Powered by Techcity

Đón rằm tháng Bảy cùng đồng bào Tày, Nùng Cao Bằng

Ngay từ những ngày đầu tháng Bảy âm lịch, đồng bào dân tộc Tày, Nùng đã rậm rịch các công đoạn để đón rằm tháng Bảy. Đây được coi là Tết lớn thứ hai sau Tết Nguyên đán của người Tày, Nùng với những đặc trưng mang đậm nét văn hóa truyền thống.

Người dân nơi đây quan niệm rằng, rằm tháng Bảy không chỉ là dịp để gia đình đoàn tụ, tưởng nhớ tổ tiên mà đây còn là dịp để người dân cầu mong mưa thuận, gió hòa, làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu.

Rằm tháng Bảy người Tày, Nùng Cao Bằng luôn có bánh gai.

Cứ đến tháng Bảy âm lịch hằng năm, gia đình ông Mã Văn Duy, dân tộc Nùng ở thị trấn Nước Hai (Hòa An) luôn chuẩn bị các công đoạn đón rằm từ sớm. Ông Duy cho biết: Theo phong tục từ xưa, gia đình tôi đón rằm tháng Bảy với những món ăn quen thuộc. Công tác chuẩn bị đơn giản hơn Tết cổ truyền, chỉ chuẩn bị đồ để gói bánh gai, bánh rợm, chuẩn bị thức ăn như gà, vịt,.. các loại hoa quả để bày mâm lễ cúng…

Gần đến ngày rằm nhiều gia đình đã làm bánh gai, bánh rợm, làm bún, mua vịt. Đặc biệt, vào rằm tháng Bảy còn làm thêm phở tươi và bún, đây là hai món ăn rất hợp để thưởng thức vào tiết trời nóng bức. Phở tươi được làm từ gạo Bao thai ngâm nhiều tiếng đồng hồ, sau đó nghiền nhỏ thành bột, được tráng tay trên một chiếc khuôn tròn và thưởng thức cùng canh thịt vịt. Nguyên liệu để làm món bún cũng giống như phở tươi đó là là gạo. Gạo được vo sạch và ngâm trong nước hơn một ngày, trước khi xát thành bột phải vo kỹ và rửa sạch. Bột đựng vào trong bao vải để ráo nước, sau đó nặn thành bánh có đường kính khoảng 20 mm. Bánh được đục lỗ ở giữa để khi luộc bánh chín đều. Sau khi luộc chín, bánh được giã và nhào cho dẻo rồi mang vào khuôn để ép thành sợi bún. Bún cho vào khuôn ép thẳng xuống nồi hoặc chảo nước sôi làm chín tại chỗ và sử dụng được ngay. Bún được chế biến theo cách truyền thống có hương vị đặc trưng riêng biệt, tạo sự hấp dẫn.

Dân tộc Tày, Nùng ăn rằm từ ngày 14 âm lịch, từ sáng sớm cả nhà sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng tổ tiên. Trên mâm cỗ bao giờ cũng có một con gà luộc nguyên con, bánh gai, bánh rợm, thịt lợn, thịt vịt được sắp lên đĩa. Người dân làm thịt vịt tương đối cầu kỳ. Vịt sau khi được chao (rán) qua mỡ nóng sẽ đem luộc rồi mới chặt miếng xếp lên đĩa. Nước luộc vịt cho thêm rau răm, chan với bún hoặc phở tươi. Với cách làm này, thịt vịt vừa ngấm gia vị, thơm mềm mà canh bún vẫn có vị ngậy đặc trưng. Mâm cúng bày xong, chủ nhà thắp hương với tấm lòng thành mời tổ tiên về ăn rằm, tạ ơn đã phù hộ cho con cháu một năm bình an, cầu xin mạnh khỏe, nhiều may mắn, mưa thuận gió hòa. 

Sau khi hoàn thành, mâm cỗ được bày lên bàn thờ ở vị trí trang trọng nhất. Tiếp đó, mâm cỗ được để ở ngoài trời để cầu mong thần linh phù hộ cho mưa thuận, gió hòa, giúp cho cây trồng tươi tốt. Sau đó, mâm cỗ được di chuyển đến một số điểm, như bếp lửa… thể hiện sự quan tâm của các thành viên trong gia đình đối với tổ tiên, đất trời. Các loại vàng mã, giấy tiền được bày lên bàn thờ, sau đó hóa vàng cho tổ tiên và cầu mong các thành viên trong gia đình sức khỏe, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Ngày chợ rằm tháng Bảy ở Cao Bằng.

Rằm tháng Bảy cũng là dịp để con cháu đoàn tụ, sum vầy cùng gia đình. Đặc biệt, với những người con gái, sau khi lấy chồng, đây còn là dịp trở về chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ. Đúng ngày 15 âm lịch, vợ chồng, con cái sẽ cùng nhau về nhà ngoại và mang theo đôi vịt (hoặc gà), rượu, bánh gai, bánh rợm… Dù bận đến mấy, ngày 15 âm lịch cũng sẽ cùng gia đình nhà ngoại ăn bữa cơm thân mật, thưởng thức những món ăn quen thuộc trong không khí vui vẻ, đầm ấm. Qua đó, thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên.

Hiện nay, cùng với sự phát triển chung của xã hội, một số phong tục đã không còn, nhưng đồng bào dân tộc Tày, Nùng vẫn lưu giữ phong tục ăn rằm tháng Bảy. Có thể nói, phong tục mỗi nơi, mỗi dân tộc có sự khác nhau. Nhưng cái chung nhất là tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ, tổ tiên trong ngày rằm tháng Bảy thì dân tộc nào cũng có. Đây là một trong những dịp để thắt chặt tình cảm giữa những người trong gia đình, trong dòng tộc, trong quan hệ hàng xóm láng giềng… là nét văn hóa đặc sắc, đậm tính nhân văn cần được gìn giữ, bảo tồn và phát triển.


Hồng Hạnh



Nguồn

Cùng chủ đề

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Văn Thạch kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

Chiều 24/2, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Hoàng Văn Thạch, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng và di chuyển hạ tầng kỹ thuật đường điện Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) tại huyện Thạch An. Cùng đi có lãnh đạo một số sở, ngành và Công ty Cổ phần cao tốc Đồng Đăng -...

Kỳ họp thứ 27 (chuyên đề) HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 – 2026

Sáng 24/2, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 27 (chuyên đề), xem xét cho ý kiến, thông qua một số dự thảo nghị quyết do UBND tỉnh trình. Các đồng chí: Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nông Thanh Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Hà Nhật Lệ, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh...

Quảng Hòa tập trung hỗ trợ sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc sản

Huyện Quảng Hòa quan tâm, triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc sản, trong đó chú trọng về khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Một số đề xuất và hoạt động triển khai bước đầu có những tác động tích cực trong phát triển sản xuất của địa phương. Quảng Hòa là một trong...

Nét văn hóa truyền thống của dân tộc Tày

Cao Bằng có bề dày lịch sử văn hóa truyền thống lâu đời, đa dạng và phong phú với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống tạo nên một bức tranh văn hóa dân tộc đa sắc màu. Văn hóa dân tộc Tày phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, kết tinh nên những giá trị nhân văn cao đẹp.  Người Tày chiếm phần lớn số dân của toàn tỉnh. Bản của người Tày thường ở...

Trùng Khánh giữ gìn và bảo tồn các làn điệu dân ca

Công tác giữ gìn và bảo tồn các làn điệu dân ca tại huyện Trùng Khánh được quan tâm, có nhiều khởi sắc, góp phần bảo tồn, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Phó Chủ tịch UBND huyện Trùng Khánh Chu Thị Vinh cho biết: Hằng năm, huyện xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức các cuộc thi dân ca, hoạt động...

Cùng tác giả

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Văn Thạch kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

Chiều 24/2, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Hoàng Văn Thạch, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng và di chuyển hạ tầng kỹ thuật đường điện Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) tại huyện Thạch An. Cùng đi có lãnh đạo một số sở, ngành và Công ty Cổ phần cao tốc Đồng Đăng -...

Kỳ họp thứ 27 (chuyên đề) HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 – 2026

Sáng 24/2, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 27 (chuyên đề), xem xét cho ý kiến, thông qua một số dự thảo nghị quyết do UBND tỉnh trình. Các đồng chí: Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nông Thanh Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Hà Nhật Lệ, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh...

Hội nghị công bố quyết định của Giám đốc Công an tỉnh về công tác cán bộ

Ngày 21/2, Công an tỉnh tổ chức hội nghị công bố quyết định của Giám đốc Công an tỉnh về nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí đối với các đồng chí lãnh đạo cấp phòng và tương đương. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Đại tá Vũ Hồng Quang, Ủy viên Ban Thường vụ...

Quảng Hòa tập trung hỗ trợ sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc sản

Huyện Quảng Hòa quan tâm, triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc sản, trong đó chú trọng về khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Một số đề xuất và hoạt động triển khai bước đầu có những tác động tích cực trong phát triển sản xuất của địa phương. Quảng Hòa là một trong...

Nét văn hóa truyền thống của dân tộc Tày

Cao Bằng có bề dày lịch sử văn hóa truyền thống lâu đời, đa dạng và phong phú với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống tạo nên một bức tranh văn hóa dân tộc đa sắc màu. Văn hóa dân tộc Tày phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, kết tinh nên những giá trị nhân văn cao đẹp.  Người Tày chiếm phần lớn số dân của toàn tỉnh. Bản của người Tày thường ở...

Cùng chuyên mục

Nét văn hóa truyền thống của dân tộc Tày

Cao Bằng có bề dày lịch sử văn hóa truyền thống lâu đời, đa dạng và phong phú với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống tạo nên một bức tranh văn hóa dân tộc đa sắc màu. Văn hóa dân tộc Tày phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, kết tinh nên những giá trị nhân văn cao đẹp.  Người Tày chiếm phần lớn số dân của toàn tỉnh. Bản của người Tày thường ở...

Trùng Khánh giữ gìn và bảo tồn các làn điệu dân ca

Công tác giữ gìn và bảo tồn các làn điệu dân ca tại huyện Trùng Khánh được quan tâm, có nhiều khởi sắc, góp phần bảo tồn, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Phó Chủ tịch UBND huyện Trùng Khánh Chu Thị Vinh cho biết: Hằng năm, huyện xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức các cuộc thi dân ca, hoạt động...

Nét đẹp trò chơi dân gian trong lễ hội đầu xuân

Mỗi dịp xuân về, các trò chơi dân gian, thể thao truyền thống tại các lễ hội lại thu hút đông đảo người dân tham gia, cùng gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống, tạo nên không gian hội xuân đầy màu sắc và ý nghĩa. Bên cạnh các nghi lễ rước, tế thần, phần hội với những trò chơi dân gian luôn được mọi người mong chờ. Những trò chơi này không chỉ mang lại không khí vui...

Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc và lễ hội chọi bò huyện Bảo Lâm năm 2025

Tối 16/2, UBND huyện Bảo Lâm tổ chức khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc và Lễ hội chọi bò huyện Bảo Lâm năm 2025. Tham dự có đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Công an tỉnh, một số sở, ban, ngành; các huyện: Hòa An, Quảng Hòa, Hạ Lang Bảo Lạc và Thành phố; Bắc Mê; Mèo Vạc (Hà Giảng); Na Hang (Tuyên Quang); Pác Nặm (Bắc Kạn);...

Tăng cường bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số

Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh có Công văn số 327/UBND-VX, ngày 12/2/2025 về việc tăng cường công tác bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Thực hiện Quyết định số 209/QĐ-BVHTTDL ngày 18/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong...

Lễ hội Đền Kỳ Sầm

Tối 6/2 (tức ngày mùng 9 tháng Giêng), xã Vĩnh Quang (Thành phố) tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Kỳ Sầm. Tham dự có các đồng chí: Quản Minh Cường, Bí thư Tỉnh ủy; Trịnh Trường Huy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ; lãnh đạo các sở, ban, ngành và Thành phố. Đền Kỳ Sầm được xây dựng từ thời nhà Lý, thờ nhân vật lịch sử, danh tướng Nùng Trí Cao...

Khai hội Chùa Đà Quận

Tối 5/2 (tức mùng 8 tháng Giêng âm lịch), tại xóm Đà Quận, xã Hưng Đạo (Thành phố), diễn ra Lễ hội Chùa Đà Quận. Chùa Đà Quận - Viên Minh là một trong ba ngôi chùa cổ nhất Cao Bằng, chùa thờ Đà Quận công Mạc Ngọc Liễn, một danh tướng của nhà Mạc. Tương truyền chùa được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông (1138 - 1175) trên một gò đất có biểu tượng con rồng, có...

Cây nêu ngày tết – Báo Cao Bằng điện tử

Sắc xuân miền biên viễn từ xưa tới nay đều được khắc họa bởi những điều bình dị, dân dã “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Ở các bản làng vùng cao người Tày, sắc màu cây nêu ngày Tết được coi là linh vật giữ nhà, giữ bản, là điểm tựa tinh thần, nơi gửi gắm mong ước một năm an khang, thịnh vượng của bà con. Theo quan niệm của người...

Sắc đỏ trong ngày tết của người Tày, Nùng

Trong tín ngưỡng dân gian của đồng bào Tày, Nùng, màu đỏ được xem như vị thần may mắn đem lại bình an và hạnh phúc cho tất cả mọi người. Vì vậy, trên khắp các bản làng vùng cao vào mỗi dịp tết đến, xuân về, sắc đỏ rực rỡ ngập tràn khắp muôn nơi tạo nên bản sắc văn hóa riêng biệt, đồng thời, thể hiện niềm tin vào một năm mới với những điều tốt đẹp...

Giữ gìn và làm mới Tết Nguyên đán

Những giá trị truyền thống của Tết Nguyên đán tạo thành nét đẹp riêng, mang bản sắc văn hóa của dân tộc mà không ngày lễ nào trong năm có thể thay thế được. Trong xu thế cuộc sống hiện đại, mỗi người, nhất là giới trẻ có nhiều cách giữ gìn và làm mới tết, tạo nên những điều mới mẻ và một hành trình đón xuân nhiều cảm xúc.  Giữ gìn giá trị truyền thống Tết không chỉ thể...

Tin nổi bật

Tin mới nhất