Powered by Techcity

Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu

Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân – tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Chỉ thị ghi rõ: “Tên Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân nghĩa là chính trị trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền”; “Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội quân đàn anh, mong cho chóng có những đội đàn em khác. Tuy lúc đầu quy mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam”.

Quân đội nhân dân Việt Nam: Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu ảnh 2

Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Trung ương Đảng và Lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức, lãnh đạo, chỉ huy, tuyên bố thành lập Đội, gồm 34 người, biên chế thành 3 tiểu đội do đồng chí Hoàng Sâm làm Đội trưởng, đồng chí Xích Thắng làm Chính trị viên, có chi bộ Đảng lãnh đạo. Ngày 22/12/1944 được lấy làm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ngay sau ngày thành lập, 17 giờ ngày 25/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đã mưu trí, táo bạo, bất ngờ đột nhập vào đồn Phai Khắt và 7 giờ sáng hôm sau (26/12) lại đột nhập đồn Nà Ngần (đều đóng tại châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), tiêu diệt hai tên đồn trưởng, bắt sống toàn bộ binh lính địch, thu vũ khí, quân trang, quân dụng. Chiến thắng Phai Khắt, Nà Ngần mở đầu cho truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 4/1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ của Đảng đã quyết định hợp nhất các tổ chức vũ trang cách mạng trên cả nước thành Việt Nam giải phóng quân. Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Việt Nam giải phóng quân đã cùng lực lượng vũ trang các địa phương và Nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Việt Nam giải phóng quân được đổi tên thành Vệ quốc đoàn, rồi Quân đội quốc gia Việt Nam (1946), từ năm 1950 được gọi là Quân đội nhân dân Việt Nam.

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng vũ trang phát triển mạnh mẽ, cùng Nhân dân ta nhất tề đứng lên, quyết chiến đấu với quân xâm lược.

Đêm 19/12/1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Trong những ngày đầu, quân và dân ta đã đánh hàng trăm trận, loại khỏi vòng chiến đấu hàng nghìn tên địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của địch. Mùa xuân năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và Chính phủ lên Việt Bắc, nơi đây trở thành trung tâm chỉ đạo kháng chiến của cả nước.

Quân đội nhân dân Việt Nam: Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu ảnh 4

Thu Đông năm 1947, Pháp huy động hơn một vạn quân tinh nhuệ có máy bay, tàu chiến hỗ trợ, bất ngờ tiến công lên Việt Bắc. Sau hơn hai tháng mở chiến dịch phản công (7/10 – 20/12/1947), ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 7.000 tên địch. Đây là chiến dịch phản công quy mô lớn đầu tiên giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân và dân ta.

Sau chiến dịch Việt Bắc năm 1947, Quân đội ta đã có bước trưởng thành, song chưa có khả năng mở những chiến dịch lớn. Để đánh bại âm mưu bình định của địch, ta chủ trương phát động chiến tranh du kích rộng khắp và thực hiện “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”, vừa đẩy mạnh chiến tranh du kích vừa học tập tác chiến tập trung vận động chiến.

Từ giữa năm 1949, Bộ Tổng tư lệnh chủ trương rút các đại đội độc lập về xây dựng các trung đoàn, đại đoàn chủ lực. Ngày 28/8/1949, Đại đoàn 308 ra đời; ngày 10/3/1950, Đại đoàn 304 được thành lập. Công tác huấn luyện được đẩy mạnh. Qua các cuộc vận động “luyện quân lập công”, “rèn cán chỉnh quân” trong các năm 1948, 1949 và đầu năm 1950, lực lượng vũ trang ta không ngừng phát triển và ngày càng lớn mạnh.

Quân đội nhân dân Việt Nam: Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu ảnh 5

Tháng 6/1950, Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên giới, chủ động tấn công Pháp. Sau gần một tháng (16/9 – 14/10/1950), ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8.000 tên địch, giải phóng khu vực biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập (Lạng Sơn), căn cứ địa Việt Bắc được mở rộng và củng cố.

Sau chiến dịch này, các đại đoàn chủ lực tiếp tục được thành lập, gồm: Đại đoàn 312 (12/1950), Đại đoàn 320 (1/1951), Đại đoàn công pháo 351 (3/1951), Đại đoàn 316 (5/1951). Ngày 5/12/1952, tại Bình Trị Thiên, Đại đoàn 325 được thành lập, góp phần tăng thêm sức mạnh chiến đấu của “các quả đấm chủ lực cách mạng”. Tính đến thời điểm này, đội quân chủ lực trực thuộc Bộ Tổng tư lệnh đã có 6 đại đoàn bộ binh và một đại đoàn công binh, pháo binh.

Trải qua nhiều chiến dịch thắng lợi mang tên Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung, Hoà Bình, Tây Bắc, bộ đội ta càng đánh càng mạnh. Tháng 9/1953, Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954. Thực hiện chủ trương đó, Bộ Tổng Tư lệnh ra lệnh cho các đơn vị chủ lực phối hợp mở đợt tiến công mạnh mẽ trên các chiến trường.

Sau khi thực dân Pháp đổ quân đánh chiếm Điện Biên Phủ, trước thời cơ thuận lợi, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Sau 56 ngày đêm (13/3 đến 7/5/1954) liên tục chiến đấu, quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Chiến thắng này giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược, buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam. Chiến dịch Điện Biên Phủ là một điển hình xuất sắc, là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp; đồng thời là minh chứng cho sự phát triển vượt bậc của Quân đội ta sau 10 năm xây dựng, chiến đấu và chiến thắng vẻ vang (1944 – 1954).

Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, tháng 3/1957, Hội nghị Trung ương lần thứ 12 ra Nghị quyết về vấn đề xây dựng Quân đội, củng cố quốc phòng, Nghị quyết chỉ rõ: “Phương châm xây dựng quân đội của chúng ta là tích cực xây dựng một quân đội nhân dân hùng mạnh tiến dần từng bước đến chính quy hoá và hiện đại hoá”.

Đến năm 1960, Quân đội ta đã có bước trưởng thành mới, từ lực lượng chủ yếu là bộ binh với tổ chức chưa thật thống nhất, vũ khí, trang bị còn thiếu thốn đã trở thành Quân đội chính quy, ngày càng hiện đại, gồm các lực lượng: Lục quân, Hải quân, Phòng không – Không quân. Đây là bước phát triển rất quan trọng, tạo nền móng xây dựng Quân đội tiến tới chính quy, hiện đại, sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ mới của cách mạng.

Quân đội nhân dân Việt Nam: Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu ảnh 7

Trong những năm 1954-1960, Mỹ – Diệm thực hiện chính sách khủng bố tàn bạo, gây ra những tổn thất nặng nề cho cách mạng miền Nam. Trước tình hình đó, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II (1/1959) nêu lên hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam và vạch rõ con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là sử dụng bạo lực cách mạng.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 đã mở đường cho cách mạng miền Nam đi đến thắng lợi. Để đẩy mạnh cao trào cách mạng của quần chúng, ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Ngày 15/2/1961, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang nhân dân ở miền Nam; đây là bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam trực tiếp hoạt động trên chiến trường miền Nam.

Đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở chiến trường miền Nam và giành thắng lợi trước cuộc tiến công mang tên “Mũi tên xuyên” sau sự kiện “Vịnh Bắc Bộ” cùng nhiều chiến thắng quan trọng khác, tháng 1/1968, Hội nghị Trung ương lần thứ 14 thông qua Nghị quyết của Bộ Chính trị (12/1967), quyết định mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Chỉ trong thời gian ngắn, quân và dân ta đã tiến công vào hàng loạt mục tiêu nằm sâu trong các đô thị trên toàn miền Nam, gây cho địch thiệt hại rất nặng nề, làm đảo lộn thế trận chiến lược của đế quốc Mỹ. Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của giới cầm quyền Mỹ, làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, rút dần quân về nước, chấp nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Paris.

Quân đội nhân dân Việt Nam: Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu ảnh 8

Trước nguy cơ thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, ngày 6/4/1972, Mỹ huy động một lực lượng lớn không quân và hải quân mở cuộc chiến tranh đánh phá miền Bắc lần thứ hai (chiến dịch Linebacker I) với quy mô lớn, ác liệt hơn lần trước. Với tinh thần dũng cảm và cách đánh mưu trí, sáng tạo, qua 7 tháng chiến đấu quyết liệt, quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 654 máy bay, bắn chìm và bắn cháy 125 tàu chiến Mỹ.

Trước những thất bại nặng nề, đêm 18/12/1972, Mỹ mở cuộc tập kích đường không chiến lược quy mô lớn nhất mang tên “Chiến dịch Linebacker II” đánh phá miền Bắc, tập trung ồ ạt vào Hà Nội, Hải Phòng. Một lần nữa quân và dân miền Bắc đã anh dũng chiến đấu, đánh bại cuộc tập kích chiến lược của địch; bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 chiếc B-52, 5 chiếc F-111.

Những thắng lợi to lớn của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam, cùng với Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” đã buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973), rút quân về nước.

Để sớm kết thúc chiến tranh, theo đề nghị của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, từ cuối năm 1973 đến đầu năm 1975, Bộ Chính trị đã phê chuẩn việc thành lập các Quân đoàn 1 (10/1973), Quân đoàn 2 (5/1974), Quân đoàn 4 (7/1974), Quân đoàn 3 (3/1975) và Đoàn 232 (tương đương quân đoàn, 2/1975). Việc thành lập các quân đoàn chủ lực đã đánh dấu bước phát triển mới của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Quân đội nhân dân Việt Nam: Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu ảnh 10

Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, ngày 4/3/1975, bộ đội ta mở chiến dịch Tây Nguyên, mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975. Sau một số trận đánh tạo thế và nghi binh chiến dịch, ngày 10 và 11/3/1975, quân ta tiến công giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột. Tiếp đó, giải phóng hoàn toàn tỉnh Kon Tum, Gia Lai và toàn bộ Tây Nguyên.

Sau khi chiến dịch Tây Nguyên nổ ra được một ngày, ngày 5/3/1975, quân ta mở chiến dịch Trị Thiên – Huế, giải phóng tỉnh Quảng Trị, thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên. Phát huy thắng lợi, từ ngày 26/3 – 29/3/1975, quân ta mở chiến dịch Đà Nẵng, giải phóng hoàn toàn Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà và thị xã Hội An. Phối hợp với lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương, bộ đội ta tiến công giải phóng các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa…

Thực hiện tư tưởng chỉ đạo: “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, ngày 26/4, quân ta hình thành thế bao vây Sài Gòn từ 5 hướng, do các Quân đoàn 1, 2, 3, 4, Đoàn 232 và Sư đoàn 8 (Quân khu 8) đảm nhiệm. 17 giờ ngày 26/4, chiến dịch bắt đầu. Sau nhiều trận chiến đấu quyết liệt đánh chiếm vòng ngoài thắng lợi, sáng 30/4, quân ta tổng công kích vào nội thành Sài Gòn, nhanh chóng thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu then chốt. 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ của Quân Giải phóng được cắm trên nóc Dinh Độc Lập, đánh dấu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Quân đội nhân dân Việt Nam: Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu ảnh 11

Song song với các cuộc tiến công trên bộ giành thắng lợi, thực hiện chỉ đạo của Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh, Quân chủng Hải quân đã khẩn trương chuẩn bị lực lượng, tranh thủ thời cơ, mưu trí, táo bạo, bất ngờ tiến công lần lượt giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, góp phần giữ vững chủ quyền quốc gia ở quần đảo Trường Sa.

Chiến dịch Hồ Chí Minh là chiến dịch hiệp đồng quân, binh chủng quy mô lớn nhất, giành thắng lợi to lớn nhất, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của Quân đội ta cả về tổ chức lực lượng và trình độ chỉ huy tác chiến hiệp đồng quân binh chủng; là đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam, góp phần quyết định kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Sau đại thắng mùa Xuân 1975, Quân đội ta lại phải tiến hành cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Pôn Pốt. Trong 10 năm (1979-1989), Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã phát huy tinh thần quốc tế trong sáng, cùng quân dân Campuchia truy quét tàn quân Pôn Pốt, củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang, hồi sinh đất nước.

Cũng đầu năm 1979, quân và dân ta phải chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc. Cuộc chiến đấu diễn ra trong thời gian ngắn (17/2 – 6/3/1979), nhưng trên thực tế tình hình biên giới phía Bắc căng thẳng kéo dài đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX. Trong cuộc chiến đấu này, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, lãnh thổ của Tổ quốc.

Quân đội nhân dân Việt Nam: Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu ảnh 13

Từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng (12/1986) đến nay, trong gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Quân đội luôn thực hiện tốt chức năng đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất, đóng góp xứng đáng vào thành tựu chung của đất nước.

Theo đó, Quân đội đã thường xuyên nắm chắc và dự báo đúng tình hình, chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước đề ra đối sách phù hợp, xử lý linh hoạt, thắng lợi các tình huống, không để bị động, bất ngờ về chiến lược, ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm sự ổn định chính trị, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội. Đồng thời tham mưu ban hành Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, các chiến lược, dự án luật, đề án về quân sự, quốc phòng.

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã lãnh đạo, chỉ đạo toàn quân triển khai nhiều giải pháp thiết thực xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, làm cơ sở để nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của Quân đội; xây dựng Đảng bộ Quân đội và các cấp ủy, tổ chức đảng trong toàn quân trong sạch, vững mạnh tiêu biểu gắn với xây dựng các cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”.

Triển khai có hiệu quả chủ trương xây dựng Quân đội tinh, gọn, mạnh; tổ chức thực hiện tốt công tác hậu cần, kỹ thuật và các mặt công tác khác. Đặc biệt, công nghiệp quốc phòng được phát triển theo hướng hiện đại, lưỡng dụng; đã nghiên cứu làm chủ công nghệ chế tạo và sản xuất được một số vũ khí, trang bị kỹ thuật mới, hiện đại mang thương hiệu Việt Nam.

Công tác hội nhập quốc tế, đối ngoại quốc phòng đạt nhiều kết quả nổi bật trên cả bình diện song phương và đa phương; tích cực tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, hỗ trợ nhân đạo, tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ thảm họa, khắc phục hậu quả chiến tranh, được bạn bè quốc tế đánh giá cao.

Quân đội nhân dân Việt Nam: Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu ảnh 14

Thực hiện chức năng đội quân công tác, Quân đội đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động cách mạng, nhiệm vụ chính trị của địa phương; tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, tăng cường quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; tích cực giúp nhân dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Đặc biệt, cán bộ, chiến sĩ Quân đội đã không quản ngại gian khổ, hy sinh, xung kích trong phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu nạn, cứu hộ, để bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân; nhiều cán bộ, chiến sĩ đã ngã xuống trong thực hiện nhiệm vụ cao cả này.

Thực hiện chức năng đội quân lao động sản xuất, Quân đội đã tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế, xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh trong giai đoạn mới; xây dựng và phát huy hiệu quả các khu kinh tế – quốc phòng trong tham gia phát triển kinh tế, xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh ở các địa bàn chiến lược, đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo.

Quân đội nhân dân Việt Nam: Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu ảnh 15

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Quân đội được tổ chức, sắp xếp phù hợp với yêu cầu đổi mới qua từng thời kỳ, vừa phục vụ tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, vừa góp phần phát triển kinh tế, xã hội. Các đơn vị đã tham gia xây dựng nhiều công trình trọng điểm quốc gia, công trình hạ tầng phục vụ dân sinh, đóng góp đáng kể vào thu nhập quốc dân, bảo đảm an sinh xã hội; tham gia thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia gắn với thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.

Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, Quân đội nhân dân Việt Nam đã xây đắp nên truyền thống rất vẻ vang, được khái quát cô đọng trong lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với Dân, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.

Quân đội nhân dân Việt Nam: Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu ảnh 16

 

Nguồn: https://tienphong.vn/quan-doi-nhan-dan-viet-nam-tu-nhan-dan-ma-ra-vi-nhan-dan-ma-chien-dau-post1700127.tpo

Cùng chủ đề

Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt sách đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Tác giả Nguyễn Mạnh Hà là người phụ trách Tổ xác minh thông tin 34 đội viên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam từ 4/2000 đến 3/2003. Với mong muốn giúp các bạn độc giả hôm nay, đặc biệt là độc giả trẻ tìm hiểu về quân đội và lịch sử hiện đại của Việt Nam, tác giả Nguyễn Mạnh Hà đã viết lại ngắn gọn và bổ sung nội...

Cần Thơ: Họp mặt kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Ôn lại truyền thống 80 năm xây dựng chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, Đại tá Phạm Ngọc Quang, Chính ủy Bộ CHQS TP Cần Thơ nhấn mạnh: Đứng trước những yêu cầu thực tiễn của cách mạng, tháng 12-1944, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân và giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp phụ trách. Sau một thời gian...

Tái hiện lịch sử 80 năm Quân đội bằng hình ảnh

Đây là cuốn sách lịch sử bằng hình ảnh, ghi dấu những nét tiêu biểu, nổi bật, vẻ vang, hào hùng, những chiến công oanh liệt của quân và dân ta trong suốt chặng đường 80 năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bìa cuốn sách.  Cuốn sách ảnh được chia làm 6 phần, trình bày lần lượt theo tiến trình lịch sử cội nguồn ra đời và lớn mạnh của QĐND Việt Nam. Cầm cuốn sách ảnh trên tay, người đọc...

Chủ tịch nước Lương Cường: Tiếp tục xây dựng quân đội ‘tinh, gọn, mạnh’

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu – Ảnh: NAM TRẦN Sáng 14-12, Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an, tỉnh Cao bằng cùng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Quân đội nhân dân Việt Nam – Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”. Chủ tịch nước Lương Cường – chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và...

Đào, phở và piano ‘lọt’ tuần phim kỷ niệm 80 năm thành lập quân đội

Ngày 10.12, Cục Điện ảnh chủ trì, phối hợp với Sở VH-TT-DL tỉnh Cao Bằng cùng các đơn vị liên quan tổ chức Tuần phim kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam tại Cao Bằng. Lãnh đạo Sở VH-TT-DL tỉnh Cao Bằng tặng hoa các nghệ sĩ, diễn viên đoàn làm phim Các phim được chọn chiếu trong tuần phim gồm: Sao xanh nơi biển sóng; Bình minh đỏ; Linh ảnh; Đào, phở và...

Cùng tác giả

Khai mạc Triễn lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), tối 18/12, tại Vườn hoa trung tâm Thành phố, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) chủ trì phối hợp với UBND tỉnh, Tổng Cục Chính trị QĐNDVN và các đơn vị liên quan tổ chức Triễn lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc...

Cụm thi đua số 2 Bộ Thông tin và Truyền thông tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024

Sáng 18/12, tại tỉnh Cao Bằng, Cụm thi đua số 2, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tổng kết công tác thi đua khen thưởng các đài phát thanh - truyền hình, trung tâm truyền thông các tỉnh miền núi vùng Đông Bắc năm 2024. Tham dự có đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó...

Hiệp hội Doanh nghiệp Quân đội hỗ trợ người dân chịu thiệt hại do cơn bão số 3 tại huyện Nguyên Bình và Bảo...

Ngày 16/12, Hiệp hội Doanh nghiệp Quân đội chủ trì phối hợp với Cục Kinh tế Bộ Quốc phòng và Quân khu 1 tổ chức chương trình hỗ trợ người dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 và mưa lũ kéo dài tại huyện Nguyên Bình, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. ...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Trường Huy tiếp xã giao đoàn công tác Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam

Sáng 18/12, đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xã giao đoàn công tác Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam do ông Chang Ho - seung, Phó Đại sứ, Tham tán Công sứ và Tổng lãnh sự của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam làm trưởng đoàn đến...

Kiểm tra, tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy Dự án đường bộ cao tốc Cần Thơ

  Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kiểm tra, đôn đốc và động viên các lực lượng thi công Dự án đường bộ cao tốc Cần Thơ – Cà Mau. Ảnh: TTXVN   Chiều 15/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã kiểm tra, đôn đốc và động viên các lực lượng thi công Dự án đường bộ cao tốc Cần Thơ – Cà Mau. Ngay tại công trường, Thủ tướng Chính phủ làm việc với lãnh đạo một số bộ,...

Cùng chuyên mục

Khai mạc Triễn lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), tối 18/12, tại Vườn hoa trung tâm Thành phố, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) chủ trì phối hợp với UBND tỉnh, Tổng Cục Chính trị QĐNDVN và các đơn vị liên quan tổ chức Triễn lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc...

Cụm thi đua số 2 Bộ Thông tin và Truyền thông tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024

Sáng 18/12, tại tỉnh Cao Bằng, Cụm thi đua số 2, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tổng kết công tác thi đua khen thưởng các đài phát thanh - truyền hình, trung tâm truyền thông các tỉnh miền núi vùng Đông Bắc năm 2024. Tham dự có đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó...

Hiệp hội Doanh nghiệp Quân đội hỗ trợ người dân chịu thiệt hại do cơn bão số 3 tại huyện Nguyên Bình và Bảo...

Ngày 16/12, Hiệp hội Doanh nghiệp Quân đội chủ trì phối hợp với Cục Kinh tế Bộ Quốc phòng và Quân khu 1 tổ chức chương trình hỗ trợ người dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 và mưa lũ kéo dài tại huyện Nguyên Bình, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. ...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Trường Huy tiếp xã giao đoàn công tác Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam

Sáng 18/12, đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xã giao đoàn công tác Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam do ông Chang Ho - seung, Phó Đại sứ, Tham tán Công sứ và Tổng lãnh sự của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam làm trưởng đoàn đến...

Ký kết biên bản Dự án “Hỗ trợ kinh tế tuần hoàn xanh thông qua cải thiện Chuỗi giá trị Nông nghiệp ở miền...

Ngày 18/12, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc  (KOICA) của Hàn Quốc và UBND 2 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn ký kết biên bản Dự án “Hỗ trợ kinh tế tuần hoàn xanh thông qua cải thiện chuỗi giá trị nông nghiệp ở miền Bắc Việt Nam” tại Cao Bằng và Bắc Kạn. Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Đăng Bình, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn; Trịnh Trường Huy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao...

Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt sách đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Tác giả Nguyễn Mạnh Hà là người phụ trách Tổ xác minh thông tin 34 đội viên Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam từ 4/2000 đến 3/2003. Với mong muốn giúp các bạn độc giả hôm nay, đặc biệt là độc giả trẻ tìm hiểu về quân đội và lịch sử hiện đại của Việt Nam, tác giả Nguyễn Mạnh Hà đã viết lại ngắn gọn và bổ sung nội...

Hội nghị tổng kết thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính trọng tâm năm 2024 và chủ động khai thác, sử dụng...

Sáng 18/12, Bộ Công an tổ chức hội nghị trực tuyến với một số tỉnh, thành phố về tổng kết việc triển khai nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) trọng tâm năm 2024 và chủ động khai thác, sử dụng Bộ chỉ số đánh giá chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp. Đồng chí Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Tổ công tác cải cách TTHC của Thủ tướng Chính...

Hội nghị triển khai tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Sáng 18/12, Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Quyết định số 484/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp (TĐTNN) năm 2025. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) TĐTNN Trung ương chủ trì. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Bích Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó...

Thành phố dâng hương, viếng Nghĩa trang Liệt sĩ Thanh sơn và tặng quà người có công với cách mạng  

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), sáng 18/12, UBND Thành phố tổ chức dâng hương, viếng Nghĩa trang Liệt sĩ Thanh sơn và thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, thương, bệnh binh, người có công với cách mạng trên địa bàn. Viếng Nghĩa trang Liệt sĩ Thanh Sơn, trong...

Đoàn công tác Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam chào xã giao lãnh đạo tỉnh

Sáng 18/12, đồng chí Trịnh Trường Huy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành tiếp xã giao đoàn công tác Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam và Cơ quan hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Chang Ho-Seung, Phó Đại sứ, Tham tán Công sứ và Tổng lãnh sự của Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam làm trưởng đoàn. Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất