Powered by Techcity

Cây nêu ngày tết – Báo Cao Bằng điện tử


Sắc xuân miền biên viễn từ xưa tới nay đều được khắc họa bởi những điều bình dị, dân dã “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Ở các bản làng vùng cao người Tày, sắc màu cây nêu ngày Tết được coi là linh vật giữ nhà, giữ bản, là điểm tựa tinh thần, nơi gửi gắm mong ước một năm an khang, thịnh vượng của bà con.

Theo quan niệm của người xưa, cây nêu được cho là biểu tượng thiêng liêng vào mỗi dịp Tết Nguyên đán. Mỗi năm Tết đến, cây nêu được dựng lên trong không khí hân hoan, phấn khởi của bà con, báo hiệu một năm mới an lành đang đến với bản làng vùng cao. Mỗi ngôi nhà dựng 2 cây nêu xanh thẳng tắp, tô điểm lá cờ Tổ quốc bay phấp phới, sắc xuân tràn ngập khắp đường làng ngõ xóm. Những vùng đất được dựng cây nêu sẽ mang đến bình yên để bà con vui vẻ đón Tết. Ngoài ra, cây nêu còn được coi là biểu tượng của vũ trụ, nối liền đất với trời, ngọn nêu vươn lên đón mùa xuân, đón ánh mặt trời (dương khí), và cũng để biểu hiện thế áp đảo với quỷ, biểu tượng của âm khí.

Cứ đến ngày 30 tháng Chạp, sắc màu cây nêu lại phủ khắp những bản làng miền biên viễn. Vào ngày này, mỗi gia đình sẽ cử một thành viên khỏe mạnh nhất lên rừng tìm những cây vầu đẹp nhất mang về làm cây nêu dựng trước cửa nhà. Để chọn được cây nêu ưng ý cũng không phải chuyện dễ dàng, một cây nêu tốt sẽ giúp cho gia đình một năm may mắn, thuận lợi. Vì vậy, phải quan sát kỹ trước khi chặt cây nêu, thân cây phải thẳng, không bị sâu hoặc xước, ngọn cây nhiều lá và có màu xanh tươi, thanh tú. Với kinh nghiệm nhiều năm, ông Mông Văn Hữu, xóm Bằng Ca, xã Lý Quốc (Hạ Lang) chia sẻ: Câu nêu là linh vật ngày Tết của chúng tôi, một cây nêu tốt sẽ giúp gia đình tôi làm ăn thuận lợi, bình an. Vì vậy, ngay từ tháng 4 tôi đã thường xuyên xem xét, lựa chọn, tìm ra một số cây ưng ý đánh dấu sẵn. Đến hôm 30 tháng Chạp, tôi sẽ chọn cây tốt nhất mang về làm cây nêu dựng trước cửa nhà.

Sau khi chọn được cây nêu ưng ý mang về nhà, gia chủ chưa dựng luôn mà chuẩn bị các thủ tục trước khi dựng cây nêu. Các thành viên khác trong nhà tất bật chuẩn bị mâm cơm cúng thông báo cho tổ tiên về việc chuẩn bị đón Tết đến. Mâm cúng gồm thịt gà, thịt lợn luộc, bánh chưng, nem, phồng tôm, rượu, bánh khảo, khẩu sli… được bày làm 2 mâm, 1 mâm cúng bàn thờ, 1 mâm lần lượt cúng ở bếp, phòng ngủ, dưới chuồng gia súc và ngoài sân. Sau khi cúng xong gia chủ mới bắt đầu dựng cây nêu, tùy từng vùng miền mà có nơi sẽ dựng 1 hoặc 2 cây nêu. Người Tày, Nùng ở huyện Trùng Khánh, Hạ Lang và một số vùng quê các huyện miền Đông chọn cây nêu tốt nhất dựng trước cửa nhà, ở khoảng đất trống, thoáng đãng, tránh khuất bóng cây cối hay gần tường nhà. Cây nêu cao to, uy dũng để chặn ma quỷ xâm nhập, buộc thêm một cây vầu non ngay ngắn, thẳng đứng xanh mướt như cây mẹ con, thể hiện sự kế thừa, tiếp nối và ước mong sẽ có một khởi đầu năm mới bình an, hạnh phúc. Ở khoảng trống giữa 2 cây nêu, bà con thường treo cờ Tổ quốc, sắc đỏ lá cờ tung bay trên nền xanh tươi của màu lá cây nêu tạo nên cảnh sắc nông thôn ngày Tết thật tươi đẹp, yên bình.

Cây nêu ngày tết được coi là linh vật giữ nhà, giữ bản, là điểm tựa tinh thần, nơi gửi gắm mong ước một năm an khang thịnh vượng của bà con.
Cây nêu ngày tết được coi là linh vật giữ nhà, giữ bản, là điểm tựa tinh thần, nơi gửi gắm mong ước một năm an khang thịnh vượng của bà con.

Việc cắm cây nêu không phải trong gia đình ai cũng tham gia mà phải chọn người đàn ông chủ nhà gương mẫu, có uy tín để thực hiện. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào hoàn cảnh từng gia đình mà cử người tốt tính, tốt nết để làm việc này. Trước khi dựng cây nêu, gia chủ lấy một cây vầu nhỏ làm chổi quét đuổi tà ma, xua tan ám khí trong nhà. Chủ nhà cầm cây quét nhà, hơ khắp nơi từ trong ra ngoài cửa, vừa đi vừa lẩm nhẩm: “Quét ăn rại pây quây, ăn đây mà xẩư” (dịch nghĩa: quét cái xấu đi xa, cái tốt về gần). Xong hết việc mới dựng cây nêu, khi dựng xong sẽ thắp một nén hương loại trừ ma quỷ, để giữ đất, giữ nhà. Sau khi mọi công việc đã xong, cả gia đình quây quần bên mâm cơm tất niên đầm ấm, cùng đánh giá lại một năm qua, rút kinh nghiệm những việc chưa làm tốt, cùng nhau phấn đấu trong năm mới.

Cây nêu được dựng trong những ngày Tết, bảo vệ bản làng yên tâm vui chơi, không bị quấy phá. Cây nêu được dỡ khi hội lồng tồng kết thúc, mọi người trở về nhà, đem đồ cúng từ hội lên bàn thờ thắp hương, làm mâm cúng ở bếp, trước cửa nhà, chuồng gia súc, gia cầm. Sau khi thông báo với tổ tiên hết Tết, mới dỡ cây nêu, thắp hương, đốt tiền giấy. Khi hoàn tất mọi thủ tục, gia chủ đem bình đựng các cây lộc ở bàn thờ, ném những cành cây lên mái nhà trước rồi hắt nước lên mái nhà với mong muốn năm mới sẽ mưa thuận, gió hòa để người dân yên tâm sản xuất nông nghiệp. Cây nêu sau khi được dỡ, gia chủ tận dụng thân cây nêu để làm sào phơi quần áo, ngọn để làm chổi quét chuồng gà, ngoài sân với ý nghĩa quét những điều xui rủi, không may ra khỏi nhà để chào đón những điều tốt đẹp, an lành.

Biết bao mùa Tết đi qua, cây nêu chứng kiến từng khoảnh khắc giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây; chứng kiến gắn kết gia đình, những đoàn tụ ấm êm, tiếp nối những giá trị tốt đẹp. Hình ảnh những cây nêu cùng cờ Tổ quốc tung bay trong gió hòa cùng với sắc màu đỏ thắm của hoa đào, màu vàng may mắn của cây quất tạo nên một cảnh sắc rực rỡ, vui tươi trong khoảnh khắc tết đến xuân về. Cây nêu thật đẹp ngay trước cổng nhà trang hoàng, rực rỡ là nét văn hóa truyền thống cần lưu giữ, để thế hệ con cháu sau này hiểu thêm về ý nghĩa ngày Tết truyền thống của Việt Nam.


        Linh Nhi





Nguồn: https://baocaobang.vn/cay-neu-ngay-tet-3174930.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quyết tâm thông suốt trục cao tốc Bắc – Nam từ Cao Bằng đến Cà Mau trong năm 2025

Chiều ngày 2/2, tại Ban điều hành dự án Đồng Đăng - Trà Lĩnh, huyện Văn Lãng (Lạng Sơn), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với 2 tỉnh: Lạng Sơn và Cao Bằng về tiến độ triển khai 2 dự án (DA) đường cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng (Lạng Sơn) và Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng). Cùng đự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận...

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ thi công Dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng)

Ngày 2/2 (mùng 5 Tết Ất Tỵ), Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ thi công và tặng quà cán bộ, công nhân làm việc xuyên Tết trên tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng). Cùng đi có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trần Hồng Minh; Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương. Về...

Sắc đỏ trong ngày tết của người Tày, Nùng

Trong tín ngưỡng dân gian của đồng bào Tày, Nùng, màu đỏ được xem như vị thần may mắn đem lại bình an và hạnh phúc cho tất cả mọi người. Vì vậy, trên khắp các bản làng vùng cao vào mỗi dịp tết đến, xuân về, sắc đỏ rực rỡ ngập tràn khắp muôn nơi tạo nên bản sắc văn hóa riêng biệt, đồng thời, thể hiện niềm tin vào một năm mới với những điều tốt đẹp...

Vượt thách thức đón những cơ hội mới

Bước vào Xuân Ất Tỵ, kinh tế cửa khẩu có nhiều khởi sắc. Hạ tầng cơ sở khu kinh tế cửa khẩu từng bước được đầu tư đồng bộ, kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK), thu thuế từ hoạt động xuất nhập hàng hóa đều tăng trưởng khá so với năm 2023. Đây là kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đột phá phát triển kinh tế cửa khẩu tỉnh theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ...

Báo Cao Bằng dâng hương kỷ niệm 84 năm Ngày Bác Hồ về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam

Nhân kỷ niệm 84 năm Ngày Bác Hồ về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam (28/1/1941 - 28/1/2025), sáng 29/1, Báo Cao Bằng do đồng chí Bế Dũng, Tỉnh ủy viên, Tổng Biên tập làm trưởng đoàn dâng hương, dâng hoa tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, huyện Hà Quảng. Trong không khí trang nghiêm, đoàn kính cẩn dâng hương, dâng hoa bày tỏ lòng thành kính...

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quyết tâm thông suốt trục cao tốc Bắc – Nam từ Cao Bằng đến Cà Mau trong năm 2025

Chiều ngày 2/2, tại Ban điều hành dự án Đồng Đăng - Trà Lĩnh, huyện Văn Lãng (Lạng Sơn), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với 2 tỉnh: Lạng Sơn và Cao Bằng về tiến độ triển khai 2 dự án (DA) đường cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng (Lạng Sơn) và Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng). Cùng đự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận...

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ thi công Dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng)

Ngày 2/2 (mùng 5 Tết Ất Tỵ), Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra tiến độ thi công và tặng quà cán bộ, công nhân làm việc xuyên Tết trên tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng). Cùng đi có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trần Hồng Minh; Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương. Về...

Sở Công Thương khảo sát tình hình thị trường cung ứng hàng hoá dịp Tết Nguyên đán

Sáng 21/1, đoàn công tác của Sở Công thương đi khảo sát, nắm bắt tình hình thị trường cung ứng hàng hoá phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại một số nhà phân phối, siêu thị trên địa bàn thành phố Cao Bằng. ...

Sắc đỏ trong ngày tết của người Tày, Nùng

Trong tín ngưỡng dân gian của đồng bào Tày, Nùng, màu đỏ được xem như vị thần may mắn đem lại bình an và hạnh phúc cho tất cả mọi người. Vì vậy, trên khắp các bản làng vùng cao vào mỗi dịp tết đến, xuân về, sắc đỏ rực rỡ ngập tràn khắp muôn nơi tạo nên bản sắc văn hóa riêng biệt, đồng thời, thể hiện niềm tin vào một năm mới với những điều tốt đẹp...

Vượt thách thức đón những cơ hội mới

Bước vào Xuân Ất Tỵ, kinh tế cửa khẩu có nhiều khởi sắc. Hạ tầng cơ sở khu kinh tế cửa khẩu từng bước được đầu tư đồng bộ, kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK), thu thuế từ hoạt động xuất nhập hàng hóa đều tăng trưởng khá so với năm 2023. Đây là kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đột phá phát triển kinh tế cửa khẩu tỉnh theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ...

Cùng chuyên mục

Sắc đỏ trong ngày tết của người Tày, Nùng

Trong tín ngưỡng dân gian của đồng bào Tày, Nùng, màu đỏ được xem như vị thần may mắn đem lại bình an và hạnh phúc cho tất cả mọi người. Vì vậy, trên khắp các bản làng vùng cao vào mỗi dịp tết đến, xuân về, sắc đỏ rực rỡ ngập tràn khắp muôn nơi tạo nên bản sắc văn hóa riêng biệt, đồng thời, thể hiện niềm tin vào một năm mới với những điều tốt đẹp...

Giữ gìn và làm mới Tết Nguyên đán

Những giá trị truyền thống của Tết Nguyên đán tạo thành nét đẹp riêng, mang bản sắc văn hóa của dân tộc mà không ngày lễ nào trong năm có thể thay thế được. Trong xu thế cuộc sống hiện đại, mỗi người, nhất là giới trẻ có nhiều cách giữ gìn và làm mới tết, tạo nên những điều mới mẻ và một hành trình đón xuân nhiều cảm xúc.  Giữ gìn giá trị truyền thống Tết không chỉ thể...

Để mạch nguồn văn hóa chảy mãi

Trải qua những thăng trầm của thời gian, văn hóa vẫn luôn là nền tảng tinh thần to lớn trong đời sống xã hội. Để mạch nguồn văn hóa không ngừng chảy, đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh đã và đang nỗ lực gìn giữ, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống để lưu truyền cho thế hệ sau cũng như nghiên cứu, bổ sung thêm những giá trị mới. Lưu giữ truyền thống Cao Bằng...

Ngọt ngào lời Then, tiếng tính

Trong tiết trời se lạnh xen lẫn những cơn mưa phùn đầu xuân, bên hiên nhà sàn thời gian đã khắc lên dấu ấn rêu phong, lời Then, tiếng đàn tính mời bạn, mừng xuân mới ngân vang hòa cùng tiếng suối róc rách reo ca. Về Cao Bằng những ngày đầu xuân mới, lắng nghe hơi thở mùa xuân đang bật mầm, nảy lộc, nghe tiếng tính trong trẻo, ngọt ngào len lỏi khắp các bản làng để...

Để tiếng tính, lời Then mãi ngân vang cùng mùa xuân

Xuân đang đến mơn man trên từng nhánh lá, trên khắp các xóm làng đồng bào dân tộc Tày, Nùng đâu đó vang lên những tiếng đàn tính, câu then nghe ngọt ngào, sâu lắng. Và những giai điệu tha thiết đó mãi được bảo tồn, phát huy bởi các nghệ nhân dân gian với niềm đam mê, tâm huyết của đang ngày đêm lưu giữ và trao truyền để lại cho các thế hệ hôm nay và mai...

Hoàng Châu Anh đến từ Cao Bằng trở thành Hoa hậu di sản áo dài Việt Nam năm 2024

Tối 11/1, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thị xã Sơn Tây diễn ra vòng thi chung kết cuộc thi toàn quốc Hoa hậu di sản áo dài Việt Nam năm 2024. Phát biểu tại cuộc thi, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Lê Đại Thăng, Trưởng ban tổ chức cuộc thi cho biết, Sơn Tây được mệnh danh là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, “đất hai vua”, có bề dày trầm tích...

Trải nghiệm làng hương Phja Thắp

Làng hương Phja Thắp thuộc xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa có lịch sử hơn 100 năm. Hương Phia Thắp làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên ở vùng miền núi đá vôi, là sản phẩm kết tinh từ sự tỉ mỉ và khéo léo của người dân địa phương. Trong chuyến thăm quê hương cội nguồn cách mạng Cao Bằng, chúng tôi được tìm hiều về nghề làm hương truyền thống của bà con nơi đây với...

Sở Công thương trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi (Hà Quảng)

Ngày 31/12, Sở Công thương tổ chức trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào (Hà Quảng). Tại lễ bàn giao, lãnh đạo Sở Công thương trao 1 máy khâu phục vụ sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ vải và thổ cẩm; 4 khung dệt thổ cẩm giúp bảo tồn và phát triển nghề dệt truyền thống của đồng bào các dân tộc; 2 tủ kính trưng...

Xây dựng đời sống văn hóa gắn với xóa bỏ hủ tục lạc hậu

Với đặc thù là tỉnh vùng cao, biên giới, Cao Bằng có 27 dân tộc cùng sinh sống với 95% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc đều có đời sống văn hóa, phong tục, tập quán mang những nét độc đáo, đặc sắc rất riêng. Tuy nhiên, một số nơi còn giữ những phong tục, tập quán lạc hậu trong đời sống sinh hoạt, sản xuất và tín ngưỡng, trong đó có hủ...

Tình quê chan chứa trong sắc màu thổ cẩm

Quê hương cội nguồn cách mạng Cao Bằng được ví như “viên ngọc xanh” nơi núi rừng Đông Bắc, nổi tiếng với truyền thống văn hóa phong phú và đa dạng, nhiều làng nghề thủ công truyền thống. Mỗi nghề truyền thống đều gắn với nét đặc trưng về địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng hay phong tục riêng của mỗi địa phương, trong đó có những họa tiết đầy sắc màu của làng nghề thổ cẩm Lũng Nọi,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất