Powered by Techcity

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản Lượn Cọi

Dân ca Lượn Cọi của người Tày huyện Bảo Lâm được ví như cây đa nhiều nhánh, nhiều cành, bám rễ vào đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào nơi đây. Làn điệu Lượn Cọi được bắt nguồn từ sáng tạo dân gian và theo dòng chảy thời gian có sức sống lâu bền, trường tồn.

Câu lạc bộ Lượn Cọi xóm Tổng Ngoảng, xã Quảng Lâm (Bảo Lâm) được thành lập từ năm 2022 với 25 thành viên sinh hoạt thường xuyên, có độ tuổi từ 25 đến hơn 60 tuổi. Gác lại những bộn bề, lo toan của nhà nông, các thành viên câu lạc bộ thường xuyên gặp mặt, cùng nhau tập luyện những bài lượn mới. Những câu hát Lượn Cọi ngọt ngào của các thành viên vang lên khi ở nhà văn hóa, lúc ở một gia đình thành viên. Vào những dịp Tết, lễ hội của cộng đồng, các sự kiện văn hóa, văn nghệ của xóm, xã, câu lạc bộ đều lại đem lời ca, tiếng hát phục vụ mọi người, tạo không khí tươi vui. 

Lượn Cọi nằm cùng tổ hợp của các làn điệu Lượn Then, Lượn Tứ quý, Lượn slương. Tiếng lượn được cất lên bên bờ suối, bìa rừng, cánh đồng, trên nhà sàn, chợ phiên… Đồng bào Tày ở Bảo Lâm hát Lượn Cọi bất cứ lúc nào trong năm, nhất là những dịp nông nhàn, vào mùa xuân, cưới hỏi, mừng nhà mới, đầy tháng… Lượn Cọi có thể là một bài dài, hoặc cũng có thể chỉ là một đoạn vài ba câu ngắn, có thể hát đối, cũng có khi tự hát, giai điệu thánh thót, uyển chuyển, trầm bổng, luyến láy, ngôn ngữ giàu hình ảnh và sự ví von sâu sắc, thể hiện tình cảm, khát khao, ước vọng, ước mơ, niềm tin vào cuộc sống. Nội dung các bài Lượn Cọi ca ngợi quê hương, đất nước, bản làng, mùa màng tươi tốt bội thu… Hát Lượn Cọi đòi hỏi người hát phải có chất giọng khỏe, sáng để chuyển tải được hết những ý nghĩa trong mỗi câu hát, nhằm bày tỏ tình cảm của bản thân với người nghe. Lượn Cọi có nhiều cách hát, có thể hát nhiều người hoặc hát đơn và có sáo đệm, mỗi khi vào cuộc hát thường diễn ra theo trình tự, từ người này tiếp lời người kia.

Câu lạc bộ Lượn Cọi xóm Tổng Ngoảng, xã Quảng Lâm (Bảo Lâm) thường xuyên duy trì luyện tập.
Câu lạc bộ Lượn Cọi xóm Tổng Ngoảng, xã Quảng Lâm (Bảo Lâm) thường xuyên duy trì luyện tập.

Không ai rõ và cũng chưa có tài liệu nào ghi chép lại cho thấy Lượn Cọi xuất hiện từ bao giờ. Chỉ biết rằng Lượn Cọi là thể loại dân ca được hình thành từ rất lâu đời, bắt nguồn từ cuộc sống lao động, được người Tày huyện Bảo Lâm gìn giữ, lưu truyền qua nhiều thế hệ nối tiếp. Trải qua thời gian, lời ca, tiếng hát Lượn Cọi ngấm sâu và tạo nên nét riêng biệt độc đáo trong đời sống của đồng bào dân tộc Tày ở Bảo Lâm. Không chỉ là phong tục, tập quán mang đậm bản sắc dân tộc, những câu hát lượn ngọt ngào, thắm đượm tình quê hương, nguồn cội còn mang tính giáo dục cao, là những bài học, lời răn dạy được truyền từ đời này qua đời khác, nuôi dưỡng tâm hồn biết bao thế hệ người Tày tại đây lớn lên. 

Lượn Cọi là làn điệu dân ca được lưu giữ, phổ biến nhiều và rộng rãi nhất ở huyện Bảo Lâm. Thời gian qua, huyện triển khai, xây dựng nhiều giải pháp để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trong cuộc sống, như: hỗ trợ thành lập các câu lạc bộ dân ca, dân vũ, khuyến khích, động viên các nghệ nhân, người cao tuổi phát huy làn điệu Lượn Cọi trong các hội diễn, sự kiện văn hóa, lễ hội của địa phương… Hiện nay, trên địa bàn huyện, Lượn Cọi có ở các xã: Nam Quang, Quảng Lâm, Yên Thổ, Thái Học, Mông Ân, Lý Bôn, Tân Việt, Vĩnh Quang, Vĩnh Phong. Tuy nhiên, Lượn Cọi ít xuất hiện trong đời sống sinh hoạt thường ngày, chỉ còn trong nghệ thuật biểu diễn và thực hành ở các nghi lễ của đồng bào Tày; số nguời biết hát Lượn Cọi phần lớn là những người trung tuổi, cao tuổi. Những người cao tuổi vẫn trực tiếp truyền dạy cho thế hệ trẻ trên địa bàn huyện theo phương thức truyền khẩu. Một số nghệ nhân tự mày mò, sưu tầm và sáng tác nhiều bài Lượn Cọi mới để phù hợp với nội dung, chủ đề hoặc trong các hội thi, hội diễn văn nghệ tại địa phương. Bà Hoàng Thị Dỉ, 78 tuổi, xóm Tổng Ngoảng, xã Quảng Lâm chia sẻ: Bây giờ lớp trẻ đi học, đi làm, không biết hát, từ cách lấy giọng hát đến “bắt, nối” lời lượn. Tôi mong thế hệ trẻ ở đây biết giữ gìn làn điệu Lượn Cọi và các làn điệu dân ca quý báu khác của người Tày không để bị mai một, thất truyền. Các cấp, ngành tiếp tục quan tâm, đầu tư để truyền dạy thực hành hát lượn cho lớp trẻ, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.

Nghệ thuật trình diễn dân gian Lượn Cọi của người Tày các xã: Yên Thổ, Nam Quang, Quảng Lâm (Bảo Lâm) được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 234/QĐ-BVHTTDL ngày 14/2/2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thêm một lần nữa khẳng định Lượn Cọi là một bộ phận quan trọng trong kho tàng nghệ thuật dân gian, góp phần làm giàu đẹp thêm cho mảnh đất Cao Bằng, nơi được coi là cái nôi của cách mạng và những di sản văn hóa độc đáo, lâu đời. Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm Mã Gia Hãnh cho biết: Thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để cổ vũ, động viên các nghệ nhân và đồng bào phát huy vai trò chủ thể tích cực gìn giữ và bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Lượn Cọi trong cộng đồng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh quảng bá, phát huy giá trị di sản Lượn Cọi nói riêng và những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện gắn với phát triển du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương.         


Bảo Bình



Nguồn

Cùng chủ đề

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Văn Thạch kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

Chiều 24/2, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Hoàng Văn Thạch, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng và di chuyển hạ tầng kỹ thuật đường điện Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) tại huyện Thạch An. Cùng đi có lãnh đạo một số sở, ngành và Công ty Cổ phần cao tốc Đồng Đăng -...

Kỳ họp thứ 27 (chuyên đề) HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 – 2026

Sáng 24/2, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 27 (chuyên đề), xem xét cho ý kiến, thông qua một số dự thảo nghị quyết do UBND tỉnh trình. Các đồng chí: Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nông Thanh Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Hà Nhật Lệ, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh...

Quảng Hòa tập trung hỗ trợ sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc sản

Huyện Quảng Hòa quan tâm, triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc sản, trong đó chú trọng về khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Một số đề xuất và hoạt động triển khai bước đầu có những tác động tích cực trong phát triển sản xuất của địa phương. Quảng Hòa là một trong...

Nét văn hóa truyền thống của dân tộc Tày

Cao Bằng có bề dày lịch sử văn hóa truyền thống lâu đời, đa dạng và phong phú với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống tạo nên một bức tranh văn hóa dân tộc đa sắc màu. Văn hóa dân tộc Tày phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, kết tinh nên những giá trị nhân văn cao đẹp.  Người Tày chiếm phần lớn số dân của toàn tỉnh. Bản của người Tày thường ở...

Trùng Khánh giữ gìn và bảo tồn các làn điệu dân ca

Công tác giữ gìn và bảo tồn các làn điệu dân ca tại huyện Trùng Khánh được quan tâm, có nhiều khởi sắc, góp phần bảo tồn, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Phó Chủ tịch UBND huyện Trùng Khánh Chu Thị Vinh cho biết: Hằng năm, huyện xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức các cuộc thi dân ca, hoạt động...

Cùng tác giả

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Văn Thạch kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

Chiều 24/2, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Hoàng Văn Thạch, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng và di chuyển hạ tầng kỹ thuật đường điện Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) tại huyện Thạch An. Cùng đi có lãnh đạo một số sở, ngành và Công ty Cổ phần cao tốc Đồng Đăng -...

Kỳ họp thứ 27 (chuyên đề) HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 – 2026

Sáng 24/2, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 27 (chuyên đề), xem xét cho ý kiến, thông qua một số dự thảo nghị quyết do UBND tỉnh trình. Các đồng chí: Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nông Thanh Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Hà Nhật Lệ, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh...

Hội nghị công bố quyết định của Giám đốc Công an tỉnh về công tác cán bộ

Ngày 21/2, Công an tỉnh tổ chức hội nghị công bố quyết định của Giám đốc Công an tỉnh về nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí đối với các đồng chí lãnh đạo cấp phòng và tương đương. Dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Đại tá Vũ Hồng Quang, Ủy viên Ban Thường vụ...

Quảng Hòa tập trung hỗ trợ sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc sản

Huyện Quảng Hòa quan tâm, triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc sản, trong đó chú trọng về khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Một số đề xuất và hoạt động triển khai bước đầu có những tác động tích cực trong phát triển sản xuất của địa phương. Quảng Hòa là một trong...

Nét văn hóa truyền thống của dân tộc Tày

Cao Bằng có bề dày lịch sử văn hóa truyền thống lâu đời, đa dạng và phong phú với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống tạo nên một bức tranh văn hóa dân tộc đa sắc màu. Văn hóa dân tộc Tày phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, kết tinh nên những giá trị nhân văn cao đẹp.  Người Tày chiếm phần lớn số dân của toàn tỉnh. Bản của người Tày thường ở...

Cùng chuyên mục

Nét văn hóa truyền thống của dân tộc Tày

Cao Bằng có bề dày lịch sử văn hóa truyền thống lâu đời, đa dạng và phong phú với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống tạo nên một bức tranh văn hóa dân tộc đa sắc màu. Văn hóa dân tộc Tày phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc, kết tinh nên những giá trị nhân văn cao đẹp.  Người Tày chiếm phần lớn số dân của toàn tỉnh. Bản của người Tày thường ở...

Trùng Khánh giữ gìn và bảo tồn các làn điệu dân ca

Công tác giữ gìn và bảo tồn các làn điệu dân ca tại huyện Trùng Khánh được quan tâm, có nhiều khởi sắc, góp phần bảo tồn, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Phó Chủ tịch UBND huyện Trùng Khánh Chu Thị Vinh cho biết: Hằng năm, huyện xây dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức các cuộc thi dân ca, hoạt động...

Nét đẹp trò chơi dân gian trong lễ hội đầu xuân

Mỗi dịp xuân về, các trò chơi dân gian, thể thao truyền thống tại các lễ hội lại thu hút đông đảo người dân tham gia, cùng gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống, tạo nên không gian hội xuân đầy màu sắc và ý nghĩa. Bên cạnh các nghi lễ rước, tế thần, phần hội với những trò chơi dân gian luôn được mọi người mong chờ. Những trò chơi này không chỉ mang lại không khí vui...

Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc và lễ hội chọi bò huyện Bảo Lâm năm 2025

Tối 16/2, UBND huyện Bảo Lâm tổ chức khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc và Lễ hội chọi bò huyện Bảo Lâm năm 2025. Tham dự có đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Công an tỉnh, một số sở, ban, ngành; các huyện: Hòa An, Quảng Hòa, Hạ Lang Bảo Lạc và Thành phố; Bắc Mê; Mèo Vạc (Hà Giảng); Na Hang (Tuyên Quang); Pác Nặm (Bắc Kạn);...

Tăng cường bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số

Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh có Công văn số 327/UBND-VX, ngày 12/2/2025 về việc tăng cường công tác bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Thực hiện Quyết định số 209/QĐ-BVHTTDL ngày 18/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong...

Lễ hội Đền Kỳ Sầm

Tối 6/2 (tức ngày mùng 9 tháng Giêng), xã Vĩnh Quang (Thành phố) tổ chức khai mạc Lễ hội Đền Kỳ Sầm. Tham dự có các đồng chí: Quản Minh Cường, Bí thư Tỉnh ủy; Trịnh Trường Huy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí ủy viên Ban Thường vụ; lãnh đạo các sở, ban, ngành và Thành phố. Đền Kỳ Sầm được xây dựng từ thời nhà Lý, thờ nhân vật lịch sử, danh tướng Nùng Trí Cao...

Khai hội Chùa Đà Quận

Tối 5/2 (tức mùng 8 tháng Giêng âm lịch), tại xóm Đà Quận, xã Hưng Đạo (Thành phố), diễn ra Lễ hội Chùa Đà Quận. Chùa Đà Quận - Viên Minh là một trong ba ngôi chùa cổ nhất Cao Bằng, chùa thờ Đà Quận công Mạc Ngọc Liễn, một danh tướng của nhà Mạc. Tương truyền chùa được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông (1138 - 1175) trên một gò đất có biểu tượng con rồng, có...

Cây nêu ngày tết – Báo Cao Bằng điện tử

Sắc xuân miền biên viễn từ xưa tới nay đều được khắc họa bởi những điều bình dị, dân dã “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Ở các bản làng vùng cao người Tày, sắc màu cây nêu ngày Tết được coi là linh vật giữ nhà, giữ bản, là điểm tựa tinh thần, nơi gửi gắm mong ước một năm an khang, thịnh vượng của bà con. Theo quan niệm của người...

Sắc đỏ trong ngày tết của người Tày, Nùng

Trong tín ngưỡng dân gian của đồng bào Tày, Nùng, màu đỏ được xem như vị thần may mắn đem lại bình an và hạnh phúc cho tất cả mọi người. Vì vậy, trên khắp các bản làng vùng cao vào mỗi dịp tết đến, xuân về, sắc đỏ rực rỡ ngập tràn khắp muôn nơi tạo nên bản sắc văn hóa riêng biệt, đồng thời, thể hiện niềm tin vào một năm mới với những điều tốt đẹp...

Giữ gìn và làm mới Tết Nguyên đán

Những giá trị truyền thống của Tết Nguyên đán tạo thành nét đẹp riêng, mang bản sắc văn hóa của dân tộc mà không ngày lễ nào trong năm có thể thay thế được. Trong xu thế cuộc sống hiện đại, mỗi người, nhất là giới trẻ có nhiều cách giữ gìn và làm mới tết, tạo nên những điều mới mẻ và một hành trình đón xuân nhiều cảm xúc.  Giữ gìn giá trị truyền thống Tết không chỉ thể...

Tin nổi bật

Tin mới nhất