Powered by Techcity

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa dịp Tết


Dịp Tết Nguyên đán nhu cầu và sức mua sắm hàng hóa của người dân tăng cao. Nắm bắt nhu cầu thực tế, các sở, ngành của tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để tạo nguồn cung hàng hóa dồi dào, có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với giá cả ổn định, hợp lý, góp phần làm giảm áp lực về cầu, không để tình trạng găm hàng, tăng giá đột biến, gây ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và tình hình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Hàng hóa phục vụ nhân dân đón Tết phong phú tại các siêu thị.

Theo Sở Công Thương, thị trường hàng hóa thời gian qua trên địa bàn tỉnh không có biến động bất thường lớn. Các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm… giá cả tương đối ổn định. Một số mặt hàng nhóm nhiên liệu năng lượng, giá biến động theo giá thế giới như: Xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng. Tuy nhiên, năm nay, Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán sát gần nhau nên sức mua của người dân sẽ diễn ra nhanh, dồn dập trong thời gian ngắn. Vì vậy, các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), hộ sản xuất đã chủ động xây dựng kế hoạch chuẩn bị hàng hóa từ rất sớm, đa dạng về chủng loại, mẫu mã.

Trên cơ sở tổng mức tiêu dùng trong dịp Tết, Sở chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức các hoạt động kết nối cung – cầu, kết nối các doanh nghiệp phân phối và các nhà cung cấp thực phẩm thiết yếu, tạo nguồn hàng bình ổn thị trường phục vụ Tết. Các nhóm hàng cần đảm bảo cung – cầu trong dịp Tết gồm các mặt hàng chính: Gạo tẻ, dầu ăn, đường kính, sữa cho trẻ em, thực phẩm, thịt gia súc, gia cầm. Hiện nay, nguồn cung ứng hàng hóa, kênh phân phối phục vụ dịp Tết Nguyên đán tập trung chủ yếu tại các doanh nghiệp phân phối lớn như: Siêu thị, cửa hàng tự chọn lớn và các chợ trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh hiện có trên 10 hệ thống siêu thị, 8 cửa hàng Winmart tại địa bàn Thành phố và huyện Hòa An; 81 chợ, trong đó: 2 chợ hạng I, 10 chợ hạng II, 69 chợ hạng III, các chợ trên địa bàn cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm, trao đổi hàng hóa của nhân dân, nhất là sản phẩm nông sản do người dân sản xuất. Ngoài ra, các kênh bán hàng đa phương tiện như: Sàn thương mại điện tử; bán hàng qua điện thoại, website, ứng dụng mua hàng… của hệ thống phân phối truyền thống cũng đã xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa để phục vụ nhu cầu của người dân mua sắm trực tuyến trong dịp Tết Nguyên đán.

Theo ghi nhận của phóng viên tại một số chợ, siêu thị, cửa hàng, đại lý cho thấy lượng hàng hóa khá dồi dào, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, chất lượng đảm bảo, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của nhân dân. Các đơn vị chuẩn bị nguồn hàng từ trước, đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hóa và bình ổn giá; nhiều đơn vị đảm bảo nguồn cung hàng hóa từ nay đến Tết Nguyên đán. Tại Chợ Xanh (Thành phố) thời điểm này, các mặt hàng rau, củ, quả, đồ khô, gạo, đỗ xanh các loại… chưa có biến động nhiều, giá cả ổn định. Cụ thể, gạo tẻ từ 12.000 – 25.000 đồng/kg, gạo nếp loại ngon 28.000 – 40.000 đồng/kg, thịt bò loại I 250.000 – 280.000 đồng/kg, gà ta 130.000 – 150.000 đồng/kg, giá thịt lợn dao động từ 100.000 – 120.000 đồng/kg… Các mặt hàng công nghệ, điện tử, tiêu dùng, xăng dầu, gas tăng nhẹ; các loại quả giá tăng nhẹ từ 3 – 5%, trung bình từ 20.000 – 50.000 đồng/kg…

Thịt lợn là loại thực phẩm có giá khá bình ổn tại các chợ dân sinh.

Siêu thị Ngọc Xuân là một trong những đơn vị tham gia dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết, Siêu thị ưu tiên dự trữ mặt hàng thiết yếu như: Lương thực, thực phẩm, bánh kẹo, nước giải khát… Về giá bán, Siêu thị duy trì giá bình ổn kết hợp với các chương trình khuyến mãi, giảm giá sản phẩm… để kích cầu tiêu dùng, phục vụ khách hàng trên địa bàn tỉnh. Ngoài bán các mặt hàng phục vụ tại hệ thống các siêu thị, đơn vị còn thực hiện bán hàng trên sàn thương mại điện tử, livestream trực tiếp bán các mặt hàng: hóa mỹ phẩm, thời trang, chăn, ga, gối, đồ gia dụng… Để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân, siêu thị phối hợp với các nhà cung ứng lên kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng phục vụ nhu cầu mua sắm tăng mạnh vào những tháng cuối năm. Lượng hàng hóa tập trung vào các nhóm hàng thực phẩm và đồ dùng thiết yếu, các mặt hàng thời vụ như: bánh, mứt, kẹo, đồ uống… Siêu thị nhập hàng từ những thương hiệu lớn trong nước, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Siêu thị dành một khu vực riêng để giới thiệu, bày bán các sản phẩm nông sản đặc sản của Cao Bằng. Các mặt hàng đảm bảo nguồn cung và giá cả ổn định, nguồn hàng không khan hiếm nên người tiêu dùng yên tâm mua sắm, không cần tích trữ hàng hóa. Bên cạnh việc chuẩn bị hàng hóa, các chuỗi hệ thống Siêu thị Ngọc Xuân tại các huyện, Thành phố cũng triển khai nhiều chương trình khuyến mại hấp dẫn để kích cầu mua sắm.

 Cùng với chủ động nguồn hàng, các đơn vị cung ứng hàng hóa tích cực tham gia chương trình bình ổn giá. Ngoài việc đảm bảo nguồn hàng, những ngày cận Tết, các doanh nghiệp, đơn vị cung ứng hàng hóa cũng bổ sung, tăng cường thêm nhân lực, kéo giãn thời gian hoạt động, không để xảy ra tình trạng trống kệ hàng hay ùn ứ khách hàng mua sắm Tết. Đáng chú ý, năm nay các loại hàng hóa là hàng Việt, nhất là các mặt hàng nông sản, đặc trưng của các địa phương trong và ngoài tỉnh, sản phẩm tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) chiếm khoảng 80% trong cơ cấu hàng hóa tại các kênh phân phối, cung ứng hàng hóa dịp Tết.

Tại các điểm bán hàng bình ổn giá, các mặt hàng được sắp xếp, trang trí đảm bảo văn minh thương mại; hàng hóa được niêm yết giá, bày bán trên giá kệ, sắp xếp thuận tiện cho việc mua bán và có bảng niêm yết giá bán các mặt hàng trong chương trình. Đồng thời, đẩy mạnh triển khai các hoạt động thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm hỗ trợ sản xuất, thúc đẩy lưu thông hàng hóa, tổ chức các chuyến hàng, các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa được chú trọng. Chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường, nhất là vấn đề về giá, chất lượng sản phẩm, các quy định về an toàn thực phẩm, các hành vi về đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật, các mặt hàng thịt lợn, xăng dầu… đảm bảo nguồn cung hàng hóa trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, Cục Quản lý thị trường chỉ đạo các đội quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý địa bàn, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, lập danh sách kiểm tra định kỳ đối với các nhà phân phối, các đơn vị cung ứng hàng hóa, siêu thị, cửa hàng tiện ích. Kết hợp công tác kiểm tra với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến các cơ sở kinh doanh; thực hiện ký cam kết không kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu, mỗi người dân hãy là người tiêu dùng thông thái, lựa chọn những sản phẩm có nhãn mác, hạn sử dụng rõ ràng, tránh tích trữ hàng hóa.    

Nhìn chung, đến thời điểm này, nguồn hàng hóa phục vụ nhân dân đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, đảm bảo cân đối cung – cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn giá cả, phục vụ tốt nhu cầu mua sắm, tiêu dùng cho nhân dân đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.


Thu Hoài





Nguồn: https://baocaobang.vn/dam-bao-nguon-cung-hang-hoa-dip-tet-3175062.html

Cùng chủ đề

Hội nghị Ủy ban Công tác liên hợp lần thứ 16 giữa 4 tỉnh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng...

Chiều 21/2, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh diễn ra Hội nghị lần thứ 16 Ủy ban Công tác liên hợp (CTLH) giữa các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc). Hội nghị do Chủ tịch Ủy ban CTLH song phương gồm 4 đồng chí Phó Chủ tịch UBND 4 tỉnh của Việt Nam và Phó Chủ tịch Khu tự trị dân...

Chương trình Gặp gỡ đầu xuân năm 2025 giữa Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang (Việt Nam) và...

Sáng 21/2, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) diễn ra chương trình Gặp gỡ đầu xuân năm 2025 giữa Bí thư Tỉnh ủy 4 tỉnh biên giới: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang (Việt Nam) và Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc). Tham dự về phía Việt Nam có các đồng chí: Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám...

“Chìa khóa” hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ rừng

Để hỗ trợ cho các tổ chức, hộ gia đình có thêm nguồn lực giữ rừng, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh nỗ lực triển khai các giải pháp thu tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) và chi trả kịp thời cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân để các chủ rừng trên địa bàn tỉnh yên tâm giữ rừng. Theo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, trong năm 2024, đơn vị đã giải...

Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tiếp Bí thư...

Chiều 20/2, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã có buổi tiếp kiến đồng chí Trần Cương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Khu ủy, Chủ nhiệm Ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc. Dự buổi tiếp...

Đoàn đại biểu tỉnh hội kiến Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc)

Nhân dịp Đoàn đại biểu Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) tham dự Chương trình Gặp gỡ đầu xuân 2025 tại Quảng Ninh, chiều 20/2, Đoàn đại biểu tỉnh do đồng chí Quản Minh Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn hội kiến đồng chí Trần Cương, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Khu ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ Đại...

Cùng tác giả

UBND thành phố Cao Bằng họp phiên thường kỳ tháng 2/2025

Chiều 19/2, UBND thành phố Cao Bằng tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 2/2025, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 2, triển khai phương hướng nhiệm vụ tháng 3/2025. ...

Điện lực Cao Bằng đẩy mạnh chuyển đổi số, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ

Thời gian qua, Công ty Điện lực Cao Bằng đã từng bước triển khai và đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ khách hàng. Qua đó, chất lượng cung cấp dịch vụ điện ngày càng nâng cao, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng sử dụng điện. ...

Hội nghị Ủy ban Công tác liên hợp lần thứ 16 giữa 4 tỉnh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng...

Chiều 21/2, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh diễn ra Hội nghị lần thứ 16 Ủy ban Công tác liên hợp (CTLH) giữa các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc). Hội nghị do Chủ tịch Ủy ban CTLH song phương gồm 4 đồng chí Phó Chủ tịch UBND 4 tỉnh của Việt Nam và Phó Chủ tịch Khu tự trị dân...

Chương trình Gặp gỡ đầu xuân năm 2025 giữa Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang (Việt Nam) và...

Sáng 21/2, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) diễn ra chương trình Gặp gỡ đầu xuân năm 2025 giữa Bí thư Tỉnh ủy 4 tỉnh biên giới: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang (Việt Nam) và Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc). Tham dự về phía Việt Nam có các đồng chí: Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám...

“Chìa khóa” hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ rừng

Để hỗ trợ cho các tổ chức, hộ gia đình có thêm nguồn lực giữ rừng, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh nỗ lực triển khai các giải pháp thu tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) và chi trả kịp thời cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân để các chủ rừng trên địa bàn tỉnh yên tâm giữ rừng. Theo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, trong năm 2024, đơn vị đã giải...

Cùng chuyên mục

Điện lực Cao Bằng đẩy mạnh chuyển đổi số, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ

Thời gian qua, Công ty Điện lực Cao Bằng đã từng bước triển khai và đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ khách hàng. Qua đó, chất lượng cung cấp dịch vụ điện ngày càng nâng cao, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng sử dụng điện. ...

“Chìa khóa” hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ rừng

Để hỗ trợ cho các tổ chức, hộ gia đình có thêm nguồn lực giữ rừng, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh nỗ lực triển khai các giải pháp thu tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) và chi trả kịp thời cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân để các chủ rừng trên địa bàn tỉnh yên tâm giữ rừng. Theo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, trong năm 2024, đơn vị đã giải...

Hòa An phát triển giống lúa chất lượng cao Japonica

Để nâng cao giá trị hạt gạo, huyện Hòa An tập trung chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa; cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả; đồng thời lựa chọn các giống lúa mới có năng suất, chất lượng tốt vào sản xuất.  Hòa An là vựa lúa của tỉnh, diện tích gieo cấy hằng năm trên 4.700 ha, chủ yếu là giống Bao Thai...

Quảng Hòa nâng cao giá trị nông sản

Nâng cao giá trị gia tăng qua chế biến; liên kết sản xuất; sản xuất theo tiêu chuẩn - quy chuẩn; xây dựng bao bì, nhãn mác cho các loại nông sản góp phần nhận diện thương hiệu trên thị trường; gắn với du lịch - dịch vụ. Qua đó, sản xuất nông nghiệp chuyển biến theo hướng tích cực, giá trị gia tăng hằng năm tăng, góp phần nâng cao thu nhập, đa dạng hóa sinh kế của...

Dự án Đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh giải ngân đạt 91,38% kế hoạch

Tính đến hết tháng 1/2025, Dự án Đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng), dự án đã giải ngân 1.775 tỷ đồng/1.934 tỷ đồng, đạt 91,38% kế hoạch vốn năm 2024. Cụ thể, năm 2024 được giao trên 1.934 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương trên 674 tỷ đồng; ngân sách địa phương 1.260 tỷ đồng. Tổng kế hoạch vốn được giao năm 2025 trên 2.372 tỷ đồng, trong...

Mang giá trị văn hóa địa phương vào sản phẩm OCOP

Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) có tác động tích cực, đậm nét đến phát triển kinh tế nông thôn, góp phần chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị; khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh, đặc biệt là các giá trị văn hóa vùng, miền để hình thành các sản phẩm OCOP tích hợp “đa giá trị”, gắn kết...

Sở Công Thương khảo sát tình hình thị trường cung ứng hàng hoá dịp Tết Nguyên đán

Sáng 21/1, đoàn công tác của Sở Công thương đi khảo sát, nắm bắt tình hình thị trường cung ứng hàng hoá phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại một số nhà phân phối, siêu thị trên địa bàn thành phố Cao Bằng. ...

Vượt thách thức đón những cơ hội mới

Bước vào Xuân Ất Tỵ, kinh tế cửa khẩu có nhiều khởi sắc. Hạ tầng cơ sở khu kinh tế cửa khẩu từng bước được đầu tư đồng bộ, kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK), thu thuế từ hoạt động xuất nhập hàng hóa đều tăng trưởng khá so với năm 2023. Đây là kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đột phá phát triển kinh tế cửa khẩu tỉnh theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ...

BIDV Cao Bằng triển khai nhiệm vụ, kế hoạch kinh doanh năm 2025

BIDV Cao Bằng vừa tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng, triển khai nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh năm 2025, hội nghị người lao động kết hợp hội nghị đối thoại các cấp năm 2025. Dự hội nghị có lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh. ...

Doanh số cho vay tháng 1/2025 đạt 2.759 tỷ đồng

Tháng 1/2025, doanh số cho vay ước đạt 2.759 tỷ đồng; Doanh số thu nợ ước đạt 2.726 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế ước đạt 16.884 tỷ đồng, tăng 0,2% so với cuối năm 2024. Bao gồm 6.473 tỷ đồng dư nợ ngắn hạn, tăng 0,3%; 10.411 tỷ đồng dư nợ trung - dài hạn, tăng 0,1%. Nợ xấu ước 160 tỷ đồng, giảm 1,4 tỷ đồng so với cuối năm 2024, chiếm 0,95% trong...

Tin nổi bật

Tin mới nhất