Powered by Techcity

Khai thác giá trị tinh hoa ẩm thực bản địa trong phát triển du lịch bền vững


Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 – 2025 xác định phát triển du lịch, dịch vụ bền vững là một trong 3 “đột phá” trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương. Trong đó, phát triển du lịch, dịch vụ bền vững, trọng tâm là du lịch văn hóa, lịch sử và du lịch cộng đồng, quan tâm hỗ trợ phát triển điểm du lịch cộng đồng; định hướng phát triển du lịch phải bám theo công viên địa chất toàn cầu, lấy đó làm cốt lõi để phát triển du lịch.

Tỉnh tập trung xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng mang đậm sắc thái địa phương, khẳng định thương hiệu du lịch đặc trưng miền núi của Việt Nam; gắn du lịch tham quan, nghỉ dưỡng và tìm hiểu, khám phá cảnh quan thiên nhiên, thưởng thức những nét độc đáo trong nghệ thuật ẩm thực, gắn ẩm thực với những thảo dược đặc hữu ở địa phương đang là một trong những sản phẩm thu hút sự quan tâm của các du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Tuy nhiên, trong thời gian qua, tỉnh chưa khai thác hết giá trị tiềm năng của ẩm thực trong tổng thể phát triển du lịch của địa phương. Hệ thống nhà hàng, khách sạn mặc dù được đầu tư, nâng cấp cơ bản đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách du lịch, song “nội hàm” của du lịch không chỉ có lưu trú mà du lịch được xem là ngành “công nghiệp” kinh doanh tổng hợp đa lĩnh vực, đa ngành nghề từ đi lại, nghỉ ngơi, tham quan, khám phá, trải nghiệm, đặc biệt là thưởng thức các món ăn, nghệ thuật chế biến ẩm thực mang phong vị đặc sắc các dân tộc bản địa đang là sản phẩm thu hút du khách. 

Đến Cao Bằng du khách không chỉ được sống trong không gian thiên nhiên của di sản địa chất với những phong cảnh hữu tình thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, hồ Thang Hen, Mắt Thần núi, đèo Khau Cốc Chà, đồi cỏ cháy Vinh Quý…; mà còn được khám phá các nét văn hóa độc đáo mang đậm bản sắc các dân tộc bản địa: Lễ hội Lồng tồng, Lễ hội chọi bò, Chợ tình Phong lưu, Lễ cấp sắc (dân tộc Dao), Lễ mừng cơm mới (dân tộc Tày, Nùng), Lễ hội tranh đầu pháo, Lễ hội Nàng Hai, Lễ hội Thanh Minh, Lễ cúng Thần Ong… Khi đến Cao Bằng, du khách còn được thưởng thức các món ẩm thực được chế biến từ các sản phẩm tại địa phương từ bàn tay chế biến của các nghệ nhân: bánh cuốn nóng, áp chao thịt vịt, lạp sườn, thịt treo gác bếp, bò sấy khô, phở chua, nằm khau, vịt quay, cốm hạt dẻ, gà tần lá ngải, cá suối, rượu nếp hấp trứng. Bên cạnh đó có nhiều loại hoa quả thơm ngon nổi tiếng như: hạt dẻ Trùng Khánh, lê vàng, mận máu (Bảo Lạc, Thạch An); quýt Trà Lĩnh (Trùng Khánh), thanh long (Nguyên Bình)… là sản phẩm du lịch đặc trưng của miền Non nước Cao Bằng.

Lễ hội Nàng Hai, xã Tiên Thành (Quảng Hòa) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh: Phương Anh
Lễ hội Nàng Hai, xã Tiên Thành (Quảng Hòa) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ảnh TL

Hiệp hội Du lịch tỉnh kết nối với các hội đầu bếp Việt Nam và các hội đầu bếp các tỉnh, thành phố xúc tiến thành lập Chi hội đầu bếp tỉnh. Đây là sự kiện có ý nghĩa đối với hoạt động du lịch ở địa phương. Với vai trò tập hợp đội ngũ đầu bếp, các đơn vị chế biến và cung cấp thực phẩm, nguyên liệu đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm hướng đến một mô hình ẩm thực xanh, an toàn đối với du khách, góp phần phát triển du lịch bền vững. Bà Trương Thị Minh Hậu, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh chia sẻ: Cao Bằng là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi nhiều lợi thế về cảnh quan, văn hóa, đặc biệt là những ẩm thực độc đáo, phong phú nhưng du khách khi đến Cao Bằng vẫn thiếu thông tin giới thiệu về các món ăn địa phương, các nhà hàng, khách sạn chủ yếu quan tâm tới lưu trú và dịch vụ tour, chưa quan tâm quảng bá, giới thiệu về ẩm thực của địa phương. Các đầu bếp chưa có diễn đàn để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong việc chế biến các món ăn, kết hợp các loại nguyên liệu trong chế biến ẩm thực tạo nên những món ăn mới lạ và mang đậm hương vị của địa phương. 

Tháng 9/2023, tỉnh triển khai thí điểm vận hành du lịch tại Khu du lịch thác Bản Giốc (Việt Nam) – Đức Thiên (Trung Quốc) hướng tới trở thành khu du lịch trọng điểm, kiểu mẫu về du lịch qua biên giới, du lịch xanh, du lịch thông minh. Phát triển du lịch bền vững gắn với mô hình Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, khám phá những nét văn hóa đặc sắc của địa phương, thông qua các loại hình, sản phẩm du lịch đặc trưng của Cao Bằng, trong đó có thưởng thức những món ăn dân tộc địa phương đang tạo nên sự khác biệt.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 xác định 3 nhiệm vụ đột phá chiến lược: phát triển du lịch, dịch vụ bền vững, đưa du lịch – dịch vụ Cao Bằng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng Cao Bằng trở thành trung tâm du lịch của các tỉnh khu vực trung du miền núi phía Bắc. Phát triển nông nghiệp thông minh và nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đặc hữu gắn với chế biến nhằm xây dựng thương hiệu, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp, hướng đến xuất khẩu ra thị trường trong và ngoài nước.

Để hình ảnh Non nước Cao Bằng đến với du khách trong và ngoài nước, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành, thực hiện nhiều chương trình có hiệu quả; công tác xúc tiến quảng bá du lịch ngày càng được đẩy mạnh với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa được bảo tồn và tập trung khai thác phục vụ du lịch như: Lễ hội về nguồn Pác Bó, Lễ hội du lịch thác Bản Giốc, nâng cấp Lễ hội Thanh Minh tại xã Phúc Sen (Quảng Hòa) thành lễ hội gắn kết làng nghề truyền thống. 

Trong các sự kiện văn hóa của tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Công thương, các địa phương và Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức các hội chợ nông sản, cuộc thi chế biến ẩm thực nhằm giới thiệu, quảng bá nghệ thuật ẩm thực, các món ăn độc đáo của địa phương tới du khách trong nước và quốc tế. Một số món ăn của Cao Bằng được du khách ưa chuộng, được bình chọn là đặc sản ẩm thực nổi tiếng khu vực Việt Bắc như: bánh cuốn canh, phở chua, lạp sườn hun khói, vịt quay 7 vị, bánh khảo, bánh trứng kiến, chè lam, xôi trám, áp chao…

Bánh cuốn Cao Bằng.
Bánh cuốn Cao Bằng.

Bà Nguyễn Thị Lan, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh cho biết: Hiệp hội hiện có trên 160 thành viên tham gia sinh hoạt tại 6 chi hội. Với chức năng tập hợp các tổ chức, cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, thời gian qua, thành viên hiệp hội là nòng cốt tích cực tham gia các hoạt động, sự kiện vặn hóa, du lịch thông qua hoạt động, sự kiện tiêu biểu: Tuần lễ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cao Bằng tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Chương trình giới thiệu tỉnh Cao Bằng tại Bộ Ngoại giao, Hội chợ Du lịch Asean, Hội chợ du lịch các tỉnh miền núi phía Bắc, du lịch qua các miền di sản Việt Bắc, Lễ hội thác Bản Giốc, Tuần lễ Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh… Ngoài ra, Hiệp hội tổ chức nhiều hoạt động liên kết, hợp tác với Hiệp hội Du lịch Việt Nam, hiệp hội du lịch các tỉnh, thành phố tạo cơ hội cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tìm kiếm thị trường, thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư thương mại, góp phần khai thác, mở rộng thị trường du lịch trong nước và quốc tế. 

Thời gian tới, Hiệp hội Du lịch tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu UBND tỉnh tăng cường phối hợp với Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức các đoàn khảo sát với sự tham gia của các đơn vị lữ hành trên cả nước; đồng thời tổ chức đoàn khảo sát các tour, tuyến du lịch trọng điểm của tỉnh trong việc xây dựng tour, tuyến du lịch khu vực. Triển khai hiệu quả “Đề án phát triển du lịch Cao Bằng giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn đến năm 2035”; quan tâm đầu tư phát triển hệ thống khách sạn, nhà hàng, cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống; khai thác lợi thế giá trị của Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng; tập huấn, đào tạo nhân lực, nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ làm công tác du lịch. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch bằng nhiều hình thức, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, tuyên truyền, quảng bá trên các nền tảng số. Tham mưu cho ngành chức năng ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển du lịch, nhất là chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, du lịch xanh, du lịch tâm linh gắn với khám phá những nét văn hóa mang đậm bản sắc của các dân tộc nhằm tạo thương hiệu đặc trưng của Non nuớc Cao Bằng trong hành trình trải nghiệm, khám phá du lịch miền núi Việt Nam.


Việt Hùng





Nguồn: https://baocaobang.vn/khai-thac-gia-tri-tinh-hoa-am-thuc-ban-dia-trong-phat-trien-du-lich-ben-vung-3173354.html

Cùng chủ đề

Nỗ lực phục hồi du lịch sau bão số 3

Mưa lũ do hoàn lưu cơn bão số 3 (Yagi) vào tháng 9/2024 ảnh hưởng nặng nề đến hạ tầng giao thông và điều kiện an toàn của các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.  Đến nay, du lịch của tỉnh đã và đang khôi phục hiệu quả các hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế, thu hút và đón khách trở lại. Du lịch thiệt hại nặng sau bão số 3 Theo thống kê của Sở...

Khối thi đua các cơ quan Đảng tỉnh chúc mừng Trường Chính trị Hoàng Đình Giong nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Ngày 20/11, Khối thi đua các cơ quan Đảng tỉnh gồm: Ban Tuyên giáo, Ban Tổ chức, Ban Dân vận, Ủy ban Kiểm tra, Ban Nội chính, Văn phòng Tỉnh ủy, Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, Báo Cao Bằng chúc mừng Trường Chính trị Hoàng Đình Giong nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024). Thời gian qua, Trường Chính trị Hoàng Đình Giong đã nỗ lực hoàn thành tốt...

Họp giao ban đánh giá tình hình thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh (lần...

Sáng 20/11, đồng chí Hoàng Văn Thạch, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp giao ban kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) theo hình thức đối tác công tư (giai đoạn 1) từ ngày 9 - 19/11/2024. Tham dự có lãnh đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; một số sở, ban, ngành liên quan;...

Trường THPT Chuyên kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Hòa chung trong không khí tưng bừng, phấn khởi của các thế hệ giáo viên và học sinh trên cả nước, ngày 20/11, Trường THPT Chuyên tổ chức chương trình kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); sơ kết thi đua đợt 1 năm học 2024 - 2025. Tham dự có đồng chí Hà Nhật Lệ, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành tỉnh; cán bộ,...

Cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án cải tạo, nâng cấp đường Chu Trinh – Hồng Nam

Dự án cải tạo, nâng cấp đường Chu Trinh (Thành phố) - Hồng Nam (Hòa An) được UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tại Quyết định số 895/QĐ-UBND ngày 30/5/2021; phê duyệt điều chỉnh dự án (lần 2) tại Quyết định số 1754/QĐ-UBND ngày 14/12/2023 với chiều dài gần 14 km, tổng mức đầu tư 120 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2021 - 2024. Sau gần 1 năm triển khai thi công...

Cùng tác giả

Giao ban đánh giá tiến độ triển khai dự án cao tốc Đồng Đăng

Sáng 20/11, đồng chí Hoàng Văn Thạch, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp giao ban giữa UBND tỉnh với các sở, ban, ngành, địa phương, đánh giá tình hình, tiến độ thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh giai đoạn 1 trên địa phận...

Giải ngân đầu tư công chạy đua với thời gian

Chỉ còn hơn 2 tháng để tập trung giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, trong khi nguồn lực cần phải giải ngân rất lớn. Giờ là lúc các bộ, ngành, địa phương phải chạy đua với thời gian. Để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2024, hàng loạt giải pháp đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh Chạy đua với thời gian Vào ngày làm việc cuối cùng của tuần trước, Phó thủ...

Từ xe Cub làm nên chai nước mắm xịt và đắt… ‘như nước hoa’

Người đàn ông Pháp khiến nhiều người bất ngờ khi sáng lập nên một thương hiệu nước mắm Việt Nam độc lạ của riêng mình, còn được biết tới với tên gọi nước mắm chú Ben. Ông Benoit Chaigneau (phải) và đầu bếp David Toutain 2 sao Michelin ở Paris với công thức nước mắm do ông Benoit sáng tạo nên Honda Cub cũ và “hành trình nước mắm” PV: Cảm ơn ông Benoit Chaigneau đã dành thời gian cho Báo Thanh...

Nỗ lực phục hồi du lịch sau bão số 3

Mưa lũ do hoàn lưu cơn bão số 3 (Yagi) vào tháng 9/2024 ảnh hưởng nặng nề đến hạ tầng giao thông và điều kiện an toàn của các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.  Đến nay, du lịch của tỉnh đã và đang khôi phục hiệu quả các hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế, thu hút và đón khách trở lại. Du lịch thiệt hại nặng sau bão số 3 Theo thống kê của Sở...

Hội nghị lấy ý kiến đóng góp dự thảo nghị quyết quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh

Chiều 19/11, Sở Y tế tổ chức hội nghị lấy ý kiến đóng góp đối với dự thảo Nghị quyết quy định giá cụ thể dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đối với các cơ sở khám, chữa bệnh của nhà nước trên địa bàn tỉnh. Tham dự hội nghị có lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh, các sở,...

Cùng chuyên mục

Nỗ lực phục hồi du lịch sau bão số 3

Mưa lũ do hoàn lưu cơn bão số 3 (Yagi) vào tháng 9/2024 ảnh hưởng nặng nề đến hạ tầng giao thông và điều kiện an toàn của các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.  Đến nay, du lịch của tỉnh đã và đang khôi phục hiệu quả các hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế, thu hút và đón khách trở lại. Du lịch thiệt hại nặng sau bão số 3 Theo thống kê của Sở...

Trải nghiệm cung đèo đáng sợ nhất nhì Việt Nam ở Cao Bằng

Được mệnh danh là dốc 14 tầng, đèo Khau Cốc Chà nằm trên Quốc lộ 4A đoạn nối từ xã Xuân Trường đến trung tâm huyện biên giới Bảo Lạc. Đèo Khau Cốc Chà có chiều dài lên đến 2,5 km, với 14 tầng là 14 khúc cua gấp liên tiếp, đầy thách thức nhưng không kém phần hấp dẫn giới phượt thủ. Địa hình đèo Khau Cốc Chà trên bản đồ số. Ảnh: Nguyen Khac Chien Theo người dân địa phương, Khau Cốc...

Tìm giải pháp hữu hiệu để phát triển du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho cư dân bản địa, giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh chưa phát huy được tiềm năng, còn bộc lộ nhiều hạn chế cần được khắc phục. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và...

Du lịch trải nghiệm thu hút khách du lịch

Huyện Quảng Hòa không những nổi tiếng là nơi có nhiều làng nghề truyền thống như: làng hương Phja Thắp, làng giấy bản Dìa Trên, làng nhuộm vải xóm Khào, làng rèn Pác Rằng, làng ngói Lũng Rì... được lưu truyền hàng nghìn năm mà còn là một địa điểm thích hợp giúp du khách có những trải nghiệm thú vị khi đến thăm Cao Bằng. Điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình du lịch trải nghiệm các làng...

Phát huy truyền thống văn hóa phát triển du lịch cộng đồng

Xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc (Bảo Lạc) là vùng đất của đồng bào Lô Lô sinh sống lâu đời. Với hệ thống văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng và các phong tục tập quán đặc sắc, Khuổi Khon đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách, góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiếu số.  Ông Pâu Văn Phương, xóm Khuổi Khon cho biết: Khuổi Khon có 61 hộ,...

Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch bền vững

Thực hiện nội dung đột phá về phát triển du lịch bền vững, giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh bảo tồn làng nghề thủ công truyền thống gắn với phát triển du lịch bền vững. Qua đó, đóng góp tích cực vào công tác quảng bá, xúc tiến du lịch...

Thúc đẩy du lịch biên giới phát triển

Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc) chính thức vận hành từ ngày 15/10/2024. Đây là khẳng định về sự tin cậy chính trị, thúc đẩy hài hòa lợi ích giữa hai nước, tăng cường giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai tỉnh/khu nói riêng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc nói chung. Qua đó, thúc đẩy phát triển du lịch, mở cửa nhịp cầu giao lưu văn hóa, du lịch...

Toàn tỉnh đón hơn 1,6 triệu lượt khách du lịch

9 tháng đầu năm, toàn tỉnh đón hơn 1,6 triệu lượt khách du lịch, tăng 11% so với cùng kỳ. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 36.065 lượt, tăng 63% so với cùng kỳ; khách du lịch nội địa ước đạt 1,623 triệu lượt, tăng 11%; tổng thu du lịch ước đạt 1.276 tỷ đồng, tăng 8,24% so với năm 2023; công suất sử dụng phòng ước đạt 52,5%. Riêng quý III, tổng lượt khách đến Cao Bằng...

Du lịch Cao Bằng mùa đông – trải nghiệm thú vị vùng Đông Bắc

Mùa đông là thời điểm Cao Bằng khoác lên mình một tấm áo thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa huyền bí. Không chỉ nổi tiếng với những địa danh lịch sử, văn hóa lâu đời, Cao Bằng còn chinh phục du khách bởi cảnh quan thiên nhiên đặc sắc vào mùa đông. Các điểm du lịch nổi tiếng trở thành những bức tranh tuyệt đẹp giữa tiết trời lạnh, mang lại những trải nghiệm không thể nào quên cho...

Thành phố đón trên 860.380 lượt khách du lịch

9 tháng đầu năm, Thành phố thu hút 860.383 lượt khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm. Trong đó, lượng khách quốc tế là 87.998 lượt; khách nội địa là 772.385 lượt, tổng lượng khách du lịch đến Thành phố đạt 86% kế hoạch. Không gian phố đi bộ Kim Đồng trở thành điểm nhấn văn hóa - du lịch đặc biệt của thành phố, thu hút đông đảo du khách khi đặt chân đến với miền non nước dịp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất