Powered by Techcity

Dẻo thơm gạo nếp ong Trùng Khánh

Gạo nếp ong (tên địa phương là Khẩu Phjẩng) là đặc sản nổi tiếng của huyện Trùng Khánh. Loại lúa nếp đặc sản này được trồng chủ yếu ở các xã Ngọc Côn, Ngọc Khê, Phong Châu, Đình Phong, Chí Viễn… Với khí hậu mát mẻ của vùng rừng núi cộng với thổ nhưỡng màu mỡ, nguồn nước trong mát của dòng sông Quây Sơn đã tạo ra hương vị thơm ngon cho nếp ong miền biên viễn.

Gạo nếp ong Trùng Khánh là sản phẩm tin cậy của khách hàng trong cả nước.

Lúa nếp ong Trùng Khánh có bông dài, hạt to, tròn mẩy đều tăm tắp. Hằng năm, vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 11 là vào vụ thu hoạch lúa, người dân nơi đây tập trung thu hái lúa. Để giữ trọn những hạt thóc quý, người dân thu hoạch theo phương pháp cổ truyền, cắt từng bông lúa, buộc thành từng bó nhỏ đem về treo trên gác, hiên nhà. Ngoài phần ăn để ăn dần trong năm, những bó lúa được cất giữ cẩn thận để làm giống cho mùa vụ sau.

Bên cạnh hương thơm đặc trưng, gạo nếp ong khi đồ thành xôi có thể để từ sáng đến tối mà vẫn dẻo, dậy hương vị rất thơm ngon khác biệt hẳn với các loại nếp khác. Ngoài phục vụ bữa ăn hằng ngày, gạo nếp ong còn được dùng để làm các loại bánh, đồ lễ dùng để dâng cúng tổ tiên, ông bà, nhất là trong các dịp lễ, Tết. Đặc biệt trong dịp lễ hội đầu xuân, nếp ong kết hợp với các loại lá cây rừng sẵn có, như màu hồng, tím sẽ được lấy từ lá cẩm, màu vàng dùng hoa bjoóc phón, màu xanh non của lá gừng… tạo nên món xôi ngũ sắc đẹp mắt, thơm ngon mang đặc trưng riêng của núi rừng.

Từ sản phẩm gạo nếp ong dẻo thơm trở thành những món ăn truyền thống gắn liền với đời sống của người dân.

Thời gian qua, huyện Trùng Khánh xây dựng vùng trồng lúa hàng hóa gắn với quy trình sản xuất khép kín từ khâu chọn giống đến liên kết sản xuất nhằm đem đến sản phẩm lúa nếp ong chất lượng, an toàn. Huyện mở rộng diện tích, chuyển đổi diện tích trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp sang phát triển trồng đặc sản lúa nếp ong, tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người dân áp dụng vào sản xuất từ khâu chọn giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm. Tạo điều kiện thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư; liên kết với người dân để sản xuất, bao tiêu sản phẩm gắn với đẩy mạnh quảng bá về sản phẩm đặc sản lúa nếp ong của địa phương, giúp ổn định kinh tế và nâng cao thu nhập cho người dân.

Hiện nay, gạo nếp ong Trùng Khánh là sản phẩm tin cậy của khách hàng trong cả nước, được bán rộng rãi tại các chợ truyền thống, siêu thị và các sàn thương mại điện tử uy tín.

P.V

Cùng chủ đề

Cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án cải tạo, nâng cấp đường Chu Trinh – Hồng Nam

Dự án cải tạo, nâng cấp đường Chu Trinh (Thành phố) - Hồng Nam (Hòa An) được UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tại Quyết định số 895/QĐ-UBND ngày 30/5/2021; phê duyệt điều chỉnh dự án (lần 2) tại Quyết định số 1754/QĐ-UBND ngày 14/12/2023 với chiều dài gần 14 km, tổng mức đầu tư 120 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2021 - 2024. Sau gần 1 năm triển khai thi công...

Đoàn công tác của tỉnh làm việc với Cục Thương vụ thành phố Bách Sắc (Trung Quốc)  

Tại thành phố Bách Sắc, Quảng Tây (Trung Quốc), sáng 19/11, Đoàn công tác của tỉnh gồm: Sở Công thương, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, Sở Ngoại vụ, Cục Hải quan, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, UBND huyện Trùng Khánh do đồng chí Đồng Thị Kiều Oanh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công thương làm trưởng đoàn tọa đàm với Cục Thương vụ thành phố Bách Sắc, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng...

Đoàn công tác Hội Cựu chiến binh Việt Nam làm việc tại tỉnh Cao Bằng

Chiều 18/11, Thượng tướng Bế Xuân Trường, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam và đoàn công tác đến thăm, làm việc tại Tỉnh ủy Cao Bằng. Đón tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Triệu Đình Lê, Phó Bí...

Thượng tướng Bế Xuân Trường, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã...

Ngày 17/11, khu dân cư xóm Hồng Quang 1, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam - Thượng tướng Bế Xuân Trường dự ngày hội. ​ Ngày...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Triệu Đình Lê tiếp đoàn Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Chiều 18/11, đoàn công tác Trung ương Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam do đồng chí Thượng tướng Bế Xuân Trường, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam làm trưởng đoàn đến thăm Tỉnh ủy Cao Bằng. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh và một số sở, ban,...

Cùng tác giả

Trải nghiệm cung đèo đáng sợ nhất nhì Việt Nam ở Cao Bằng

Được mệnh danh là dốc 14 tầng, đèo Khau Cốc Chà nằm trên Quốc lộ 4A đoạn nối từ xã Xuân Trường đến trung tâm huyện biên giới Bảo Lạc. Đèo Khau Cốc Chà có chiều dài lên đến 2,5 km, với 14 tầng là 14 khúc cua gấp liên tiếp, đầy thách thức nhưng không kém phần hấp dẫn giới phượt thủ. Địa hình đèo Khau Cốc Chà trên bản đồ số. Ảnh: Nguyen Khac Chien Theo người dân địa phương, Khau Cốc...

Tỉnh Cao Bằng xúc tiến xây dựng tuyến du lịch trải nghiệm thứ 5

Cao Bằng đẩy mạnh xúc tiến xây dựng tuyến du lịch trải nghiệm thứ 5 kết nối Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang)-Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. Sáu tháng đầu năm 2024, dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng tiếp tục tăng trưởng tốt. Toàn tỉnh đã đón gần 1,3 triệu lượt khách, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khách...

Choáng ngợp trước vẻ đẹp hùng vĩ của Cao Bằng nhìn từ trên cao

Mùa thu, non nước Cao Bằng cuốn hút khách du lịch tìm về thác Bản Giốc, thung lũng Phong Nậm... ngắm khung cảnh nên thơ trong ánh nắng vàng như rót mật.

Làng nghề đường phên ở Cao Bằng

Đường phên Bó Tờ làm thủ công từ mật mía, không chất bảo quản, mang vị ngọt đậm, là một mặt hàng truyền thống bán chạy vào dịp Tết. Blogger Hà Cương (chủ fanpage Cao Bằng Hóng) cùng hai người bạn ghé làng nghề làm đường phên Bó Tờ thuộc thị trấn Hòa Thuận, huyện Quảng Hòa, cách trung tâm TP Cao Bằng khoảng 60 km. Ba anh em cùng có niềm đam mê nhiếp ảnh, quay phim ghi lại cảnh...

Những mảnh ghép non nước Cao Bằng

⁣Youtuber Độ Mixi, một người con Cao Bằng, khám phá quê hương với một góc nhìn khác, không chỉ bằng mắt mà bằng cả trái tim.

Cùng chuyên mục

Trải nghiệm cung đèo đáng sợ nhất nhì Việt Nam ở Cao Bằng

Được mệnh danh là dốc 14 tầng, đèo Khau Cốc Chà nằm trên Quốc lộ 4A đoạn nối từ xã Xuân Trường đến trung tâm huyện biên giới Bảo Lạc. Đèo Khau Cốc Chà có chiều dài lên đến 2,5 km, với 14 tầng là 14 khúc cua gấp liên tiếp, đầy thách thức nhưng không kém phần hấp dẫn giới phượt thủ. Địa hình đèo Khau Cốc Chà trên bản đồ số. Ảnh: Nguyen Khac Chien Theo người dân địa phương, Khau Cốc...

Tỉnh Cao Bằng xúc tiến xây dựng tuyến du lịch trải nghiệm thứ 5

Cao Bằng đẩy mạnh xúc tiến xây dựng tuyến du lịch trải nghiệm thứ 5 kết nối Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang)-Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. Sáu tháng đầu năm 2024, dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng tiếp tục tăng trưởng tốt. Toàn tỉnh đã đón gần 1,3 triệu lượt khách, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khách...

Bàn giao Dự án xây dựng Bản đồ Đền Kỳ Sầm sử dụng công nghệ thực tế ảo (VR)

Sáng 27/12, UBND Thành phố phối hợp với Công ty TNHH Techcity tổ chức Lễ bàn giao Dự án xây dựng bản đồ Đền Kỳ Sầm sử dụng công nghệ thực tế ảo (VR) Tham dự lễ bàn giao có đồng chí Nguyễn Thế Hoàn, Chủ tịch UBND Thành phố; Đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy; Phòng VH – TT; Trung tâm Văn hóa và Truyền thông  Thành phố và đại diện Công ty TNHH Tech...

Choáng ngợp trước vẻ đẹp hùng vĩ của Cao Bằng nhìn từ trên cao

Mùa thu, non nước Cao Bằng cuốn hút khách du lịch tìm về thác Bản Giốc, thung lũng Phong Nậm... ngắm khung cảnh nên thơ trong ánh nắng vàng như rót mật.

Làng nghề đường phên ở Cao Bằng

Đường phên Bó Tờ làm thủ công từ mật mía, không chất bảo quản, mang vị ngọt đậm, là một mặt hàng truyền thống bán chạy vào dịp Tết. Blogger Hà Cương (chủ fanpage Cao Bằng Hóng) cùng hai người bạn ghé làng nghề làm đường phên Bó Tờ thuộc thị trấn Hòa Thuận, huyện Quảng Hòa, cách trung tâm TP Cao Bằng khoảng 60 km. Ba anh em cùng có niềm đam mê nhiếp ảnh, quay phim ghi lại cảnh...

Những mảnh ghép non nước Cao Bằng

⁣Youtuber Độ Mixi, một người con Cao Bằng, khám phá quê hương với một góc nhìn khác, không chỉ bằng mắt mà bằng cả trái tim.

Thác Bản Giốc – nơi cảnh đẹp tuyệt vời

Thác Bản Giốc nằm ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Đây được mệnh danh là thác nước tự nhiên lớn nhất và đẹp nhất Đông Nam Á và là thác tự nhiên lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm ở biên giới các quốc gia. Thác Bản Giốc mang vẻ đẹp đan xen giữa hùng vĩ, dữ dội với nét mộng mơ hiền hòa, sâu lắng, xứng đáng là một tuyệt tác...

Tài nguyên thiên nhiên Cao Bằng

* Tài nguyên đất Tỉnh Cao Bằng có tổng diện tích tự nhiên 670.342,26 ha, quy mô diện tích ở mức trung bình so với các tỉnh khác trong toàn quốc. Tài nguyên đất đai tỉnh Cao Bằng được chia thành 10 nhóm chính: Nhóm đất phù sa diện tích 7.718 ha chiếm 1,06% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh; Nhóm đất lầy và than bùn diện tích khoảng 11ha: Nhóm đất đỏ vàng diện tích 408.563 ha chiếm...

Điều kiện tự nhiên, khí hậu Cao Bằng

Thành phố Cao Bằng là đô thị miền núi, nằm ở độ cao trung bình khoảng 200 m, địa hình dạng lòng máng thuộc hợp lưu của sông Bằng và sông Hiến, địa hình khá phức tạp, chia cắt mạnh, được phân thành hai khu vực khác nhau.      - Khu vực cũ có độ cao trung bình 180 – 190 m, là một bán đảo hình mui rùa, dốc về sông với độ dốc khoảng 0,008 – 0,01.      - Khu vực...

Cao Bằng qua những chặng đường phát triển

Cao Bằng được biết đến là vùng đất cổ có lịch sử lâu đời được ghi chép trong sử sách từ rất sớm, có bề dày truyền thống lịch sử gắn với những cuộc chiến đấu chống xâm lược trong thời kỳ dựng nước và giữ nước. Cao Bằng được mệnh danh “bức phên dậu” vững chắc của cả nước vì giữ vị trí trọng yếu nơi biên cương của Tổ quốc, là vùng đất “địa linh nhân kiệt”...

Tin nổi bật

Tin mới nhất