Powered by Techcity

Nét văn hóa trong nông cụ truyền thống của người Tày, Nùng


Trước đây, khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, mọi dụng cụ lao động truyền thống phục vụ sản xuất, sinh hoạt được người Tày, Nùng khéo léo làm ra từ những nguyên liệu mộc mạc, có sẵn. Đến nay, nhiều vật dụng vẫn tồn tại và được lưu giữ, tạo nên nét đặc sắc văn hóa của địa phương.

Văn hóa sinh hoạt của người Tày, Nùng rất đa dang, phong phú. Trong quá trình lao động và sản xuất, người dân sáng tạo ra nhiều nghề thủ công phục vụ đời sống hằng ngày như: nghề dệt, đan lát, mộc, đẽo đá, rèn, làm hương, làm ngói… Vì người dân nơi đây sống dựa vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi là chủ yếu nên các sản phẩm nông cụ phục vụ cuộc sống của con người không chỉ bảo đảm về mặt mỹ thuật mà còn bảo đảm về độ bền và quan niệm tâm linh. Sản phẩm chủ yếu là cuốc, cày, bừa, cối xay thóc, cối giã gạo, dao, búa, dụng cụ vận chuyển… Đa số nông cụ được làm bằng các loại gỗ trong rừng.

Dụng cụ lao động truyền thống được làm từ gỗ phát triển gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, quan niệm tâm linh của người dân nơi đây. Mỗi loại cây gỗ đều có chất liệu khác nhau như độ cứng, độ dẻo dai, độ chịu mài mòn, chịu được độ ẩm… Như máng chăn lợn được làm từ loại cây mạy phát (tiếng địa phương), cây có độ cứng, dẻo dai, chịu được độ ẩm, phù hợp với môi trường ẩm ướt quanh năm. Đặc biệt theo quan niệm dân gian, loại cây này do có thân mềm nên vật nuôi sẽ mau lớn. Còn cối giã gạo người dân thường chọn cây có độ cứng cao nhưng chịu được mài mòn tốt, thích hợp với sự ma sát thường xuyên. Khi sử dụng lâu có độ nhẵn bóng và mòn đều xung quanh miệng cối.

Một số bộ phận quan trọng của cày, bừa cũng được làm từ gỗ. Theo kinh nghiệm dân gian, người ta chọn 2 loại cây gỗ chính để làm thân và răng bừa. “Mạy khàng” có đặc tính chịu được nắng, mưa ẩm ướt, mặc dù thân không quá cứng, nhưng khi sử dụng có độ dai, không bị nứt khi chịu tác động của ánh nắng mặt trời nên được chọn làm thân bừa. 

Còn răng bừa được làm bằng “mạy thjây” một loại cây trên núi đá. Loại cây này bên trong có màu đỏ nhạt, thân cây chống mài mòn rất tốt, răng bừa được sử dụng nhiều năm mới cần thay thế. Đối với cối xay thóc phải sử dụng khúc gỗ to đủ nặng, khi quay có lực làm tróc vỏ trấu của thóc. Đồng thời răng của cối được làm bằng loại gỗ có thân mềm, khi khô rất dai và chịu được sự mài mòn.

Nhiều dụng cụ lao động truyền thống vẫn được người Tày, Nùng sử dụng trong lao động sản xuất.
Nhiều dụng cụ lao động truyền thống vẫn được người Tày, Nùng sử dụng trong lao động sản xuất.

Các dụng cụ được làm từ đan lát rất nhiều mẫu mã, có tính năng sử dụng hữu ích và độ bền cao. Qua bàn tay khéo léo của người dân, các sản phẩm đan lát được sáng tạo đa dạng thành các dụng cụ vận chuyển: gùi, giậu, sọt…, nông cụ sơ chế lương thực, đựng như: rá, rổ, nong, nia, gùi, sọt…, công cụ đánh bắt cá như: rọ, chài…, hay chiếu phơi thóc, ngô, sắn…

Để hoàn thiện một sản phẩm lao động từ đan lát thường phải trải qua nhiều bước. Ngay từ khâu chọn nguyên liệu phải cẩn thận, chọn cây tre hoặc cây nứa, giang, mây thẳng, không quá già và không được quá non để không bị mọt. Khi mang về nhà không được để các nguyên liệu quá lâu sẽ bị khô, khó chẻ nan và không giữ được độ dẻo thích hợp. Sau bước chọn nguyên liệu, khi đan cần phải khéo léo chẻ nan, chuốt nan đòi hỏi làm sao cho mềm, nhẵn, đều để khi đan sẽ không bị kẽ hở, như vậy sản phẩm mới chắc, bền, đẹp. Mỗi công đoạn yêu cầu sự bền bỉ, cần mẫn, tạo nên những sản phẩm mang tính thực tế gắn liền với mục đích sử dụng.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, các loại máy móc hiện đại đem lại năng suất cao dần thay thế những dụng cụ lao động, sản xuất thô sơ truyền thống. Tuy nhiên, ở một số vùng nông thôn Cao Bằng, nhiều gia đình Tày, Nùng vẫn sử dụng, gìn giữ và bảo quản một số vật dụng thủ công từ xưa như lưu giữ nét văn hóa đặc trưng của dân tộc.  


  Linh Nhi





Nguồn: https://baocaobang.vn/net-van-hoa-trong-nong-cu-truyen-thong-cua-nguoi-tay-nung-3171990.html

Cùng chủ đề

Hội thảo cuốn sách “Lịch sử Văn phòng Tỉnh ủy Cao Bằng 1930 – 2024”

Sáng 21/12, Văn phòng Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo (lần 1) cuốn sách “Lịch sử Văn phòng Tỉnh ủy Cao Bằng 1930 - 2024”. Tham dự có đồng chí Bế Thanh Tịnh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo, cán bộ Văn phòng Tỉnh ủy qua các thời kỳ; Tổ chỉnh lý, biên soạn cuốn sách “Lịch sử Văn phòng Tỉnh ủy Cao Bằng 1930 - 2024”. Tại hội thảo, đại diện lãnh...

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ ngành nội vụ năm 2025

Sáng 21/12, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà chủ trì; Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị. Dự tại điểm cầu Cao Bằng có đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Lâm Thị Tú Anh, Tỉnh ủy viên,...

Giao lưu học sinh, sinh viên “Tuổi trẻ Cao Bằng hướng về Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam”

Tối 19/12, tại Vườn hoa trung tâm Thành phố diễn ra chương trình giao lưu học sinh, sinh viên "Tuổi trẻ Cao Bằng hướng về Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam". Chương trình nằm trong khuôn khổ Triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng” chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn...

Đại hội thi đua yêu nước tuổi cao – gương sáng

Sáng 20/12, Ban đại diện Hội người cao tuổi (NCT) tỉnh tổ chức Đại hội thi đua yêu nước "Tuổi cao - gương sáng" giai đoạn 2020 - 2024. Tham dự có các đồng chí: Trương Xuân Cừ, Phó Chủ tịch Thường trực Hội NCT Việt Nam; Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban công tác Hội NCT; lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.  Giai đoạn 2020 - 2024, 100% NCT...

Nỗ lực kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp tết

Xác định đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả là nhiệm vụ chính trị quan trọng, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh chỉ đạo các đội trực thuộc tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 nhằm bình ổn thị trường hàng hóa, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Trần...

Cùng tác giả

Hội thảo cuốn sách “Lịch sử Văn phòng Tỉnh ủy Cao Bằng 1930 – 2024”

Sáng 21/12, Văn phòng Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo (lần 1) cuốn sách “Lịch sử Văn phòng Tỉnh ủy Cao Bằng 1930 - 2024”. Tham dự có đồng chí Bế Thanh Tịnh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo, cán bộ Văn phòng Tỉnh ủy qua các thời kỳ; Tổ chỉnh lý, biên soạn cuốn sách “Lịch sử Văn phòng Tỉnh ủy Cao Bằng 1930 - 2024”. Tại hội thảo, đại diện lãnh...

Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ ngành nội vụ năm 2025

Sáng 21/12, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà chủ trì; Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình dự và chỉ đạo hội nghị. Dự tại điểm cầu Cao Bằng có đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Lâm Thị Tú Anh, Tỉnh ủy viên,...

Như sinh ra lần hai nhờ bộ đội

Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai cứu giúp hàng chục hộ dân trong trận mưa lũ, sạt lở lịch sử tháng 9-2024 – Ảnh: Bộ chỉ huy BĐBP Lào Cai cung cấp Chưa bao giờ người Tây Bắc thấy núi rừng nổi giận đến thế! Bão Yagi quét qua, mưa xối xả, núi sạt, suối lũ. Nhiều bản không còn chỗ trú thân an toàn và bao người đã được cứu sống nhờ các chú bộ đội hết lòng...

QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM – 80 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU, CHIẾN THẮNG VÀ TRƯỞNG THÀNH

I. QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM – 80 NĂM XÂY DỰNG, CHIẾN ĐẤU, CHIẾN THẮNG VÀ TRƯỞNG THÀNH 1. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân – tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ra đời, đánh thắng hai trận đầu, cùng Nhân dân tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền (1944 – 1945) Ngay từ khi ra đời (3/2/1930), trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng ta đã khẳng định con đường đấu tranh...

Giao lưu học sinh, sinh viên “Tuổi trẻ Cao Bằng hướng về Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam”

Tối 19/12, tại Vườn hoa trung tâm Thành phố diễn ra chương trình giao lưu học sinh, sinh viên "Tuổi trẻ Cao Bằng hướng về Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam". Chương trình nằm trong khuôn khổ Triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng” chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn...

Cùng chuyên mục

Giao lưu học sinh, sinh viên “Tuổi trẻ Cao Bằng hướng về Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam”

Tối 19/12, tại Vườn hoa trung tâm Thành phố diễn ra chương trình giao lưu học sinh, sinh viên "Tuổi trẻ Cao Bằng hướng về Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam". Chương trình nằm trong khuôn khổ Triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng” chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn...

Vòng bạc trắng tô điểm trang phục các dân tộc vùng cao

Trong bộ trang phục truyền thống của các dân tộc vùng cao, chiếc vòng bạc trắng là trang sức quan trọng không thể thiếu. Những chiếc vòng bạc không chỉ đơn thuần thể hiện sự sang trọng của người đeo, khả năng thực hành nghề của người chế tác mà còn mang nhiều ý niệm về tín ngưỡng và văn hóa truyền thống độc đáo, đặc sắc. Cao Bằng có nhiều dân tộc cùng cư trú trên địa bàn: Tày,...

Cuốn sách quý về Quân đội nhân dân Việt Nam những ngày đầu thành lập

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh ra mắt tập sách ảnh “Sáng mãi ngọn lửa rừng Trần Hưng Đạo” do nhà văn Hoàng Quảng Uyên tổ chức bản thảo và biên soạn. Rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim (Nguyên Bình) - nơi thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng...

Văn nghệ quần chúng góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống

Phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi nổi, sâu rộng thu hút đông đảo người dân tham gia. Qua đó, đóng góp tích cực vào công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và góp phần lưu giữ, phát triển bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc tại địa phương.  Là tỉnh có thế mạnh về du lịch, Cao Bằng xác định việc bảo tồn, phát huy các giá...

Bàn giao Điểm đọc Báo Cao Bằng tại Phố đi bộ ven sông Bằng

Chiều 5/12, Báo Cao Bằng và UBND Thành phố tổ chức Lễ bàn giao Điểm đọc Báo Cao Bằng tại Phố đi bộ ven sông Bằng Giang, phường Hợp Giang, (Thành phố). Tham dự có lãnh đạo Báo Cao Bằng và UBND Thành phố. Với mục đích đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền giáo dục truyền thống trên quên hương cách mạng Cao Bằng, giai đoạn 2019 - 2025. Góp phần đưa đường lối, chủ...

Lễ cầu hoa – Xo bjoóc

Cao Bằng là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc cùng sinh sống như: Tày, Nùng, Mông, Hoa, Kinh... với những nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần của mỗi dân tộc, như lễ Lễ Cầu hoa - Xo Bjooc (lễ cầu tự) của người Tày - Nùng. Lễ Cầu hoa - Xo Bjooc là một nghi lễ cầu con của người Tày - Nùng ở Cao Bằng, đặc biệt các gia đình ở nông thôn vẫn...

Giữ gìn và phát huy nghệ thuật hát Then, đàn Tính – di sản văn hóa của dân tộc

Hát Then, đàn Tính (HT,ĐT) là loại hình nghệ thuật dân gian có lịch sử lâu đời, gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của dân tộc Tày, Nùng. Qua bao thế hệ, lời Then mộc mạc, tiếng đàn Tính réo rắt đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, chứa đựng giá trị tinh thần sâu sắc và niềm tự hào của cả một cộng đồng. Với ý thức về tầm quan trọng của việc bảo...

Nét đẹp thổ cẩm Cao Bằng

Nghề dệt thổ cẩm là một trong những nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời, thường gắn liền với người phụ nữ và được lưu giữ, truyền từ đời này sang đời khác. Ngày nay, các sản phẩm thổ cẩm truyền thống vẫn được sử dụng trong đời sống hằng ngày, trong các nghi lễ quan trọng như ngày Tết, lễ đầy tháng, cưới hỏi, ma chay,… của cộng đồng các dân tộc miền núi và đặc...

Trang phục truyền thống – nét đặc trưng văn hóa của quê hương Cao Bằng

Cao Bằng là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, giàu truyền thống cách mạng. Cùng với tiếng nói, chữ viết, lễ hội văn hóa, phong tục tập quán thì trang phục dân tộc truyền thống là dấu hiệu nhận diện và thể hiện bản sắc dân tộc rõ nét, tạo nên sự phong phú, đa dạng và tạo nên nét đặc trưng của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Độc đáo trang phục truyền thống các...

Nhân cách sống của người Tày Cao Bằng

Cao Bằng, từ ngàn xưa đã được các bậc tiền nhân mệnh danh là vùng đất “Địa linh nhân kiệt” nơi gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đây là nơi cư trú của các dân tộc anh em: Tày, Nùng, Dao, Mông, Kinh, Sán chỉ, Lô lô, trong đó, cư dân Tày là một trong những cư dân bản địa có truyền thống văn hóa từ lâu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất