Powered by Techcity

Cách mạng Tháng Tám: Bản hùng ca bất diệt trong đấu tranh giải phóng dân tộc

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Thắng lợi ấy cũng minh chứng cho bản lĩnh và trí tuệ của Ðảng – đã lựa chọn đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn với tầm nhìn chiến lược, sự nhạy bén, nắm bắt và chớp đúng thời cơ để khởi nghĩa thành công.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một trong những chiến công vĩ đại nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, là bản hùng ca bất diệt trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Đảng lãnh đạo Nhân dân chuẩn bị mọi mặt

Sau nhiều năm bôn ba tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tìm đến với chủ nghĩa Marx-Lenin, trên cơ sở đó tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc.

Năm 1924, Người từ Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc), lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, quy tụ những thanh niên-trí thức yêu nước ưu tú, mở nhiều lớp huấn luyện để đào tạo họ thành một lớp cán bộ tài năng.

Ngày 3/2/1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản duy nhất ở Việt Nam. Điểm thứ nhất trong “Năm điểm lớn” được Người đưa ra trong Cương lĩnh đầu tiên là: “Bỏ mọi thành kiến xung đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản Đông Dương.”

TTXVN_1408Cachmangthangtam1.jpg
Cách mạng tháng Tám thành công là kết quả chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của Đảng ta trong suốt 15 năm (1930- 1945). Trong ảnh: Từ ngày 6/1 -7/2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam họp ở Hong Kong (Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản. (Ảnh: TTXVN phát)

Sự ra đời của Đảng Cộng sản là một bước ngoặt quan trọng của cách mạng Việt Nam, tạo ra nhân tố hạt nhân quy tụ sức mạnh đoàn kết dân tộc, kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Đây là tiền đề quan trọng nhất cho những bước phát triển tiếp theo và cho mọi thắng lợi của dân tộc sau này, trong đó có mốc son chói lọi đầu tiên là tiến hành thành công Cách mạng Tháng Tám.

Tại Hội nghị thành lập Đảng, Chánh cương vắn tắt của Đảng xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập.”

Sau đó, đường lối chiến lược và sách lược của Đảng đã không ngừng được bổ sung, phát triển cho phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, thể hiện rõ qua các Hội nghị Trung ương Ðảng tháng 11/1939 và tháng 11/1940, nhất là Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5/1941).

Dù ở giai đoạn nào, Đảng luôn đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Hội nghị Trung ương tháng 11/1939 chỉ rõ “Bước đường sinh tồn của các dân tộc Ðông Dương không có con đường nào khác hơn là đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng hay da vàng để giành lấy giải phóng độc lập.”

Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5/1941) nhấn mạnh: “Nhiệm vụ giải phóng dân tộc, độc lập cho đất nước là một nhiệm vụ trước tiên của Ðảng ta.”

Nêu rõ phương pháp cách mạng là khởi nghĩa vũ trang “Cuộc cách mạng Ðông Dương phải kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa võ trang,” Đảng ta chủ trương phải chuẩn bị thật tốt lực lượng, để “với lực lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn.”

Ngày 9/3/1945 phátxít Nhật đảo chính gạt bỏ thực dân Pháp để độc chiếm Ðông Dương. Trước diễn biến này, ngày 12/3/1945, Thường vụ Trung ương Ðảng đã kịp thời ra bản chỉ thị lịch sử: “Nhật-Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Chỉ thị nêu rõ kẻ thù lúc này của cách mạng là phátxít Nhật. Do đó, Ðảng ta đã phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ để làm tiền đề cho cuộc Tổng khởi nghĩa. Cụ thể, phải thay đổi mọi hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho phù hợp; sẵn sàng chuyển sang Tổng khởi nghĩa.

Trên thực tế, việc xây dựng lực lượng cách mạng đã được tiến hành từ rất sớm. Ngay từ khi mới ra đời, với Cương lĩnh chính trị đúng đắn, Đảng ta đã quy tụ lực lượng và sức mạnh của cả dân tộc, làm nên một cao trào cách mạng rộng lớn trong phạm vi cả nước, huy động đông đảo quần chúng tham gia, với những hình thức đấu tranh phong phú, đa dạng.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, quần chúng nhân dân đã tiến hành cao trào cách mạng 1930-1931, cao trào dân chủ 1936-1939 và cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939-1945. Trong suốt thời gian đó, Đảng ta đã ra sức xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng chuẩn bị điều kiện cho Tổng khởi nghĩa.

Đến năm 1941, Hội nghị Trung ương 8 (tháng 5/1941) đã chủ trương tăng cường hơn nữa khối đại đoàn kết dân tộc, nhằm tập hợp tất cả mọi giai cấp, mọi tầng lớp, mọi đảng phái, mọi thành phần dân tộc, mọi cá nhân, tất cả những ai có tinh thần cách mạng, yêu nước, đấu tranh chống đế quốc Pháp, phátxít Nhật cùng bè lũ tay sai.

Trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, Đảng đã lãnh đạo Nhân dân ta chuẩn bị mọi mặt cho cuộc Tổng khởi nghĩa. Nhân dân Việt Nam, nhất là quần chúng trong các tổ chức Cứu quốc, từ lâu đã quyết tâm chiến đấu, sẵn sàng hy sinh để giành độc lập.

Tại Hội nghị, Đảng ta đã thành lập Mặt trận Việt Minh, quy tụ mọi giai cấp, tầng lớp cùng đoàn kết lại thông qua các hội: Nông dân cứu quốc, công nhân cứu quốc, thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc, nhi đồng cứu quốc… tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân tộc rộng rãi, vững chắc.

Vai trò và sức mạnh to lớn của Mặt trận Việt Minh được thể hiện rõ nét trong thực tiễn, có sức lôi cuốn hiệu triệu mạnh mẽ quần chúng đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc.

Để đáp ứng yêu cầu của cách mạng, ngày 22/12/1944, thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đội tuyên truyền giải phóng quân (tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam) được thành lập với nhiệm vụ là hoạt động vũ trang tuyên truyền, kết hợp chính trị với quân sự.

Đến giữa tháng 4/1945, để đẩy nhanh việc chuẩn bị khởi nghĩa, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị quân sự Bắc kỳ, thống nhất sáp nhập Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân thành Việt Nam giải phóng quân. Lực lượng cách mạng chính trị và lực lượng vũ trang không ngừng trưởng thành và lớn mạnh.

TTXVN_1408Cachmangthangtam10.jpg
Đội du kích Ba Tơ thành lập ngày 14/3/1945 sau ngày khởi nghĩa Ba Tơ (Quảng Ngãi) nổ ra và giành thắng lợi (11/3/1945), thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân, là lực lượng nòng cốt, trực tiếp tham gia chiến đấu trong tổng khởi nghĩa ở miền Trung, góp phần vào thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945. (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Từ năm 1940 đến năm 1945, Đảng đã tích cực chỉ đạo xây dựng và củng cố các căn cứ địa cách mạng. Chỉ trong một thời gian ngắn, ta đã xây dựng được một vùng căn cứ địa Việt Bắc rộng lớn, bao gồm hầu hết các vùng nông thôn thuộc sáu tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, cùng nhiều chiến khu và căn cứ vũ trang khác, như Bắc Giang, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Phú Thọ, Yên Bái, Hải Dương, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Ngãi…

Đây thực sự là những nơi trọng yếu chỉ đạo quá trình xây dựng, phát triển lực lượng cách mạng, là những trung tâm đầu não lãnh đạo lực lượng khởi nghĩa trên phạm vi toàn quốc.

Như vậy, trong thời kỳ tiền khởi nghĩa, Đảng đã lãnh đạo Nhân dân ta chuẩn bị mọi mặt cho cuộc Tổng khởi nghĩa. Nhân dân Việt Nam, nhất là quần chúng trong các tổ chức Cứu quốc, từ lâu đã quyết tâm chiến đấu, sẵn sàng hy sinh để giành độc lập.

Chớp thời cơ khởi nghĩa và giành thắng lợi

Chớp đúng thời cơ khởi nghĩa là một vấn đề có ý nghĩa quyết định tới thắng lợi của mọi cuộc cách mạng. Nhận thức rõ tính chất quyết định, ý nghĩa chiến lược của thời cơ khởi nghĩa, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hành động kịp thời và kiên quyết trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945.

TTXVN_1408Cachmangthangtam7.jpg
Cách mạng tháng Tám diễn ra và thắng lợi chỉ trong khoảng 2 tuần lễ, nhưng Đảng ta đã mất 15 năm để chuẩn bị cho chiến thắng lịch sử này, trong đó có việc nhận định đúng thời cơ và chớp thời cơ chín muồi để khởi nghĩa giành thắng lợi. Trong ảnh: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật đầu hàng quân Đồng minh là điều kiện thế giới vô cùng thuận lợi cho cách mạng Việt Nam (1945). (Ảnh: Tư liệu TTXVN)

Thời cơ của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 xuất hiện khi phátxít Nhật đầu hàng Đồng minh, hàng ngũ chỉ huy của Nhật ở Đông Dương chia rẽ đến cực điểm, quân lính Nhật tan rã, mất tinh thần, Việt gian thân Nhật hoảng sợ. Đồng thời, đây cũng là lúc mọi chuẩn bị của Đảng ta về lực lượng, đường lối, phương châm tác chiến đã hoàn thiện, cao trào cứu nước của toàn dân đã dâng lên tới đỉnh điểm.

Các cuộc khởi nghĩa từng phần đã nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng. Khu giải phóng và căn cứ địa được lập ra trong cả nước, quân đội cách mạng đã được thành lập, mọi lực lượng đã sẵn sàng chiến đấu.

Thời cơ cách mạng chỉ tồn tại từ khi phátxít Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Việt Nam. Đó là lúc kẻ thù cũ đã đứng im, nhưng kẻ thù mới chưa kịp đến, tạo thành tình thế so sánh lực lượng có lợi nhất cho cách mạng.

Nhận thức rõ tính chất quyết định, ý nghĩa chiến lược của thời cơ khởi nghĩa, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hành động kịp thời và kiên quyết trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945.

Do đó, ngày 12/8/1945, Ủy ban Chỉ huy lâm thời Khu giải phóng ra mệnh lệnh khởi nghĩa. Ngày 13/8/1945, Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc ra Quân lệnh số 1, hạ lệnh tổng khởi nghĩa.

Ngày 14 và 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng bàn kế hoạch phát động và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Hội nghị chỉ rõ: “Tình thế vô cùng khẩn cấp. Tất cả mọi việc đều phải nhằm vào ba nguyên tắc a) Tập trung-tập trung lực lượng vào những việc chính; b) Thống nhất-thống nhất về mọi phương diện quân sự, chính trị, hành động và chỉ huy; c) Kịp thời-kịp thời hành động, không bỏ lỡ thời cơ.”

Ngày 16/8/1945, Quốc dân Ðại hội họp và ra Nghị quyết về giành chính quyền toàn quốc và thi hành mười chính sách lớn của Việt Minh; Ủy ban dân tộc giải phóng được thành lập gồm 15 ủy viên do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.

Ngày 18/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta… Chúng ta không thể chậm trễ.”

Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả dân tộc Việt Nam nhất tề đứng dậy. Cách mạng Việt Nam nhanh chóng chuyển từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. Nhờ có sự chuẩn bị lực lượng chu đáo, lại nổ ra đúng lúc, đúng thời cơ, Cách mạng Tháng Tám đã nhanh chóng giành được thắng lợi.

Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc – kỷ nguyên độc lập và tự do.

Mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là hội tụ của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, truyền thống yêu nước nồng nàn và ý chí quật cường của toàn dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Thắng lợi này đã cho thấy bản lĩnh và trí tuệ của Ðảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn với tầm nhìn chiến lược, sự nhạy bén, nắm bắt và chớp đúng thời cơ.

Cách mạng Tháng Tám đã mở ra một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đây thực sự là bước nhảy vọt trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã chứng minh rằng, một dân tộc dù nhỏ bé nhưng nếu có truyền thống nồng nàn yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết, sáng tạo dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính có thể làm nên những sự kiện vĩ đại có tầm vóc đi vào lịch sử của dân tộc và thế giới.

Gần 8 thập kỷ đã trôi qua, chúng ta càng nhận thức sâu sắc hơn về tầm vóc, ý nghĩa lịch sử trọng đại của Cách mạng Tháng Tám 1945.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã đập tan xiềng xích nô lệ của chủ nghĩa thực dân Pháp kéo dài hơn 80 năm, phátxít Nhật gần 5 năm và nỗi đau mất nước kéo dài gần một thế kỷ; đồng thời lật đổ chế độ phong kiến tồn tại cả ngàn năm, đưa Việt Nam từ vị trí là một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập dưới chế độ dân chủ cộng hòa, đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ thành người dân độc lập, tự do, làm chủ nước nhà.

Cách mạng Tháng Tám đã mở ra một kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đây thực sự là bước nhảy vọt trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam.

Không chỉ là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Cách mạng Tháng Tám 1945 còn là sự kiện mang tầm vóc thời đại, có ý nghĩa quốc tế sâu sắc.

Lần đầu tiên trong lịch sử có một dân tộc nhỏ bé đã tự đấu tranh giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân. Đây là nguồn cổ vũ, động viên to lớn đối với các dân tộc thuộc địa, nhân dân bị áp bức, bóc lột trên thế giới đấu tranh giành độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong những cuộc chiến chống xâm lược sau này và trong cả sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.

1508Cachmangthang8.jpeg

Đó là bài học về sự kiên quyết điều chỉnh đường lối cách mạng khi cần, trên cơ sở phương hướng chiến lược cách mạng đúng đắn, mục tiêu cách mạng nhất quán. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, Đảng ta đã không ngừng bổ sung, phát triển, cụ thể hóa đường lối cho phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế.

Là bài học về chớp thời cơ và tận dụng thời cơ để giành thắng lợi. Nghệ thuật chớp thời cơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vẫn luôn là bài học quý báu cho cả hiện tại và tương lai, đang được Đảng và nhân dân ta kế thừa, phát huy, góp phần tạo nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc xây dựng đất nước.

Là bài học về tập hợp, đoàn kết, lôi cuốn toàn dân tham gia sự nghiệp cách mạng, tham gia sự nghiệp xây dựng đất nước; nâng cao ý thức tự lực tự cường, phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của dân tộc, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế.

Là bài học về xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, xã hội, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tạo thuận lợi cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

79 năm đã trôi qua kể từ ngày Nhân dân Việt Nam chính thức làm chủ đất nước, dẫu đường đi có nhiều gập ghềnh, chông gai, nhưng tinh thần quật khởi và giá trị kinh nghiệm lịch sử của Cách mạng Tháng Tám luôn là nguồn lực bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng và toàn dân ta vững bước, viết tiếp những trang sử vẻ vang./.

TTXVN_1508Quockhanh.jpeg

Cùng chủ đề

Những ký ức sống động ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập

Bảo tàng Hồ Chí Minh tọa lạc tại số 19 Ngọc Hà, phường Đội Cấn (quận Ba Đình, Hà Nội) là nơi lưu giữ, trưng bày nhiều hiện vật, tư liệu quý về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già kính yêu, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Tòa nhà Bảo tàng Hồ Chí Minh mang biểu tượng một bông sen trắng, cao gần 20 mét, gồm 3 tầng. Tầng một có...

Cao Bằng sẵn sàng đón du khách dịp Quốc khánh 2/9 sau lũ

Cuộc sống của người dân đã trở lại bình thường, giúp cho công tác chuẩn bị đón du khách dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 tại Cao Bằng được triển khai thuận lợi. Dạo qua những con đường bên bờ kè dọc sông Bằng, sông Hiến quanh thành phố Cao Bằng, giao thông, cuộc sống đã trở lại bình thường. Quán cà-phê ven sông Hiến, thành phố Cao Bằng hoạt động trở lại. Sau lũ, các gia đình, hộ kinh doanh đã...

Cung đường ở Lào Cai mùa lúa chín gây sốt, khách ngỡ ‘chốn bồng lai’

Cung đường uốn lượn nằm ẩn mình giữa những thửa ruộng bậc thang vào mùa lúa chín khiến nhiều du khách đi ngang qua đây ngỡ ngàng vì khung cảnh siêu thực, đẹp như tranh ở Lào Cai. Nằm trên tuyến đường DT 156 hướng từ thành phố Lào Cai đến xã Y Tý, đoạn khúc cua thuộc xã A Lù (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) những ngày gần đây trở thành điểm đến gây “sốt” mạng bởi sở...

79 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9: Mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam

Nhìn lại lịch sử 79 năm qua, có thể khẳng định thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là kết quả của sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, là thành quả của sự đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách, gian khổ, hy sinh của dân tộc. Thành công của Cách mạng tháng Tám mở ra một...

Nghỉ lễ Quốc khánh 2/9: Tăng hàng nghìn chuyến bay, xe khách phục vụ người dân

Giá vé máy bay đắt đỏ, nhiều người lựa chọn tàu hỏa, đường bộ là phương tiện di chuyển trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9. Đại diện Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội cho biết, trong dịp 2/9 đơn vị sẽ tăng nhiều tàu khách đi Hải Phòng, Lào Cai nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Cụ thể, tuyến Hà Nội – Hải Phòng ngoài 4 đôi tàu chạy thường xuyên, sẽ...

Cùng tác giả

Tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri xã Vân Trình, Đức Xuân (Thạch An)

Ngày 8/11, Tổ đại biểu HĐND tỉnh do đồng chí Hoàng Văn Thạch, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn tiếp xúc cử tri 2 xã: Vân Trình, Đức Xuân (Thạch An) trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tại hội nghị, Tổ đại biểu HĐND tỉnh thông báo với cử tri kết quả Kỳ họp thứ 21, 22, 23, 24 (chuyên đề) HĐND tỉnh khóa XVII;...

Giải ngân vốn đầu tư cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh gần 822 tỷ đồng

Đến nay, Dự án đầu tư cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh thực hiện giải ngân gần 822 tỷ đồng, đạt 42,5% kinh phí đã bố trí trong năm 2024. Trong đó, giải ngân hơn 50 tỷ đồng vốn Nhà nước đã bố trí xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; gần 174 tỷ đồng giải ngân cho công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) 2 huyện: Thạch An, Quảng Hòa; hơn 60,8 tỷ đồng giải...

Gần 2.000 lượt tham quan triển lãm “Lịch sử tỉnh Cao Bằng qua tài liệu lưu trữ”

Triển lãm "Lịch sử tỉnh Cao Bằng qua tài liệu lưu trữ" tại Bảo tàng tỉnh do Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bộ Nội vụ tổ chức diễn ra từ ngày 1/10 - 31/10, được công chúng đón nhận và đánh giá với những kết quả tích cực. Đến nay, triển lãm thu hút gần 2.000 lượt công chúng, học sinh các trường học trong tỉnh đến tham quan,...

Tìm giải pháp hữu hiệu để phát triển du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho cư dân bản địa, giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh chưa phát huy được tiềm năng, còn bộc lộ nhiều hạn chế cần được khắc phục. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và...

Những điểm đến ở Việt Nam khiến khách Tây mê mẩn

Vịnh Hạ Long Vịnh Hạ Long là một địa điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất của Việt Nam. Hạ Long sở hữu hơn 2.000 hòn đảo hình thù khác nhau, nằm rải rác trong vùng biển xanh tuyệt đẹp. Vịnh Hạ Long. Du khách nước ngoài có thể dễ dàng mua một tour du lịch từ Hà Nội đi Hạ Long với đủ các mức giá. Đến Hạ Long, khách Tây có thể trải nghiệm với dịch vụ chèo thuyền kayak,...

Cùng chuyên mục

Tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri xã Vân Trình, Đức Xuân (Thạch An)

Ngày 8/11, Tổ đại biểu HĐND tỉnh do đồng chí Hoàng Văn Thạch, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn tiếp xúc cử tri 2 xã: Vân Trình, Đức Xuân (Thạch An) trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tại hội nghị, Tổ đại biểu HĐND tỉnh thông báo với cử tri kết quả Kỳ họp thứ 21, 22, 23, 24 (chuyên đề) HĐND tỉnh khóa XVII;...

Những điểm đến ở Việt Nam khiến khách Tây mê mẩn

Vịnh Hạ Long Vịnh Hạ Long là một địa điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất của Việt Nam. Hạ Long sở hữu hơn 2.000 hòn đảo hình thù khác nhau, nằm rải rác trong vùng biển xanh tuyệt đẹp. Vịnh Hạ Long. Du khách nước ngoài có thể dễ dàng mua một tour du lịch từ Hà Nội đi Hạ Long với đủ các mức giá. Đến Hạ Long, khách Tây có thể trải nghiệm với dịch vụ chèo thuyền kayak,...

Hội nghị lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo nghị quyết theo quy trình thủ tục rút gọn

Sáng 7/11, Sở Tài chính tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo nghị quyết theo quy trình thủ tục rút gọn. Tham dự có đại diện Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố. ...

Họp bàn phương án đặt tên đường, phố và công trình cộng cộng tỉnh Cao Bằng

Sáng 8/11, UBND tỉnh tổ chức họp Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường, phố và các công trình công cộng tỉnh Cao Bằng. Đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng tư vấn chủ trì cuộc họp. Dự họp có đại diện lãnh đạo sở, ban, ngành...

Họp Ban tổ chức Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam)

Sáng 8/11, UBND tỉnh tổ chức họp Ban tổ chức Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam) - Bách Sắc (Trung Quốc). Đồng chí Nguyễn Bích Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Hội chợ chủ trì cuộc họp. ...

UBND thành phố Cao Bằng làm việc với đoàn công tác tỉnh Đắk Nông

Chiều 7/11, UBND thành phố Cao Bằng có buổi làm việc và trao đổi kinh nghiệm với đoàn công tác tỉnh Đắk Nông về công tác quản lý đô thị, phát triển thị trường bất động sản của thành phố Cao Bằng. UBND thành...

Báo Người Lao Động trao kinh phí hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

Chiều 6/11, tại Đồn Biên phòng Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp Báo Người Lao Động tặng 5000 lá cờ Tổ quốc và 1,8 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão Yagi. Báo Người Lao...

Họp bàn phương án đặt tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh

Sáng 8/11, đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng tỉnh chủ trì cuộc họp bàn phương án đặt tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh. Tham dự có thành viên Hội đồng tư vấn, Tổ thư ký Hội đồng Tư vấn đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng...

Họp Ban Tổ chức Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam) – Bách Sắc (Trung Quốc)

Sáng 8/11, UBND tỉnh tổ chức họp Ban Tổ chức Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam) - Bách Sắc (Trung Quốc). Đồng chí Nguyễn Bích Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì cuộc họp.  Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam) - Bách Sắc (Trung Quốc) năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy hợp tác toàn diện, phát triển bền vững”...

Nét đẹp văn hoá các DTTS của tỉnh Vĩnh Phúc được quảng bá rộng rãi tới du khách

Ngày hội có sự tham gia của 8 tỉnh, gồm: Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên và Lạng Sơn. Đoàn Vĩnh Phúc đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét đối với du khách trong và ngoài nước thông qua các hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc. Trong đó, nổi bật là không gian trưng bày các biểu đồ, mô hình hiện vật, hình ảnh, nhạc cụ, trang phục, tranh,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất