2 sao Michelin ở Paris với công thức nước mắm do ông Benoit sáng tạo nên Honda Cub cũ và “hành trình nước mắm” PV: Cảm ơn ông Benoit Chaigneau đã dành thời gian cho Báo Thanh...

Nỗ lực phục hồi du lịch sau bão số 3

Mưa lũ do hoàn lưu cơn bão số 3 (Yagi) vào tháng 9/2024 ảnh hưởng nặng nề đến hạ tầng giao thông và điều kiện an toàn của các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.  Đến nay, du lịch của tỉnh đã và đang khôi phục hiệu quả các hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế, thu hút và đón khách trở lại. Du lịch thiệt hại nặng sau bão số 3 Theo thống kê của Sở...

Hội nghị lấy ý kiến đóng góp dự thảo nghị quyết quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh

Chiều 19/11, Sở Y tế tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo Nghị quyết quy định giá cụ thể dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với các cơ sở khám, chữa bệnh của nhà nước trên địa bàn tỉnh. Tham dự hội nghị có lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh, các sở,...

Cùng chuyên mục

Cao Bằng tham gia Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII

Từ ngày 16 - 18/11, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024. Tham gia liên hoan có hơn 400 diễn viên, nghệ nhân quần chúng là đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Thái đang sinh sống, học tập, làm việc tại các tỉnh, thành phố: Cao...

Quan tâm bảo tồn cây di sản

Không chỉ mang giá trị về lịch sử, văn hóa, cây di sản còn là niềm tự hào của nhân dân mỗi địa phương. Vì vậy, công tác bảo tồn, phát huy giá trị cây di sản được các địa phương trong tỉnh chú trọng thực hiện. “Báu vật” của xóm làng Cách thành phố Cao Bằng 33 km về hướng Bắc thuộc địa phận xóm Bó Dường, xã Vân Trình tiếp giáp xã Lê Lai (Thạch An) có một cánh...

Gần 2.000 lượt tham quan triển lãm “Lịch sử tỉnh Cao Bằng qua tài liệu lưu trữ”

Triển lãm "Lịch sử tỉnh Cao Bằng qua tài liệu lưu trữ" tại Bảo tàng tỉnh do Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ tổ chức diễn ra từ ngày 1/10 - 31/10, được công chúng đón nhận và đánh giá với những kết quả tích cực. Đến nay, triển lãm thu hút gần 2.000 lượt công chúng, học sinh các trường học trong tỉnh đến tham quan,...

Hai cuốn sách mới tô thắm truyền thống vẻ vang của quê hương non nước Cao Bằng

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông kịp thời ban hành hai cuốn sách mới “Những người con Cao Bằng với cách mạng Lào”, “Chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn” do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh sưu tầm, biên soạn trên cơ sở đề tài nghiên cứu và các cuộc hội thảo khoa học được triển khai năm...

Khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI

Sáng 2/11, tại tỉnh Lạng Sơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc khu vực Đông Bắc lần thứ XI, năm 2024. Tham gia ngày hội có hơn 400 nghệ nhân, diễn viên quần chúng và vận động viên tại 8 tỉnh Đông Bắc: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn,...

Hội thảo khoa học “Thục phán – An Dương Vương với Cao Bằng”

Ngày 27/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Thục phán - An Dương Vương với Cao Bằng" lần 2, lần 3 với chủ đề “Quá trình hợp nhất Hùng - Thục và cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược”; “Thục phán - An Dương Vương trong giai đoạn đầu tiên lịch sử Việt Nam”. Tham...

Đặc sắc trang phục dân tộc Mông

Mỗi dân tộc đều có những trang phục truyền thống mang bản sắc riêng, là sản phẩm “ngôn ngữ” phản ánh tư duy thẩm mỹ và nghệ thuật sáng tạo phong phú, biểu đạt cho giá trị di sản văn hóa truyền thống. Thông qua trang phục đắc sắc, với những dấu ấn riêng biệt, cộng đồng dân tộc Mông tự hào góp phần tô thắm thêm sắc màu của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Cộng đồng dân...

Thêm yêu quê hương và khát vọng cống hiến từ tấm gương tiền bối cách mạng tiêu biểu Hoàng Đình Giong

Cao Bằng - mảnh đất địa đầu Tổ quốc giàu truyền thống cách mạng đã tôi luyện và hun đúc nên những con người có lối sống mộc mạc, cần cù, kiên cường, gan dạ, sẵn sàng hy sinh vì đất nước và luôn hướng về nguồn cội. Bởi vậy, suốt chiều dài hơn 4.000 lịch sử của dân tộc, mảnh đất biên cương xa xôi này thời nào cũng có những anh hùng, danh tướng, hiền tài… đóng...

Hát giao duyên – Nét đẹp của dân tộc Tày, Nùng

Cao Bằng có 8 dân tộc cùng sinh sống như: Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Lô Lô, Sán Chỉ, Hoa... Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng rất đặc sắc tạo nên một rừng hoa đa sắc màu. Tạo hóa đã ưu ái cho Cao Bằng cảnh đẹp vừa hùng vĩ, vừa nên thơ làm say đắm lòng người, chính mảnh đất hữu tình đó đã là sự khơi nguồn cho những làn điều dân ca say...

Lày cỏ – từ trò chơi dân gian trở thành môn thể thao trí tuệ

“Lày cỏ” là trò chơi dân gian của các dân tộc xuất hiện lâu đời trong văn hóa dân gian của người Tày, Nùng. Trải qua thời gian, dần dần lày cỏ trở nên phổ biến hơn, được đưa vào các cuộc thi tại lễ hội xuân, các cuộc giao lưu, môn thi đấu trong các hội thi thể thao. “Lày cỏ” hoặc “sai mạ” là một hoạt động giao lưu trong những dịp lễ, tết, ngày vui của người...

Tin nổi bật

Tin mới nhất