Powered by Techcity

Lễ cầu mưa của người Lô Lô đen và những giá trị nhân văn


Quy mô không lớn, các nghi lễ cũng không cầu kỳ nhưng lễ cầu mưa của người Lô Lô huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc được tiến hành chu đáo, tôn nghiêm, mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng. Qua buổi lễ cho thấy những giá trị nhân văn sâu sắc của người Lô Lô về quan niệm nhân sinh; mối quan hệ xã hội, cộng đồng, làng xóm; nghệ thuật diễn xướng các giá trị văn hóa độc đáo… của người Lô Lô.

Quan niệm nhân sinh về “vạn vật hữu linh”

Người Lô Lô ở Cao Bằng canh tác nông nghiệp chủ yếu dựa vào thiên nhiên. Do đó, với quan niệm “vạn vật hữu linh”, họ tin rằng mọi hoạt động trong đời sống hằng ngày đều do một lực lượng siêu nhiên chi phối, đó là các vị thần linh. Một trong các vị thần đó là thần mưa. Vì vậy, nghi lễ cầu mưa ra đời và đến nay vẫn được người Lô Lô lưu giữ. 

Trong quan hệ con người và thế giới tự nhiên, trên cơ sở tín ngưỡng đa thần, đời sống tâm linh của người Lô Lô luôn hướng về cái cao cả, thiêng liêng được tôn thờ, đó là thế giới thần linh. Các nghi lễ trong đời sống đóng vai trò quan trọng khi tạo niềm tin vững chắc rằng những nghi lễ được thực hiện sẽ giúp cộng đồng và gia đình mỗi người nhận được sự che chở của thần linh, tổ tiên nhằm đảm bảo cuộc sống bình yên, hạnh phúc, không ốm đau, hoạn nạn, thiên tai, hạn hán…

Lễ cầu mưa phản ánh và tái hiện lại lịch sử, cội nguồn của mối quan hệ giữa tự nhiên và con người. Qua lễ cầu mưa, người Lô Lô bày tỏ lòng thành kính và ghi nhớ công lao che chở, phù hộ của thần mưa. Đây là nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm linh, thỏa mãn nhu cầu tinh thần của cá nhân, cộng đồng, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, được lưu giữ và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Ngày hội của cộng đồng

Nghệ nhân Lý Văn Dung, dân tộc Lô Lô, xóm Khau Trang, xã Hồng Trị rất am hiểu văn hóa truyền thống của người Lô Lô và là thầy cúng trực tiếp tham gia thực hành lễ cầu mưa, cho biết: Việc tổ chức cầu mưa không thể tùy tiện, không phải năm nào cũng làm lễ mà chỉ vào những năm thời tiết khắc nghiệt, khô hạn kéo dài, người dân trong vùng mới tập trung lại mời người đứng ra làm lễ (trưởng xóm hoặc người cao tuổi có uy tín trong cộng đồng). Lễ cầu mưa được tổ chức vào các ngày lẻ trong tháng 3 âm lịch. Để làm lễ, người Lô Lô đến nhà thầy cúng xem ngày lành để tổ chức và mời thầy cúng về làm lễ. Sau khi thầy cúng chọn được ngày giờ đẹp sẽ báo để mọi người chuẩn bị.

Để nghi lễ diễn ra suôn sẻ, trưởng xóm, các vị cao niên họp bàn với người dân trong bản về công tác chuẩn bị. Mỗi người, mỗi nhà đóng góp mua lễ vật, thực hiện các công việc được giao như: phát quang bãi đất trống làm lễ, phụ giúp thầy cúng trong quá trình làm lễ, phụ nữ đảm nhiệm công việc nấu nướng sau thời gian tổ chức lễ…

Người Lô Lô xóm Nà Van, xã Hồng Trị (Bảo Lạc) nhờ nghệ nhân Lý Văn Dung (thứ 2 từ trái sang) xem ngày để tiến hành lễ cầu mưa.
Nghệ nhân Lý Văn Dung (thứ 2 từ trái sang) xem ngày để tiến hành lễ cầu mưa.

Ngày diễn ra lễ cầu mưa, người dân tập trung đến nơi tổ chức lễ. Nơi thực hiện lễ thường là bãi đất rộng, cao, thoáng ngay cạnh nương rẫy. Đồ lễ gồm chó, gà (còn sống), 4 chén rượu, 4 chén nước, bánh kẹo, hoa quả, giấy bản… Nhạc cụ không thể thiếu trong lễ cầu mưa là trống đồng và nhị.

Lễ cầu mưa có phần lễ và phần hội, phần lễ là những nghi lễ do thầy cúng tiến hành dưới sự tham gia hỗ trợ và chứng kiến của người dân tại nơi làm lễ. Thầy cúng khấn bằng tiếng Lô Lô với nội dung: Hôm nay ngày lành tháng tốt, bà con xóm, bản làm lễ dâng lên thần với rất nhiều lễ vật. Mong các vị thần hãy cho mưa xuống để người dân gieo hạt, trồng cây, cho suối chảy cá lội, cây rừng đâm chồi, nảy lộc, bà con trồng lúa lúa tốt, trồng bầu bầu leo, nuôi lợn lợn béo, vịt gà đầy sân, thóc gạo đầy bồ… mùa màng tốt tươi, làng bản no ấm. Sau khi khấn xong thầy cúng sẽ đốt giấy bản ở bốn góc bàn, vảy rượu ra bốn phương tạ ơn trời đất.

Phần hội diễn ra sau khi các nghi lễ hoàn thành, dân bản quây quần cùng nhau uống rượu, chế biến đồ ăn từ mâm lễ vừa dâng cúng cùng nhau ăn uống. Các cô gái, chàng trai xinh đẹp trong bộ trang phục truyền thống múa các điệu múa đặc sắc, hát vang những khúc hát dân ca đằm thắm. Các bà, các mẹ cùng nhau trò chuyện, chia sẻ những điều trong cuộc sống, lao động sản xuất.

Bà Chi Thị Hà, xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc (Bảo Lạc) chia sẻ: Lễ cầu mưa mong cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu nên chúng tôi háo hức mong chờ đến ngày này. Đây là tín ngưỡng trong đời sống tâm linh, gắn kết tình cộng đồng và chia sẻ những điều tốt đẹp trong cuộc sống của người Lô Lô. 

Những sắc màu văn hóa độc đáo

Các nghi lễ thực hiện cầu mưa là tổng hòa những sắc màu văn hóa độc đáo của người Lô Lô khi kết hợp các loại hình dân ca, dân vũ, dân nhạc, trang phục truyền thống, ẩm thực đa dạng… Trong đó, độc đáo nhất, hấp dẫn nhất là những điệu múa trên nền nhạc trống đồng – cầu nối giữa con người với thần linh. Những cô gái Lô Lô đẹp rạng ngời, rực rỡ trong bộ váy áo mới, thêu hoa văn rực rỡ, đôi chân linh hoạt nhảy theo nhịp trống lúc dồn đập, khi nhịp nhàng, uyển chuyển, đặc sắc. Những bài hát dân ca cất lên vang vọng núi rừng, kể lại lịch sử hình thành của dân tộc, ước mong mùa màng bội thu, no ấm, hạnh phúc cho xóm làng. 

Tại lễ cầu mưa, ẩm thực cũng là nét văn hóa đặc sắc với những món từ các nguyên liệu quen thuộc: gạo nếp, gạo tẻ, thịt gà, thịt lợn, cá… được chế biến từ bàn tay khéo léo của những người phụ nữ tạo hương vị rất riêng. Trong đó, không thể thiếu món gà luộc, thịt lợn treo gác bếp, cá nướng, rau rừng, canh chuối. Đặc biệt có món bánh chi ma (bánh nếp) truyền thống được làm từ bột gạo nếp giống như bánh rán nhưng trộn với bột lá của cây rừng và đường nên màu sắc bánh nâu đen, khi ăn ngọt thơm nhưng không ngấy. 

Ngày nay, dưới tác động của kinh tế, văn hóa – xã hội, đời sống của người Lô Lô đã có nhiều đổi thay, sản xuất nông nghiệp không còn phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên mà đồng bào biết ứng dụng công nghệ vào sản xuất. Vì thế, nghi lễ cầu mưa cũng có sự biến đổi, tích hợp, bổ sung thêm giá trị văn hóa mới để phù hợp với xu thế phát triển. Tuy nhiên giá trị cót lõi truyền thống của nghi lễ vẫn được người Lô Lô bảo tồn, gìn giữ và phát huy.                          


Xuân Lam





Nguồn: https://baocaobang.vn/le-cau-mua-cua-nguoi-lo-lo-den-va-nhung-gia-tri-nhan-van-3170059.html

Cùng chủ đề

Mở cửa hầm nhánh trái phía Bắc cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

Cùng với hầm phía Tây (hầm số 2 thuộc địa phận xóm Bản Néng, xã Thụy Hùng, huyện Thạch An) đang được đẩy mạnh triển khai thi công, nhánh trái phía Bắc hầm 1 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn thuộc Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh cũng đã khoan những mũi khoan đầu tiên mở cửa hầm. Mốc mở cửa hầm đóng vai trò quan trọng để các nhà thầu tập trung triển khai thi công...

Giám sát việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh...

Chiều 17/10, đoàn giám sát Ban Dân tộc HĐND tỉnh do đồng chí Bàn Quý Sơn, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh làm trưởng đoàn giám sát kết quả thực hiện các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín (NCUT) và chính sách đối với NCUT trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh tại Ban Dân tộc tỉnh. Thực hiện chính sách NCUT theo...

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy triển khai nhiệm vụ công tác tuyên giáo 3 tháng cuối năm

Sáng 17/10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị sơ kết công tác tuyên giáo 9 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024. Đồng chí Bế Thanh Tịnh, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì. 9 tháng đầu năm, ngành tuyên giáo tỉnh bám sát các nhiệm vụ chính trị, hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương, Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy...

UBND tỉnh họp rà soát quy hoạch tỉnh và kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến...

Sáng 17/10, Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh chủ trì cuộc họp rà soát quy hoạch tỉnh và kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tham dự có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; chủ tịch UBND các huyện, Thành phố. Quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ...

Họp Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024

Chiều 16/10, đồng chí Hoàng Văn Thạch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh lần thứ IV năm 2024 chủ trì cuộc họp thống nhất một số nội dung, công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV năm 2024. Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh, đến nay, BCĐ đại hội ban hành các văn bản phân công nhiệm...

Cùng tác giả

Hội nghị đối thoại với nhân dân và các hộ kinh doanh, cơ sở lưu trú, dịch vụ nhà hàng trên địa bàn phường...

Ngày 16/10, phường Hợp Giang, thành phố Cao Bằng tổ chức hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền với nhân dân và các hộ kinh doanh, cơ sở lưu trú, dịch vụ nhà hàng trên địa bàn. Hội nghị...

Mở cửa hầm nhánh trái phía Bắc cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

Cùng với hầm phía Tây (hầm số 2 thuộc địa phận xóm Bản Néng, xã Thụy Hùng, huyện Thạch An) đang được đẩy mạnh triển khai thi công, nhánh trái phía Bắc hầm 1 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn thuộc Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh cũng đã khoan những mũi khoan đầu tiên mở cửa hầm. Mốc mở cửa hầm đóng vai trò quan trọng để các nhà thầu tập trung triển khai thi công...

Đẩy nhanh tiến độ các dự án kinh tế trọng điểm Việt Nam

Đẩy nhanh tiến độ các dự án kinh tế trọng điểm Việt Nam – Nhật BảnChính phủ quyết định thành lập Tổ công tác điều phối Việt Nam – Nhật Bản để đẩy nhanh tiến độ các dự án kinh tế trọng điểm, do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Tổ trưởng Tổ công tác. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng làm Tổ trưởng Tổ công tác. Ảnh: VGP Phó thủ tướng Chính...

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy sơ kết công tác tuyên giáo 9 tháng đầu năm 2024

Ngày 17/10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị sơ kết công tác tuyên giáo 9 tháng đầu năm, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2024. Đồng chí Bế Thanh Tịnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Tham dự có...

Đoàn đại biểu dân tộc thiểu số tiêu biểu tỉnh Cao Bằng dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại thành phố...

Tiếp tục chương trình công tác tại các tỉnh Tây Bắc, ngày 17/10, đoàn đại biểu dân tộc thiểu số người uy tín tỉnh Cao Bằng đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Khu di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ, xã Mường Phăng, thành phố Điện Biên. ...

Cùng chuyên mục

Hát giao duyên – Nét đẹp của dân tộc Tày, Nùng

Cao Bằng có 8 dân tộc cùng sinh sống như: Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Lô Lô, Sán Chỉ, Hoa... Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng rất đặc sắc tạo nên một rừng hoa đa sắc màu. Tạo hóa đã ưu ái cho Cao Bằng cảnh đẹp vừa hùng vĩ, vừa nên thơ làm say đắm lòng người, chính mảnh đất hữu tình đó đã là sự khơi nguồn cho những làn điều dân ca say...

Lày cỏ – từ trò chơi dân gian trở thành môn thể thao trí tuệ

“Lày cỏ” là trò chơi dân gian của các dân tộc xuất hiện lâu đời trong văn hóa dân gian của người Tày, Nùng. Trải qua thời gian, dần dần lày cỏ trở nên phổ biến hơn, được đưa vào các cuộc thi tại lễ hội xuân, các cuộc giao lưu, môn thi đấu trong các hội thi thể thao. “Lày cỏ” hoặc “sai mạ” là một hoạt động giao lưu trong những dịp lễ, tết, ngày vui của người...

Người cao tuổi giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Với mong muốn phát huy những nét đẹp bản sắc văn hóa của dân tộc đang dần bị mai một trong cuộc sống hiện đại, nhiều người cao tuổi trong tỉnh luôn cần mẫn cống hiến, gìn giữ và trao truyền cho thế hệ sau các giá trị tinh thần và vốn văn hóa quý báu của dân tộc mình. Cao Bằng là mảnh đất giàu bản sắc văn hóa với 95% dân số là người dân tộc thiểu số,...

Hát lượn Phong slư – Làn điệu dân ca của người Tày

Cao Bằng là tỉnh biên giới Đông Bắc, với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và di tích lịch sử văn hóa giá trị, nơi đây có hơn 95% dân số là người dân tộc thiểu số cùng chung sống như: Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô... Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa độc đáo riêng. Trong đó, nổi bật là hát lượn - một làn điệu dân ca giao duyên của người Tày....

Kỹ thuật in hoa văn sáp ong của người Mông hoa

Ở Cao Bằng người Mông gồm có ba ngành: Mông trắng, Mông hoa và Mông đen cư trú tại các xã: Sóc Hà, Đa Thông (Hà Quảng), Dân Chủ (Hòa An), Quảng Lâm (Bảo Lâm). Việc phân biệt các ngành người Mông chủ yếu dựa trên trang phục phụ nữ, phụ nữ Mông trắng sử dụng váy lanh màu trắng, phụ nữ Mông đen sử dụng váy lanh nhuộm chàm, phụ nữ Mông hoa sử dụng váy in hoa...

Nét văn hóa trong nông cụ truyền thống của người Tày, Nùng

Trước đây, khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, mọi dụng cụ lao động truyền thống phục vụ sản xuất, sinh hoạt được người Tày, Nùng khéo léo làm ra từ những nguyên liệu mộc mạc, có sẵn. Đến nay, nhiều vật dụng vẫn tồn tại và được lưu giữ, tạo nên nét đặc sắc văn hóa của địa phương. Văn hóa sinh hoạt của người Tày, Nùng rất đa dang, phong phú. Trong quá trình lao động và...

Khai mạc triển lãm tranh “Sắc màu non nước Cao Bằng”

Sáng 6/9, tại Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam, Trung tâm Văn hóa và Thông tin Du lịch tổ chức khai mạc triển lãm tranh “Sắc màu non nước Cao Bằng”. Tham dự có các đồng chí: Hà Nhật Lệ, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội...

Chương trình ca nhạc và trình diễn thời trang “Dấu ấn Việt Bắc”

Tối 26/8, tại Nhà văn hóa tỉnh Bắc Kạn diễn ra Chương trình ca nhạc và trình diễn thời trang “Dấu ấn Việt Bắc”. Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Phạm Duy Hưng; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Văn Lưu; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; đông đảo nhân dân đến xem và cổ vũ. Chương trình ca nhạc đặc sắc và trình diễn thời trang với chủ đề “Dấu ấn Việt Bắc”, do...

Khai mạc Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

Ngày 25/8, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức khai mạc Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực Việt Bắc 2024. Ngày hội thu hút hơn 100 gian  hàng đến từ các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Các tỉnh trưng bày, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm nông...

2 thí sinh Cao Bằng tham dự Cuộc thi “Hướng dẫn viên du lịch tại điểm 6 tỉnh Việt Bắc” năm 2024

Chiều 24/8, tại tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, xã Trường Hà (Hà Quảng), Ban Tổ chức chương trình “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ XV - Bắc Kạn năm 2024 tổ chức cuộc thi “Hướng dẫn viên du lịch tại điểm 6 tỉnh Việt Bắc" năm 2024 với chủ đề “Trải nghiệm một vòng Việt Bắc”. Thí sinh Trần Thu Hà thuyết minh về điểm di tích hang Cốc Bó, tại Khu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất