Powered by Techcity

Cuốn sách quý về Quân đội nhân dân Việt Nam những ngày đầu thành lập


Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh ra mắt tập sách ảnh “Sáng mãi ngọn lửa rừng Trần Hưng Đạo” do nhà văn Hoàng Quảng Uyên tổ chức bản thảo và biên soạn.

Rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim (Nguyên Bình) – nơi thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân (VNTTGPQ), tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam vào ngày 22/12/1944 là một địa danh trong lịch sử cách mạng. Nhiều sách vở, tư liệu từng đề cập đến rừng Trần Hưng Đạo và sự kiện thành lập Đội VNTTGPQ nhưng do tính chất, đặc thù của mỗi loại tư liệu được biên soạn mà sự kiện này thường được trình bày vắn tắt. 

Có lẽ xuất phát từ thực tế này cùng sự đau đáu về lời phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 16/12/1994: “Đáng lẽ bây giờ đã có những quyển sách ghi lại tên tuổi các cán bộ, chiến sĩ Đội du kích Pác Bó, các đơn vị Cứu quốc quân I, II, III là những ai, Trung đội vũ trang tuyên truyền là những ai, Đại đội đầu tiên với ba, rồi bốn trung đội phát triển sau một tuần là những ai? Bây giờ làm là chậm nhưng vẫn còn kịp và vẫn phải làm”… mà nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã tự nhận trách nhiệm biên soạn tập sách ảnh này. Ông bỏ ra nhiều thời gian, công sức nghiên cứu tài liệu, đi điền dã, sưu tầm. 

Nhờ những công phu, tâm huyết ấy, tập sách ảnh “Sáng mãi ngọn lửa rừng Trần Hưng Đạo” dày 136 trang nhưng không hề nhẹ, xốp nếu không muốn nói là nhiều sức nặng. Tác giả tỏ ra hợp lý khi chia cuốn sách thành các phần: Từ cội nguồn Pác Bó, Lực lượng vũ trang đầu tiên, Con đường Nam tiến, Ngọn lửa sáng rừng Trần Hưng Đạo, Việt Nam Giải phóng quân, Rừng thiêng ngày trở lại. Bởi Pác Bó là cội nguồn của cách mạng Việt Nam, nơi tổ chức Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5/1941) với phương pháp cách mạng “chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân ta trong giai đoạn hiện nay” và từ những lực lượng vũ trang đầu tiên như Đội du kích Bắc Sơn (thành lập ngày 14/2/1941), Đội du kích Pác Bó (thành lập tháng 11/1941), chúng ta mới có Đội VNTTGPQ. Trong 34 chiến sĩ buổi đầu thành lập Đội, có nhiều người từng là đội viên Đội du kích Bắc Sơn, đội viên Đội du kích Pác Bó. Không ít người từng lãnh đạo Đội du kích Bắc Sơn, Đội du kích Pác Bó sau này trở thành lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước và quân đội như: Thiếu tướng Lê Quảng Ba, Thiếu tướng Lê Thiết Hùng…

“Con đường Nam tiến” là con đường cách mạng từ Cao Bằng “phải phát triển về Thái Nguyên và thông xuống dưới nữa” để “có thể tiếp xúc với toàn quốc”. “Có nối phong trào được với Thái Nguyên thì khi phát động đấu tranh vũ trang lúc thuận lợi có thể công, lúc khó khăn có thể thủ”. Qua các tài liệu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thiếu tướng Lê Thiết Hùng, tác giả đã dựng lại con đường Nam tiến – con đường phát triển của cách mạng Việt Nam buổi ban đầu từ Cao Bằng về các tỉnh phía Nam: “Con đường được tạo nên bằng công tác tuyên truyền, vận động giác ngộ tổ chức từng người, từng gia đình vào các hội cứu quốc tiến tới toàn bản, toàn tổng rồi toàn châu. Con đường của niềm tin tuyệt đối, của tình thương yêu không hạn độ của đồng bào đối với cách mạng, đối với cán bộ của Đảng và ngược lại, của Đảng, của cán bộ đối với đồng bào. Con đường mà kẻ địch khủng bố, đàn áp đến tột cùng cũng không xóa bỏ nổi”. Đương nhiên, “Con đường Nam tiến” này từng in dấu chân của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

Bìa tập sách ảnh “Sáng mãi ngọn lửa rừng Trần Hưng Đạo”.
Bìa tập sách ảnh “Sáng mãi ngọn lửa rừng Trần Hưng Đạo”.

Với “Ngọn lửa sáng rừng Trần Hưng Đạo”, tác giả giúp người đọc hiểu rõ hơn về bối cảnh lúc bấy giờ, cả không gian, thời gian và tình hình cách mạng dẫn đến sự ra đời của Đội. 80 năm đã qua, rừng Trần Hưng Đạo như vẫn còn vang vọng diễn từ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Ngày hôm nay, 22/12/1944, theo mệnh lệnh của đoàn thể, chúng ta tập trung ở chốn rừng xanh núi đỏ này, giữa tổng Trần Hưng Đạo và tổng Hoàng Hoa Thám trong Liên Tỉnh ủy Cao – Bắc – Lạng để khai hội thành lập Đội VNTTGPQ.

Giải phóng quân là một đội quân rất trọng kỷ luật, tuyệt đối phục tùng thượng lệnh, là một đội quân giàu tinh thần đoàn kết, đồng cam cộng khổ. Kinh nghiệm của chúng ta còn non nhưng có làm mới có kinh nghiệm và làm tất nhiên sẽ có kinh nghiệm. Chúng ta tin ở thắng lợi. Theo chỉ thị của đoàn thể, dưới lá cờ đỏ sao vàng năm cánh, tôi xin tuyên bố Đội VNTTGPQ thành lập và hạ lệnh cho các đồng chí tiến lên trên con đường vũ trang tranh đấu.

Ngoài tái hiện buổi lễ, diễn biến hai trận đánh đồn Phai Khắt và Nà Ngần, Hoàng Quảng Uyên không quên đề cập đến vai trò của vị nhân tướng rừng Trần Hưng Đạo – Võ Nguyên Giáp cùng danh sách, quê quán 34 chiến sĩ đầu tiên của quân đội ta, trong đó cán bộ chỉ huy đầu tiên là Hoàng Sâm (về sau được phong Thiếu tướng), chính trị viên đầu tiên là Dương Mạc Thạch, cán bộ phụ trách tình báo và kế hoạch là Hoàng Văn Thái (về sau được phong Đại tướng)… Khi Đội VNTTGPQ phát triển thành một đại đội gồm 4 trung đội, Hoàng Quảng Uyên cũng cung cấp những tư liệu, hình ảnh cần thiết. Trung đội 1 có Trung đội trưởng Nam Tuấn, chính trị viên Vũ Lập (về sau được phong Thượng tướng), Trung đội phó Bế Văn Sắt; Trung đội 2 có Trung đội trưởng Đàm Quốc Chủng, hai chính trị viên Nam Long (ban đầu) và Mai Trung Lâm, Trung đội phó Bế Sơn Cương; Trung đội 3 có Trung đội trưởng Đàm Quang Trung (về sau được phong Thượng tướng), chính trị viên Hoàng Thịnh, hai Trung đội phó Mông Phúc Thơ (ban đầu) và Đào Mạnh Vy; Trung đội 4 có Trung đội trưởng Lĩnh Thành, chính trị viên Nam Long (về sau được phong Trung tướng), Trung đội phó Nông Quốc Sùng. Chỉ huy đầu tiên Hoàng Sâm lúc bấy giờ đảm nhiệm chức vụ Đại đội trưởng, Dương Mạc Thạch là chính trị viên Đại đội, Hoàng Văn Thái vẫn phụ trách tình báo và kế hoạch.

Các phần “Việt Nam Giải phóng quân” và “Rừng thiêng ngày trở lại”, theo tiến trình lịch sử đề cập đến sự kiện hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ (tháng 4/1945) quyết định thống nhất Cứu quốc quân và VNTTGPQ với các đội vũ trang của chiến khu Đông Triều, chiến khu Hòa – Ninh – Thanh, các chiến khu ở Bắc Bộ… thành Việt Nam giải phóng quân cùng hai lần trở lại rừng Trần Hưng Đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (các năm 1989, 1994).

Nhìn chung, tập sách ảnh “Sáng mãi ngọn lửa rừng Trần Hưng Đạo” mang cảm hứng “uống nước nhớ nguồn”, là cố gắng, sáng tạo rất đáng ghi nhận của Hoàng Quảng Uyên – một nhà văn nặng lòng với lịch sử, có thiên hướng khảo cứu lịch sử và khảo cứu những tác phẩm văn chương mang tầm vóc lịch sử. Chúng tôi hoàn toàn đồng tâm, đồng tình với nhận xét của Thượng tướng Bế Xuân Trường, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam: “Cuốn sách là tài liệu quý, có giá trị to lớn trong việc giáo dục truyền thống cho cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân”.


Thanh Hà





Nguồn: https://baocaobang.vn/cuon-sach-quy-ve-quan-doi-nhan-dan-viet-nam-nhung-ngay-dau-thanh-lap-3174156.html

Cùng chủ đề

Đại hội Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2025 – 2030

Ngày 13/1, Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh tổ chức Đại hội Hội VHNT tỉnh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Tham dự có các đồng chí: Bế Thanh Tịnh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nhạc sĩ Nguyễn Tuấn Khương, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam phụ trách khu vực các tỉnh Việt Bắc; lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, một số sở, ban, ngành,...

Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Sáng 13/1,  Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo (KHCN, ĐMST) và chuyển đổi số (CĐS) quốc gia. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương dự và chỉ đạo. Hội nghị kết nối trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trong cả nước, với 978.532 đại biểu tham dự. Dự tại điểm cầu tỉnh có các...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ 2 Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát

Chiều 12/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh chính chủ trì Phiên họp thứ 2 (trực tuyến) của Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN) trên phạm vi cả nước. Phiên họp được truyền trực tuyến đến điểm cầu trụ sở UBND 63 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và khoảng 8.600 điểm cầu các huyện, xã trên cả nước. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Triệu...

Cao Bằng lọt top những điểm đến du lịch tốt nhất Đông Nam Á

Trang cẩm nang du lịch nổi tiếng thế giới Lonely Planet của Mỹ đã công bố danh sách những điểm du lịch tốt nhất Đông Nam Á, trong đó có Cao Bằng của Việt Nam. Theo danh sách được Lonely Planet công bố hôm 2/1, Cao Bằng vinh dự xếp ở vị trí thứ 2 nhờ khung cảnh thiên nhiên ấn tượng. Cây viết Acacia Gabriel của Lonely Planet nhận xét: "Là một tỉnh miền núi phía Bắc, Cao Bằng có địa thế hiểm trở...

Khúc hát Cao Bằng – Vietnam.vn

Ánh bình minh rực rỡ chiếu sáng những dãy núi trùng điệp, dòng sông uốn lượn như một dải lụa xanh mang theo hơi thở của đất trời…. Mỗi góc nhìn đều như một bức tranh sống động, đầy sức hút. Cảnh sắc tại Cao Bằng thật sự làm cho đôi mắt tôi phải ngạc nhiên, không chỉ bởi vẻ đẹp nước non hữu tình mà còn bởi sự yên bình mà nơi đây mang lại.

Cùng tác giả

Ban Dân vận Thành ủy triển khai nhiệm vụ năm 2025

Thành ủy Cao Bằng vừa tổ chức hội nghị tổng kết công tác dân vận, tôn giáo, quy chế dân chủ cơ sở và phong trào thi đua “Dân vận khéo” năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ban Dân vận Thành ủy...

Đoàn công tác huyện Bảo Lạc thăm, chúc tết và tặng quà tại một số đơn vị trên địa bàn thành phố Cao Bằng

Lãnh đạo huyện Bảo Lạc và đoàn công tác của huyện vừa đến thăm, chúc tết và tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán 2025 tại một số đơn vị trên địa bàn thành phố Cao Bằng. Đoàn công tác huyện Bảo Lạc thăm,...

Hỗ trợ để sản phẩm OCOP vươn xa

Được “tiếp sức”, các chủ thể sản xuất các sản phẩm OCOP đã kết hợp hiệu quả giữa nội lực và ngoại lực hỗ trợ, hoàn thiện các khâu, quy trình sản xuất, đóng góp, kết nối mở rộng thị trường tiêu thụ. Nhiều sản phẩm đã có chỗ đứng vững chắc tại thị trường trong nước và xuất khẩu. Chất lượng tạo nên thương hiệu Đến nay, ba tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và Cao Bằng đã có 662 sản phẩm OCOP,...

Hàng loạt nhà xe tăng giá vé dịp Tết Nguyên đán

Khách qua bến xe dự kiến tăng 350% Năm nay, người dân sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, từ thứ Bảy ngày 26/01/2025 Dương lịch (tức ngày 27 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết Chủ nhật, ngày 02/02/2025 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Công ty Cổ phần Bến xe Hà Nội nhận định, nhu cầu đi lại của người dân sẽ tăng...

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Cao Bằng triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 10/1, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam Chi nhánh tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động ngân hàng năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Bích Ngọc, Uỷ viên Ban Thường vu Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các ngân...

Cùng chuyên mục

Hoàng Châu Anh đến từ Cao Bằng trở thành Hoa hậu di sản áo dài Việt Nam năm 2024

Tối 11/1, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thị xã Sơn Tây diễn ra vòng thi chung kết cuộc thi toàn quốc Hoa hậu di sản áo dài Việt Nam năm 2024. Phát biểu tại cuộc thi, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Lê Đại Thăng, Trưởng ban tổ chức cuộc thi cho biết, Sơn Tây được mệnh danh là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, “đất hai vua”, có bề dày trầm tích...

Trải nghiệm làng hương Phja Thắp

Làng hương Phja Thắp thuộc xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa có lịch sử hơn 100 năm. Hương Phia Thắp làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên ở vùng miền núi đá vôi, là sản phẩm kết tinh từ sự tỉ mỉ và khéo léo của người dân địa phương. Trong chuyến thăm quê hương cội nguồn cách mạng Cao Bằng, chúng tôi được tìm hiều về nghề làm hương truyền thống của bà con nơi đây với...

Sở Công thương trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi (Hà Quảng)

Ngày 31/12, Sở Công thương tổ chức trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào (Hà Quảng). Tại lễ bàn giao, lãnh đạo Sở Công thương trao 1 máy khâu phục vụ sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ vải và thổ cẩm; 4 khung dệt thổ cẩm giúp bảo tồn và phát triển nghề dệt truyền thống của đồng bào các dân tộc; 2 tủ kính trưng...

Xây dựng đời sống văn hóa gắn với xóa bỏ hủ tục lạc hậu

Với đặc thù là tỉnh vùng cao, biên giới, Cao Bằng có 27 dân tộc cùng sinh sống với 95% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc đều có đời sống văn hóa, phong tục, tập quán mang những nét độc đáo, đặc sắc rất riêng. Tuy nhiên, một số nơi còn giữ những phong tục, tập quán lạc hậu trong đời sống sinh hoạt, sản xuất và tín ngưỡng, trong đó có hủ...

Tình quê chan chứa trong sắc màu thổ cẩm

Quê hương cội nguồn cách mạng Cao Bằng được ví như “viên ngọc xanh” nơi núi rừng Đông Bắc, nổi tiếng với truyền thống văn hóa phong phú và đa dạng, nhiều làng nghề thủ công truyền thống. Mỗi nghề truyền thống đều gắn với nét đặc trưng về địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng hay phong tục riêng của mỗi địa phương, trong đó có những họa tiết đầy sắc màu của làng nghề thổ cẩm Lũng Nọi,...

Giao lưu học sinh, sinh viên “Tuổi trẻ Cao Bằng hướng về Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam”

Tối 19/12, tại Vườn hoa trung tâm Thành phố diễn ra chương trình giao lưu học sinh, sinh viên "Tuổi trẻ Cao Bằng hướng về Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam". Chương trình nằm trong khuôn khổ Triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng” chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn...

Vòng bạc trắng tô điểm trang phục các dân tộc vùng cao

Trong bộ trang phục truyền thống của các dân tộc vùng cao, chiếc vòng bạc trắng là trang sức quan trọng không thể thiếu. Những chiếc vòng bạc không chỉ đơn thuần thể hiện sự sang trọng của người đeo, khả năng thực hành nghề của người chế tác mà còn mang nhiều ý niệm về tín ngưỡng và văn hóa truyền thống độc đáo, đặc sắc. Cao Bằng có nhiều dân tộc cùng cư trú trên địa bàn: Tày,...

Văn nghệ quần chúng góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống

Phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi nổi, sâu rộng thu hút đông đảo người dân tham gia. Qua đó, đóng góp tích cực vào công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và góp phần lưu giữ, phát triển bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc tại địa phương.  Là tỉnh có thế mạnh về du lịch, Cao Bằng xác định việc bảo tồn, phát huy các giá...

Bàn giao Điểm đọc Báo Cao Bằng tại Phố đi bộ ven sông Bằng

Chiều 5/12, Báo Cao Bằng và UBND Thành phố tổ chức Lễ bàn giao Điểm đọc Báo Cao Bằng tại Phố đi bộ ven sông Bằng Giang, phường Hợp Giang, (Thành phố). Tham dự có lãnh đạo Báo Cao Bằng và UBND Thành phố. Với mục đích đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền giáo dục truyền thống trên quên hương cách mạng Cao Bằng, giai đoạn 2019 - 2025. Góp phần đưa đường lối, chủ...

Lễ cầu hoa – Xo bjoóc

Cao Bằng là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc cùng sinh sống như: Tày, Nùng, Mông, Hoa, Kinh... với những nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần của mỗi dân tộc, như lễ Lễ Cầu hoa - Xo Bjooc (lễ cầu tự) của người Tày - Nùng. Lễ Cầu hoa - Xo Bjooc là một nghi lễ cầu con của người Tày - Nùng ở Cao Bằng, đặc biệt các gia đình ở nông thôn vẫn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất