Powered by Techcity

Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Mông

Bộ trang phục truyền thống của người Mông thể hiện được chiều sâu cũng như bản sắc của họ, chất liệu vải lanh cùng màu sắc được trang trí rất sặc sỡ gồm nhiều màu kết hợp với nhau, kỹ thuật tạo hoa văn trên vải kết hợp giữa thêu, ghép vải, in hoa văn sáp ong cầu kỳ, tỉ mỉ tạo nên nét riêng của trang phục dân tộc Mông.

Trang phục dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh nhìn chung vẫn còn giữ được những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc, tuy nhiên, hiện nay cùng với quá trình hội nhập, phát triển nhanh chóng của đời sống kinh tế – xã hội, do nhiều nguyên nhân trang phục truyền thông của dân tộc Mông đã có một số thay đổi để phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế. 

Nhiều địa phương tổ chức ngày hội văn hóa dân tộc Mông nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa trang phục dân tộc Mông. Ảnh Thế Vĩnh
Nhiều địa phương tổ chức ngày hội văn hóa dân tộc Mông nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa trang phục dân tộc Mông. Ảnh Thế Vĩnh

Trong một khảo sát về thực trạng đời sống văn hóa của đồng bào Mông ở Cao Bằng đối với 310 hộ gia đình người Mông ở các xóm trên địa bàn tỉnh, kết quả cho thấy chỉ có 100/310 hộ người Mông trả lời thường xuyên mặc trang phục truyền thống, bằng 32,2%; 165/310 hộ trả lời thỉnh thoảng mặc, bằng 53,2%; số còn lại trả lời không mặc trang phục truyền thống, đa số là thế hệ trẻ từ 18 – 25 tuổi. Trang phục truyền thống dân tộc Mông có một số nét thay đổi về kỹ thuật, chất liệu, màu sắc, quy cách làm ra sản phẩm… Về chất liệu, thay vì vải lanh, người Mông hiện nay dùng các loại vải sợi hóa học nhiều màu sắc, thuận tiện trong việc may thêu trang phục, giá cả hợp lý, thiết kế đơn giản hơn. Về màu sắc, kỹ thuật khâu, thêu theo cổ truyền dần biến mất, một số nơi không còn trồng chàm và chế biến chàm làm thuốc nhuộm mà phổ biến là mua vải nhuộm sẵn màu chàm, còn các màu khác như xanh lá cây, vàng, đỏ, nâu… chủ yếu là mua thuốc nhuộm công nghiệp bán trên thị trường; kỹ thuật khâu, thêu cổ truyền đã dần mai một.

Nguyên liệu để sản xuất trang phục truyền thống chủ yếu là vỏ cây lanh se sợi để dệt nên những bộ quần áo cầu kỳ của chị em phụ nữ. Ngày nay, nghề trồng lanh đã không còn được người dân thực hiện cách đây khoảng 10 năm, nguyên liệu dệt vải, cắt, khâu, thêu trang phục cũng không có. Để làm ra bộ trang phục truyền thống mất rất nhiều thời gian, công sức và chi phí (từ trồng lanh, tước sợi, se sợi, dệt…), trong khi đó ngoài thị trường có rất nhiều quần áo giá thành rẻ, chất liệu vải nhẹ, mát, dễ sử dụng, mẫu mã đa dạng, do vậy đồng bào Mông Trắng chủ yếu mua trang phục may sẵn ngoài chợ về sử dụng. 

Người Mông Đen là một nhánh của dân tộc Mông, sống tập trung tại xã Thụy Hùng (Thạch An). Trang phục của người Mông Đen khá cầu kỳ, được làm từ vải chàm. Trang phục nữ gồm rất nhiều bộ phận hợp thành như khăn đội đầu, áo, yếm, váy, thắt lưng, xà cạp; các phụ kiện đi kèm như vòng cổ, trâm cài đầu bằng bạc. Các họa tiết thổ cẩm sặc sỡ được thêu trên cổ yếm, viền cổ áo, thắt lưng, tay áo, xà cạp khiến cho bộ trang phục màu đen không bị đơn điệu. Hiện nay mỗi gia đình người Mông Đen có con gái đều có một bộ trang phục truyền thống dùng để mặc trong các sự kiện lớn, ngày vui của cộng đồng. Người dân không còn tự dệt vải chàm mà thường mua sẵn trên thị trường để may trang phục. Trong lao động sản xuất, sinh hoạt và trong những dịp thực hiện các nghi lễ quan trọng, họ cũng không còn sử dụng trang phục truyền thống mà mặc như người Kinh, trang phục truyền thống của họ chỉ dành để mặc khi chết. Những người am hiểu về trang phục và thành thạo việc thêu hoa văn trên trang phục hiện nay còn quá ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Nguyên liệu thêu, dệt nên những trang phục truyền thống của dân tộc Mông ngày nay chủ yếu được may công nghiệp, có bán trên thị trường.
Nguyên liệu thêu, dệt nên những trang phục truyền thống của dân tộc Mông ngày nay chủ yếu được may công nghiệp, có bán trên thị trường.

Là địa phương có người Mông chiếm số lượng lớn so với các địa phương khác trong tỉnh, huyện Hà Quảng đẩy mạnh công tác tuyên truyền để bảo tồn và phát huy văn hóa trang phục dân tộc Mông. Huyện quan tâm chỉ đạo tổ chức các hoạt động, các sự kiện, hội thi, hội diễn, như tổ chức Hội thi Hát dân ca – trình diễn trang phục dân tộc; tổ chức các lễ hội truyền thống, trong đó đặc biệt quan tâm đến lễ hội đồng bào dân tộc Mông trong các ngày lễ, tết cổ truyền dân tộc, tổ chức thường niên Ngày hội văn hóa dân tộc Mông vào dịp đầu xuân hằng năm. Thông qua các hoạt động lễ hội, hội diễn nhằm tôn vinh, giới thiệu, quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mông trong nền văn hóa thống nhất và đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Đồng thời, huyện đẩy mạnh các hoạt động truyền dạy nghề thêu, may truyền thống; tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch nhằm đưa trang phục của người Mông trở thành sản phẩm du lịch gắn với việc bảo tồn các nét đẹp văn hóa trang phục dân tộc Mông.

Trang phục là một thành tố văn hóa quan trọng và không thể thiếu trong di sản văn hóa truyền thống độc đáo, đặc điểm nhận biết của từng dân tộc. Để bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống dân tộc Mông, cần tiếp tục triển khai các giải pháp, cơ chế chính sách để hỗ trợ phát triển nghề thêu, may trang phục dân tộc Mông; đặc biệt là hỗ trợ cho những nghệ nhân truyền dạy nghề này để đưa sản phẩm trang phục Mông trở thành sản phẩm du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội cũng như tăng thu nhập cho người dân. Tăng cường giáo dục truyền thống văn hóa của dân tộc Mông nhằm vun đắp và phát huy niềm tự hào dân tộc, đặc biệt là cho lớp trẻ, hướng họ đến với các giá trị truyền thống tốt đẹp – cội nguồn tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc.             


Dạ Đăng



Nguồn

Cùng chủ đề

Ngành thuế hoạt động ổn định sau sáp nhập

Sau khi thực hiện sáp nhập vào Chi cục thuế Khu vực VI (gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang) và chính thức hoạt động từ 1/3/2025, ngành thuế Cao Bằng hoạt động ổn định, số thu 3 tháng đầu năm  tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2024.  Sau sáp nhập, ngành thuế trên địa bàn tỉnh có 2 lãnh đạo là Phó Chi cục phụ trách và các phòng chức năng gồm bộ...

Thường trực Tỉnh ủy giao ban với các cơ quan tham mưu giúp việc quý I

Sáng 11/4, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Triệu Đình Lê chủ trì hội nghị giao ban giữa Thường trực Tỉnh ủy với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy quý I/2025. Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nguyễn Trung Thảo phát biểu tại hội nghị. Quý I, các cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh ủy bám sát chương trình công tác của cấp ủy, tích cực triển khai các...

Đoàn công tác Sở Giao thông vận tải Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) khảo sát tại Cửa khẩu Quốc...

Sáng 11/4, đoàn công tác của Sở Xây dựng tỉnh Cao Bằng (Việt Nam) và Sở Giao thông vận tải Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) khảo sát tại cặp Cửa khẩu quốc tế  Trà Lĩnh (Việt Nam) - Long Bang (Trung Quốc). Đoàn công tác khảo sát thực tế tại lối thông quan đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa Nà Đoỏng (Việt Nam) - Nà Ráy (Trung Quốc) và làm việc với Ban Quản...

Khen thưởng 64 tập thể, cá nhân điển hình trong các phong trào thi đua

Sáng 11/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng (TĐKT) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có các đồng chí: Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng TĐKT tỉnh; Nguyễn Bích Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng TĐKT tỉnh; Bế Thanh Tịnh, Ủy viên Ban...

Thường trực Tỉnh ủy giao ban với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội

Chiều 10/4, đồng chí Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì cuộc họp giao ban giữa Thường trực Tỉnh ủy với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2025. Tham dự có đồng chí Bế Thanh Tịnh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên...

Cùng tác giả

Đoàn công tác Sở Giao thông vận tải Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) khảo sát tại Cửa khẩu quốc...

Sáng 11/4, đoàn công tác Sở Xây dựng tỉnh Cao Bằng (Việt Nam) và Sở Giao thông vận tải Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) đã đến khảo sát tại cặp Cửa khẩu quốc tế Trà Lĩnh (Việt Nam) - Long Bang (Trung Quốc). ...

Ngành thuế hoạt động ổn định sau sáp nhập

Sau khi thực hiện sáp nhập vào Chi cục thuế Khu vực VI (gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang) và chính thức hoạt động từ 1/3/2025, ngành thuế Cao Bằng hoạt động ổn định, số thu 3 tháng đầu năm  tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm 2024.  Sau sáp nhập, ngành thuế trên địa bàn tỉnh có 2 lãnh đạo là Phó Chi cục phụ trách và các phòng chức năng gồm bộ...

Vụ đông xuân 2024 – 2025, toàn tỉnh trồng 5.070 ha thuốc lá

Vụ đông xuân 2024 - 2025, toàn tỉnh trồng được 5.078 ha thuốc lá. Ảnh minh họa. Theo báo cáo của Chi cục Thống kê tỉnh Cao Bằng, vụ đông xuân năm 2024 - 2025, toàn tỉnh có diện tích trồng cây thuốc lá 5.078...

Thường trực Tỉnh ủy giao ban với các cơ quan tham mưu giúp việc quý I

Sáng 11/4, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Triệu Đình Lê chủ trì hội nghị giao ban giữa Thường trực Tỉnh ủy với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy quý I/2025. Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nguyễn Trung Thảo phát biểu tại hội nghị. Quý I, các cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh ủy bám sát chương trình công tác của cấp ủy, tích cực triển khai các...

Đoàn công tác Sở Giao thông vận tải Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) khảo sát tại Cửa khẩu Quốc...

Sáng 11/4, đoàn công tác của Sở Xây dựng tỉnh Cao Bằng (Việt Nam) và Sở Giao thông vận tải Khu tự trị Dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) khảo sát tại cặp Cửa khẩu quốc tế  Trà Lĩnh (Việt Nam) - Long Bang (Trung Quốc). Đoàn công tác khảo sát thực tế tại lối thông quan đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa Nà Đoỏng (Việt Nam) - Nà Ráy (Trung Quốc) và làm việc với Ban Quản...

Cùng chuyên mục

Biểu tượng độc đáo của người Tày từ góc nhìn qua bộ trang phục

Dân tộc Tày, sinh sống chủ yếu tại các tỉnh miền núi phía Đông Bắc như Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Quảng Ninh, phía Tây Bắc như Lào Cai, Yên Bái..., cuộc sống kinh tế và xã hội cộng đồng người Tày từ thời khai thiên lập địa trải qua quá trình tồn tại và phát triển, người Tày tích lũy được những giá trị văn hóa đa dạng, độc đáo riêng có của dân tộc...

Nghề, làng nghề truyền thống của người Tày, Nùng ở Cao Bằng trong sự phát triển bền vững

Được hình thành và tồn tại trong lịch sử phát triển của quốc gia, dân tộc của miền núi, biên giới vùng Đông bắc; như quan niệm của nhiều nhà nghiên cứu về các làng nghề thủ công truyền thống của người Tày, Nùng ở Cao Bằng cũng như ở các vùng khác của đất nước, đây là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần quý giá của dân tộc ta.  Hệ thống các...

Sức hút của bộ phim “Đèn âm hồn” đối với khán giả Cao Bằng

Ngày 22/3, Đoàn làm phim điện ảnh “Đèn âm hồn” tổ chức chiếu 2 buổi miễn phí tại Nhà Văn hóa trung tâm tỉnh. Phim “Đèn âm hồn” của đạo diễn Hoàng Nam có nội dung tôn vinh nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc trong thế kỷ XIX, với thông điệp sâu sắc về việc thờ kính và biết ơn tổ tiên, phát triển từ tích sử "Chuyện người con gái Nam Xương"của tác giả Nguyễn Dữ....

Những giá trị văn hóa được tạo từ hương sắc núi rừng

Cao Bằng không chỉ nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên non nước hữu tình mà du khách đến với Cao Bằng còn được thưởng thức những nét văn hóa ẩm thực đầy màu sắc do chính bàn tay khéo léo của đồng bào vùng cao tạo nên; được khám phá, chiêm ngưỡng những bộ trang phục, những chiếc túi nhỏ xinh làm bằng vải thổ cẩm được nhuộm màu rực rỡ. Tất cả đều được chế biến, sản...

Lễ hội “Háng Tán” thị trấn Trà Lĩnh

Ngày 13/3, UBND thị trấn Trà Lĩnh (Trùng Khánh) tổ chức Lễ hội “Háng Tán” và Đại hội thể dục thể thao năm 2025, thu hút đông đảo người dân địa phương và các vùng lân cận tham gia. Lễ hội “Háng Tán” xuất phát từ lễ hội Đền thờ Nông Thống Lang, là lễ hội truyền thống có từ lâu đời của địa phương, với mục đích cầu cho năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu,...

Tiếp nhận các hiện vật tiêu biểu của Công an tỉnh Cao Bằng

Ngày 12/3 tại Hà Nội, Bảo tàng Công an nhân dân, Cục Công tác Chính trị, Bộ Công an tổ chức tiếp nhận các hiện vật gắn liền với những sự kiện tiêu biểu của Công an tỉnh Cao Bằng và tác phẩm điêu khắc “Danh dự thiêng liêng - Sẵn sàng nhiệm vụ” của Đại úy, nhà điêu khắc Phan Tuấn Lương. Phát biểu tại buổi lễ, Thiếu tướng Đặng Ngọc Bách, Phó Cục trưởng Cục Công tác chính trị...

Tập trung nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa

Bằng nguồn ngân sách và kinh phí xã hội hóa, tỉnh đã tổ chức, đăng cai tổ chức nhiều hoạt động biểu diễn nghệ thuật, giao lưu, thi đấu thể thao, triển lãm mỹ thuật... cấp tỉnh, khu vực và toàn quốc, tạo được dấu ấn và hiệu quả tuyên truyền trong các tầng lớp nhân dân.  Các hoạt động văn hóa lớn được tổ chức thường niên ở cấp tỉnh phát triển mạnh cả về số lượng, chất lượng,...

Người trẻ với trang phục văn hóa dân tộc

Gần đây, người trẻ có xu hướng tìm hiểu và quan tâm lựa chọn trang phục văn hóa dân tộc cho các dịp quan trọng, sự kiện văn hóa hay biểu diễn nghệ thuật. Trang phục dân tộc không chỉ là nét đặc trưng về thẩm mỹ mà còn mang ý nghĩa sâu sắc, phản ánh đời sống, phong tục và bản sắc văn hóa của mỗi cộng đồng. Cao Bằng là vùng đất giàu bản sắc văn hóa với...

Lễ hội tranh đầu pháo thị trấn Quảng Uyên

Ngày 1/3 (tức 2/2 âm lịch), tại thị trấn Quảng Uyên (Quảng Hòa) diễn ra Lễ hội tranh đầu pháo năm 2025. Tham dự có các đồng chí: Nông Thanh Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành, lực lượng vũ trang tỉnh, các huyện, Thành phố, huyện Quảng Hòa. Đây là lễ hội được Bộ Văn hóa,...

Lễ hội về nguồn Pác Bó năm 2025

Ngày 28/2, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, UBND huyện Hà Quảng phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ hội về nguồn Pác Bó năm 2025. Tham dự có các đồng chí: Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Hà Nhật Lệ, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Sầm Việt An, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất