Powered by Techcity

Điều kiện tự nhiên, khí hậu Cao Bằng

Thành phố Cao Bằng là đô thị miền núi, nằm ở độ cao trung bình khoảng 200 m, địa hình dạng lòng máng thuộc hợp lưu của sông Bằng và sông Hiến, địa hình khá phức tạp, chia cắt mạnh, được phân thành hai khu vực khác nhau.

     – Khu vực cũ có độ cao trung bình 180 – 190 m, là một bán đảo hình mui rùa, dốc về sông với độ dốc khoảng 0,008 – 0,01.

     – Khu vực mở rộng bao gồm các khu xây dựng ven đồi núi và trong các thung lũng hẹp có cao độ trung bình từ 200 – 250 m, độ dốc từ 10 – 30%.

Điều kiện tự nhiên
Thành phố Cao Bằng là đô thị miền núi, nằm ở độ cao trung bình khoảng 200 m, địa hình dạng lòng máng thuộc hợp lưu của sông Bằng và sông Hiến, địa hình khá phức tạp, chia cắt mạnh, được phân thành hai khu vực khác nhau.

     – Khu vực cũ có độ cao trung bình 180 – 190 m, là một bán đảo hình mui rùa, dốc về sông với độ dốc khoảng 0,008 – 0,01.

     – Khu vực mở rộng bao gồm các khu xây dựng ven đồi núi và trong các thung lũng hẹp có cao độ trung bình từ 200 – 250 m, độ dốc từ 10 – 30%.

Đặc điểm khí hậu:

     Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, nên khí hậu của thành phố Cao Bằng mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên do sự chi phối của địa hình và do ảnh hưởng độ cao, nên mang tính chất đặc thù của dạng khí hậu lục địa miền núi cao, mùa hè mát mẻ, mùa đông lạnh hơn so với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

     – Về chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm 21,6oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất 16,7 – 18,3oC, nhiệt độ tối cao tuyệt đối 40,5oC (tháng 6), nhiệt độ thấp tuyệt đối 1,3oC (tháng 12), biên độ dao động nhiệt trong ngày 8,4oC. Số giờ nắng trung bình năm đạt 1.568,9 giờ, tổng tích ôn trong năm đạt khoảng 7.000 – 7.500oC.

     – Về chế độ mưa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình năm 1.442,7 mm, số ngày mưa trong năm là 128,3 ngày. Lượng mưa trong mùa mưa thường chiếm 70% lượng mưa cả năm và tập trung nhiều vào các tháng 6, 7, 8, tháng 8 là tháng có lượng mưa lớn nhất (đạt 267,1 mm).

     – Về chế độ ẩm: Độ ẩm tương đối, trung bình năm 81%, độ ẩm cao nhất 86%, độ ẩm thấp nhất 36%.

     – Về lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm là 1.020,3 mm. Trong các tháng mùa khô (từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau), lượng bốc hơi thường lớn hơn lượng mưa; chỉ số ẩm ướt trong các tháng này thường dưới 0,5 nên gây ra tình trạng khô hạn nghiêm trọng.

     – Về hướng gió chủ đạo: Đông Nam và Nam là hai hướng gió chủ đạo, tốc độ gió mạnh nhất trong các cơn lốc có khi lên tới 40 m/s.

     Với đặc điểm khí hậu ở thành phố Cao Bằng như trên, cho phép có thể gieo trồng nhiều vụ cây ngắn ngày trong năm, song mưa lớn tập trung trong các tháng mùa mưa thường gây lũ, lở đất và trong mùa khô hệ số ẩm ướt thấp thường gây khô hạn nếu một khi không giải quyết được nước tưới bổ sung.

Đặc điểm thủy văn

     Chế độ thủy văn các sông suối ở thành phố Cao Bằng phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực. Có thể chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa lũ và mùa cạn.

     – Chế độ mùa lũ: Mùa lũ trên các sông suối thường bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10. Lượng nước trên các sông suối trong mùa này thường chiếm 65 – 80% lượng nước cả năm; lưu lượng lớn nhất trên sông Bằng đạt 164 m3/s, trên sông Hiến là 37,4 m3/s. Do chế độ thủy văn trên các sông suối trong mùa lũ như trên và do ảnh hưởng của địa hình lòng máng, nên hàng năm trong mùa mưa vùng ven sông Bằng và sông Hiến thường bị ngập úng, song so địa hình dốc, nên thời gian lũ rút nhanh và không gây hậu quả trầm trọng như lũ lụt ở một số tỉnh miền Trung.

     – Chế độ mùa cạn: Nhìn chung trên địa bàn thành phố Cao Bằng, đỉnh mùa cạn trên các sông suối kéo dài khoảng 3 tháng (từ tháng 1 đến tháng 3). Trong mùa này lưu lượng nhỏ nhất trên sông Bằng là 36,7 m3/s và trên sông Hiến 10,9 m3/s

Tài nguyên phục vụ du lịch:

Thành phố có nhiều di tích lịch sử được các cấp công nhận bao gồm:

    1.1. Di tích lịch sử cách mạng nền nhà Tỉnh ủy và Sân Vận động tỉnh Cao Bằng: Ngày 03/6/1988 được Bộ Văn hóa (Nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

     1.2. Di tích lịch sử Pháo Đài quân sự tỉnh: Nằm trên địa bàn phường Tân Giang, là di tích Lịch sử cách mạng cấp tỉnh được công nhận năm 2001, đã được cắm bia.

     1.3. Di tích lịch sử văn hóa Địa điểm lưu niệm đồng chí Hoàng Đình Giong:  Ngày 21/10/1988 được Bộ Văn hóa (Nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

     1.4. Di tích lịch sử cách mạng Miếu Khau Roỏc: Ngày 19/4/2001 được UBND tỉnh Cao Bằng công nhận là di tích lịch sử.

     1.5. Di tích lịch sử văn hoá Chùa Phố Cũ:  Ngày 31/12/2002 được UBND tỉnh Cao Bằng công nhận là di tích lịch sử văn hóa Chùa Phố Cũ.

     1.6. Di tích lịch sử văn hoá Đền Bà Hoàng:  Ngày 04/11/2008 được UBND tỉnh Cao Bằng công nhận là di tích lịch sử Đền Bà Hoàng.

    1.7. Di tích lịch sử văn hoá Đền Kỳ Sầm: Ngày 7/1/1993 được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận Di tích lịch sử Đền Kỳ Sầm – Vĩnh Quang – Hòa An.

    1.8. Quần thể di tích lịch sử văn hoá chuông chùa Đà Quận, Chùa Viên Minh, Đền Quán Triều:

     – Ngày 4/9/1995 được Bộ Văn hóa Thông tin (Nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận Di tích nghệ thuật chuông chùa Đà Quận, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An.

     – Ngày 4/11/2008 được UBND tỉnh Cao Bằng công nhận xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh Chùa Viên Minh (Chùa Đà Quận) xã Hưng Đạo, huyện Hòa An.

     – Ngày 4/11/2008 được UBND tỉnh Cao Bằng công nhận xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh Đền Quan Triều xã Hưng Đạo, huyện Hòa An.

     – Ngày 22/12/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2496/QĐ-TTg công nhận đôi chuông chùa Viên Minh, đền Quan Triều là  Bảo vật quốc gia (đợt 5) năm 2016.

     1.9. Di tích lịch sử văn hóa Chùa Đống Lân: Nằm trên địa bàn xã Hưng Đạo, ngày 15/1/1997 được công nhận là di tích Lịch sử văn hóa cấp tỉnh.

Ngoài các điểm du lịch thuộc địa phận thành phố trong mạng lưới du lịch của tỉnh Cao Bằng như chùa Phố Cũ thuộc phường Hợp Giang, khu Lâm Viên Kỳ Sầm. chùa Đà Quận, Đền Đống Lân, Đền Bà Hoàng… Thành phố Cao Bằng còn là điểm dừng chân của khách du lịch đến thăm quan các di tích lịch sử, các khu danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Cùng chủ đề

Cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án cải tạo, nâng cấp đường Chu Trinh – Hồng Nam

Dự án cải tạo, nâng cấp đường Chu Trinh (Thành phố) - Hồng Nam (Hòa An) được UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tại Quyết định số 895/QĐ-UBND ngày 30/5/2021; phê duyệt điều chỉnh dự án (lần 2) tại Quyết định số 1754/QĐ-UBND ngày 14/12/2023 với chiều dài gần 14 km, tổng mức đầu tư 120 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2021 - 2024. Sau gần 1 năm triển khai thi công...

Đoàn công tác của tỉnh làm việc với Cục Thương vụ thành phố Bách Sắc (Trung Quốc)  

Tại thành phố Bách Sắc, Quảng Tây (Trung Quốc), sáng 19/11, Đoàn công tác của tỉnh gồm: Sở Công thương, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, Sở Ngoại vụ, Cục Hải quan, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, UBND huyện Trùng Khánh do đồng chí Đồng Thị Kiều Oanh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công thương làm trưởng đoàn tọa đàm với Cục Thương vụ thành phố Bách Sắc, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng...

Đoàn công tác Hội Cựu chiến binh Việt Nam làm việc tại tỉnh Cao Bằng

Chiều 18/11, Thượng tướng Bế Xuân Trường, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam và đoàn công tác đến thăm, làm việc tại Tỉnh ủy Cao Bằng. Đón tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Triệu Đình Lê, Phó Bí...

Thượng tướng Bế Xuân Trường, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã...

Ngày 17/11, khu dân cư xóm Hồng Quang 1, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam - Thượng tướng Bế Xuân Trường dự ngày hội. ​ Ngày...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Triệu Đình Lê tiếp đoàn Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Chiều 18/11, đoàn công tác Trung ương Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam do đồng chí Thượng tướng Bế Xuân Trường, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam làm trưởng đoàn đến thăm Tỉnh ủy Cao Bằng. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh và một số sở, ban,...

Cùng tác giả

Trải nghiệm cung đèo đáng sợ nhất nhì Việt Nam ở Cao Bằng

Được mệnh danh là dốc 14 tầng, đèo Khau Cốc Chà nằm trên Quốc lộ 4A đoạn nối từ xã Xuân Trường đến trung tâm huyện biên giới Bảo Lạc. Đèo Khau Cốc Chà có chiều dài lên đến 2,5 km, với 14 tầng là 14 khúc cua gấp liên tiếp, đầy thách thức nhưng không kém phần hấp dẫn giới phượt thủ. Địa hình đèo Khau Cốc Chà trên bản đồ số. Ảnh: Nguyen Khac Chien Theo người dân địa phương, Khau Cốc...

Tỉnh Cao Bằng xúc tiến xây dựng tuyến du lịch trải nghiệm thứ 5

Cao Bằng đẩy mạnh xúc tiến xây dựng tuyến du lịch trải nghiệm thứ 5 kết nối Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang)-Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. Sáu tháng đầu năm 2024, dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng tiếp tục tăng trưởng tốt. Toàn tỉnh đã đón gần 1,3 triệu lượt khách, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khách...

Choáng ngợp trước vẻ đẹp hùng vĩ của Cao Bằng nhìn từ trên cao

Mùa thu, non nước Cao Bằng cuốn hút khách du lịch tìm về thác Bản Giốc, thung lũng Phong Nậm... ngắm khung cảnh nên thơ trong ánh nắng vàng như rót mật.

Làng nghề đường phên ở Cao Bằng

Đường phên Bó Tờ làm thủ công từ mật mía, không chất bảo quản, mang vị ngọt đậm, là một mặt hàng truyền thống bán chạy vào dịp Tết. Blogger Hà Cương (chủ fanpage Cao Bằng Hóng) cùng hai người bạn ghé làng nghề làm đường phên Bó Tờ thuộc thị trấn Hòa Thuận, huyện Quảng Hòa, cách trung tâm TP Cao Bằng khoảng 60 km. Ba anh em cùng có niềm đam mê nhiếp ảnh, quay phim ghi lại cảnh...

Những mảnh ghép non nước Cao Bằng

⁣Youtuber Độ Mixi, một người con Cao Bằng, khám phá quê hương với một góc nhìn khác, không chỉ bằng mắt mà bằng cả trái tim.

Cùng chuyên mục

Trải nghiệm cung đèo đáng sợ nhất nhì Việt Nam ở Cao Bằng

Được mệnh danh là dốc 14 tầng, đèo Khau Cốc Chà nằm trên Quốc lộ 4A đoạn nối từ xã Xuân Trường đến trung tâm huyện biên giới Bảo Lạc. Đèo Khau Cốc Chà có chiều dài lên đến 2,5 km, với 14 tầng là 14 khúc cua gấp liên tiếp, đầy thách thức nhưng không kém phần hấp dẫn giới phượt thủ. Địa hình đèo Khau Cốc Chà trên bản đồ số. Ảnh: Nguyen Khac Chien Theo người dân địa phương, Khau Cốc...

Tỉnh Cao Bằng xúc tiến xây dựng tuyến du lịch trải nghiệm thứ 5

Cao Bằng đẩy mạnh xúc tiến xây dựng tuyến du lịch trải nghiệm thứ 5 kết nối Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang)-Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. Sáu tháng đầu năm 2024, dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng tiếp tục tăng trưởng tốt. Toàn tỉnh đã đón gần 1,3 triệu lượt khách, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khách...

Bàn giao Dự án xây dựng Bản đồ Đền Kỳ Sầm sử dụng công nghệ thực tế ảo (VR)

Sáng 27/12, UBND Thành phố phối hợp với Công ty TNHH Techcity tổ chức Lễ bàn giao Dự án xây dựng bản đồ Đền Kỳ Sầm sử dụng công nghệ thực tế ảo (VR) Tham dự lễ bàn giao có đồng chí Nguyễn Thế Hoàn, Chủ tịch UBND Thành phố; Đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy; Phòng VH – TT; Trung tâm Văn hóa và Truyền thông  Thành phố và đại diện Công ty TNHH Tech...

Choáng ngợp trước vẻ đẹp hùng vĩ của Cao Bằng nhìn từ trên cao

Mùa thu, non nước Cao Bằng cuốn hút khách du lịch tìm về thác Bản Giốc, thung lũng Phong Nậm... ngắm khung cảnh nên thơ trong ánh nắng vàng như rót mật.

Những mảnh ghép non nước Cao Bằng

⁣Youtuber Độ Mixi, một người con Cao Bằng, khám phá quê hương với một góc nhìn khác, không chỉ bằng mắt mà bằng cả trái tim.

Thác Bản Giốc – nơi cảnh đẹp tuyệt vời

Thác Bản Giốc nằm ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Đây được mệnh danh là thác nước tự nhiên lớn nhất và đẹp nhất Đông Nam Á và là thác tự nhiên lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm ở biên giới các quốc gia. Thác Bản Giốc mang vẻ đẹp đan xen giữa hùng vĩ, dữ dội với nét mộng mơ hiền hòa, sâu lắng, xứng đáng là một tuyệt tác...

Tài nguyên thiên nhiên Cao Bằng

* Tài nguyên đất Tỉnh Cao Bằng có tổng diện tích tự nhiên 670.342,26 ha, quy mô diện tích ở mức trung bình so với các tỉnh khác trong toàn quốc. Tài nguyên đất đai tỉnh Cao Bằng được chia thành 10 nhóm chính: Nhóm đất phù sa diện tích 7.718 ha chiếm 1,06% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh; Nhóm đất lầy và than bùn diện tích khoảng 11ha: Nhóm đất đỏ vàng diện tích 408.563 ha chiếm...

Cao Bằng qua những chặng đường phát triển

Cao Bằng được biết đến là vùng đất cổ có lịch sử lâu đời được ghi chép trong sử sách từ rất sớm, có bề dày truyền thống lịch sử gắn với những cuộc chiến đấu chống xâm lược trong thời kỳ dựng nước và giữ nước. Cao Bằng được mệnh danh “bức phên dậu” vững chắc của cả nước vì giữ vị trí trọng yếu nơi biên cương của Tổ quốc, là vùng đất “địa linh nhân kiệt”...

Đảng bộ tỉnh Cao Bằng – Chặng đường 92 năm xây dựng và phát triển

Cao Bằng, mảnh đất biên cương phía Đông Bắc Tổ quốc, nơi ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đặc biệt, vào những năm đầu thế kỷ XX, khi cách mạng Việt Nam còn đang ở thời kỳ trứng nước, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng, ngày 1/4/1930, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên Cao Bằng ra đời, là một trong số chi...

Các giai đoạn lịch sử tỉnh Cao Bằng

Thời kỳ Bắc thuộc, vùng đất Cao Bằng thuộc Tượng Quận, sau đó là quận Giao Chỉ. Đến khi Đại Cồ Việt độc lập, vào nửa thế kỷ XI, vùng đất Cao Bằng lần lượt mang những tên khác nhau: nước Trường Sinh (Trường Sinh quốc), rồi nước Đại Lịch (Đại Lịch quốc), nước Nam Thiên (Nam Thiên quốc), nước Đại Nam (Đại Nam quốc), với những người đứng đầu là Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao. 1. Thời kỳ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất