Powered by Techcity

Tập trung phát triển du lịch – dịch vụ bền vững


Giai đoạn 2021 – 2025, vượt qua những khó khăn, diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (Yagi), tỉnh tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai thực hiện nội dung đột phá về phát triển du lịch – dịch vụ bền vững. Nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt mức kế hoạch, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế – xã hội, một số tiềm năng, thế mạnh của tỉnh từng bước được phát huy.

Đa dạng các sản phẩm du lịch

Trên cơ sở điều kiện thiên nhiên ưu đãi về văn hóa, lịch sử, tỉnh tập trung xây dựng và phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc, điển hình như: Du lịch văn hóa lịch sử, tâm linh, lễ hội, trải nghiệm văn hóa bản địa. Đây là sản phẩm du lịch đã phát triển trong nhiều năm qua và là sản phẩm du lịch chủ đạo của tỉnh. Nhiều lễ hội được tổ chức thu hút đông đảo nhân dân và du khách đến tham dự như: Lễ hội Nàng Hai, xã Tiên Thành; Tranh đầu pháo, thị trấn Quảng Uyên (Quảng Hòa), Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô (Bảo Lâm)…

Du lịch tham quan, nghiên cứu, khám phá hang động, địa chất và các tuyến du lịch của Công viên địa chất (CVĐC) UNESCO Non nước Cao Bằng được xem là một trong các hướng đi đột phá, khác biệt để thúc đẩy phát triển du lịch. Xây dựng tuyến du lịch thứ 5 tại các huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, kết nối CVĐC Toàn cầu UNESCO Cao guyên đá Đồng Văn (Hà Giang) và CVĐC Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng.

Yếu tố văn hóa truyền thống đặc sắc của từng dân tộc được lưu giữ trong các sản phẩm du lịch.
Yếu tố văn hóa truyền thống đặc sắc của từng dân tộc được lưu giữ trong các sản phẩm du lịch.

Tỉnh tập trung phát triển du lịch cộng đồng, sinh thái nông nghiệp, du lịch về đêm, du lịch nghỉ dưỡng núi, mạo hiểm. Đưa vào khai thác 2 điểm du lịch cộng đồng tại Khuổi Khon (Bảo Lạc), Hoài Khao (Nguyên Bình); duy trì Chợ đêm thị trấn Bảo Lạc, thị trấn Thông Nông, phố đi bộ Kim Đồng và tuyến phố đi bộ ven sông Bằng. Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức hoạt động bay dù lượn tại thung lũng treo Tĩnh Túc (Nguyên Bình). Đối với mô hình du lịch qua biên giới, Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) – Đức Thiên (Trung Quốc) chính thức vận hành từ ngày 15/10/2024 thu hút hàng chục nghìn lượt khách xuất, nhập cảnh. Đây là cơ hội để tỉnh phát huy tiềm năng sẵn có, xây dựng mô hình kiểu mẫu về du lịch qua biên giới, đẩy mạnh phát triển ngành “công nghiệp không khói”.

Các dịch vụ du lịch được quan tâm đầu tư như: hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, lưu trú du lịch, dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, cơ sở mua sắm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Hiện nay, toàn tỉnh có trên 300 cơ sở lưu trú du lịch với 3.804 phòng và 6.327 giường, còn lại là các nhà nghỉ, homestay đạt tiêu chuẩn. Xây dựng các điểm mua sắm, cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP và đặc sản của địa phương tại Thành phố và Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó (Hà Quảng). Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp chất lượng cao, từng bước hình thành các địa điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sử dụng y dược cổ truyền…

Các sản phẩm du lịch, dịch vụ của tỉnh chủ yếu xoay quanh việc khai thác tài nguyên, thế mạnh, điểm hấp dẫn của địa phương, trong đó, các yếu tố quan trọng như: tài nguyên văn hóa, lối sống, phong tục, tập quán, thói quen canh tác nông nghiệp được coi là những yếu tố cơ bản tạo nên sự khác biệt và tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch. Từ năm 2022 nay, tỉnh đón trên 4,6 triệu lượt khách du lịch,  trong đó, khách du lịch nội địa đạt gần 4,65 triệu lượt người. Tổng thu du lịch đạt trên 3.200 tỷ đồng; thu nhập xã hội từ du lịch trên 7.000 tỷ đồng… 

Bảo tồn văn hóa, phát huy giá trị địa chất

Cao Bằng là vùng đất có bề dày về lịch sử, văn hóa, truyền thống cách mạng; là nơi sinh sống của các dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô. Với trên 95% dân tộc thiểu số (DTTS) đã hình thành hệ thống di sản văn hóa vô cùng phong phú, đa dạng. Đây là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, là tiềm năng, lợi thế trực tiếp tạo nên các sản phẩm du lịch di sản mang tính đặc thù. Vì vậy, tỉnh quan tâm, chú trọng công tác bảo tồn, phát huy các giá tri di sản văn hóa địa phương; cổ vũ, động viên các nghệ nhân, đồng bào các DTTS tích cực gìn giữ, lưu truyền văn hóa truyền thống trong đời sống hằng ngày, thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển. Hiện nay, tỉnh còn lưu giữ khoảng 2.000 di sản về chữ viết, ngữ văn dân gian, tập quán tín ngưỡng, lễ hội truyền thống, mỹ nghệ thủ công truyền thống, tri thức dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian. Trong giai đoạn 2020 – 2025, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa 3 di sản của tỉnh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Di sản thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam (trong đó có nghi lễ Then của người Tày Cao Bằng) được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. 

Việc triển khai các đề án bảo tồn, tôn tạo, phát huy các giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch được thực hiện hiệu quả. Tổ chức truyền dạy nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Tày, xã Ngọc Đào (Hà Quảng); bảo tồn văn hóa truyền thống dân tộc Dao Tiền, xóm Hoài Khao, xã Quang Thành (Nguyên Bình); Đề án bảo tồn trang phục truyền thống các DTTS. Thành lập và duy trì các đội văn nghệ quần chúng tại các khu, điểm du lịch, làng du lịch cộng đồng để phục vụ nhu cầu của khách tham quan. Đến nay, toàn tỉnh thành lập được hơn 700 đội văn nghệ quần chúng, các câu lạc bộ hát dân ca, dân vũ tại các huyện, Thành phố. Một số đội văn nghệ đã và đang phục vụ du lịch như: Đội văn nghệ Dá Hai Thông Huề, đội văn nghệ Pác Bó… 

 Mắt thần núi nằm trong hệ thống di sản của Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, thuộc tuyến du lịch phía Đông “Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên”.
Mắt thần núi nằm trong hệ thống di sản của Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, thuộc tuyến du lịch phía Đông “Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên”.

Được đánh giá là tài nguyên du lịch nổi bật của tỉnh, mô hình CVĐC Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng phù hợp với tiêu chí phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn văn hóa. Tỉnh chú trọng khai thác và phát huy danh hiệu CVĐC Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. CVĐC Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng bao gồm hơn 200 điểm di sản độc đáo, phản ánh lịch sử hình thành hơn 500 triệu năm của trái đất, bao gồm toàn bộ diện tích của thành phố Cao Bằng và các huyện Quảng Hòa, Trùng Khánh, Hạ Lang và một phần diện tích các huyện Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình, Thạch An, diện tích hơn 3.683 km2. Đến nay, trong CVĐC Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng đã hình thành 4 tuyến du lịch trải nghiệm, mang lại cho du khách nhiều lựa chọn để tham quan, khám phá. 

Tỉnh tích cực tham gia phát triển mạng lưới đối tác CVĐC (hiện có 45 thành viên chính thức); hỗ trợ hình thành sản phẩm CVĐC thông qua việc kết nối, hỗ trợ thực hiện 6 không gian giới thiệu, bày bán các sản phẩm và quảng bá lẫn nhau trong mạng lưới đối tác CVĐC. Thành lập các câu lạc bộ Cùng em khám phá CVĐC tại các trường học, với nhiều hoạt động phong phú nhằm giáo dục thế hệ trẻ về giá trị cảnh quan, môi trường và bản sắc văn hóa.

Duy trì và nâng cấp cổng du lịch thông minh; phát triển ứng dụng du lịch thông minh trên smartphone; xây dựng, vận hành nhiều trang thông tin điện tử, Fanpage phục vụ quảng bá du lịch với nhiều lượt truy cập, tương tác. Tăng cường nghiên cứu, trao đổi triển khai hợp tác phát triển du lịch, đẩy mạnh giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc). Xúc tiến thỏa thuận hợp tác giữa CVĐC Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng (Việt Nam) và CVĐC Toàn cầu UNESCO Lạc Nghiệp – Phượng Sơn (Trung Quốc). 

Phát triển du lịch – dịch vụ bền vững

Để đạt được mục tiêu đến năm 2030, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, tốc độ tăng trưởng bình quân tổng khách giai đoạn 2025 – 2030 đạt 6,8%/năm, đóng góp của du lịch vào GRDP đạt khoảng 13,6%…, tỉnh xác định tăng cường sự lãnh đạo của các cấ p ủy Đảng, chính quyền địa phương nhằm nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch. 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Trường Huy cho biết: Thực hiện các nội dung đột phá về phát triển du lịch – dịch vụ bền vững, giai đoạn 2022 – 2025, mỗi ngành, địa phương phải xác định đúng và trúng các khâu đột phá, tạo bước ngoặt mới phát triển du lịch những năm tiếp theo. Tăng cường tuyên truyền, quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động du lịch – dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ du lịch. Phát triển du lịch phải gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững. 

Các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh tiếp tục đẩy mạnh huy động nguồn lực xã hội để đầu tư các dịch vụ chất lượng cao, các di tích quốc gia đặc biệt, khu, điểm du lịch trọng điểm, nhất là các di sản trong vùng CVĐC Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án, đề án phục vụ phát triển du lịch như: Chương trình chấn hưng văn hóa, Dự án số 6 của Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030. Phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc, riêng biệt, hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu của khách du lịch nội địa và quốc tế, tập trung vào các sản phẩm thế mạnh của tỉnh, giúp tăng doanh thu và nâng dần tỷ trọng du lịch trong cơ cấu ngành dịch vụ của tỉnh.


Lam Giang





Nguồn: https://baocaobang.vn/tap-trung-phat-trien-du-lich-dich-vu-ben-vung-3174885.html

Cùng chủ đề

Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 65

Chiều 22/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 65. Đồng chí Quản Minh Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì. Tham dự có đại biểu các ban xây dựng Đảng Trung ương theo dõi Cao Bằng; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy và một số sở, ngành.  Hội nghị thực hiện công tác tổ chức cán bộ. Các đại biểu thảo luận,...

Lễ kỷ niệm 60 năm Báo Tuyên Quang xuất bản số đầu tiên (3/2/1965 – 3/2/2025)

Ngày 22/2, Báo Tuyên Quang tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm xuất bản số đầu tiên (3/2/1965 - 3/2/2025).  Tham dự có các đồng chí: Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy...

Hội nghị Ủy ban Công tác liên hợp lần thứ 16 giữa 4 tỉnh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng...

Chiều 21/2, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh diễn ra Hội nghị lần thứ 16 Ủy ban Công tác liên hợp (CTLH) giữa các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc). Hội nghị do Chủ tịch Ủy ban CTLH song phương gồm 4 đồng chí Phó Chủ tịch UBND 4 tỉnh của Việt Nam và Phó Chủ tịch Khu tự trị dân...

Chương trình Gặp gỡ đầu xuân năm 2025 giữa Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang (Việt Nam) và...

Sáng 21/2, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) diễn ra chương trình Gặp gỡ đầu xuân năm 2025 giữa Bí thư Tỉnh ủy 4 tỉnh biên giới: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang (Việt Nam) và Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc). Tham dự về phía Việt Nam có các đồng chí: Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám...

“Chìa khóa” hỗ trợ công tác quản lý, bảo vệ rừng

Để hỗ trợ cho các tổ chức, hộ gia đình có thêm nguồn lực giữ rừng, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh nỗ lực triển khai các giải pháp thu tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) và chi trả kịp thời cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân để các chủ rừng trên địa bàn tỉnh yên tâm giữ rừng. Theo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, trong năm 2024, đơn vị đã giải...

Cùng tác giả

Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy lần thứ 65

Chiều 22/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 65. Đồng chí Quản Minh Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì. Tham dự có đại biểu các ban xây dựng Đảng Trung ương theo dõi Cao Bằng; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy và một số sở, ngành.  Hội nghị thực hiện công tác tổ chức cán bộ. Các đại biểu thảo luận,...

Lễ kỷ niệm 60 năm Báo Tuyên Quang xuất bản số đầu tiên (3/2/1965 – 3/2/2025)

Ngày 22/2, Báo Tuyên Quang tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm xuất bản số đầu tiên (3/2/1965 - 3/2/2025).  Tham dự có các đồng chí: Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy...

UBND thành phố Cao Bằng họp phiên thường kỳ tháng 2/2025

Chiều 19/2, UBND thành phố Cao Bằng tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 2/2025, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tháng 2, triển khai phương hướng nhiệm vụ tháng 3/2025. ...

Điện lực Cao Bằng đẩy mạnh chuyển đổi số, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ

Thời gian qua, Công ty Điện lực Cao Bằng đã từng bước triển khai và đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ khách hàng. Qua đó, chất lượng cung cấp dịch vụ điện ngày càng nâng cao, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng sử dụng điện. ...

Hội nghị Ủy ban Công tác liên hợp lần thứ 16 giữa 4 tỉnh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng...

Chiều 21/2, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh diễn ra Hội nghị lần thứ 16 Ủy ban Công tác liên hợp (CTLH) giữa các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc). Hội nghị do Chủ tịch Ủy ban CTLH song phương gồm 4 đồng chí Phó Chủ tịch UBND 4 tỉnh của Việt Nam và Phó Chủ tịch Khu tự trị dân...

Cùng chuyên mục

Những lý do nên đi du lịch Non nước Cao Bằng đầu năm mới

Giải tỏa căng thẳng sau một năm dài, khơi dậy niềm hứng khởi, gắn kết gia đình..., là những điều bạn sẽ nhận lại sau chuyến du lịch Non nước Cao Bằng những ngày đầu xuân mới. Gắn kết yêu thương gia đình Nếu bạn đang có ý định tạo nhiều cơ hội để gia đình gắn bó nhau thì du lịch là kế hoạch thú vị nhất để gắn kết những yêu thương của mỗi thành viên trong gia đình....

Đón trên 49.300 lượt khách du lịch trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, toàn tỉnh đón trên 49.300 lượt khách du lịch, tăng 2,28% so với cùng kỳ. Trong đó, khách du lịch quốc tế 1.700 lượt, khách du lịch nội địa 47.600 lượt; doanh thu đạt 44,1 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ. Trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, từ ngày 25/1 - 2/2, trên địa bàn tỉnh diễn ra nhiều hoạt động phục vụ nhân dân và khách du lịch,...

Mô hình kiểu mẫu du lịch qua biên giới

Với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, đẹp đến mê hoặc lòng người, thác Bản Giốc (Trùng Khánh) luôn là sự lựa chọn hàng đầu của khách du lịch khi đến Cao Bằng. Khi Việt Nam và Trung Quốc chính thức triển khai vận hành Khu cảnh quan thác Bản Giốc - Đức Thiên không chỉ góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện giữa 2 bên phát triển và đi...

Khi người trẻ làm du lịch gắn kết với văn hóa địa phương

Cao Bằng tươi đẹp như mạch máu hồng trên mảnh đất miền biên viễn. Nơi đây có những trái tim tuổi trẻ thổn thức với niềm đam mê mãnh liệt, khát vọng trở thành người truyền cảm hứng, kết nối du lịch, đưa hình ảnh, vẻ đẹp của các dân tộc bản địa đến với du khách trong nước và quốc tế. Hành trình xây dựng mô hình du lịch gắn kết với văn hóa địa phương Noọng là đoàn viên...

Dấu mốc đáng nhớ của ngành du lịch

Năm 2024, Cao Bằng được đánh giá là điểm đến hấp dẫn, thân thiện đối với khách nội địa lẫn khách quốc tế. Những dấu ấn ngành du lịch đạt được trong năm đã đưa du lịch trở thành điểm sáng trong tổng thể các ngành kinh tế của tỉnh. Năm 2024, Cao Bằng lần đầu tiên lọt Top 10 danh sách những điểm đến thân thiện nhất Việt Nam do Booking.com, một chuyên trang về đặt vé, phòng lưu...

Du lịch “về nguồn” đầu năm

Mỗi độ xuân về, Cao Bằng lại trở thành điểm đến thu hút những người yêu thích lịch sử và mong muốn được trở về để kết nối với cội nguồn. Với các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tại Cao Bằng, hứa hẹn một hành trình đầu năm tràn đầy ý nghĩa. Du lịch về nguồn là một hành trình đầy ý nghĩa, giúp du khách kết nối sâu sắc với cội nguồn lịch sử và văn...

Cao Bằng lọt top những điểm đến du lịch tốt nhất Đông Nam Á

Trang cẩm nang du lịch nổi tiếng thế giới Lonely Planet của Mỹ đã công bố danh sách những điểm du lịch tốt nhất Đông Nam Á, trong đó có Cao Bằng của Việt Nam. Theo danh sách được Lonely Planet công bố hôm 2/1, Cao Bằng vinh dự xếp ở vị trí thứ 2 nhờ khung cảnh thiên nhiên ấn tượng. Cây viết Acacia Gabriel của Lonely Planet nhận xét: "Là một tỉnh miền núi phía Bắc, Cao Bằng có địa thế hiểm trở...

Chung tay bảo tồn giá trị văn hóa, phát triển du lịch

Cấp ủy, chính quyền Thành phố tập trung xây dựng hình ảnh du lịch Cao Bằng thân thiện, chuyên nghiệp, giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Để hiện thực hóa mục tiêu này, có đóng góp không nhỏ của lực lượng đoàn viên thanh niên (ĐVTN), hội viên, phụ nữ (HVPN) với trách nhiệm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy phát triển du lịch gắn với chuyển đổi số. Xây dựng Thành...

Đón đoàn khách du lịch đầu tiên đến Cao Bằng năm 2025

Sáng 1/1, tại Phố đi bộ Kim Đồng, phường Hợp Giang (Thành phố), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức đón đoàn khách du lịch đầu tiên đến Cao Bằng năm 2025. 60 khách du lịch đầu tiên đến với miền Non nước Cao Bằng năm nay đến từ nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh,... theo tour do Công ty TNHH Hoàng...

Du lịch Cao Bằng đón đầu những cơ hội mới

Bước vào năm 2025, du lịch Cao Bằng đón đầu những cơ hội mới, tạo đà đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Chương trình trọng tâm Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Điểm đến du lịch xanh hấp dẫn…  Năm 2024, Cao Bằng được báo chí quốc tế bình chọn trong top điểm đến du lịch hấp dẫn của Đông Nam Á với nhiều cảnh thiên nhiên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất