Powered by Techcity

Độc đáo nghề làm hương truyền thống của người Nùng An

Xóm Phja Thắp, xã Phúc Sen (Quảng Hòa) là một trong 5 làng nghề trên địa bàn tỉnh được công nhận là làng nghề truyền thống, giữ được nét đẹp văn hóa, truyền thống của người dân tộc Nùng An. Với những giá trị văn hóa và truyền thống đặc sắc, làng hương Phja Thắp không chỉ trở thành điểm đến hấp dẫn du khách khi đến thăm Cao Bằng, nơi đây còn là một vùng đất mang trong mình một phần giá trị văn hóa đặc biệt của Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng. 

Mùi thơm thoang thoảng từ những bó hương phơi đầy hai bên đường khiến ai đi qua đây cũng phải ghé vào thăm ngôi làng làm hương truyền thống có tuổi đời hàng trăm năm. Phja Thắp là ngôi làng cổ của dân tộc Nùng An có nghề làm hương truyền thống đã nổi tiếng khắp tỉnh. Hiện nay, 100% hộ dân xóm Phja Thắp đều làm hương theo phương pháp truyền thống. 

Các sản phẩm hương truyền thống được làm từ những nguyên liệu tự nhiên và được bà con làm thủ công.
Các sản phẩm hương truyền thống được làm từ những nguyên liệu tự nhiên và được bà con làm thủ công.

Điểm độc đáo của hương ở Phja Thắp là được làm hoàn toàn thủ công không dùng hóa chất. Nguyên liệu quan trọng nhất là lá cây “bầu hắt” được người dân khai thác từ rừng tự nhiên, theo quan niệm người dân nơi đây cây rừng tự nhiên mới có mùi hương đặc trưng. Lá cây “bầu hắt” sau khi hái về phơi khô, nghiền nhỏ và trộn với mùn cưa, mùn cưa được lựa chọn từ những cây gỗ thân mềm để cho hương cháy tốt. 

Anh Nông Văn Lập, xóm Phja Thắp cho biết: Làm hương trải qua 8 công đoạn. Riêng việc lấy lá từ trên rừng về phơi là quan trọng bởi lá cây này làm ra loại keo dính. Nếu thiếu lá này không làm được hương. Lá này trước đây mọc tự nhiên trên rừng và có mùi hương thơm tự nhiên.

Quy trình làm hương không khó nhưng phải qua nhiều công đoạn. Cây mai sau khi được lấy về sẽ cắt thành từng khúc dài khoảng 40 cm rồi chẻ thành từng tăm hương, gỗ thông mục được nghiền nát thành bột để tạo màu. Chân tăm hương có thể được nhuộm màu trước hoặc sau khi đem phơi. Tăm hương sau khi phơi khô được nhúng keo và lăn qua lớp mùn cưa trộn trầm vừa đủ 4 lần. Khi lăn phải nhanh tay lắc để bột vừa bám dính, vừa bảo đảm độ tròn đều của cây hương. Có như vậy hương khi đốt sẽ có mùi thơm, tàn đẹp.

Hương Phja Thắp nổi tiếng với mùi thơm tự nhiên, khi đốt dễ cháy và bảo quản được lâu dài. Gọi là nghề thủ công bởi nghề làm hương ở Phja Thắp không sử dụng bất cứ công cụ hỗ trợ nào. Sản phẩm hương Phja Thắp được người Nùng An phơi khô tự nhiên. Hương thành phẩm được cắm vào các ống tròn làm bằng bê tông hoặc người dân tận dụng khu ruộng cạn để phơi. Thường thì hương chỉ cần phơi 1 ngày là đạt yêu cầu.

Khác với các làng nghề làm hương tại Việt Nam, que để làm hương được nhuộm đỏ trước khi cho vào máy nặn, tại Phja Thắp sau khi hương được làm xong thì người dân mới nhuộm đỏ chân hương bằng lá cây “chăm che” được trồng quanh nhà rồi mới đem ra phơi. 

Trong tất cả các công đoạn thì phơi hương chiếm thời gian lâu nhất. Người Nùng An tận dụng hết tất cả mọi vị trí trống để phơi hương, hương phơi tại các cách đồng lúa sau khi thu hoạch, trên những con đường bước vào làng và cả dưới chân nhà sàn trong các khay bằng đá. Nếu trời nắng thì phơi chỉ một ngày là khô, nhưng thời tiết không thuận lợi sẽ mất khoảng ba ngày. Từng que hương thành phẩm được tỉ mẩn cắm trên các khay nhỏ, mỗi khay xếp khoảng mười năm đến hai mươi que tách đều nhau thành hình tròn để hương không bị dính lại với nhau.

Du khánh trải nghiệm các công đoạn làm hương tại làng hương Phja Thắp, xã Phúc Sen (Quảng Hòa).
Du khánh trải nghiệm các công đoạn làm hương tại làng hương Phja Thắp, xã Phúc Sen (Quảng Hòa).

Vào những ngày trời nắng, mọi con đường trong xóm Phja Thắp đều ngào ngạt trầm hương. Lúc nông nhàn trong xóm từ già đến trẻ đều tất bật với công việc làm hương. Nhịp sống này đã được người Nùng An nơi đây duy trì hàng trăm năm nay. Đặc biệt dù cho có công nghệ hiện đại nhưng người dân nơi đây vẫn chỉ sử dụng phương pháp làm hương truyền thống của tổ tiên để lại. 

Bà Hoàng Thị Piềng, xóm Phja Thắp cho biết: Nghề làm hương có từ rất lâu và được truyền từ đời trước sang đời sau. Người Nùng An coi hương là sợi dây tâm linh gắn kết họ với tổ tiên và thần linh.

Nghề làm hương không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường, mang lại thu nhập cho người dân Phja Thắp, du khách thập phương đến nơi đây còn được tìm hiểu cách người dân giữ gìn nghề truyền thống qua đó hiểu hơn về nét đẹp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của người Nùng An.             


  Diệu Hoa



Nguồn

Cùng chủ đề

Toàn tỉnh đón 1,72 triệu lượt khách du lịch

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ước đón 1,72 triệu lượt khách du lịch, giảm 7,2% so với cùng kỳ, đạt 78,3% kế hoạch (KH) năm. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 44.357 lượt người, tăng 42% so với cùng kỳ đạt 44,3% KH; khách du lịch nội địa ước đạt 1,68 triệu lượt người, giảm 7,8% so với cùng kỳ, đạt 80,2% KH. Tổng thu du lịch ước đạt 1.360 tỷ đồng, tăng 7% so...

Cụm thi đua các LĐLĐ tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía Đông Bắc ký kết giao ước thi đua năm 2025

Chiều 21/12, tại tỉnh Cao Bằng, Cụm thi đua số 5 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía Đông Bắc tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua (PTTĐ) năm 2024 và ký kết giao ước thi đua năm 2025. Tham dự có các đồng chí: Huỳnh Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam; Hà Ngọc Giáp, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy;...

Hội thảo cuốn sách “Lịch sử Văn phòng Tỉnh ủy Cao Bằng 1930 – 2024”

Sáng 21/12, Văn phòng Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo (lần 1) cuốn sách “Lịch sử Văn phòng Tỉnh ủy Cao Bằng 1930 - 2024”. Tham dự có đồng chí Bế Thanh Tịnh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo, cán bộ Văn phòng Tỉnh ủy qua các thời kỳ; Tổ chỉnh lý, biên soạn cuốn sách “Lịch sử Văn phòng Tỉnh ủy Cao Bằng 1930 - 2024”. Tại hội thảo, đại diện lãnh...

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ ngành nội vụ năm 2025

Sáng 21/12, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà chủ trì; Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị. Dự tại điểm cầu Cao Bằng có đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Lâm Thị Tú Anh, Tỉnh ủy viên,...

Giao lưu học sinh, sinh viên “Tuổi trẻ Cao Bằng hướng về Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam”

Tối 19/12, tại Vườn hoa trung tâm Thành phố diễn ra chương trình giao lưu học sinh, sinh viên "Tuổi trẻ Cao Bằng hướng về Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam". Chương trình nằm trong khuôn khổ Triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng” chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn...

Cùng tác giả

Chặng đường 80 năm anh hùng của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Lễ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân (22.12.1944), tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ảnh: Tư liệu TTXVN Từ những ngày đầu thành lập với chỉ 34 chiến sĩ, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã trưởng thành vượt bậc, lập nên những chiến công hiển hách, đồng hành cùng dân tộc trong mọi thời kỳ lịch sử, từ đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước đến bảo vệ và xây...

Toàn tỉnh đón 1,72 triệu lượt khách du lịch

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh ước đón 1,72 triệu lượt khách du lịch, giảm 7,2% so với cùng kỳ, đạt 78,3% kế hoạch (KH) năm. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 44.357 lượt người, tăng 42% so với cùng kỳ đạt 44,3% KH; khách du lịch nội địa ước đạt 1,68 triệu lượt người, giảm 7,8% so với cùng kỳ, đạt 80,2% KH. Tổng thu du lịch ước đạt 1.360 tỷ đồng, tăng 7% so...

Cụm thi đua các LĐLĐ tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía Đông Bắc ký kết giao ước thi đua năm 2025

Chiều 21/12, tại tỉnh Cao Bằng, Cụm thi đua số 5 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía Đông Bắc tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua (PTTĐ) năm 2024 và ký kết giao ước thi đua năm 2025. Tham dự có các đồng chí: Huỳnh Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam; Hà Ngọc Giáp, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy;...

Hội thảo cuốn sách “Lịch sử Văn phòng Tỉnh ủy Cao Bằng 1930 – 2024”

Sáng 21/12, Văn phòng Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo (lần 1) cuốn sách “Lịch sử Văn phòng Tỉnh ủy Cao Bằng 1930 - 2024”. Tham dự có đồng chí Bế Thanh Tịnh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo, cán bộ Văn phòng Tỉnh ủy qua các thời kỳ; Tổ chỉnh lý, biên soạn cuốn sách “Lịch sử Văn phòng Tỉnh ủy Cao Bằng 1930 - 2024”. Tại hội thảo, đại diện lãnh...

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ ngành nội vụ năm 2025

Sáng 21/12, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà chủ trì; Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị. Dự tại điểm cầu Cao Bằng có đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Lâm Thị Tú Anh, Tỉnh ủy viên,...

Cùng chuyên mục

Giao lưu học sinh, sinh viên “Tuổi trẻ Cao Bằng hướng về Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam”

Tối 19/12, tại Vườn hoa trung tâm Thành phố diễn ra chương trình giao lưu học sinh, sinh viên "Tuổi trẻ Cao Bằng hướng về Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam". Chương trình nằm trong khuôn khổ Triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng” chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn...

Vòng bạc trắng tô điểm trang phục các dân tộc vùng cao

Trong bộ trang phục truyền thống của các dân tộc vùng cao, chiếc vòng bạc trắng là trang sức quan trọng không thể thiếu. Những chiếc vòng bạc không chỉ đơn thuần thể hiện sự sang trọng của người đeo, khả năng thực hành nghề của người chế tác mà còn mang nhiều ý niệm về tín ngưỡng và văn hóa truyền thống độc đáo, đặc sắc. Cao Bằng có nhiều dân tộc cùng cư trú trên địa bàn: Tày,...

Cuốn sách quý về Quân đội nhân dân Việt Nam những ngày đầu thành lập

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh ra mắt tập sách ảnh “Sáng mãi ngọn lửa rừng Trần Hưng Đạo” do nhà văn Hoàng Quảng Uyên tổ chức bản thảo và biên soạn. Rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim (Nguyên Bình) - nơi thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng...

Văn nghệ quần chúng góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống

Phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi nổi, sâu rộng thu hút đông đảo người dân tham gia. Qua đó, đóng góp tích cực vào công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và góp phần lưu giữ, phát triển bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc tại địa phương.  Là tỉnh có thế mạnh về du lịch, Cao Bằng xác định việc bảo tồn, phát huy các giá...

Bàn giao Điểm đọc Báo Cao Bằng tại Phố đi bộ ven sông Bằng

Chiều 5/12, Báo Cao Bằng và UBND Thành phố tổ chức Lễ bàn giao Điểm đọc Báo Cao Bằng tại Phố đi bộ ven sông Bằng Giang, phường Hợp Giang, (Thành phố). Tham dự có lãnh đạo Báo Cao Bằng và UBND Thành phố. Với mục đích đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền giáo dục truyền thống trên quên hương cách mạng Cao Bằng, giai đoạn 2019 - 2025. Góp phần đưa đường lối, chủ...

Lễ cầu hoa – Xo bjoóc

Cao Bằng là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc cùng sinh sống như: Tày, Nùng, Mông, Hoa, Kinh... với những nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần của mỗi dân tộc, như lễ Lễ Cầu hoa - Xo Bjooc (lễ cầu tự) của người Tày - Nùng. Lễ Cầu hoa - Xo Bjooc là một nghi lễ cầu con của người Tày - Nùng ở Cao Bằng, đặc biệt các gia đình ở nông thôn vẫn...

Giữ gìn và phát huy nghệ thuật hát Then, đàn Tính – di sản văn hóa của dân tộc

Hát Then, đàn Tính (HT,ĐT) là loại hình nghệ thuật dân gian có lịch sử lâu đời, gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của dân tộc Tày, Nùng. Qua bao thế hệ, lời Then mộc mạc, tiếng đàn Tính réo rắt đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, chứa đựng giá trị tinh thần sâu sắc và niềm tự hào của cả một cộng đồng. Với ý thức về tầm quan trọng của việc bảo...

Nét đẹp thổ cẩm Cao Bằng

Nghề dệt thổ cẩm là một trong những nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời, thường gắn liền với người phụ nữ và được lưu giữ, truyền từ đời này sang đời khác. Ngày nay, các sản phẩm thổ cẩm truyền thống vẫn được sử dụng trong đời sống hằng ngày, trong các nghi lễ quan trọng như ngày Tết, lễ đầy tháng, cưới hỏi, ma chay,… của cộng đồng các dân tộc miền núi và đặc...

Trang phục truyền thống – nét đặc trưng văn hóa của quê hương Cao Bằng

Cao Bằng là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, giàu truyền thống cách mạng. Cùng với tiếng nói, chữ viết, lễ hội văn hóa, phong tục tập quán thì trang phục dân tộc truyền thống là dấu hiệu nhận diện và thể hiện bản sắc dân tộc rõ nét, tạo nên sự phong phú, đa dạng và tạo nên nét đặc trưng của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Độc đáo trang phục truyền thống các...

Nhân cách sống của người Tày Cao Bằng

Cao Bằng, từ ngàn xưa đã được các bậc tiền nhân mệnh danh là vùng đất “Địa linh nhân kiệt” nơi gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đây là nơi cư trú của các dân tộc anh em: Tày, Nùng, Dao, Mông, Kinh, Sán chỉ, Lô lô, trong đó, cư dân Tày là một trong những cư dân bản địa có truyền thống văn hóa từ lâu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất