Powered by Techcity

Định vị thương hiệu du lịch từ ẩm thực

Ẩm thực là một trong những yếu tố quan trọng góp phần định vị thương hiệu du lịch, phản ánh bản sắc văn hóa của cộng đồng địa phương. Do đó, việc xây dựng chiến lược quảng bá ẩm thực Cao Bằng để thu hút du khách gần xa là cần thiết.

Độc đáo ẩm thực miền non nước

Cao Bằng không chỉ nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, hùng vĩ, còn thu hút du khách bởi những món ăn đặc trưng, mang đậm dấu ấn núi rừng vùng cao. Ẩm thực truyền thống gắn liền với văn hóa bản địa của cộng đồng các dân tộc: Tày, Nùng, Mông, Dao… không chỉ phản ánh cuộc sống, phong tục tập quán mà còn thể hiện sự tinh tế, khéo léo trong cách chế biến, kết hợp các nguyên liệu tự nhiên. Mùa nào thức đấy, các món ăn luôn tươi ngon và đậm đà dư vị với rau rừng, cá suối, thịt lợn đen, gà đồi… Khi đãi khách phương xa, bên cạnh đĩa vịt quay 7 vị nóng hổi là bát canh rau ngót rừng lạ miệng, đĩa lạp sườn hun khói đậm đà hay món thạch đen, thạch mác púp thanh mát giải nhiệt. Không thể thiếu chén rượu ngô men lá cay nồng, thấm đẫm tình cảm của người miền núi thân thiện, hiếu khách. Đặc biệt, nhiều sản vật, ẩm thực Cao Bằng đã lọt top 100 món ăn, đặc sản quà tặng Việt Nam như: xôi trám, coóng phù, bánh cuốn, chè lam, áp chao, miến dong Phja Đén, hạt dẻ Trùng Khánh.

Đặc sản ẩm thực Cao Bằng.
Đặc sản ẩm thực Cao Bằng.

Không gian thưởng thức ẩm thực hòa điệu cùng nét đẹp văn hóa nghệ thuật dân gian như: văn hóa nhà sàn, làn điệu dân ca, hát Then, đàn tính, múa khèn… Những buổi chợ phiên, lễ hội là nơi khắc họa rõ nét, sống động nhất văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc. Tại đây, du khách có thể thưởng thức trọn vẹn hương vị các món ăn thơm ngon, có sức hấp dẫn không thể chối từ. Nét độc đáo của ẩm thực miền non nước đã và đang góp phần tạo nên một nền ẩm thực Việt Nam đặc sắc, phong phú.

Ẩm thực đường phố tuy mộc mạc, dân dã nhưng gây thương nhớ cho bất cứ ai có dịp thưởng thức. Bánh áp chao vàng ruộm chấm với nước giấm chua ngọt kèm đu đủ bào mỏng; bánh mì pate giòn tan thêm chút rau thơm, dưa chuột thái lát và tương ớt cay đầu lưỡi; chân gà nướng thơm lừng, đậm vị hay các món bánh đúc nóng, bánh tẻ, bánh cao chằng… Chỉ cần bước ra đường, “sà” vào bất kỳ quán ăn nào mình muốn, hành trình khám phá ẩm thực đường phố Cao Bằng sẽ mang đến cho thực khách những trải nghiệm thú vị.

Food tour – hướng đi mới nhiều tiềm năng

Food tour theo tiếng Việt có nghĩa là tour du lịch ẩm thực. Hiểu một cách đơn giản, food tour là hình thức du lịch kết hợp với thưởng thức món ăn, đặc sản nổi tiếng tại vùng miền đó. Food tour ngắn thường là vài giờ, food tour dài từ vài ngày đến vài tuần. Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), du khách thường chi trung bình 1/3 chi phí chuyến đi cho ẩm thực. Ðồng thời, hơn 80% đơn vị, tổ chức du lịch khi được khảo sát đều xác định, du lịch ẩm thực là yếu tố chiến lược đối với điểm đến, là động lực quan trọng cho phát triển du lịch. Food tour cho thấy hiệu quả của truyền thông mạng xã hội về quảng bá ẩm thực, thiên nhiên, con người và đặc trưng văn hóa của một vùng đất.

Với nền ẩm thực phong phú, kết hợp hài hòa giữa ẩm thực dân tộc truyền thống, ẩm thực đường phố và ẩm thực vùng miền, Cao Bằng có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch ẩm thực. Tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực nhằm khai thác, quảng bá nét đẹp văn hóa ẩm thực; chú trọng tuyên truyền, tập huấn, nâng cao nhận thức của người dân về phát huy giá trị của các sản phẩm đặc sản truyền thống. Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, thực đơn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu của thực khách. Năm 2022, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thi sáng tạo ẩm thực du lịch “Món ngon miền non nước” với mục đích định vị thương hiệu du lịch từ ẩm thực; tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, chia sẻ kinh nghiệm giữa các đơn vị kinh doanh du lịch, nhà hàng, khách sạn, homestay, làng du lịch cộng đồng. 

Du khách nước ngoài trải nghiệm ẩm thực địa phương.
Du khách nước ngoài trải nghiệm ẩm thực địa phương.

Tuy nhiên, những năm qua, các sản phẩm ẩm thực mang thương hiệu địa phương chưa phát huy tương xứng với tiềm năng, chưa tạo được dấu ấn rõ nét. Hầu hết món ăn được nhiều du khách biết đến chỉ chế biến theo quy mô nhỏ tại các quán ăn, nhà hàng, điểm lưu trú có phục vụ ăn uống. Việc tổ chức các hoạt động chuyên biệt về ẩm thực như: lễ hội văn hóa ẩm thực, hội chợ ẩm thực… chưa được chú trọng và thực hiện quy mô. Thực tế hiện nay, trên địa bàn tỉnh chủ yếu có các tour du lịch khám phá, trải nghiệm thông thường, xen kẽ điểm tham quan là một số nhà hàng, quán ăn chứ chưa có một food tour thuần túy để giới thiệu riêng về ẩm thực bản địa. Ngoài ra, đối với khách du lịch tự túc không theo đoàn thường phải tự tìm hiểu điểm đến ẩm thực thông qua Internet, mạng xã hội nên khá mơ hồ. Ẩm thực Cao Bằng vẫn chưa thể “đứng riêng” khỏi chuỗi hoạt động du lịch như nhiều tỉnh, thành khác. 

Để có thể hình thành nên những food tour mang thương hiệu Cao Bằng cần sự vào cuộc của các cấp, ngành, doanh nghiệp và cộng đồng. Cần xây dựng chiến lược truyền thông về ẩm thực một cách bài bản, mang nét đặc trưng, dấu ấn riêng biệt. Tăng cường ứng dụng nền tảng công nghệ số, “bắt tay” với những nhà sáng tạo nội dung trên TikTok, YouTube, Facebook quảng bá du lịch ẩm thực. Ngoài ra, quan tâm đầu tư thiết kế bản đồ food tour để khách du lịch có thể tự mình khám phá ẩm thực miền non nước. Qua đó, không chỉ giúp đa dạng hóa trải nghiệm cho du khách, còn góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.                  


Phương Anh



Nguồn

Cùng chủ đề

Họp Ban Tổ chức Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam) – Bách Sắc (Trung Quốc)

Sáng 8/11, UBND tỉnh tổ chức họp Ban Tổ chức Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam) - Bách Sắc (Trung Quốc). Đồng chí Nguyễn Bích Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì cuộc họp.  Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam) - Bách Sắc (Trung Quốc) năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy hợp tác toàn diện, phát triển bền vững”...

Du lịch trải nghiệm thu hút khách du lịch

Huyện Quảng Hòa không những nổi tiếng là nơi có nhiều làng nghề truyền thống như: làng hương Phja Thắp, làng giấy bản Dìa Trên, làng nhuộm vải xóm Khào, làng rèn Pác Rằng, làng ngói Lũng Rì... được lưu truyền hàng nghìn năm mà còn là một địa điểm thích hợp giúp du khách có những trải nghiệm thú vị khi đến thăm Cao Bằng. Điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình du lịch trải nghiệm các làng...

Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh dâng hương Đền thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Đoàn đại biểu Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh do đồng chí Lương Tuấn Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Khối làm trưởng đoàn đến dâng hương Đền thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Khu di tích Quốc gia đặc...

Khen thưởng 17 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng...

Sáng 7/11, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp tổng kết Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 (APGN 8) tại tỉnh Cao Bằng. Đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Hội nghị APGN 8 chủ trì. Tham dự có các đồng chí: Bế Thanh Tịnh, Ủy viên Ban...

Hai cuốn sách mới tô thắm truyền thống vẻ vang của quê hương non nước Cao Bằng

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông kịp thời ban hành hai cuốn sách mới “Những người con Cao Bằng với cách mạng Lào”, “Chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn” do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh sưu tầm, biên soạn trên cơ sở đề tài nghiên cứu và các cuộc hội thảo khoa học được triển khai năm...

Cùng tác giả

Họp Ban Tổ chức Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam) – Bách Sắc (Trung Quốc)

Sáng 8/11, UBND tỉnh tổ chức họp Ban Tổ chức Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam) - Bách Sắc (Trung Quốc). Đồng chí Nguyễn Bích Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì cuộc họp.  Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam) - Bách Sắc (Trung Quốc) năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy hợp tác toàn diện, phát triển bền vững”...

Nét đẹp văn hoá các DTTS của tỉnh Vĩnh Phúc được quảng bá rộng rãi tới du khách

Ngày hội có sự tham gia của 8 tỉnh, gồm: Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên và Lạng Sơn. Đoàn Vĩnh Phúc đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét đối với du khách trong và ngoài nước thông qua các hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc. Trong đó, nổi bật là không gian trưng bày các biểu đồ, mô hình hiện vật, hình ảnh, nhạc cụ, trang phục, tranh,...

Du lịch trải nghiệm thu hút khách du lịch

Huyện Quảng Hòa không những nổi tiếng là nơi có nhiều làng nghề truyền thống như: làng hương Phja Thắp, làng giấy bản Dìa Trên, làng nhuộm vải xóm Khào, làng rèn Pác Rằng, làng ngói Lũng Rì... được lưu truyền hàng nghìn năm mà còn là một địa điểm thích hợp giúp du khách có những trải nghiệm thú vị khi đến thăm Cao Bằng. Điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình du lịch trải nghiệm các làng...

Đoàn đại biểu Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh dâng hương Đền thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), đoàn đại biểu của Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh do đồng chí Lương Tuấn Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy...

Họp tổng kết công tác tổ chức Hội nghị APGN 8 tại tỉnh Cao Bằng

Ngày 7/11, UBND tỉnh tổ chức họp tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (Hội nghị APGN 8). Đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ,...

Cùng chuyên mục

Du lịch trải nghiệm thu hút khách du lịch

Huyện Quảng Hòa không những nổi tiếng là nơi có nhiều làng nghề truyền thống như: làng hương Phja Thắp, làng giấy bản Dìa Trên, làng nhuộm vải xóm Khào, làng rèn Pác Rằng, làng ngói Lũng Rì... được lưu truyền hàng nghìn năm mà còn là một địa điểm thích hợp giúp du khách có những trải nghiệm thú vị khi đến thăm Cao Bằng. Điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình du lịch trải nghiệm các làng...

Khai thác giá trị tinh hoa ẩm thực bản địa trong phát triển du lịch bền vững

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định phát triển du lịch, dịch vụ bền vững là một trong 3 “đột phá” trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Trong đó, phát triển du lịch, dịch vụ bền vững, trọng tâm là du lịch văn hóa, lịch sử và du lịch cộng đồng, quan tâm hỗ trợ phát triển điểm du lịch cộng đồng;...

Phát huy truyền thống văn hóa phát triển du lịch cộng đồng

Xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc (Bảo Lạc) là vùng đất của đồng bào Lô Lô sinh sống lâu đời. Với hệ thống văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng và các phong tục tập quán đặc sắc, Khuổi Khon đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách, góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiếu số.  Ông Pâu Văn Phương, xóm Khuổi Khon cho biết: Khuổi Khon có 61 hộ,...

Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch bền vững

Thực hiện nội dung đột phá về phát triển du lịch bền vững, giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh bảo tồn làng nghề thủ công truyền thống gắn với phát triển du lịch bền vững. Qua đó, đóng góp tích cực vào công tác quảng bá, xúc tiến du lịch...

Thúc đẩy du lịch biên giới phát triển

Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc) chính thức vận hành từ ngày 15/10/2024. Đây là khẳng định về sự tin cậy chính trị, thúc đẩy hài hòa lợi ích giữa hai nước, tăng cường giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai tỉnh/khu nói riêng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc nói chung. Qua đó, thúc đẩy phát triển du lịch, mở cửa nhịp cầu giao lưu văn hóa, du lịch...

Toàn tỉnh đón hơn 1,6 triệu lượt khách du lịch

9 tháng đầu năm, toàn tỉnh đón hơn 1,6 triệu lượt khách du lịch, tăng 11% so với cùng kỳ. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 36.065 lượt, tăng 63% so với cùng kỳ; khách du lịch nội địa ước đạt 1,623 triệu lượt, tăng 11%; tổng thu du lịch ước đạt 1.276 tỷ đồng, tăng 8,24% so với năm 2023; công suất sử dụng phòng ước đạt 52,5%. Riêng quý III, tổng lượt khách đến Cao Bằng...

Du lịch Cao Bằng mùa đông – trải nghiệm thú vị vùng Đông Bắc

Mùa đông là thời điểm Cao Bằng khoác lên mình một tấm áo thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa huyền bí. Không chỉ nổi tiếng với những địa danh lịch sử, văn hóa lâu đời, Cao Bằng còn chinh phục du khách bởi cảnh quan thiên nhiên đặc sắc vào mùa đông. Các điểm du lịch nổi tiếng trở thành những bức tranh tuyệt đẹp giữa tiết trời lạnh, mang lại những trải nghiệm không thể nào quên cho...

Thành phố đón trên 860.380 lượt khách du lịch

9 tháng đầu năm, Thành phố thu hút 860.383 lượt khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm. Trong đó, lượng khách quốc tế là 87.998 lượt; khách nội địa là 772.385 lượt, tổng lượng khách du lịch đến Thành phố đạt 86% kế hoạch. Không gian phố đi bộ Kim Đồng trở thành điểm nhấn văn hóa - du lịch đặc biệt của thành phố, thu hút đông đảo du khách khi đặt chân đến với miền non nước dịp...

Du lịch miền non nước ngàn năm

Cao Bằng là vùng đất cổ xưa, nơi sinh sống của 8 dân tộc: Tày, Nùng, Mông, Kinh, Dao, Sán Chỉ, Hoa, Lô Lô. Nơi đây được xem là một trong những trung tâm của bộ tộc người Tày cổ; miền đất Cao Bằng được xem là “cái nôi” của cách mạng Việt Nam. Ngoài ra, còn nhiều di tích văn hóa, lịch sử, khảo cổ, đa dạng sinh học cùng hàng trăm di sản văn hóa vật thể...

Phát triển du lịch thông qua sản phẩm lưu niệm

Những năm gần đây, phát triển du lịch tại Cao Bằng ngày càng gắn liền với việc thúc đẩy sản xuất và kinh doanh các sản phẩm lưu niệm thủ công, góp phần không nhỏ vào việc quảng bá văn hóa địa phương và phát triển kinh tế cộng đồng. Phát triển du lịch thông qua sản phẩm lưu niệm là một chiến lược quan trọng nhằm nâng cao trải nghiệm du lịch của du khách và tạo ra nguồn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất