Powered by Techcity

Tìm giải pháp hữu hiệu để phát triển du lịch cộng đồng


Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho cư dân bản địa, giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh chưa phát huy được tiềm năng, còn bộc lộ nhiều hạn chế cần được khắc phục.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, một trong những điểm sáng của du lịch tỉnh là phát triển mô hình du lịch cộng đồng. Chính việc phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh trong những năm gần đây góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch phát triển. Sau nhiều năm xây dựng mô hình làng du lịch cộng đồng, hoạt động đón tiếp khách du lịch của các làng du lịch cộng đồng có nhiều khởi sắc, chất lượng các dịch vụ phục vụ khách du lịch từng bước được nâng cao. 

Xác định rõ tầm quan trọng của giao thông trong phát huy tiềm năng, thế mạnh cho du lịch cộng đồng của địa phương, tỉnh tập trung huy động các nguồn lực, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nhằm phát triển hạ tầng giao thông. Tập trung hỗ trợ, xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch gắn với bảo vệ môi trường sinh thái vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển du lịch theo mô hình bền vững, có trách nhiệm, bảo đảm cộng đồng vùng dân tộc thiểu số có quyền tham gia và hưởng lợi từ hoạt động du lịch, khai thác hợp lý tài nguyên, cảnh quan du lịch theo nguyên tắc khai thác gắn chặt với bảo tồn; khai thác, phát huy văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số phục vụ phát triển du lịch; hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động du lịch tới đời sống, văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số; ưu tiên hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại các bản, làng theo mô hình lưu trú tại nhà dân (homestay).     

Thung lũng Xuân Trường, xã Xuân Trường (Bảo Lạc) rất phù hợp để phát triển du lịch cộng đồng.
Thung lũng Xuân Trường, xã Xuân Trường (Bảo Lạc) rất phù hợp để phát triển du lịch cộng đồng.

Trưởng phòng Quản lý du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ngô Quang Tú cho biết: Nhiều chủ homestay bước vào kinh doanh khi chưa đủ kiến thức về du lịch, họ tự đi tham quan học hỏi ở những mô hình giá rẻ, sau đó xây dựng theo ý thích của cá nhân mà chưa nắm được nhu cầu của khách, không đưa được các yếu tố văn hóa truyền thống vào phục vụ du khách. Những tồn tại này nếu không sớm được khắc phục sẽ không tạo được sức hút, khiến du khách quay lưng lại với du lịch cộng đồng như đã xảy ra ở nhiều địa phương.

Cao Bằng có rất nhiều lợi thế để phát triển loại hình du lịch cộng đồng; có những thắng cảnh thiên nhiên đẹp nổi tiếng thế giới như thác Bản Giốc, Mắt Thần núi, hang Pác Bó… Sắc màu dân tộc cũng rất phong phú, đa dạng và còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo, nhiều ngôi làng cổ rất đẹp. Quan trọng hơn, vẻ đẹp của Cao Bằng đã được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Người dân Cao Bằng hiền hòa, mến khách. Ẩm thực cũng rất độc đáo, phong phú với những món ăn dân gian lạ miệng… Tuy nhiên, đáng tiếc là tỉnh chưa phát huy được những tiềm năng để phục vụ du lịch, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống kinh tế cho người dân. Một số làng làm du lịch tự phát, không có quy hoạch, chất lượng phục vụ yếu kém, vẫn làm theo lối mòn cũ, không có đổi mới về sản phẩm du lịch, hầu hết là khách phượt, chi tiêu thấp. Chị Bùi Thị Nhàn, chuyên gia tư vấn về du lịch cộng đồng – người sáng lập và điều hành thương hiệu du lịch Ecohost Việt Nam chia sẻ: Tôi nhận thấy Cao Bằng có rất nhiều điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng. 

Hiện nay, xóm Khuổi Ky, xã Đàm Thủy (Trùng Khánh) đang là điểm du lịch cộng đồng đông khách nhất của tỉnh. Tuy nhiên tại đây đang diễn ra tình trạng mâu thuẫn, cạnh tranh không lành mạnh, giảm giá, phá giá để cạnh tranh. Mặt khác, các hộ kinh doanh du lịch cộng đồng ở đây đa phần chưa có kiến thức cơ bản về phục vụ du khách, chỉ đáp ứng chủ yếu về lưu trú, chưa khai thác được chiều sâu. Ngoài ra, các vấn đề môi trường, cảnh quan cũng chưa được người dân quan tâm, gìn giữ, tôn tạo.

Du khách trải nghiệm du lịch công đồng tại xóm Hoài Khao, xã Quang Thành (Nguyên Bình). Ảnh Thế Vĩnh
Du khách trải nghiệm du lịch cộng đồng tại xóm Hoài Khao, xã Quang Thành (Nguyên Bình). Ảnh Thế Vĩnh

Tại huyện Nguyên Bình, đồng bào dân tộc Dao Tiền xóm Hoài Khao, xã Quang Thành được UBND huyện đầu tư hỗ trợ đường đi lại trong làng, lựa chọn hỗ trợ xây dựng homestay, nhà văn hóa cộng đồng, bãi đỗ xe, tập huấn nâng cao nhận thức về du lịch cộng đồng, hướng dẫn nghiệp vụ du lịch…, nhằm xây dựng thành điểm du lịch cộng đồng tiêu biểu của huyện. Tháng 4/2022, điểm du lịch cộng đồng Hoài Khao được khánh thành, đưa vào khai thác du lịch. Tuy nhiên, lượng khách đến Hoài Khao còn rất ít và người dân vẫn chưa thể sống được bằng nghề dịch vụ du lịch. Hoài Khao giữ gìn văn hóa dân tộc rất tốt nhưng giao thông rất khó khăn, dịch vụ còn nghèo nàn, sản phẩm du lịch ít, chưa có tính hàng hóa và người dân chỉ sản xuất hàng hóa du lịch vào thời gian nông nhàn. Người dân dệt thổ cẩm rất đẹp nhưng nếu khách muốn mua phải chờ rất lâu mới có sản phẩm. 

Tại Thành phố, dịch vụ homestay đang nở rộ. Tuy nhiên, đa phần các homestay tại Thành phố là tận dụng diện tích nhà ở không hết để làm phòng nghỉ cho khách nên chưa đáp ứng được các yêu cầu của homestay về tính trải nghiệm (bản chất là cải tạo lại nhà ở để kinh doanh) nên không hấp dẫn được du khách. Để thu hút khách, nhiều homestay phải giảm giá tối đa. 

Hiện, tỉnh chỉ đạo triển khai một số giải pháp trọng tâm để khuyến khích, phát triển du lịch cộng đồng, như ban hành, thực hiện tốt kế hoạch thực hiện nội dung đột phá về phát triển du lịch – dịch vụ bền vững, trong đó sẽ tiếp tục đầu tư, bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng, danh lam thắng cảnh; khai thác và phát huy danh hiệu Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng; xây dựng, phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc, phù hợp với nhu cầu thị trường, tạo nên thương hiệu và hình ảnh mỗi điểm đến du lịch của tỉnh, gồm các nhóm sản phẩm, như: du lịch văn hóa lịch sử, du lịch qua biên giới, sinh thái nông nghiệp, nghỉ dưỡng, tâm linh, cộng đồng…, trong đó chú trọng phát triển du lịch cộng đồng để du lịch Cao Bằng ngày càng khởi sắc.


Quốc Đạt





Nguồn: https://baocaobang.vn/tim-giai-phap-huu-hieu-de-phat-trien-du-lich-cong-dong-3173381.html

Cùng chủ đề

Thành phố có 54 cơ sở sản xuất kinh doanh ngành nghề, làng nghề nông thôn

Năm 2024, Thành phố có 54 cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề, làng nghề nông thôn với hình thức hoạt động chủ yếu là hộ kinh doanh cá thể, có một số ít là tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp. Trong đó, có 23 cơ sở chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; 9 cơ sở sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát,...

Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Thúy Anh dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xóm Tắp Ná (Hà Quảng)

Ngày 13/11, đồng chí Nguyễn Thúy Anh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xóm Tắp Ná, xã Thanh Long (Hà Quảng). Cùng dự có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, huyện Hà Quảng. Xóm Tắp Ná có 78 hộ, gồm 2 dân tộc: Nùng, Dao cùng chung sống. Năm 2024, xóm nêu cao tinh thần đoàn kết, thực hiện tốt 5...

Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam trao kinh phí hỗ trợ tại huyện Nguyên Bình

Ngày 13/11, Đoàn công tác Bộ Tổng tham mưu QĐND Việt Nam do Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Bí thư Đảng ủy Bộ Tổng tham mưu - Cơ quan Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn đến trao kinh phí hỗ trợ xây dựng "Nhà tình nghĩa", "Nhà Đại đoàn kết", một số công trình dân sinh, xây dựng nông thôn mới; tặng quà chính sách tại huyện Nguyên Bình. Tham dự có...

Bí thư Tỉnh ủy Trần Hồng Minh kiểm tra tiến độ triển khai Dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh...

Ngày 13/11, Đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Trần Hồng Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn đến kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường cao tốc trên địa bàn 2 huyện: Thạch An và Quảng Hòa. Cùng đi có các đồng chí: Đại tá Vũ Hồng Quang, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh; Hoàng Văn Thạch, Tỉnh...

Kiểm tra công tác chuẩn bị đại hội điểm đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 – 2030 tại Thành phố

Ngày 12/11, đồng chí Nguyễn Thúy Anh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Tổ phó thường trực Tổ theo dõi và chỉ đạo Đại hội điểm số 1942 của Tỉnh ủy và đoàn công tác kiểm tra công tác lãnh dạo, chỉ đạo, chuẩn bị đại hội điểm đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030 tại Thành phố. Đảng bộ Thành phố có 35 chi bộ trực thuộc với 8.346 đảng viên, Ban...

Cùng tác giả

Thành phố có 54 cơ sở sản xuất kinh doanh ngành nghề, làng nghề nông thôn

Năm 2024, Thành phố có 54 cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề, làng nghề nông thôn với hình thức hoạt động chủ yếu là hộ kinh doanh cá thể, có một số ít là tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp. Trong đó, có 23 cơ sở chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; 9 cơ sở sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát,...

Bộ Công Thương tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp

Công tác giải quyết thủ tục hành chính được triển khai đúng quy định, việc cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính được quan tâm đẩy mạnh. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đạt được nhiều kết quả tích cực. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được triển khai đồng loạt, tích cực từ Trung ương đến địa phương. Nhờ đó, hoạt động bán hàng đa cấp đến nay cơ bản...

Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Thúy Anh dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xóm Tắp Ná (Hà Quảng)

Ngày 13/11, đồng chí Nguyễn Thúy Anh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xóm Tắp Ná, xã Thanh Long (Hà Quảng). Cùng dự có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, huyện Hà Quảng. Xóm Tắp Ná có 78 hộ, gồm 2 dân tộc: Nùng, Dao cùng chung sống. Năm 2024, xóm nêu cao tinh thần đoàn kết, thực hiện tốt 5...

Hội nghị biểu dương Hội Người cao tuổi tiêu biểu giai đoạn 2019

Ngày 12/11, Ban đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh tổ chức Hội nghị biểu dương Người cao tuổi tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở giai đoạn 2019 – 2024. Tham dự có đại diện Lãnh đạo Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam. Về phía tỉnh, có đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh...

Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam trao kinh phí hỗ trợ tại huyện Nguyên Bình

Ngày 13/11, Đoàn công tác Bộ Tổng tham mưu QĐND Việt Nam do Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Bí thư Đảng ủy Bộ Tổng tham mưu - Cơ quan Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn đến trao kinh phí hỗ trợ xây dựng "Nhà tình nghĩa", "Nhà Đại đoàn kết", một số công trình dân sinh, xây dựng nông thôn mới; tặng quà chính sách tại huyện Nguyên Bình. Tham dự có...

Cùng chuyên mục

Du lịch trải nghiệm thu hút khách du lịch

Huyện Quảng Hòa không những nổi tiếng là nơi có nhiều làng nghề truyền thống như: làng hương Phja Thắp, làng giấy bản Dìa Trên, làng nhuộm vải xóm Khào, làng rèn Pác Rằng, làng ngói Lũng Rì... được lưu truyền hàng nghìn năm mà còn là một địa điểm thích hợp giúp du khách có những trải nghiệm thú vị khi đến thăm Cao Bằng. Điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình du lịch trải nghiệm các làng...

Khai thác giá trị tinh hoa ẩm thực bản địa trong phát triển du lịch bền vững

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định phát triển du lịch, dịch vụ bền vững là một trong 3 “đột phá” trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Trong đó, phát triển du lịch, dịch vụ bền vững, trọng tâm là du lịch văn hóa, lịch sử và du lịch cộng đồng, quan tâm hỗ trợ phát triển điểm du lịch cộng đồng;...

Phát huy truyền thống văn hóa phát triển du lịch cộng đồng

Xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc (Bảo Lạc) là vùng đất của đồng bào Lô Lô sinh sống lâu đời. Với hệ thống văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng và các phong tục tập quán đặc sắc, Khuổi Khon đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách, góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiếu số.  Ông Pâu Văn Phương, xóm Khuổi Khon cho biết: Khuổi Khon có 61 hộ,...

Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch bền vững

Thực hiện nội dung đột phá về phát triển du lịch bền vững, giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh bảo tồn làng nghề thủ công truyền thống gắn với phát triển du lịch bền vững. Qua đó, đóng góp tích cực vào công tác quảng bá, xúc tiến du lịch...

Thúc đẩy du lịch biên giới phát triển

Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc) chính thức vận hành từ ngày 15/10/2024. Đây là khẳng định về sự tin cậy chính trị, thúc đẩy hài hòa lợi ích giữa hai nước, tăng cường giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai tỉnh/khu nói riêng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc nói chung. Qua đó, thúc đẩy phát triển du lịch, mở cửa nhịp cầu giao lưu văn hóa, du lịch...

Toàn tỉnh đón hơn 1,6 triệu lượt khách du lịch

9 tháng đầu năm, toàn tỉnh đón hơn 1,6 triệu lượt khách du lịch, tăng 11% so với cùng kỳ. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 36.065 lượt, tăng 63% so với cùng kỳ; khách du lịch nội địa ước đạt 1,623 triệu lượt, tăng 11%; tổng thu du lịch ước đạt 1.276 tỷ đồng, tăng 8,24% so với năm 2023; công suất sử dụng phòng ước đạt 52,5%. Riêng quý III, tổng lượt khách đến Cao Bằng...

Du lịch Cao Bằng mùa đông – trải nghiệm thú vị vùng Đông Bắc

Mùa đông là thời điểm Cao Bằng khoác lên mình một tấm áo thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa huyền bí. Không chỉ nổi tiếng với những địa danh lịch sử, văn hóa lâu đời, Cao Bằng còn chinh phục du khách bởi cảnh quan thiên nhiên đặc sắc vào mùa đông. Các điểm du lịch nổi tiếng trở thành những bức tranh tuyệt đẹp giữa tiết trời lạnh, mang lại những trải nghiệm không thể nào quên cho...

Thành phố đón trên 860.380 lượt khách du lịch

9 tháng đầu năm, Thành phố thu hút 860.383 lượt khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm. Trong đó, lượng khách quốc tế là 87.998 lượt; khách nội địa là 772.385 lượt, tổng lượng khách du lịch đến Thành phố đạt 86% kế hoạch. Không gian phố đi bộ Kim Đồng trở thành điểm nhấn văn hóa - du lịch đặc biệt của thành phố, thu hút đông đảo du khách khi đặt chân đến với miền non nước dịp...

Du lịch miền non nước ngàn năm

Cao Bằng là vùng đất cổ xưa, nơi sinh sống của 8 dân tộc: Tày, Nùng, Mông, Kinh, Dao, Sán Chỉ, Hoa, Lô Lô. Nơi đây được xem là một trong những trung tâm của bộ tộc người Tày cổ; miền đất Cao Bằng được xem là “cái nôi” của cách mạng Việt Nam. Ngoài ra, còn nhiều di tích văn hóa, lịch sử, khảo cổ, đa dạng sinh học cùng hàng trăm di sản văn hóa vật thể...

Phát triển du lịch thông qua sản phẩm lưu niệm

Những năm gần đây, phát triển du lịch tại Cao Bằng ngày càng gắn liền với việc thúc đẩy sản xuất và kinh doanh các sản phẩm lưu niệm thủ công, góp phần không nhỏ vào việc quảng bá văn hóa địa phương và phát triển kinh tế cộng đồng. Phát triển du lịch thông qua sản phẩm lưu niệm là một chiến lược quan trọng nhằm nâng cao trải nghiệm du lịch của du khách và tạo ra nguồn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất