Powered by Techcity

Các giai đoạn lịch sử tỉnh Cao Bằng

Thời kỳ Bắc thuộc, vùng đất Cao Bằng thuộc Tượng Quận, sau đó là quận Giao Chỉ. Đến khi Đại Cồ Việt độc lập, vào nửa thế kỷ XI, vùng đất Cao Bằng lần lượt mang những tên khác nhau: nước Trường Sinh (Trường Sinh quốc), rồi nước Đại Lịch (Đại Lịch quốc), nước Nam Thiên (Nam Thiên quốc), nước Đại Nam (Đại Nam quốc), với những người đứng đầu là Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao.

1. Thời kỳ Bắc thuộc, vùng đất Cao Bằng thuộc Tượng Quận, sau đó là quận Giao Chỉ. Đến khi Đại Cồ Việt độc lập, vào nửa thế kỷ XI, vùng đất Cao Bằng lần lượt mang những tên khác nhau: nước Trường Sinh (Trường Sinh quốc), rồi nước Đại Lịch (Đại Lịch quốc), nước Nam Thiên (Nam Thiên quốc), nước Đại Nam (Đại Nam quốc), với những người đứng đầu là Nùng Tồn Phúc, Nùng Trí Cao.
Thời thuộc Minh, địa bàn tỉnh Cao Bằng ngày nay “là đất các huyện Long Thạch, Thái Nguyên, thuộc phủ Thái Nguyên và các châu Thượng Tư, Hạ Tư, Quảng Nguyên, phủ Lạng Sơn”.

2. Tiếp theo là danh xưng Cao Bằng (Cao Bình) xuất hiện, cũng là một trong những địa danh có tên từ rất sớm, lần đầu tiên tên gọi Cao Bằng (Cao Bình) được ghi trong sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi viết năm 1435, sách viết: “Bồ và Hòa An ở về Cao Bằng. Bồ là tên sông, Hòa An là tên sông. Cao Bằng xưa là ngoại địa của bộ Vũ Định; Đông Bắc tiếp giáp lưỡng Quảng; Tây Nam tiếp giáp Thái Nguyên, Lạng Sơn. Có 1 lộ phủ, 4 châu, 273 làng xã. Đấy là nơi phên dậu thứ tư về phương bắc vậy”. 

Theo Nguyễn Trãi, hồi bấy giờ (1435) Cao Bằng đã ở hàng cấp lộ. Đời vua Lê Thánh Tông (Quang Thuận 1460 – 1469, Hồng Đức 1470 – 1497), năm Hồng Đức thứ 3 (1472) đặt các thừa tuyên, phủ, huyện, châu. Phủ Cao Bằng thuộc Thừa tuyên Ninh Sóc, phủ Cao Bằng có 4 châu. Năm Hồng Đức thứ 4 (1473), Thừa tuyên Ninh Sóc lại được đổi thành Thừa tuyên Thái Nguyên, phủ Bắc Bình được đổi làm phủ Cao Bình (Cao Bằng) vẫn thuộc Thừa tuyên Thái Nguyên. Theo bản đồ Hồng Đức (1490) thì phủ Cao Bằng có 4 châu, 172 xã, 4 thôn, 22 trang. 

3. Đến đời vua Lê Hiến Tông (1497 – 1504), nhận thấy vị trí đặc biệt quan trọng của miền đất Cao Bằng, năm Cảnh Thống thứ hai (1499), nhà vua đã tách phủ Cao Bằng ra khỏi Thừa tuyên Thái Nguyên để thành lập trấn Cao Bằng, trong Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu ghi rõ: “Năm Cảnh Thống thứ hai mới đặt riêng làm trấn Cao Bằng… đến năm Vĩnh Trị thứ hai (1677) nhà Mạc mất, nhà Lê lại đặt lại trấn Cao Bằng”. Như vậy, Cao Bằng tách khỏi Thừa tuyên Thái Nguyên từ rất sớm và được thành lập một khu vực hành chính của quốc gia Đại Việt với chức năng quản lý trấn vào năm 1499, dưới triều vua Lê Hiến Tông. Học giả Phan Huy Chú từng nhấn mạnh chức vụ Trấn ty và vùng đất Cao Bằng: “Thời Trung Hưng về sau bãi chức đô ty, lại đặt chức Trấn thủ, duy có ba xứ Cao Bằng, Lạng Sơn và Nghệ An vì việc biên giới quan trọng, phiền kịch đều đặt chức Đốc trấn”.

4. Dưới thời Tây Sơn, năm 1789, sau khi đánh đuổi 29 vạn quân Thanh, vua Quang Trung – Nguyễn Huệ tiến hành chấn chỉnh lại hệ thống hành chính, thay đổi tên gọi. Để tránh tên húy của vua Quang Trung là Nguyễn Quang Bình, các vùng đất có tên là Bình đều phải đổi tên, từ đó trấn Cao Bình đổi thành Cao Bằng. Vào đầu triều Nguyễn đặt lại tên cũ là Cao Bình, nhưng do thói quen kiêng kỵ nên sử sách và người dân cho đến nay vẫn gọi là Cao Bằng.

Thời nhà Nguyễn, theo sách “Tên làng xã Việt Nam đến đầu thế kỷ XIX” là một bộ địa danh hành chính đời Gia Long (1802 – 1820), trấn Cao Bằng gồm 4 châu (Thạch Lâm, Quảng Uyên, Thượng Lang, Hạ Lang), 27 tổng, 233 xã, thôn, phường, phố, trại, động.

Khi nối ngôi vua Gia Long năm 1820, năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) tiến hành cải cách hành chính từ Trung ương đến địa phương, đổi trấn làm tỉnh. Nhà vua quyết định: “Chia địa hạt các tỉnh… Cao Bằng thống trị một phủ là Trùng Khánh; 4 châu là Quảng Uyên, Thượng Lang, Hạ Lang và Thạch Lâm”, đến tháng 3/1834, nhà Nguyễn đổi các châu Thạch Lâm, Thượng Lang, Quảng Uyên thuộc Cao Bằng làm huyện. Đặt tri huyện và giáo chức, tháng 5 năm đó lại đổi tiếp châu Hạ Lang thành huyện. 

Tháng 6 nhuận năm 1835, triều đình nhà Nguyễn cho rằng Cao Bằng chỉ có một phủ và 5 huyện, đất đai khá rộng, nên quyết định đặt thêm phủ để chia sẻ bớt công việc. Vì vậy, năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) lập thêm phủ Hòa An; chia huyện Thạch Lâm thành hai huyện Thạch Lâm và Thạch An, thuộc phủ Hòa An. Tri phủ Hòa An kiêm lý huyện Thạch Lâm và thống hạt huyện Thạch An. Còn ba huyện: Thượng Lang, Hạ Lang, Quảng Uyên vẫn là phủ Trùng Khánh. Tri phủ Trùng Khánh kiêm lý Hạ Lang, thống hạt Thượng Lang và Quảng Uyên. Bỏ chế độ thổ quan, đặt chế độ lưu quan. Năm Tự Đức thứ tư (1851), triều đình lại bỏ phủ Hòa An, do vậy, từ năm 1851 trở đi tỉnh Cao Bằng chỉ còn một phủ Trùng Khánh gồm 5 huyện: Thạch Lâm, Thạch An, Quảng Uyên, Thượng Lang, Hạ Lang. 

5. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta (1858) và xâm chiếm Cao Bằng (1886), nhà Nguyễn vẫn duy trì bộ máy chính quyền để quản lý vùng biên và tích cực thực hiện chính sách lưu quan. Sau đó, thực dân Pháp cai trị Cao Bằng theo chế độ quân quản, năm 1888, Cao Bằng là một khu. Đến năm 1891, Pháp bỏ các quân khu và thiết lập đạo quan binh, Cao Bằng trở thành tiểu quân khu thuộc đạo quan binh 2, gồm 3 tiểu quân khu: Cao Bằng, Bảo Lạc, Bắc Kạn, lỵ sở đạo lỵ đặt tại thị xã Cao Bằng. Từ năm 1886 – 1945, tên gọi, địa giới các đơn vị hành chính tỉnh Cao Bằng có sự thay đổi. Cuối thế kỷ 19, Cao Bằng có phủ Trùng Khánh (gồm 3 châu: Thượng Lang, Hạ Lang, Quảng Uyên), phủ Hòa An (gồm 3 châu: Thạch Lâm, Thạch An, Nguyên Bình). Năm 1926, Cao Bằng là “Đạo quan binh thứ nhì” gồm 1 phủ (Hòa An), 7 châu: Hà Quảng, Thạch An, Nguyên Bình, Phục Hòa, Quảng Uyên, Thượng Lang, Hạ Lang gồm 31 tổng và 222 xã. Theo cuốn “Danh mục các làng, xã Bắc Kỳ”, năm 1928 tỉnh Cao Bằng gồm 1 phủ, 8 châu, 33 tổng, 230 xã. Đó là phủ Hòa An, các châu Bảo Lạc, Hà Quảng, Hạ Lang, Nguyên Bình, Phục Hòa, Quảng Uyên, Thạch An, Thượng Lang. 

6. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Cao Bằng cùng cả nước bước sang một giai đoạn lịch sử mới. Năm 1948, Chính phủ quyết định bãi bỏ cấp phủ, tổng, đạo. Cấp trên xã và dưới cấp tỉnh đều thống nhất gọi là huyện. Cao Bằng có 11 huyện, thị gồm: Thị xã Cao Bằng, các huyện Hòa An, Hà Quảng, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, Phục Hòa, Hạ Lang, Quảng Uyên, Trùng Khánh, Trấn Biên. Ngày 3/10/1950, Cao Bằng hoàn toàn giải phóng. Sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi, ngày 1/7/1956, Cao Bằng cùng các tỉnh Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang lập thành Khu tự trị Việt Bắc.

Trong thời kỳ đi lên chủ nghĩa xã hội, đơn vị hành chính Cao Bằng tiếp tục điều chỉnh. Ngày 20/3/1958, huyện Trấn Biên đổi tên thành huyện Trà Lĩnh; ngày 7/4/1966, huyện Hà Quảng được chia tách thành 2 huyện: Thông Nông, Hà Quảng; ngày 3/3/1967, hợp nhất hai huyện Quảng Uyên và Phục Hòa thành huyện Quảng Hòa; ngày 15/9/1969, giải thể huyện Hạ Lang, sáp nhập một số xã vào huyện Quảng Hòa và một số xã vào huyện Trùng Khánh. 

Ngày 27/12/1975, tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn hợp nhất thành tỉnh Cao Lạng, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Cao Bằng. Đến ngày 29/12/1978, tỉnh Cao Lạng lại được chia thành 2 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn. Hai huyện Ngân Sơn và Chợ Rã thuộc tỉnh Bắc Thái được sáp nhập vào tỉnh Cao Bằng, từ năm 1979 tỉnh Cao Bằng có 12 huyện, thị. Đến ngày 1/9/1981, huyện Hạ Lang được tái lập. Năm 1996, hai huyện Ngân Sơn, Ba Bể được tách về tỉnh Bắc Kạn mới tái lập; từ đó Cao Bằng có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, thị (1 thị xã, 10 huyện) và 189 xã, phường, thị trấn.

Đến năm 2000, huyện Bảo Lạc được chia thành 2 huyện là Bảo Lạc, Bảo Lâm. Năm 2001, huyện Quảng Hòa lại được chia tách thành 2 huyện là Quảng Uyên, Phục Hòa. Năm 2006 và 2007, địa giới hành chính một số xã được điều chỉnh và thành lập thêm một số xã mới tại các huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng, Thông Nông, Trùng Khánh. Năm 2012, thành phố Cao Bằng được thành lập trên cơ sở diện tích, dân số… của thị xã Cao Bằng. Sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, hiện nay Cao Bằng có 1 thành phố và 12 huyện, với 199 xã, phường, thị trấn, trong đó có 46 xã, thị trấn biên giới.

Với bề dày lịch sử 520 năm xây dựng và phát triển, trải qua các thời kỳ lịch sử, Cao Bằng vẫn luôn giữ được vai trò là đơn vị hành chính có vị trí chiến lược trọng yếu và xứng danh là “phên dậu” vững chắc nơi biên cương phía Bắc của đất nước.

Non nước Cao Bằng hội tụ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc, kết tinh nhiều giá trị nhân văn cao đẹp, đang được bảo tồn và phát huy.   

Theo baocaobang.vn

Cùng chủ đề

Cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án cải tạo, nâng cấp đường Chu Trinh – Hồng Nam

Dự án cải tạo, nâng cấp đường Chu Trinh (Thành phố) - Hồng Nam (Hòa An) được UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tại Quyết định số 895/QĐ-UBND ngày 30/5/2021; phê duyệt điều chỉnh dự án (lần 2) tại Quyết định số 1754/QĐ-UBND ngày 14/12/2023 với chiều dài gần 14 km, tổng mức đầu tư 120 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2021 - 2024. Sau gần 1 năm triển khai thi công...

Đoàn công tác của tỉnh làm việc với Cục Thương vụ thành phố Bách Sắc (Trung Quốc)  

Tại thành phố Bách Sắc, Quảng Tây (Trung Quốc), sáng 19/11, Đoàn công tác của tỉnh gồm: Sở Công thương, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, Sở Ngoại vụ, Cục Hải quan, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, UBND huyện Trùng Khánh do đồng chí Đồng Thị Kiều Oanh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Công thương làm trưởng đoàn tọa đàm với Cục Thương vụ thành phố Bách Sắc, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng...

Đoàn công tác Hội Cựu chiến binh Việt Nam làm việc tại tỉnh Cao Bằng

Chiều 18/11, Thượng tướng Bế Xuân Trường, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam và đoàn công tác đến thăm, làm việc tại Tỉnh ủy Cao Bằng. Đón tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Triệu Đình Lê, Phó Bí...

Thượng tướng Bế Xuân Trường, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã...

Ngày 17/11, khu dân cư xóm Hồng Quang 1, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam - Thượng tướng Bế Xuân Trường dự ngày hội. ​ Ngày...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Triệu Đình Lê tiếp đoàn Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Chiều 18/11, đoàn công tác Trung ương Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam do đồng chí Thượng tướng Bế Xuân Trường, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam làm trưởng đoàn đến thăm Tỉnh ủy Cao Bằng. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh và một số sở, ban,...

Cùng tác giả

Trải nghiệm cung đèo đáng sợ nhất nhì Việt Nam ở Cao Bằng

Được mệnh danh là dốc 14 tầng, đèo Khau Cốc Chà nằm trên Quốc lộ 4A đoạn nối từ xã Xuân Trường đến trung tâm huyện biên giới Bảo Lạc. Đèo Khau Cốc Chà có chiều dài lên đến 2,5 km, với 14 tầng là 14 khúc cua gấp liên tiếp, đầy thách thức nhưng không kém phần hấp dẫn giới phượt thủ. Địa hình đèo Khau Cốc Chà trên bản đồ số. Ảnh: Nguyen Khac Chien Theo người dân địa phương, Khau Cốc...

Tỉnh Cao Bằng xúc tiến xây dựng tuyến du lịch trải nghiệm thứ 5

Cao Bằng đẩy mạnh xúc tiến xây dựng tuyến du lịch trải nghiệm thứ 5 kết nối Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang)-Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. Sáu tháng đầu năm 2024, dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng tiếp tục tăng trưởng tốt. Toàn tỉnh đã đón gần 1,3 triệu lượt khách, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khách...

Choáng ngợp trước vẻ đẹp hùng vĩ của Cao Bằng nhìn từ trên cao

Mùa thu, non nước Cao Bằng cuốn hút khách du lịch tìm về thác Bản Giốc, thung lũng Phong Nậm... ngắm khung cảnh nên thơ trong ánh nắng vàng như rót mật.

Làng nghề đường phên ở Cao Bằng

Đường phên Bó Tờ làm thủ công từ mật mía, không chất bảo quản, mang vị ngọt đậm, là một mặt hàng truyền thống bán chạy vào dịp Tết. Blogger Hà Cương (chủ fanpage Cao Bằng Hóng) cùng hai người bạn ghé làng nghề làm đường phên Bó Tờ thuộc thị trấn Hòa Thuận, huyện Quảng Hòa, cách trung tâm TP Cao Bằng khoảng 60 km. Ba anh em cùng có niềm đam mê nhiếp ảnh, quay phim ghi lại cảnh...

Những mảnh ghép non nước Cao Bằng

⁣Youtuber Độ Mixi, một người con Cao Bằng, khám phá quê hương với một góc nhìn khác, không chỉ bằng mắt mà bằng cả trái tim.

Cùng chuyên mục

Trải nghiệm cung đèo đáng sợ nhất nhì Việt Nam ở Cao Bằng

Được mệnh danh là dốc 14 tầng, đèo Khau Cốc Chà nằm trên Quốc lộ 4A đoạn nối từ xã Xuân Trường đến trung tâm huyện biên giới Bảo Lạc. Đèo Khau Cốc Chà có chiều dài lên đến 2,5 km, với 14 tầng là 14 khúc cua gấp liên tiếp, đầy thách thức nhưng không kém phần hấp dẫn giới phượt thủ. Địa hình đèo Khau Cốc Chà trên bản đồ số. Ảnh: Nguyen Khac Chien Theo người dân địa phương, Khau Cốc...

Tỉnh Cao Bằng xúc tiến xây dựng tuyến du lịch trải nghiệm thứ 5

Cao Bằng đẩy mạnh xúc tiến xây dựng tuyến du lịch trải nghiệm thứ 5 kết nối Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang)-Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. Sáu tháng đầu năm 2024, dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng tiếp tục tăng trưởng tốt. Toàn tỉnh đã đón gần 1,3 triệu lượt khách, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khách...

Bàn giao Dự án xây dựng Bản đồ Đền Kỳ Sầm sử dụng công nghệ thực tế ảo (VR)

Sáng 27/12, UBND Thành phố phối hợp với Công ty TNHH Techcity tổ chức Lễ bàn giao Dự án xây dựng bản đồ Đền Kỳ Sầm sử dụng công nghệ thực tế ảo (VR) Tham dự lễ bàn giao có đồng chí Nguyễn Thế Hoàn, Chủ tịch UBND Thành phố; Đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Thành ủy; Phòng VH – TT; Trung tâm Văn hóa và Truyền thông  Thành phố và đại diện Công ty TNHH Tech...

Choáng ngợp trước vẻ đẹp hùng vĩ của Cao Bằng nhìn từ trên cao

Mùa thu, non nước Cao Bằng cuốn hút khách du lịch tìm về thác Bản Giốc, thung lũng Phong Nậm... ngắm khung cảnh nên thơ trong ánh nắng vàng như rót mật.

Những mảnh ghép non nước Cao Bằng

⁣Youtuber Độ Mixi, một người con Cao Bằng, khám phá quê hương với một góc nhìn khác, không chỉ bằng mắt mà bằng cả trái tim.

Thác Bản Giốc – nơi cảnh đẹp tuyệt vời

Thác Bản Giốc nằm ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Đây được mệnh danh là thác nước tự nhiên lớn nhất và đẹp nhất Đông Nam Á và là thác tự nhiên lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm ở biên giới các quốc gia. Thác Bản Giốc mang vẻ đẹp đan xen giữa hùng vĩ, dữ dội với nét mộng mơ hiền hòa, sâu lắng, xứng đáng là một tuyệt tác...

Tài nguyên thiên nhiên Cao Bằng

* Tài nguyên đất Tỉnh Cao Bằng có tổng diện tích tự nhiên 670.342,26 ha, quy mô diện tích ở mức trung bình so với các tỉnh khác trong toàn quốc. Tài nguyên đất đai tỉnh Cao Bằng được chia thành 10 nhóm chính: Nhóm đất phù sa diện tích 7.718 ha chiếm 1,06% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh; Nhóm đất lầy và than bùn diện tích khoảng 11ha: Nhóm đất đỏ vàng diện tích 408.563 ha chiếm...

Điều kiện tự nhiên, khí hậu Cao Bằng

Thành phố Cao Bằng là đô thị miền núi, nằm ở độ cao trung bình khoảng 200 m, địa hình dạng lòng máng thuộc hợp lưu của sông Bằng và sông Hiến, địa hình khá phức tạp, chia cắt mạnh, được phân thành hai khu vực khác nhau.      - Khu vực cũ có độ cao trung bình 180 – 190 m, là một bán đảo hình mui rùa, dốc về sông với độ dốc khoảng 0,008 – 0,01.      - Khu vực...

Cao Bằng qua những chặng đường phát triển

Cao Bằng được biết đến là vùng đất cổ có lịch sử lâu đời được ghi chép trong sử sách từ rất sớm, có bề dày truyền thống lịch sử gắn với những cuộc chiến đấu chống xâm lược trong thời kỳ dựng nước và giữ nước. Cao Bằng được mệnh danh “bức phên dậu” vững chắc của cả nước vì giữ vị trí trọng yếu nơi biên cương của Tổ quốc, là vùng đất “địa linh nhân kiệt”...

Đảng bộ tỉnh Cao Bằng – Chặng đường 92 năm xây dựng và phát triển

Cao Bằng, mảnh đất biên cương phía Đông Bắc Tổ quốc, nơi ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đặc biệt, vào những năm đầu thế kỷ XX, khi cách mạng Việt Nam còn đang ở thời kỳ trứng nước, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng, ngày 1/4/1930, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên Cao Bằng ra đời, là một trong số chi...

Tin nổi bật

Tin mới nhất