Powered by Techcity

Đám cưới của người Dao đỏ


Xã hội ngày càng phát triển, nhiều tục lệ của đồng bào các dân tộc mai một theo thời gian, nhưng những nghi lễ, nghi thức trong đám cưới cổ truyền vẫn được người Dao đỏ Cao Bằng lưu truyền để giáo dục cho con cháu. 

Đám cưới của người Dao đỏ gồm nhiều nghi lễ phức tạp (tuỳ theo từng nhóm hoặc từng vùng mà có nghi lễ riêng). Nhưng nhìn chung hôn lễ đều tiến hành qua mấy bước như: lễ dạm hỏi “mịnh nại”, lễ ăn hỏi chính thức “ghịa tịnh” và lễ cưới.

Khi trong nhà có con trai đến 13 – 14 tuổi, bố mẹ thường tìm hiểu xem có cô gái nào nhìn ưng mắt, ngoan ngoãn chăm chỉ, thì đến đặt vấn đề, gây mối quan hệ với bên nhà gái. Bố mẹ là người quyết định việc hôn nhân của con cái. Nếu xem ngày sinh tháng đẻ người con gái hợp người con trai thì quyết định làm lễ dạm hỏi. Lễ dạm hỏi thường là bố hoặc mẹ người con trai đích thân sang nhà gái, lễ vật gồm một chai rượu, một cuộn len đỏ, một sải vải.

Sau lễ ăn hỏi chính thức, người con gái được phép nghỉ ở nhà từ chín tháng đến một năm để thêu quần áo, thắt lưng, khăn… Đồng thời, nếu bên nhà trai yêu cầu, cô gái còn phải thêu quần hoặc thắt lưng cho bên nhà trai (thêu bao nhiêu bộ bên nhà trai phải chịu hết nguyên liệu như: len, vải, chỉ thêu…). Ngoài vải vóc, len chỉ để may quần áo mới, nhà trai phải sắm đủ sính lễ sang nhà gái cho ngày cưới gồm: thịt lợn, gạo, rượu, bạc trắng để đánh đồ trang sức: 200 hoa tám góc, vòng cổ hai cái khoảng 12 đồng bạc, vòng tay một đôi… Của hồi môn nhà gái cho cô dâu về nhà chồng thường là: một hòm gỗ, một chăn chiên, một đôi chiếu, một chậu rửa mặt.

Đến ngày cưới (đã định trước từ lễ ăn hỏi), trước khi đưa cô dâu sang nhà chồng, nhà gái mổ một con gà luộc rồi cúng, báo cho tổ tiên biết rằng từ nay người con gái này sẽ đi lấy chồng. Số lượng họ hàng nhà gái đưa cô dâu sang nhà chú rể được báo trước cho bên nhà trai để nhà trai chuẩn bị cỗ bàn và thịt để chia cho mọi người bên nhà gái đem về, ngoài ra còn được chia cả rượu nữa.

Đoàn đưa dâu sang nhà trai, còn có cả người thổi kèn để tiễn đưa cô dâu, nếu nhà hai bên gần nhau thì có thể đến giữa đường nhà trai sẽ cho người nhà ra đón. Nếu cách nhau quá xa thì bên nhà gái tự mang cơm nắm đi ăn dọc đường, khi đến gần nhà trai mới được ra đón. Khi đi trên đường, cô dâu được các phù dâu che ô và phải che mặt suốt đường đi bằng một tấm vải thêu cầu kỳ, trang sức phủ xung quanh có khung tam giác chụp lên đầu. Khi đội khăn ra cửa, cô dâu không được phép quay mặt lại nhìn bố mẹ, anh chị em.

Người Dao đỏ duy trì mặc trang phục truyền thống trong các lễ cưới, lễ hội.

Khi đoàn nhà gái đến gần nhà trai, nhà gái thổi một hồi kèn pí lè lên báo cho nhà trai biết để ra đón. Nhà trai cũng thổi kèn, trống chiêng nổi lên đáp lại chào nhà gái, vòng qua ba vòng xung quanh họ nhà gái, hai bên cúi đầu chào nhau rồi mới vào nhà. Sau đó nhà trai bắt đầu tổ chức các tiết lễ nhận cô dâu mới và tổ chức ăn uống linh đình cho hai họ.

Trong hôn nhân của người Dao đỏ, nếu người con trai sang nhà gái ở rể vĩnh viễn thì người con trai phải đổi họ mình theo họ bên vợ.

Ngày nay, đời sống văn hoá của đồng bào các dân tộc có nhiều thay đổi, người Dao đỏ cũng vậy, lễ cưới cũng có những điều chỉnh phù hợp với điều kiện hiện tại, tuy nhiên các bước cơ bản vẫn được lưu giữ, đặc biệt về trang phục. Các bạn trẻ thoát ly địa phương, đi làm ăn xa, tiếp thu những văn hoá hiện đại, nhưng trong lễ cưới họ vẫn duy trì trang phục dân tộc mình trong các nghi thức cưới xin truyền thống.


Hồng Chuyên





Nguồn: https://baocaobang.vn/dam-cuoi-cua-nguoi-dao-do-3170179.html

Cùng chủ đề

Báo Cao Bằng triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 15/1, Báo Cao Bằng tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Năm 2024, Báo Cao Bằng tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng cả về nội dung và hình thức, đáp ứng nhu cầu thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh, góp phần tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; thông tin nhanh, kịp thời,...

Phó Bí thư Tỉnh ủy Triệu Đình Lê tặng quà Tết tại huyện Quảng Hòa

Ngày 14/1, đồng chí Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đến thăm, chúc Tết gia đình chính sách, hộ nghèo, khó khăn và các đơn vị lực lượng vũ trang tại huyện Quảng Hòa. Cùng đi có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành và huyện Quảng Hòa. Đoàn công tác đến thăm, chúc Tết, tặng quà các đơn vị: Công an huyện, Ban Chỉ huy Quân sự huyện, Đồn biên...

Đại hội Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2025 – 2030

Ngày 13/1, Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh tổ chức Đại hội Hội VHNT tỉnh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Tham dự có các đồng chí: Bế Thanh Tịnh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nhạc sĩ Nguyễn Tuấn Khương, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam phụ trách khu vực các tỉnh Việt Bắc; lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, một số sở, ban, ngành,...

Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Sáng 13/1,  Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo (KHCN, ĐMST) và chuyển đổi số (CĐS) quốc gia. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương dự và chỉ đạo. Hội nghị kết nối trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trong cả nước, với 978.532 đại biểu tham dự. Dự tại điểm cầu tỉnh có các...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ 2 Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát

Chiều 12/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh chính chủ trì Phiên họp thứ 2 (trực tuyến) của Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN) trên phạm vi cả nước. Phiên họp được truyền trực tuyến đến điểm cầu trụ sở UBND 63 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và khoảng 8.600 điểm cầu các huyện, xã trên cả nước. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Triệu...

Cùng tác giả

Báo Cao Bằng triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng 15/1, Báo Cao Bằng tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Năm 2024, Báo Cao Bằng tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng cả về nội dung và hình thức, đáp ứng nhu cầu thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh, góp phần tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; thông tin nhanh, kịp thời,...

Di sản văn hóa, từ truyền thống đến kho tàng số

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu số về di sản văn hóa đang được quan tâm, nhằm tạo kho tàng lưu giữ thông tin chi tiết về các giá trị vật thể và phi vật thể. Điều này không chỉ hữu ích trong công tác bảo tồn mà còn tạo nền tảng khai thác tối đa tiềm năng của di sản trong công nghiệp văn hóa. Nỗ lực số hóa nguồn tư liệu giá trị TS. Chu Thu Hường, Viện...

TPHCM khắp nơi kẹt xe, đường ngập sau cơn mưa trái mùa kết hợp triều cường rằm tháng Chạp

TPO – Cơn mưa trái mùa vào chiều 14/1 khiến nhiều tuyến đường trung tâm TPHCM, cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất ùn tắc, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn. Cùng thời điểm này, triều cường rằm tháng Chạp đã làm một số tuyến đường ven sông, kênh, rạch, vùng trũng thấp trên địa bàn thành phố bị ngập úng. 14/01/2025 | 20:08 ...

UBND huyện Trùng Khánh và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội ký kết thoả thuận hợp tác giai đoạn 2025

Tại Hà Nội, UBND huyện Trùng Khánh vừa tổ chức lễ ký kết thoả thuận hợp tác giai đoạn 2025 - 2030 với Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. UBND huyện Trùng Khánh và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội ký kết...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Triệu Đình Lê chung vui đón Tết với bà con xóm Lũng Luông,...

Sáng 14/1, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến chung vui đón tết với bà con nhân dân xóm Lũng Luông, xã Hạnh Phúc, huyện Quảng Hòa. Cùng đi có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, lãnh...

Cùng chuyên mục

Hoàng Châu Anh đến từ Cao Bằng trở thành Hoa hậu di sản áo dài Việt Nam năm 2024

Tối 11/1, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thị xã Sơn Tây diễn ra vòng thi chung kết cuộc thi toàn quốc Hoa hậu di sản áo dài Việt Nam năm 2024. Phát biểu tại cuộc thi, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Lê Đại Thăng, Trưởng ban tổ chức cuộc thi cho biết, Sơn Tây được mệnh danh là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, “đất hai vua”, có bề dày trầm tích...

Trải nghiệm làng hương Phja Thắp

Làng hương Phja Thắp thuộc xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa có lịch sử hơn 100 năm. Hương Phia Thắp làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên ở vùng miền núi đá vôi, là sản phẩm kết tinh từ sự tỉ mỉ và khéo léo của người dân địa phương. Trong chuyến thăm quê hương cội nguồn cách mạng Cao Bằng, chúng tôi được tìm hiều về nghề làm hương truyền thống của bà con nơi đây với...

Sở Công thương trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi (Hà Quảng)

Ngày 31/12, Sở Công thương tổ chức trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào (Hà Quảng). Tại lễ bàn giao, lãnh đạo Sở Công thương trao 1 máy khâu phục vụ sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ vải và thổ cẩm; 4 khung dệt thổ cẩm giúp bảo tồn và phát triển nghề dệt truyền thống của đồng bào các dân tộc; 2 tủ kính trưng...

Xây dựng đời sống văn hóa gắn với xóa bỏ hủ tục lạc hậu

Với đặc thù là tỉnh vùng cao, biên giới, Cao Bằng có 27 dân tộc cùng sinh sống với 95% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc đều có đời sống văn hóa, phong tục, tập quán mang những nét độc đáo, đặc sắc rất riêng. Tuy nhiên, một số nơi còn giữ những phong tục, tập quán lạc hậu trong đời sống sinh hoạt, sản xuất và tín ngưỡng, trong đó có hủ...

Tình quê chan chứa trong sắc màu thổ cẩm

Quê hương cội nguồn cách mạng Cao Bằng được ví như “viên ngọc xanh” nơi núi rừng Đông Bắc, nổi tiếng với truyền thống văn hóa phong phú và đa dạng, nhiều làng nghề thủ công truyền thống. Mỗi nghề truyền thống đều gắn với nét đặc trưng về địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng hay phong tục riêng của mỗi địa phương, trong đó có những họa tiết đầy sắc màu của làng nghề thổ cẩm Lũng Nọi,...

Giao lưu học sinh, sinh viên “Tuổi trẻ Cao Bằng hướng về Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam”

Tối 19/12, tại Vườn hoa trung tâm Thành phố diễn ra chương trình giao lưu học sinh, sinh viên "Tuổi trẻ Cao Bằng hướng về Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam". Chương trình nằm trong khuôn khổ Triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng” chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn...

Vòng bạc trắng tô điểm trang phục các dân tộc vùng cao

Trong bộ trang phục truyền thống của các dân tộc vùng cao, chiếc vòng bạc trắng là trang sức quan trọng không thể thiếu. Những chiếc vòng bạc không chỉ đơn thuần thể hiện sự sang trọng của người đeo, khả năng thực hành nghề của người chế tác mà còn mang nhiều ý niệm về tín ngưỡng và văn hóa truyền thống độc đáo, đặc sắc. Cao Bằng có nhiều dân tộc cùng cư trú trên địa bàn: Tày,...

Cuốn sách quý về Quân đội nhân dân Việt Nam những ngày đầu thành lập

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh ra mắt tập sách ảnh “Sáng mãi ngọn lửa rừng Trần Hưng Đạo” do nhà văn Hoàng Quảng Uyên tổ chức bản thảo và biên soạn. Rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim (Nguyên Bình) - nơi thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng...

Văn nghệ quần chúng góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống

Phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi nổi, sâu rộng thu hút đông đảo người dân tham gia. Qua đó, đóng góp tích cực vào công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và góp phần lưu giữ, phát triển bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc tại địa phương.  Là tỉnh có thế mạnh về du lịch, Cao Bằng xác định việc bảo tồn, phát huy các giá...

Bàn giao Điểm đọc Báo Cao Bằng tại Phố đi bộ ven sông Bằng

Chiều 5/12, Báo Cao Bằng và UBND Thành phố tổ chức Lễ bàn giao Điểm đọc Báo Cao Bằng tại Phố đi bộ ven sông Bằng Giang, phường Hợp Giang, (Thành phố). Tham dự có lãnh đạo Báo Cao Bằng và UBND Thành phố. Với mục đích đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền giáo dục truyền thống trên quên hương cách mạng Cao Bằng, giai đoạn 2019 - 2025. Góp phần đưa đường lối, chủ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất