Powered by Techcity

Nhận diện thực trạng kinh tế – xã hội theo điều tra phiếu xã: Bảo đảm chính sách đất đai cho đồng bào DTTS (Bài 7)

Mặc dù là địa bàn có diện tích tự nhiên chiếm ¾ diện tích tự nhiên của cả nước nhưng diện tích đất canh tác ở khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS chỉ chiếm khoảng ¼ diện tích đất canh tác của cả nước. (trong ảnh: Diện tích đất sản xuất xen kẹt ở xóm 2, xã Chu Trinh, TP. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng - Ảnh chụp ngày 03/11/2024)
Mặc dù là địa bàn có diện tích tự nhiên chiếm ¾ diện tích tự nhiên của cả nước nhưng diện tích đất canh tác ở khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS chỉ chiếm khoảng ¼ diện tích đất canh tác của cả nước. (trong ảnh: Diện tích đất sản xuất xen kẹt ở xóm 2, xã Chu Trinh, TP. Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng – Ảnh chụp ngày 03/11/2024)

Đất canh tác không nhiều

Ngày 24/10/2024, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã ký ban hành Quyết định số 3411/QĐ-BTNMT phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai của cả nước năm 2023.

Theo quyết định này, tính đến ngày 31/12/2023, tổng diện tích đất nông nghiệp (hay còn gọi đất canh tác) có diện tích 27.976.827ha (gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác).

Như vậy, so với năm 2019, diện tích đất canh tác của cả nước giảm khoảng 9.163ha. Cách đây 05 năm, theo số liệu kiểm kê diện tích đất đai năm 2019 được công bố tại Quyết định số 1435/QĐ-BTNMT của Bộ TN&MT, cả nước có 27.986.390ha đất canh tác.

Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có diện tích đất nông nghiệp lớn thứ 2 cả nước (sau Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung), với 8.061.999ha; trong đó chỉ có 2.275.463ha đất sản xuất nông nghiệp, còn lại là đất sản xuất lâm nghiệp.

Ở địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi, theo kết quả điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS lần thứ III năm 2019, tổng diện tích đất 7.389.000ha; tập trung chủ yếu khu vực nông thôn, với diện tích 6.855.200ha.

Như vậy, mặc dù là địa bàn có diện tích tự nhiên lớn (chiếm ¾ diện tích tự nhiên của cả nước) nhưng diện tích đất canh tác ở khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS chỉ chiếm khoảng ¼ diện tích đất canh tác của cả nước.

Sau 05 năm (2019 – 2024), diện tích đất canh tác ở vùng đồng bào DTTS và miền núi chắc chắn sẽ giảm xuống. Nguyên nhân là do, địa bàn vùng đồng bào DTTS giảm xuống. Năm 2019, theo Quyết định số 582/QĐ-TTg, toàn vùng có 5.256 xã; trong đó có 1.935 xã khu vực III, 2.018 xã khu vực II và 1.313 xã khu vực I.

Giai đoạn 2021 – 2025, theo Quyết định số 861/QĐ-TTg, vùng đồng bào DTTS và miền núi có 3.434 xã; trong đó có 1.673 xã khu vực I, 210 xã khu vực II và 1.551 xã khu vực III.

Ngoài ra, từ năm 2021 đến nay, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), nhiều diện tích đất canh tác đã được bố trí để thi công các công trình phục vụ sản xuất, sinh hoạt.

Nhiều địa phương khó thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất đồng bào DTTS do thiếu quỹ đất. (Ảnh minh họa)
Nhiều địa phương khó thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất đồng bào DTTS do thiếu quỹ đất. (Ảnh minh họa)

Điều này dẫn tới việc vùng đồng bào DTTS và miền núi vốn không có nhiều đất canh tác, tiếp tục bị giảm xuống. Diện tích đất canh tác ở địa bàn này đã được thu thập trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS lần thứ IV năm 2024 vừa qua, dự kiến được công bố vào tháng 7/2025.

Việc thu thập thông tin về diện tích đất canh tác của các xã/phường/thị trấn tính đến ngày 01/7/2024 được thực hiện tại 51 tỉnh có xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi theo Quyết định số 861/QĐ-TTg và 03 tỉnh, thành phố có các xã/phường/thị trấn có nhiều người DTTS sinh sống gồm: TP. Hồ Chí Minh, Long An và Hà Tĩnh.

Bảo đảm quy định của luật được thực thi

Để thể chế Nghị quyết 18-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao, Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 đã có những quy định cụ thể về chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS.

Trong đó, Điều 16 của Luật Đất đai (sửa đổi) quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào DTTS. Luật quy định cụ thể các chính sách bảo đảm sinh hoạt cộng đồng; giao đất, cho thuê đất đối với đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở, đất sản xuất.

Nhiều diện tích đất canh tác được bố trí để thi công các công trình phục vụ sản xuất, sinh hoạt. (Trong ảnh: Tuyến đường nội đồng Nà Bó Phẻn, thuộc thôn Nà kham, xã Năng Khả, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang)
Nhiều diện tích đất canh tác được bố trí để thi công các công trình phục vụ sản xuất, sinh hoạt. (Trong ảnh: Tuyến đường nội đồng Nà Bó Phẻn, thuộc thôn Nà kham, xã Năng Khả, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang)

Đặc biệt, Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 quy định chính sách tạo điều kiện cho đồng bào DTTS trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở nông thôn có đất để sản xuất nông nghiệp. UBND cấp tỉnh xây dựng, trình HĐND cùng cấp ban hành chính sách hỗ trợ của địa phương về đất đai đối với đồng bào DTTS phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và tổ chức thực hiện.

Cùng với thu thập thông tin về diện tích đất canh tác, cuộc điều tra thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS năm 2024 cũng đã thu thập dữ liệu về diện tích đất canh tác được tưới tiêu. Đây là số liệu cần thiết để triển khai thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất thuộc Chương trình MTQG 1719 trong giai đoạn tới.

Triển khai quy định của luật, hiện nhiều địa phương đã ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS, như: Nghị quyết số 19/2024/NQ-HĐND ngày 13/11/2024 của HĐND tỉnh Bình Thuân; Nghị quyết số 21/2024/NQ-HĐND ngày 09/11/2024 của HĐND tỉnh Lào Cai; Nghị quyết số 87/2024/NQ-HĐND ngày 14/10/2024 của HĐND tỉnh Cao Bằng;…

Các chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS vừa được các địa phương ban hành đều căn cứ vào điều kiện thực tế của mỗi địa phương, nhưng cơ bản bám sát các quy định của Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 về bảo đảm chính sách đất đai cho đồng bào DTTS, nhất là bảo đảm đất canh tác.

Mặc dù, nhiều địa phương đã ban hành nghị quyết nhằm đưa quy định của Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 về chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS vào cuộc sống; nhưng việc triển khai trong thực tiễn như thế nào thì phải còn chờ vào kế hoạch thực hiện nghi quyết của chính quyền các địa phương.

Đặc biệt, đối với chính sách bảo đảm đất canh tác cho đồng bào DTTS là một vấn đề không hề dễ dàng. Đơn cử như Cao Bằng, là một tỉnh miền núi, biên giới, địa hình chủ yếu là đồi núi, quy đất canh tác không có nhiều.

Nhiều địa phương đã thực hiện hỗ trợ chuyển đổi nghề để bảo đảm sinh kế cho đồng bào DTTS. (trong ảnh: Người dân ở thôn Rtieng, xã Phú Sơn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng được hỗ trợ phát triển nghề nuôi tằm từ Chương trình MTQG 1719)
Nhiều địa phương đã thực hiện hỗ trợ chuyển đổi nghề để bảo đảm sinh kế cho đồng bào DTTS. (trong ảnh: Người dân ở thôn Rtieng, xã Phú Sơn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng được hỗ trợ phát triển nghề nuôi tằm từ Chương trình MTQG 1719)

Vì thế, lâu nay, Cao Bằng rất khó triển khai chính sách hỗ trợ hộ đồng bào DTTS không có (hoặc thiếu) đất sản xuất. Ngay cả với Chương trình MTQG 1719, việc thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất thuộc Dự án 1, phần lớn tỉnh buộc phải chuyển sang hỗ trợ chuyển đổi nghề.

Do đó, để thực hiện Nghị quyết số 87/2024/NQ-HĐND ngày 14/10/2024 của HĐND tỉnh thì UBND tỉnh và các địa phương trên địa bàn phải rà soát lại quỹ đất, nhất là quỹ đất canh tác để cân đối phù hợp. Trong quá trình thực hiện, tỉnh Cao Bằng cũng như các địa phương khác cần tham chiếu dữ liệu từ cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS năm 2024, nhất là khi dữ liệu đã được Tổng cục Thống kê tổng hợp, được Ủy ban Dân tộc và các đơn vị, tổ chức liên quan tiến hành phân tích, dự kiến công bố vào tháng 7/2025 tới đây.

Nhận diện thực trạng kinh tế – xã hội theo điều tra phiếu xã: Nhìn lại công tác đào tạo nghề (Bài 6)

Nguồn: https://baodantoc.vn/nhan-dien-thuc-trang-kinh-te-xa-hoi-theo-dieu-tra-phieu-xa-bao-dam-chinh-sach-dat-dai-cho-dong-bao-dtts-bai-7-1733202742537.htm

Cùng chủ đề

“Mang làng ra phố” – Nét văn hóa truyền thống độc đáo

Đến với Cao Bằng, nơi núi rừng trùng điệp hòa quyện với những nét văn hóa truyền thống độc đáo, du khách sẽ có ấn tượng đặc biệt với việc “mang làng ra phố” của các huyện thực hiện tại Phố đi bộ Kim Đồng (Thành phố).  Mỗi huyện của Cao Bằng đều mang những nét đặc trưng văn hóa riêng biệt, từ trang phục, ẩm thực đến các phong tục và loại hình nghệ thuật truyền thống. Tại không...

Không quân trực thăng – Vietnam.vn

Không quân trực thăng Việt Nam hiện tại có 3 trung đoàn trực thăng quân sự (sử dụng máy bay của Nga) nằm trong các Sư đoàn Không quân 370, 371, 372 của Quân chủng Phòng không – không quân và trực thăng của Binh đoàn 18 (Tổng công ty trực thăng Việt Nam) trực thuộc Bộ Quốc phòng. Tháng 3.1956, đoàn cán bộ đầu tiên của Việt Nam được cử sang nước bạn học tập về hàng không,...

UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 11/2024

Chủ trì phiên họp thường kỳ tháng 11 của UBND tỉnh diễn ra sáng 4/12, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh đặc biệt lưu ý và nhấn mạnh yêu cầu: Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương nghiêm túc nhìn nhận những tồn tại, hạn chế, tháo gỡ mọi khó...

Hà Nội: Người hâm mộ vượt gần 100km, chờ 8 tiếng để đón dàn “Anh trai”

Giới trẻ tập trung đông đúc, chờ cả tiếng để gặp các “Anh trai say hi” (Video: Minh Ong – Tiến Bùi). Từ 12h30, khu vực xung quanh Nhà hát Lớn (Hà Nội) đã chật kín người hâm mộ. Nhiều bạn trẻ mang theo banner, áo đồng phục và các dụng cụ cổ vũ, kiên nhẫn ngồi chờ suốt nhiều giờ đồng hồ. Khu vực Nhà hát Lớn Hà Nội lúc này không khác gì một “biển người”. Những người hâm...

Nhận diện thực trạng kinh tế – xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Nhiều địa bàn vẫn “trắng” điện lưới Trong khuôn khổ kỳ họp thứ 7, ngày 29/5/2024, Quốc hội khóa XV đã thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2024. Nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) quan tâm là kết quả cấp điện cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đại biểu Đoàn Thị Lê An (Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng) cho rằng, với sự quan tâm...

Cùng tác giả

“Mang làng ra phố” – Nét văn hóa truyền thống độc đáo

Đến với Cao Bằng, nơi núi rừng trùng điệp hòa quyện với những nét văn hóa truyền thống độc đáo, du khách sẽ có ấn tượng đặc biệt với việc “mang làng ra phố” của các huyện thực hiện tại Phố đi bộ Kim Đồng (Thành phố).  Mỗi huyện của Cao Bằng đều mang những nét đặc trưng văn hóa riêng biệt, từ trang phục, ẩm thực đến các phong tục và loại hình nghệ thuật truyền thống. Tại không...

Không quân trực thăng – Vietnam.vn

Không quân trực thăng Việt Nam hiện tại có 3 trung đoàn trực thăng quân sự (sử dụng máy bay của Nga) nằm trong các Sư đoàn Không quân 370, 371, 372 của Quân chủng Phòng không – không quân và trực thăng của Binh đoàn 18 (Tổng công ty trực thăng Việt Nam) trực thuộc Bộ Quốc phòng. Tháng 3.1956, đoàn cán bộ đầu tiên của Việt Nam được cử sang nước bạn học tập về hàng không,...

UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 11/2024

Chủ trì phiên họp thường kỳ tháng 11 của UBND tỉnh diễn ra sáng 4/12, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh đặc biệt lưu ý và nhấn mạnh yêu cầu: Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương nghiêm túc nhìn nhận những tồn tại, hạn chế, tháo gỡ mọi khó...

Hà Nội: Người hâm mộ vượt gần 100km, chờ 8 tiếng để đón dàn “Anh trai”

Giới trẻ tập trung đông đúc, chờ cả tiếng để gặp các “Anh trai say hi” (Video: Minh Ong – Tiến Bùi). Từ 12h30, khu vực xung quanh Nhà hát Lớn (Hà Nội) đã chật kín người hâm mộ. Nhiều bạn trẻ mang theo banner, áo đồng phục và các dụng cụ cổ vũ, kiên nhẫn ngồi chờ suốt nhiều giờ đồng hồ. Khu vực Nhà hát Lớn Hà Nội lúc này không khác gì một “biển người”. Những người hâm...

Nhận diện thực trạng kinh tế – xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Nhiều địa bàn vẫn “trắng” điện lưới Trong khuôn khổ kỳ họp thứ 7, ngày 29/5/2024, Quốc hội khóa XV đã thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2024. Nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) quan tâm là kết quả cấp điện cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đại biểu Đoàn Thị Lê An (Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng) cho rằng, với sự quan tâm...

Cùng chuyên mục

Không quân trực thăng – Vietnam.vn

Không quân trực thăng Việt Nam hiện tại có 3 trung đoàn trực thăng quân sự (sử dụng máy bay của Nga) nằm trong các Sư đoàn Không quân 370, 371, 372 của Quân chủng Phòng không – không quân và trực thăng của Binh đoàn 18 (Tổng công ty trực thăng Việt Nam) trực thuộc Bộ Quốc phòng. Tháng 3.1956, đoàn cán bộ đầu tiên của Việt Nam được cử sang nước bạn học tập về hàng không,...

UBND tỉnh họp phiên thường kỳ tháng 11/2024

Chủ trì phiên họp thường kỳ tháng 11 của UBND tỉnh diễn ra sáng 4/12, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh đặc biệt lưu ý và nhấn mạnh yêu cầu: Các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương nghiêm túc nhìn nhận những tồn tại, hạn chế, tháo gỡ mọi khó...

Hà Nội: Người hâm mộ vượt gần 100km, chờ 8 tiếng để đón dàn “Anh trai”

Giới trẻ tập trung đông đúc, chờ cả tiếng để gặp các “Anh trai say hi” (Video: Minh Ong – Tiến Bùi). Từ 12h30, khu vực xung quanh Nhà hát Lớn (Hà Nội) đã chật kín người hâm mộ. Nhiều bạn trẻ mang theo banner, áo đồng phục và các dụng cụ cổ vũ, kiên nhẫn ngồi chờ suốt nhiều giờ đồng hồ. Khu vực Nhà hát Lớn Hà Nội lúc này không khác gì một “biển người”. Những người hâm...

Nhận diện thực trạng kinh tế – xã hội theo điều tra phiếu xã: Tạo xung lực phát triển vùng khó khăn (Bài 8)

Nhiều địa bàn vẫn “trắng” điện lưới Trong khuôn khổ kỳ họp thứ 7, ngày 29/5/2024, Quốc hội khóa XV đã thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2024. Nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) quan tâm là kết quả cấp điện cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đại biểu Đoàn Thị Lê An (Đoàn ĐBQH tỉnh Cao Bằng) cho rằng, với sự quan tâm...

Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh họp thẩm tra các dự thảo nghị quyết trình Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024

Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh vừa tiến hành họp thẩm tra các dự thảo nghị quyết trình tại Kỳ họp thứ 26 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 (lần 2). Tham dự có các đồng chí Nông Thanh Tùng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ...

UBND tỉnh phiên họp thường kỳ tháng 11

Ngày 4/12, Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh chủ trì phiên họp thường kỳ đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 11, 11 tháng đầu năm 2024; triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 12/2024. Tham dự có các đồng chí: Nông Thanh Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Bế Minh Đức, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;...

Hội nghị giao ban công tác trật tự đô thị tháng 11/2024

UBND thành phố Cao Bằng vừa tổ chức hội nghị giao ban công tác trật tự đô thị tháng 11, đánh giá tình hình trật tự xây dựng, trật tự đô thị, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, triển khai nhiệm vụ tháng 12 năm 2024. ...

Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh hội nghị phiên cuối năm

Ngày 3/12, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức hội nghị phiên cuối năm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự và phát biểu chỉ đạo hội nghị. ...

Họp Ban Chỉ đạo Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh

Ngày 3/12, Ban Chỉ đạo Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ (CSSP) tỉnh họp đánh giá kết quả tổng thể thực hiện Dự án CSSP lần 2 năm 2024, định hướng một số hoạt động trọng tâm trong giai đoạn còn lại của dự án. Đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch...

Liên đoàn Lao động tỉnh bầu bổ sung chức danh Phó Chủ tịch khóa XVII, nhiệm kỳ 2023

Sáng 3/12, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 8 để kiện toàn chức danh Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Tham dự có đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức, Ban Dân vận và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất