Powered by Techcity

Con gà trong đời sống người Tày ở Cao Bằng

Trong đời sống văn hóa người Tày ở Cao Bằng, gà là con vật gần gũi và thân thiết với con người, gắn liền với đời sống tâm linh, tín ngưỡng mang đậm bản sắc dân tộc.

Từ bao đời nay, gà trở thành vật nuôi chính trong đời sống của con người. Đối với người Tày, gà có mặt trong nhiều hoạt động từ văn hóa ẩm thực cho tới các hoạt động tế lễ, tâm linh gắn với những quan niệm nhân sinh sâu sắc về thiên nhiên, con người và cuộc sống. 

Theo quan niệm ngày xưa, khi gà trống gáy, tiếng gáy vang vọng đến núi cao, vang đến rừng sâu, xua tan đêm tối, khiến ma quỷ khiếp sợ không dám phá hoại. Vì vậy, vào ngày tết đầu năm mới, người dân có tục dán tranh gà ở cửa như một tấm “bùa” để xua đuổi ma quỷ và cầu mong một năm tốt lành. Ngoài ra, con gà trống oai vệ, hùng dũng còn biểu tượng cho sự thịnh vượng và 5 đức tính tốt mà nam giới cần có là: văn, võ, dũng, nhân, tính. Hình tượng gà trống gắn liền với ý nghĩa văn hóa trong đời sống dân sinh. Theo truyền thuyết, gà trống ứng vào tháng Giêng. Đặc biệt ngày mùng một lại ẩn chứa thời khắc cầm tinh gà. Vì thế, gà còn mang biểu tượng sâu sắc cho ngày Tết Nguyên đán. Hình tượng gà trong tục thờ Mẫu, Thánh, Ngũ phủ cũng thường được đứng ở vị trí trang trọng trước điện thờ tiên thánh.

Trong hầu hết các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng của người Tày đều không thể thiếu con gà. Đặc biệt mỗi năm tết đến, xuân về phải có gà luộc trên mâm cỗ cúng tổ tiên.  Gà cúng tết phải là con gà thiến béo và ngon nhất. Sáng mùng một tết, mọi người sẽ dậy thật sớm, bắt con gà thiến to nhất để thịt cúng tổ tiên. Người Tày quan niệm, bữa cơm sáng mùng một tết là bữa cơm quan trọng nhất trong năm mới, nên phải cúng tổ tiên những thứ ngon nhất. Sau khi cúng xong mọi người sẽ cùng quây quần ăn bữa cơm đầu năm, rồi mới được đi chúc tết làng xóm.

Hình ảnh con gà trong mâm cúng của người Tày Cao Bằng.
Hình ảnh con gà trong mâm cúng của người Tày Cao Bằng.

Đối với trẻ con, gà được coi như “bùa hộ mệnh”. Thông thường, người mẹ đưa con đi thăm bên ngoại vào các dịp lễ, tết đều đem theo một con gà choai với ý nghĩa để dẫn đường và làm “bùa hộ mệnh” cho trẻ khỏi bị ma quỷ dòm ngó. Tuy nhiên, theo các cụ xưa, ma quỷ thường háu ăn thịt gà, khi thấy gà sẽ đi theo nên khi ra cửa, người lớn trong nhà sẽ “làm phép” bằng cách nín thở, lấy ngón tay trỏ quệt nhọ nồi hoặc nhọ kiềng chấm vào trán đứa trẻ. Khi ra đến đầu làng, người mẹ lại nín thở nhổ một nhánh cỏ tranh tươi buộc quanh thắt lưng bé để bảo vệ bé khỏi ma quỷ quấy rầy.

Với phụ nữ người Tày sau khi sinh con, gà là món ăn không thể thiếu trong tháng ở cữ. Trong ngày đầu tiên mới sinh, gia đình người phụ nữ sẽ mổ một con gà trống tơ om với nghệ để cho người mẹ ăn. Gà trống tơ được thịt phải là gà khỏe mạnh, cân đối, đẹp mắt, mào đỏ tươi, bộ lông màu vàng rực rỡ, hai chân màu vàng… Người Tày quan niệm, phải ăn thịt con gà như thế thì đứa trẻ sau này mới khỏe mạnh, da dẻ mịn màng, hồng hào. Trong suốt một tháng ở cữ, người mẹ chỉ ăn thịt gà với cơm nếp. Người Tày cho rằng, thịt gà có nhiều chất bổ nên người mẹ sẽ mau chóng hồi phục sức khỏe và có nhiều sữa, giữ cho thân nhiệt luôn ấm áp.

Ngoài ra, trong lễ vào nhà mới, người Tày sử dụng gà để làm vật cúng tế thần linh, tổ tiên… Họ hàng khi đến chúc mừng sẽ mang theo một con gà mừng nhà mới, chúc gia chủ làm ăn phát đạt, cuộc sống sung túc. Trong các phần nghi lễ của thầy cúng người Tày hay trong lễ hội xuống đồng, hội thanh minh, lễ mừng cơm mới, lễ hội cầu mùa…, gà luôn là lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng. Gà để cúng được người dân nuôi bằng thóc, lựa chọn con to, khỏe nhất để thể hiện sự kính trọng, biết ơn thần linh và tổ tiên, cầu mong gia đình, bản làng bình an, sức khỏe và no đủ.

Cuộc sống ngày càng phát triển, tuy nhiên những quan niệm nhân sinh, phong tục, tập quán của người Tày vẫn được lưu giữ từ đời này sang đời khác. Hình ảnh con gà bình dị, sâu sắc với những giá trị tâm linh, tín ngưỡng mang nhiều ý nghĩa vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống hằng ngày của người Tày.     


  Linh Nhi



Nguồn

Cùng chủ đề

Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh tiếp xã giao đoàn đại biểu Hội đồng và Ban điều hành, Ban cố vấn của Mạng...

Trong khuôn khổ chương trình Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8 (APGN) năm 2024 tổ chức tại tỉnh Cao Bằng, chiều 7/9, đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn...

Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân dự khai giảng, tặng quà người dân vùng lũ tại Cao Bằng

Cùng đi có lãnh đạo một số bộ, Văn phòng Chủ tịch nước. Công trình Trường Mầm non Pác Bó là quà tặng của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tặng thiếu nhi xã Trường Hà. Khởi công xây dựng ngày 10/6, công trình hoàn thành vào ngày Quốc khánh 2/9. Công trình có tổng vốn đầu tư 15 tỷ đồng. Được xây dựng trên diện tích 1.800m2, công trình gồm 3 khu nhà 2 tầng, với...

Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 55

Sáng 6/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 55. Tham dự có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đại biểu các ban xây dựng Đảng Trung ương theo dõi Cao Bằng. Đồng chí Trần Hồng Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì. Hội nghị thực hiện công tác tổ chức cán bộ;...

Hội thảo khoa học “Nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thúc đẩy hình thành hệ sinh...

Sáng 6/9, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và Tỉnh đoàn thanh niên phối hợp, đồng chủ trì tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST), thúc đẩy hình thành hệ sinh thái KNĐMST trên địa bàn tỉnh Cao Bằng". Tham dự Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Trường Huy; Cục trưởng Cục Phát triển thị...

Khai mạc triển lãm tranh “Sắc màu non nước Cao Bằng”

Sáng 6/9, tại Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam, Trung tâm Văn hóa và Thông tin Du lịch tổ chức khai mạc triển lãm tranh “Sắc màu non nước Cao Bằng”. Tham dự có các đồng chí: Hà Nhật Lệ, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội...

Cùng tác giả

Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh tiếp xã giao đoàn đại biểu Hội đồng và Ban điều hành, Ban cố vấn của Mạng...

Trong khuôn khổ chương trình Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 8 (APGN) năm 2024 tổ chức tại tỉnh Cao Bằng, chiều 7/9, đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn...

Hậu bão số 3 Yagi là lũ quét và sạt lở đất rình rập

Cơn bão mạnh nhất 30 năm qua ở các tỉnh Bắc Bộ Theo ông Phạm Đức Luận, Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT), bão số 3 vào Bãi Cháy (tỉnh Quảng Ninh) với cường độ cấp 14, giật cấp 17; Bạch Long Vĩ (TP Hải Phòng) cấp 13, giật cấp 14.  “Đây là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Bắc Bộ”, ông Luận chia...

Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân dự khai giảng, tặng quà người dân vùng lũ tại Cao Bằng

Cùng đi có lãnh đạo một số bộ, Văn phòng Chủ tịch nước. Công trình Trường Mầm non Pác Bó là quà tặng của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tặng thiếu nhi xã Trường Hà. Khởi công xây dựng ngày 10/6, công trình hoàn thành vào ngày Quốc khánh 2/9. Công trình có tổng vốn đầu tư 15 tỷ đồng. Được xây dựng trên diện tích 1.800m2, công trình gồm 3 khu nhà 2 tầng, với...

Doanh nghiệp Việt Nam tăng cường giao thương, mở rộng kết nối hợp tác tại thị trường Quảng Tây, …

Tham dự Hội nghị giao thương kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Tây), về phía đại biểu Việt Nam có Lãnh đạo Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Chi nhánh thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh, Trung Quốc. Về phía đại biểu Trung Quốc có đại diện Lãnh đạo Sở Thương mại Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Ngân hàng Quế Lâm. Về phía doanh nghiệp có hơn 30 doanh...

Khi ngành công nghiệp ô tô “ho”, nước Đức “bị cúm”

Câu tuyên bố “khi ngành công nghiệp ô tô ho, nước Đức bị cúm” dường như đang mô tả chính xác tình hình hiện tại của Volkswagen – niềm tự hào của nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Dây chuyền sản xuất các mẫu xe Golf VIII và Tiguan của Volkswagen ở Wolfsburg (Đức). (Nguồn: Reuters) Ngành công nghiệp ô tô của Đức từng được cả thế giới công nhận vì những chiếc xe động cơ đốt trong chất lượng...

Cùng chuyên mục

Khai mạc triển lãm tranh “Sắc màu non nước Cao Bằng”

Sáng 6/9, tại Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam, Trung tâm Văn hóa và Thông tin Du lịch tổ chức khai mạc triển lãm tranh “Sắc màu non nước Cao Bằng”. Tham dự có các đồng chí: Hà Nhật Lệ, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội...

Chương trình ca nhạc và trình diễn thời trang “Dấu ấn Việt Bắc”

Tối 26/8, tại Nhà văn hóa tỉnh Bắc Kạn diễn ra Chương trình ca nhạc và trình diễn thời trang “Dấu ấn Việt Bắc”. Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Phạm Duy Hưng; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Văn Lưu; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; đông đảo nhân dân đến xem và cổ vũ. Chương trình ca nhạc đặc sắc và trình diễn thời trang với chủ đề “Dấu ấn Việt Bắc”, do...

Khai mạc Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

Ngày 25/8, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức khai mạc Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực Việt Bắc 2024. Ngày hội thu hút hơn 100 gian  hàng đến từ các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Các tỉnh trưng bày, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm nông...

2 thí sinh Cao Bằng tham dự Cuộc thi “Hướng dẫn viên du lịch tại điểm 6 tỉnh Việt Bắc” năm 2024

Chiều 24/8, tại tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, xã Trường Hà (Hà Quảng), Ban Tổ chức chương trình “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ XV - Bắc Kạn năm 2024 tổ chức cuộc thi “Hướng dẫn viên du lịch tại điểm 6 tỉnh Việt Bắc" năm 2024 với chủ đề “Trải nghiệm một vòng Việt Bắc”. Thí sinh Trần Thu Hà thuyết minh về điểm di tích hang Cốc Bó, tại Khu...

Nét đẹp trong văn hóa của dân tộc Sán Chỉ

 Cộng đồng người dân tộc Sán Chỉ ở Cao Bằng sinh sống chủ yếu ở hai huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm. Nền văn hóa dân tộc Sán Chỉ đậm đà bản sắc, được phản ánh qua hệ thống các lễ hội lâu đời, phong tục, tín ngưỡng, chuyện cổ tích, thơ ca, kiến trúc nhà ở, trang phục truyền thống… Cùng với sự biến thiên của thời gian, nền văn hóa của dân tộc Sán Chỉ ở Cao Bằng...

Tết rằm tháng Bảy ở Cao Bằng

Từ bao đời nay, cứ mỗi dịp Rằm tháng Bảy, mọi người, mọi nhà lại rộn ràng đón Tết. Đây là tết lớn thứ hai sau Tết Nguyên đán, một trong những phong tục tập quán thể hiện nét đẹp  văn hóa truyền thống của dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng. Ngay từ sáng sớm, tại các chợ trên địa bàn tỉnh, nhiều người dân đi chợ để mua vịt, nhu yếu phẩm, bún, hoa quả… để ăn Tết.  Ngày...

Chương trình giao lưu giữa đoàn phim “Đèn âm hồn” với tỉnh Cao Bằng

Sáng 9/8, tại Nhà văn hóa trung tâm tỉnh, Đoàn làm phim điện ảnh "Đèn âm hồn" của đạo diễn Hoàng Nam tổ chức chương trình giao lưu giữa đoàn làm phim với khán giả tỉnh Cao Bằng. Bộ phim ‘Đèn âm hồn” là một trong những sản phẩm tâm huyết được đạo diễn Hoàng Nam chắp bút cho phần kịch bản hướng đến sự tôn vinh nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc trong thế kỷ XIX,...

Chương trình văn nghệ chào mừng thành công Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc tỉnh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2024 –...

Tối2/8, tại Phố đi bộ Kim Đồng (Thành phố) diễn ra chương trình văn nghệ chào mừng thành công Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh Cao Bằng lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Chương trình do tập thể nghệ sĩ, diễn viên của đoàn nghệ tỉnh, câu lạc bộ văn hóa văn nghệ các xã, phường và đội văn nghệ tại các tổ, xóm trên địa bàn tỉnh biểu diễn gồm 16 tiết mục...

Những việc cần làm để bảo tồn hát Then, đàn tính

Hát Then, đàn tính (gọi tắt là Then tính) là loại hình dân ca đặc sắc nhất của Cao Bằng và một số tỉnh vùng Đông Bắc nước ta. Then tính là “đặc sản” của văn hóa dân gian Cao Bằng, có sức lan tỏa lớn trong không gian và thời gian. Với những giá trị độc đáo vốn có, Then tính góp phần hun đúc nên tâm hồn, tình cảm và ý chí khát vọng vươn lên xây...

Đám cưới của người Dao đỏ

Xã hội ngày càng phát triển, nhiều tục lệ của đồng bào các dân tộc mai một theo thời gian, nhưng những nghi lễ, nghi thức trong đám cưới cổ truyền vẫn được người Dao đỏ Cao Bằng lưu truyền để giáo dục cho con cháu.  Đám cưới của người Dao đỏ gồm nhiều nghi lễ phức tạp (tuỳ theo từng nhóm hoặc từng vùng mà có nghi lễ riêng). Nhưng nhìn chung hôn lễ đều tiến hành qua mấy...

Tin nổi bật

Tin mới nhất