Powered by Techcity

Hai cuốn sách mới tô thắm truyền thống vẻ vang của quê hương non nước Cao Bằng


Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông kịp thời ban hành hai cuốn sách mới “Những người con Cao Bằng với cách mạng Lào”, “Chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn” do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh sưu tầm, biên soạn trên cơ sở đề tài nghiên cứu và các cuộc hội thảo khoa học được triển khai năm 2022 – 2023. 

Trong lời tựa cuốn sách “Những người con Cao Bằng với cách mạng Lào”, Bí thư Tỉnh ủy Trần Hồng Minh đánh giá đây là công trình khơi dậy niềm tự hào của chúng ta với quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào trong hai cuộc kháng chiến.  Là nguồn tư liệu quý trong công tác giáo dục truyền thống tốt đẹp về mối quan hệ Việt Nam – Lào cho cán bộ, đảng viên và nhân dân… Tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng và nhân dân hai nước.  

Cuốn sách dày 460 trang với trên 50 bài viết và nhiều tư liệu lịch sử nêu bật những cống hiến, hy sinh to lớn của con em các dân tộc Cao Bằng đã chiến đấu, hy sinh trên đất bạn Lào. Những câu chuyện cảm động về tình nghĩa keo sơn giữa quân đội và nhân dân hai nước mà hầu hết các vị tướng lĩnh quê hương Cao Băng đã trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lớn ở những thời điểm quan trọng, có tính quyết định thúc đẩy cuộc kháng chiến của nhân dân Lào không ngừng phát triển và đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Trung tướng Đàm Đình Trại, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nguyên Bí thư Đảng ủy Quân khu 1 trong bài viết “Ký ức về Chiến dịch đường 9 Nam Lào” cho biết: Năm 1971, tôi là Chính trị viên Đại đội đặc công, Sư đoàn quân tiên phong (308), đơn vị chủ công có nhiệm vụ đánh phủ đầu cuộc hành quân chiến lược Lam Sơn 719 của Mỹ, Ngụy hòng cắt đứt tuyến đuờng Trường Sơn. Cuộc chiến đấu diễn ra rất quyết liệt, quân dân hai nước Việt – Lào đã lập nên chiến công hiển hách, đập tan âm mưu Việt Nam hóa chiến tranh của đế quốc Mỹ. 

Bài “Tổng quan lịch sử quân tình nguyện Việt Nam giúp cách mạng Lào” của Đại tá Hoàng Sơn Đông, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh khái quát về tiến trình lịch sử mối quan hệ hai nước Việt – Lào đoàn kết đánh kẻ thù chung, xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc: Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới, đây là nhận thức tiền đề cho việc xây dựng liên minh chiến đấu Việt – Lào ngày càng phát triển ổn định bền vững.    

Bài viết “Niềm tự hào của những người con Cao Bằng với cách mạng Lào” của đồng chí Đàm Văn Eng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh với sự phân tích và dẫn chứng khá đầy đủ các sự kiện lịch sử, thông qua những con người thật, việc thật như Thượng tướng Đàm Quang Trung, Thượng tướng Vũ Lập, Trung tướng Bằng Giang, Lê Thùy, Nam Long, Đàm Văn Ngụy, Thiếu tướng Chu Phương Đới, Lãnh Hùng Tân…, những vị chỉ huy chiến dịch tài tình đã lập nên những chiến công vang dội trên đất bạn Lào. 

Từ năm 1948, khi Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng cử đồng chí Đông Tùng (Hưng Đạo, Hòa An) làm Bí thư Chi bộ Ban xung phong Lào Bắc do ông Cay-xỏn Phôm-vi-hản (sau này là Tổng Bí thư Đảng nhân dân cách mạng Lào) đưa một số cán bộ Lào về nước hoạt động; bao thế hệ con em các dân tộc Cao Bằng đã nối tiếp nhau sang giúp Lào xây dựng cơ sở kháng chiến, tiêu biểu như các anh hùng: Phùng Văn Khầu, Nông Văn Việt, Hoàng Đình Hợp, Hoàng Văn Nghiên, Trịnh Trọng Thập, Triệu Xuân Tâng…; hơn 200 tập thể, cá nhân xuất sắc được Đảng và Nhà nước Lào tặng thưởng nhiều huân chương, huy chương và danh hiệu cao quý.

Cuốn sách còn cung cấp nhiều thông tin tư liệu, trong đó có danh sách 44 liệt sĩ nằm tại Nghĩa trang Anh Sơn (Nghệ An), giúp chúng ta hiểu rõ hơn những đóng góp của con em các dân tộc Cao Bằng đã ghi một dấu ấn đặc biệt và tình cảm sâu sắc trong mối quan hệ Việt – Lào.  

Bìa hai cuốn sách “Những người con Cao Bằng với cách mạng Lào” và “Chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn”.
Bìa hai cuốn sách “Những người con Cao Bằng với cách mạng Lào” và “Chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn”.

Cuốn sách “Chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn” dày 209 trang, tập hợp những bài viết và tư liệu bổ ích về một chiến dịch quân sự đặc biệt có một không hai trong lịch sử đấu tranh cách mạng, Quân đội nhân dân Việt Nam giúp nhân dân Trung Quốc giải phóng Ung – Long – Khâm Châu giáp với Cao Bằng – Lạng Sơn – Quảng Ninh.   

Bối cảnh sự kiện, đầu năm 1949, theo đề nghị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị Bộ tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam giúp nhân dân Trung Quốc xây dựng khu giải phóng Ung – Long – Khâm Châu, nối liền với vùng Đông Bắc của nước ta. 

Nhiệm vụ quốc tế cao cả này được giao cho Liên khu 1 và đồng chí Lê Quảng Ba (Phó Tư lệnh Liên khu 1) làm tư lệnh; đồng chí Trần Mình Giang (Trung Quốc) làm chính trị, ủy viên; đồng chí Thanh Phong (tên thật là Nguyễn Tri Phương ở xã Bế Triều, huyện Hòa An) chỉ huy mặt trận phía Tây (Long Châu – Tả Giang); đồng chí Nam Long chỉ huy mặt trận phía Đông (Khâm Châu – Phòng Thành). Trước khi lên đường, Bác Hồ trực tiếp căn dặn và trao cho Lê Quảng Ba mảnh giấy ghi dòng chữ tự tay Người viết: “Cẩn thận, bí mật, đoàn kết, hữu nghị, thắng lợi”.

Cao Bằng vừa là điểm khởi đấu chiến dịch, vừa là nơi cung cấp nhân lực, nguồn lực cho mặt trận. Trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn mọi bề, chiến trường xa lạ, địa hình phức tạp, ăn đói, mặc rét… nhưng mỗi cán bộ, chiến sĩ đều nêu cao tinh thần đoàn kết, dũng cảm hy sinh. Sau 5 tháng chiến đấu quyết liệt, hai cánh quân của ta đã giải phóng một vùng đất rộng lớn nối liền các căn cứ của khu Thập Vạn Đại Sơn, tạo điều kiện để  cánh quân Nam Hạ (giải phóng quân Trung Quốc) tiến xuống Nam Ninh.

Đánh giá về chiến dịch, Chính ủy Trần Minh Giang, Bí thư địa ủy khu Thập Vạn Đại Sơn khẳng định: Thắng lợi về quân sự đã quan trọng nhưng thắng lợi về chính trị còn to lớn hơn nhiều. Hình ảnh bộ đội Việt Nam áo màu nâu, mũ mõm trâu đánh phi thường, ác liệt đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhân dân Trung Quốc.

Một số chiến sĩ hy sinh trong chiến dịch này vẫn còn nằm lại Nghĩa trang Liệt sĩ Trung – Việt ở Thủy Khẩu – Long Châu và Đông Hưng – Phòng Thành, trong đó có đồng chí Long Văn Mần (tức Ngọc Trình), 1 trong 34 chiến sĩ đầu tiên của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân.  

75 năm đã trôi qua, sự kiện lịch sử đặc biệt này được nhắc đến trên một số tờ báo và tạp chí chuyên ngành, nhưng chưa có một cuốn sách nào phản ánh đầy đủ và có tính tập trung nên thông tin về chiến dịch này vẫn còn nhiều điều và nhiều người chưa biết đến. 

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Viêt Nam 22/12, hy vọng cuốn sách “Chiến dịch Thập Vạn Đại Sơn” sẽ là tư liệu quý để phục vụ công tác nghiên cứu các công trình khoa học lịch sử trong thời gian tới, góp phần khẳng định tinh thần quốc tế cao cả của Quân đội nhân dân Việt Nam, trong đó có những đóng góp không nhỏ của nhân dân các dân tộc Cao Bằng(*). 

(*) Trích lời tựa của đồng chí Trần Hồng Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Tư lệnh Quân khu 1.


Lã Vinh





Nguồn: https://baocaobang.vn/hai-cuon-sach-moi-to-tham-truyen-thong-ve-vang-cua-que-huong-non-nuoc-cao-bang-3173374.html

Cùng chủ đề

Họp Ban Tổ chức Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam) – Bách Sắc (Trung Quốc)

Sáng 8/11, UBND tỉnh tổ chức họp Ban Tổ chức Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam) - Bách Sắc (Trung Quốc). Đồng chí Nguyễn Bích Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì cuộc họp.  Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam) - Bách Sắc (Trung Quốc) năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy hợp tác toàn diện, phát triển bền vững”...

Du lịch trải nghiệm thu hút khách du lịch

Huyện Quảng Hòa không những nổi tiếng là nơi có nhiều làng nghề truyền thống như: làng hương Phja Thắp, làng giấy bản Dìa Trên, làng nhuộm vải xóm Khào, làng rèn Pác Rằng, làng ngói Lũng Rì... được lưu truyền hàng nghìn năm mà còn là một địa điểm thích hợp giúp du khách có những trải nghiệm thú vị khi đến thăm Cao Bằng. Điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình du lịch trải nghiệm các làng...

Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh dâng hương Đền thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Đoàn đại biểu Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh do đồng chí Lương Tuấn Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Khối làm trưởng đoàn đến dâng hương Đền thờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Khu di tích Quốc gia đặc...

Khen thưởng 17 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tổ chức Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng...

Sáng 7/11, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp tổng kết Hội nghị quốc tế lần thứ 8 của Mạng lưới Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2024 (APGN 8) tại tỉnh Cao Bằng. Đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Hội nghị APGN 8 chủ trì. Tham dự có các đồng chí: Bế Thanh Tịnh, Ủy viên Ban...

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thường lệ cuối năm tại xã Đức Long (Hòa An)

Sáng 6/11, Tổ đại biểu HĐND tỉnh đơn vị huyện Hòa An do đồng chí Nông Thanh Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tại xã Đức Long. Tại hội nghị tiếp xúc,  đại biểu HĐND tỉnh thông cáo với cử tri kết quả Kỳ họp thứ 21, 22, 23, 24 (chuyên đề) HĐND tỉnh khóa XVII,...

Cùng tác giả

Cao Bằng: Chuyển đổi số tạo động lực thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế

Triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột gồm: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số tại Cao Bằng đã và đang tạo ra những động lực tích cực góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Chuyển đổi số gắn với...

Báo Người Lao Động trao kinh phí hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3

Chiều 6/11, tại Đồn Biên phòng Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp Báo Người Lao Động tặng 5000 lá cờ Tổ quốc và 1,8 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão Yagi. Báo Người Lao...

Họp bàn phương án đặt tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh

Sáng 8/11, đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng tỉnh chủ trì cuộc họp bàn phương án đặt tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh. Tham dự có thành viên Hội đồng tư vấn, Tổ thư ký Hội đồng Tư vấn đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng...

Họp Ban Tổ chức Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam) – Bách Sắc (Trung Quốc)

Sáng 8/11, UBND tỉnh tổ chức họp Ban Tổ chức Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam) - Bách Sắc (Trung Quốc). Đồng chí Nguyễn Bích Ngọc, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì cuộc họp.  Hội chợ thương mại quốc tế Cao Bằng (Việt Nam) - Bách Sắc (Trung Quốc) năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy hợp tác toàn diện, phát triển bền vững”...

Nét đẹp văn hoá các DTTS của tỉnh Vĩnh Phúc được quảng bá rộng rãi tới du khách

Ngày hội có sự tham gia của 8 tỉnh, gồm: Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên và Lạng Sơn. Đoàn Vĩnh Phúc đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét đối với du khách trong và ngoài nước thông qua các hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc. Trong đó, nổi bật là không gian trưng bày các biểu đồ, mô hình hiện vật, hình ảnh, nhạc cụ, trang phục, tranh,...

Cùng chuyên mục

Khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI

Sáng 2/11, tại tỉnh Lạng Sơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc khu vực Đông Bắc lần thứ XI, năm 2024. Tham gia ngày hội có hơn 400 nghệ nhân, diễn viên quần chúng và vận động viên tại 8 tỉnh Đông Bắc: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn,...

Hội thảo khoa học “Thục phán – An Dương Vương với Cao Bằng”

Ngày 27/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Thục phán - An Dương Vương với Cao Bằng" lần 2, lần 3 với chủ đề “Quá trình hợp nhất Hùng - Thục và cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược”; “Thục phán - An Dương Vương trong giai đoạn đầu tiên lịch sử Việt Nam”. Tham...

Đặc sắc trang phục dân tộc Mông

Mỗi dân tộc đều có những trang phục truyền thống mang bản sắc riêng, là sản phẩm “ngôn ngữ” phản ánh tư duy thẩm mỹ và nghệ thuật sáng tạo phong phú, biểu đạt cho giá trị di sản văn hóa truyền thống. Thông qua trang phục đắc sắc, với những dấu ấn riêng biệt, cộng đồng dân tộc Mông tự hào góp phần tô thắm thêm sắc màu của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Cộng đồng dân...

Thêm yêu quê hương và khát vọng cống hiến từ tấm gương tiền bối cách mạng tiêu biểu Hoàng Đình Giong

Cao Bằng - mảnh đất địa đầu Tổ quốc giàu truyền thống cách mạng đã tôi luyện và hun đúc nên những con người có lối sống mộc mạc, cần cù, kiên cường, gan dạ, sẵn sàng hy sinh vì đất nước và luôn hướng về nguồn cội. Bởi vậy, suốt chiều dài hơn 4.000 lịch sử của dân tộc, mảnh đất biên cương xa xôi này thời nào cũng có những anh hùng, danh tướng, hiền tài… đóng...

Đồng Loan bảo tồn giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch

Tại xã Đồng Loan (Hạ Lang), các làn điệu dân ca, trang phục truyền thống và ẩm thực địa phương vẫn vẹn nguyên các giá trị tốt đẹp. Đây là điều kiện quan trọng để bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống gắn với phát triển du lịch. Đồng Loan là xã biên giới có 5 xóm với 310 hộ, gồm 2 dân tộc Tày, Nùng đoàn kết chung sống. Trên địa bàn xã có di tích Động Dơi...

Hát giao duyên – Nét đẹp của dân tộc Tày, Nùng

Cao Bằng có 8 dân tộc cùng sinh sống như: Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Lô Lô, Sán Chỉ, Hoa... Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng rất đặc sắc tạo nên một rừng hoa đa sắc màu. Tạo hóa đã ưu ái cho Cao Bằng cảnh đẹp vừa hùng vĩ, vừa nên thơ làm say đắm lòng người, chính mảnh đất hữu tình đó đã là sự khơi nguồn cho những làn điều dân ca say...

Lày cỏ – từ trò chơi dân gian trở thành môn thể thao trí tuệ

“Lày cỏ” là trò chơi dân gian của các dân tộc xuất hiện lâu đời trong văn hóa dân gian của người Tày, Nùng. Trải qua thời gian, dần dần lày cỏ trở nên phổ biến hơn, được đưa vào các cuộc thi tại lễ hội xuân, các cuộc giao lưu, môn thi đấu trong các hội thi thể thao. “Lày cỏ” hoặc “sai mạ” là một hoạt động giao lưu trong những dịp lễ, tết, ngày vui của người...

Người cao tuổi giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Với mong muốn phát huy những nét đẹp bản sắc văn hóa của dân tộc đang dần bị mai một trong cuộc sống hiện đại, nhiều người cao tuổi trong tỉnh luôn cần mẫn cống hiến, gìn giữ và trao truyền cho thế hệ sau các giá trị tinh thần và vốn văn hóa quý báu của dân tộc mình. Cao Bằng là mảnh đất giàu bản sắc văn hóa với 95% dân số là người dân tộc thiểu số,...

Hát lượn Phong slư – Làn điệu dân ca của người Tày

Cao Bằng là tỉnh biên giới Đông Bắc, với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và di tích lịch sử văn hóa giá trị, nơi đây có hơn 95% dân số là người dân tộc thiểu số cùng chung sống như: Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô... Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa độc đáo riêng. Trong đó, nổi bật là hát lượn - một làn điệu dân ca giao duyên của người Tày....

Kỹ thuật in hoa văn sáp ong của người Mông hoa

Ở Cao Bằng người Mông gồm có ba ngành: Mông trắng, Mông hoa và Mông đen cư trú tại các xã: Sóc Hà, Đa Thông (Hà Quảng), Dân Chủ (Hòa An), Quảng Lâm (Bảo Lâm). Việc phân biệt các ngành người Mông chủ yếu dựa trên trang phục phụ nữ, phụ nữ Mông trắng sử dụng váy lanh màu trắng, phụ nữ Mông đen sử dụng váy lanh nhuộm chàm, phụ nữ Mông hoa sử dụng váy in hoa...

Tin nổi bật

Tin mới nhất