Powered by Techcity

Nỗ lực phục hồi du lịch sau bão số 3


Mưa lũ do hoàn lưu cơn bão số 3 (Yagi) vào tháng 9/2024 ảnh hưởng nặng nề đến hạ tầng giao thông và điều kiện an toàn của các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.  Đến nay, du lịch của tỉnh đã và đang khôi phục hiệu quả các hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế, thu hút và đón khách trở lại.

Du lịch thiệt hại nặng sau bão số 3

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL), trong 9 tháng năm 2024, tổng lượt khách du lịch trên 1.508.700 lượt, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 68,6% kế hoạch. Trong đó, khách quốc tế 33.175 lượt, tăng 49,8% so với cùng kỳ, đạt 33,2% kế hoạch; khách nội địa 1.475.566 lượt, tăng 0,5% so với cùng kỳ, đạt 70,3% kế hoạch. Tổng doanh thu du lịch đạt 1.160 tỷ đồng, tăng 13,2% so với cùng kỳ, đạt 77,3% kế hoạch; công suất sử dụng phòng đạt 47,7%. Đó là những tín hiệu lạc quan cho thấy sức hút của miền Non nước Cao Bằng đối với du khách, đặc biệt sức hấp dẫn đối với du khách quốc tế.

Khu du lịch thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy (Trùng Khánh) nhanh chóng phục hồi, đón khách trở lại ngay sau bão số 3.
Khu du lịch thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy (Trùng Khánh) nhanh chóng phục hồi, đón khách trở lại ngay sau bão số 3.

Tuy nhiên, bước vào tháng 9, thời điểm Cao Bằng vào mùa đẹp nhất, khi du lịch đang trên đà phát triển, nhiều hoạt động, sản phẩm văn hóa, du lịch hấp dẫn được ngành du lịch triển khai, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, lễ hội được xây dựng công phu để thu hút du khách vào những tháng cuối năm 2024 thì sự tàn phá của hoàn lưu cơn bão số 3 đã gây thiệt hại lớn, ảnh hưởng mọi mặt, giao thông bị chia cắt, các cơ sở lưu trú và các hoạt động du lịch phải tạm ngưng. Các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh hầu hết bị ảnh hưởng, nhiều homestay bị thiệt hại nặng nề về cơ sở vật chất; các công trình di tích lịch sử bị sụt lún có nguy cơ sạt lở nghiêm trọng. Lượng khách đặt tour, đặt phòng trong tháng 9 đều hủy và hoãn khách, doanh thu giảm khoảng 50% so với tháng 8. Trong tháng 9, Cao Bằng chỉ đón trên 104.800 lượt khách du lịch, giảm 51% so với tháng 8, giảm 58% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khách du lịch quốc tế giảm 39,2%, khách du lịch nội địa giảm 51,4% so với tháng 8. Tổng thu du lịch đạt 85 tỷ đồng, giảm 52% so với tháng 8, giảm 54% so với cùng kỳ năm 2023; công suất sử dụng phòng chỉ đạt 25%. Thiệt hại về cơ sở vật chất đối với các đơn vị kinh doanh dịch vụ, du lịch ước tính khoảng 10 tỷ đồng. 

Theo đánh giá của ngành VH,TT&DL, du lịch Cao Bằng đã chịu tổn thất nặng nề do hoàn lưu cơn bão số 3, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chỉ tiêu phấn đấu của ngành du lịch địa phương. Ước tính cả năm 2024 lượng khách đến du lịch khoảng 2 triệu lượt, như vậy không thể đạt được 2,2 triệu lượt khách như mục tiêu ban đầu đưa ra.

Phục hồi, giữ sức hút về điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn 

Giám đốc Sở VH,TT&DL Sầm Việt An cho biết: Khắc phục những khó khăn bộn bề từ thiên tai tác động đến du lịch của tỉnh, ngay sau bão, các địa phương, đơn vị quản lý các khu, điểm du lịch trọng điểm trên địa bàn tỉnh nhanh chóng kiểm tra tổng thể cơ sở vật chất, làm tốt công tác vệ sinh môi trường, sẵn sàng mọi điều kiện tổ chức, đưa sản phẩm du lịch phục vụ du khách nhằm phục hồi hoạt động du lịch trở lại bình thường. 

Ban Quản lý các di tích quốc gia đặc biệt tỉnh khẩn trương phối hợp kiểm tra lại hệ thống đường, cây xanh, tập trung khắc phục sạt lở tại các điểm di tích; đảm bảo an toàn cho du khách tiếp tục tham quan, trải nghiệm tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, Địa điểm Chiến thắng Biên giới 1950… Khu du lịch sinh thái Kolia nằm trong Vườn Quốc gia Phja Oắc – Phja Ðén (Nguyên Bình), thuộc tuyến phía Tây của Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. Giám đốc Công ty TNHH Kolia Hoàng Mạnh Ngọc chia sẻ: Mùa thu là thời điểm đẹp nhất thu hút du khách, thế nhưng ảnh hưởng cơn bão số 3 dẫn tới lượng khách sụt giảm sâu. Để khắc phục thiệt hại, khôi phục và tiếp tục thu hút khách du lịch đến với Vườn Quốc gia Phja Oắc – Phja Đén, đến Kolia, chúng tôi tập trung xây dựng chiến lược và chiến dịch quảng bá khác biệt như: tạo ra những sản phẩm dịch vụ độc đáo, chú trọng khai thác những nét văn hóa nghề truyền thống đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số riêng có ở nơi đây, đưa các sản phẩm đặc hữu trở thành những sản phẩm du lịch đặc biệt và khác biệt; tạo các tour trải nghiệm cảnh quan tìm hiểu nét văn hóa các bản làng dưới chân núi Vườn Quốc gia nhằm thu hút khách trong và ngoài nước. Ngoài ra, kết nối tổ chức các hoạt động du lịch kết hợp thiện nguyện, mang đến cho du khách những trải nghiệm ý nghĩa, ấn tượng.

Đến du lịch Cao Bằng sau khi đã tìm hiểu kỹ thông tin liên quan đến tour du lịch và các điều kiện giao thông của tỉnh, chị Trần Kim Anh, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Tôi đến Cao Bằng lần thứ 2 rồi và thấy rất tuyệt vời. Những ảnh hưởng thiên tai tại tỉnh không thay đổi quyết định lựa chọn điểm đến của tôi và bạn bè. Tôi cho rằng đến Cao Bằng du lịch sau bão lũ cũng là một cách để chúng ta ủng hộ người dân nơi đây vượt qua khó khăn, sớm trở lại cuộc sống bình thường. 

Hội thi Sáng tạo ẩm thực du lịch “Món ngon miền non nước” góp phần quảng bá hình ảnh, văn hóa ẩm thực, con người Cao Bằng đến đông đảo du khách.                                   Ảnh: Thế Vĩnh
Hội thi Sáng tạo ẩm thực du lịch “Món ngon miền non nước” góp phần quảng bá hình ảnh, văn hóa ẩm thực, con người Cao Bằng đến đông đảo du khách. Ảnh: Thế Vĩnh

Ngoài những thiệt hại dễ thấy về cơ sở, hạ tầng dịch vụ, ngành du lịch tỉnh chịu nhiều thiệt hại đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ, du khách có tâm lý lo ngại khi đi du lịch tại khu vực các tỉnh miền núi bị ảnh hưởng do bão lũ. Để phục hồi và kích cầu hoạt động du lịch thu hút khách du lịch đến với Cao Bằng sau hậu quả của bão lũ, Sở VH,TT&DL tham mưu triển khai hiệu quả Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, đối với hoạt động du lịch, cho phép cơ sở kinh doanh du lịch tại địa phương bị ảnh hưởng được giảm 80% tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành đến tháng 6/2025. Chỉ đạo Hiệp hội Du lịch tỉnh và các cơ sở kinh doanh dịch vụ, du lịch nâng cao chất lượng dịch vụ, đưa ra các chương trình khuyến mại, gói sản phẩm mới, tặng voucher giảm giá hoặc miễn phí sử dụng một số dịch vụ của cơ sở. Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch trong những tháng cuối năm với nhiều hoạt động nổi bật: tham dự Ngày hội văn hóa, thể thao, du lịch vùng Đông Bắc tổ chức tại tỉnh Lạng Sơn từ ngày 2 – 4/11/2024; tổ chức thành công Hội thi Sáng tạo ẩm thực du lịch “Món ngon miền non nước” tỉnh ngày 9/11/2024; tham gia Liên hoan hát Then, đàn tính toàn quốc…

Thời gian tới, Sở phối hợp Bộ VH,TT&DL tổ chức triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng” tại tỉnh, tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12; phối hợp với Cục Điện ảnh tổ chức Tuần phim kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) tại tỉnh; Giải đua xe đạp Cao Bằng mở rộng năm 2024…; triển khai hiệu quả việc đón khách vào tham quan khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) – Đức Thiên (Trung Quốc). Tích cực truyền thông, đa dạng hóa các hình thức quảng bá, kết nối du lịch trong nước và quốc tế, đặc biệt đẩy mạnh quảng bá thông qua các website, nền tảng mạng xã hội (Youtube, Facebook…) về hình ảnh du lịch tỉnh an toàn, sẵn sàng cơ sở vật chất, dịch vụ, sản phẩm tốt nhất đón tiếp du khách và hình ảnh Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. 

Với những nỗ lực, quyết tâm cao trong xúc tiến, kết nối quảng bá hình ảnh, thương hiệu du lịch của tỉnh, trong tháng 10 và đầu tháng 11, lượng khách đã tăng trở lại; dự đoán tiếp tục tăng cao khi vào mùa cao điểm khách quốc tế. Đây là tín hiệu tốt cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ du lịch của tỉnh; tiếp đà để giữ sức hút du khách đến với miền Non nước Cao Bằng – điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn. 




Năm 2024, Cao Bằng phấn đấu thu hút 2.200.000 lượt khách (khách quốc tế 100.000 lượt, khách nội địa 2.100.000 lượt), doanh thu từ du lịch 1.500 tỷ đồng. Toàn tỉnh có trên 300 cơ sở lưu trú du lịch với 3.804 phòng, trong đó có 1 cơ sở đang hoàn thiện hồ sơ đáp ứng tiêu chuẩn 5 sao, 1 cơ sở đạt tiêu chuẩn 3 sao, 88 cơ sở đạt tiêu chuẩn 1 và 2 sao; còn lại là các nhà nghỉ, homestay đạt tiêu chuẩn.


          Bảo Bình





Nguồn: https://baocaobang.vn/no-luc-phuc-hoi-du-lich-sau-bao-so-3-3173696.html

Cùng chủ đề

Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh thẩm tra dự thảo các nghị quyết trình Kỳ họp thứ 26

Chiều 3/12, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh họp thẩm tra các dự thảo nghị quyết trình Kỳ họp thứ 26, kỳ họp thường lệ cuối năm, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí La Văn Hồng, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì. Tham dự có các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh: Nông Thanh Tùng, Hà Nhật Lệ; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Bích Ngọc; lãnh đạo một...

Phấn đấu thông tuyến Dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng) trong năm 2025

Sau khi 2 tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn bàn giao mặt bằng thi công, đến nay, doanh nghiệp dự án thi công cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) đang tập trung huy động 1.091 nhân sự, 376 thiết bị máy móc triển khai 36 mũi thi công đồng loạt 24/7, hướng tới mục tiêu thông tuyến vào năm 2025. Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh giai đoạn 1 có chiều dài hơn...

Lễ cầu hoa – Xo bjoóc

Cao Bằng là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc cùng sinh sống như: Tày, Nùng, Mông, Hoa, Kinh... với những nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần của mỗi dân tộc, như lễ Lễ Cầu hoa - Xo Bjooc (lễ cầu tự) của người Tày - Nùng. Lễ Cầu hoa - Xo Bjooc là một nghi lễ cầu con của người Tày - Nùng ở Cao Bằng, đặc biệt các gia đình ở nông thôn vẫn...

Hội nghị giao ban báo chí tháng 11

Chiều 2/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh phối hợp tổ chức hội nghị giao ban báo chí thường kỳ tháng 11, định hướng công tác tuyên truyền tháng 12. Đồng chí Bế Thanh Tịnh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì. Trong tháng 11, các cơ quan báo chí, truyền thông bám sát định hướng tuyên truyền theo chỉ đạo, định hướng của Ban...

Hội nghị kết nối cung cầu sản phẩm giữa tỉnh Cao Bằng và tỉnh Kiên Giang

Sáng 2/12, Sở Công thương Cao Bằng phối hợp với Sở Công thương tỉnh Kiên Giang tổ chức hội nghị kết nối cung cầu sản phẩm. Tham dự có lãnh đạo Sở Công thương, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại 2 tỉnh; 11 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh của tỉnh Cao Bằng và Kiên Giang. Với mục tiêu xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, tạo điều kiện liên kết tiêu thụ...

Cùng tác giả

Họp Ban Chỉ đạo Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh

Ngày 3/12, Ban Chỉ đạo Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ (CSSP) tỉnh họp đánh giá kết quả tổng thể thực hiện Dự án CSSP lần 2 năm 2024, định hướng một số hoạt động trọng tâm trong giai đoạn còn lại của dự án. Đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch...

Liên đoàn Lao động tỉnh bầu bổ sung chức danh Phó Chủ tịch khóa XVII, nhiệm kỳ 2023

Sáng 3/12, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 8 để kiện toàn chức danh Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Tham dự có đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức, Ban Dân vận và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy. ...

Ban Kinh tế – Ngân sách HĐND tỉnh thẩm tra dự thảo các nghị quyết trình Kỳ họp thứ 26

Chiều 3/12, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh họp thẩm tra các dự thảo nghị quyết trình Kỳ họp thứ 26, kỳ họp thường lệ cuối năm, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đồng chí La Văn Hồng, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì. Tham dự có các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh: Nông Thanh Tùng, Hà Nhật Lệ; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Bích Ngọc; lãnh đạo một...

Chương trình “Hành quân về nguồn” kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 2/12, tại huyện Nguyên Bình, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình "Hành quân về nguồn” kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, 80...

Hội nghị giao ban báo chí tháng 11/2024

Chiều 2/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị giao ban báo chí thường kỳ, đánh giá hoạt động của các cơ quản quản lý, cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh tháng 11, định hướng công tác tuyên truyền thời...

Cùng chuyên mục

Hòa An quảng bá du lịch qua các sự kiện văn hóa  

Bên cạnh việc phát triển kinh tế - xã hội, cấp ủy, chính quyền huyện Hòa An luôn quan tâm chỉ đạo tổ chức nhiều sự kiện văn hóa lớn mang tính thương hiệu, thường niên nhằm giới thiệu, quảng bá thiên nhiên tươi đẹp, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, tinh thần mến khách của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện, để lại ấn tượng sâu sắc...

Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng

Với nhiều thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, lịch sử, văn hóa bản địa của các dân tộc, văn hóa ẩm thực phong phú của các vùng, miền là cơ sở để tỉnh phát triển mạnh loại hình du lịch cộng đồng (DLCĐ). Để DLCĐ phát triển bền vững, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, bước đầu hình thành một số điểm DLCĐ tiềm năng. Sự phát triển DLCĐ trong những năm gần đây góp phần quan trọng...

Trải nghiệm cung đèo đáng sợ nhất nhì Việt Nam ở Cao Bằng

Được mệnh danh là dốc 14 tầng, đèo Khau Cốc Chà nằm trên Quốc lộ 4A đoạn nối từ xã Xuân Trường đến trung tâm huyện biên giới Bảo Lạc. Đèo Khau Cốc Chà có chiều dài lên đến 2,5 km, với 14 tầng là 14 khúc cua gấp liên tiếp, đầy thách thức nhưng không kém phần hấp dẫn giới phượt thủ. Địa hình đèo Khau Cốc Chà trên bản đồ số. Ảnh: Nguyen Khac Chien Theo người dân địa phương, Khau Cốc...

Tìm giải pháp hữu hiệu để phát triển du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho cư dân bản địa, giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh chưa phát huy được tiềm năng, còn bộc lộ nhiều hạn chế cần được khắc phục. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và...

Du lịch trải nghiệm thu hút khách du lịch

Huyện Quảng Hòa không những nổi tiếng là nơi có nhiều làng nghề truyền thống như: làng hương Phja Thắp, làng giấy bản Dìa Trên, làng nhuộm vải xóm Khào, làng rèn Pác Rằng, làng ngói Lũng Rì... được lưu truyền hàng nghìn năm mà còn là một địa điểm thích hợp giúp du khách có những trải nghiệm thú vị khi đến thăm Cao Bằng. Điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình du lịch trải nghiệm các làng...

Khai thác giá trị tinh hoa ẩm thực bản địa trong phát triển du lịch bền vững

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định phát triển du lịch, dịch vụ bền vững là một trong 3 “đột phá” trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Trong đó, phát triển du lịch, dịch vụ bền vững, trọng tâm là du lịch văn hóa, lịch sử và du lịch cộng đồng, quan tâm hỗ trợ phát triển điểm du lịch cộng đồng;...

Phát huy truyền thống văn hóa phát triển du lịch cộng đồng

Xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc (Bảo Lạc) là vùng đất của đồng bào Lô Lô sinh sống lâu đời. Với hệ thống văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng và các phong tục tập quán đặc sắc, Khuổi Khon đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách, góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiếu số.  Ông Pâu Văn Phương, xóm Khuổi Khon cho biết: Khuổi Khon có 61 hộ,...

Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch bền vững

Thực hiện nội dung đột phá về phát triển du lịch bền vững, giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh bảo tồn làng nghề thủ công truyền thống gắn với phát triển du lịch bền vững. Qua đó, đóng góp tích cực vào công tác quảng bá, xúc tiến du lịch...

Thúc đẩy du lịch biên giới phát triển

Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc) chính thức vận hành từ ngày 15/10/2024. Đây là khẳng định về sự tin cậy chính trị, thúc đẩy hài hòa lợi ích giữa hai nước, tăng cường giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai tỉnh/khu nói riêng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc nói chung. Qua đó, thúc đẩy phát triển du lịch, mở cửa nhịp cầu giao lưu văn hóa, du lịch...

Toàn tỉnh đón hơn 1,6 triệu lượt khách du lịch

9 tháng đầu năm, toàn tỉnh đón hơn 1,6 triệu lượt khách du lịch, tăng 11% so với cùng kỳ. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 36.065 lượt, tăng 63% so với cùng kỳ; khách du lịch nội địa ước đạt 1,623 triệu lượt, tăng 11%; tổng thu du lịch ước đạt 1.276 tỷ đồng, tăng 8,24% so với năm 2023; công suất sử dụng phòng ước đạt 52,5%. Riêng quý III, tổng lượt khách đến Cao Bằng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất