Powered by Techcity

Con gà trong đời sống người Tày ở Cao Bằng

Trong đời sống văn hóa người Tày ở Cao Bằng, gà là con vật gần gũi và thân thiết với con người, gắn liền với đời sống tâm linh, tín ngưỡng mang đậm bản sắc dân tộc.

Từ bao đời nay, gà trở thành vật nuôi chính trong đời sống của con người. Đối với người Tày, gà có mặt trong nhiều hoạt động từ văn hóa ẩm thực cho tới các hoạt động tế lễ, tâm linh gắn với những quan niệm nhân sinh sâu sắc về thiên nhiên, con người và cuộc sống. 

Theo quan niệm ngày xưa, khi gà trống gáy, tiếng gáy vang vọng đến núi cao, vang đến rừng sâu, xua tan đêm tối, khiến ma quỷ khiếp sợ không dám phá hoại. Vì vậy, vào ngày tết đầu năm mới, người dân có tục dán tranh gà ở cửa như một tấm “bùa” để xua đuổi ma quỷ và cầu mong một năm tốt lành. Ngoài ra, con gà trống oai vệ, hùng dũng còn biểu tượng cho sự thịnh vượng và 5 đức tính tốt mà nam giới cần có là: văn, võ, dũng, nhân, tính. Hình tượng gà trống gắn liền với ý nghĩa văn hóa trong đời sống dân sinh. Theo truyền thuyết, gà trống ứng vào tháng Giêng. Đặc biệt ngày mùng một lại ẩn chứa thời khắc cầm tinh gà. Vì thế, gà còn mang biểu tượng sâu sắc cho ngày Tết Nguyên đán. Hình tượng gà trong tục thờ Mẫu, Thánh, Ngũ phủ cũng thường được đứng ở vị trí trang trọng trước điện thờ tiên thánh.

Trong hầu hết các hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng của người Tày đều không thể thiếu con gà. Đặc biệt mỗi năm tết đến, xuân về phải có gà luộc trên mâm cỗ cúng tổ tiên.  Gà cúng tết phải là con gà thiến béo và ngon nhất. Sáng mùng một tết, mọi người sẽ dậy thật sớm, bắt con gà thiến to nhất để thịt cúng tổ tiên. Người Tày quan niệm, bữa cơm sáng mùng một tết là bữa cơm quan trọng nhất trong năm mới, nên phải cúng tổ tiên những thứ ngon nhất. Sau khi cúng xong mọi người sẽ cùng quây quần ăn bữa cơm đầu năm, rồi mới được đi chúc tết làng xóm.

Hình ảnh con gà trong mâm cúng của người Tày Cao Bằng.
Hình ảnh con gà trong mâm cúng của người Tày Cao Bằng.

Đối với trẻ con, gà được coi như “bùa hộ mệnh”. Thông thường, người mẹ đưa con đi thăm bên ngoại vào các dịp lễ, tết đều đem theo một con gà choai với ý nghĩa để dẫn đường và làm “bùa hộ mệnh” cho trẻ khỏi bị ma quỷ dòm ngó. Tuy nhiên, theo các cụ xưa, ma quỷ thường háu ăn thịt gà, khi thấy gà sẽ đi theo nên khi ra cửa, người lớn trong nhà sẽ “làm phép” bằng cách nín thở, lấy ngón tay trỏ quệt nhọ nồi hoặc nhọ kiềng chấm vào trán đứa trẻ. Khi ra đến đầu làng, người mẹ lại nín thở nhổ một nhánh cỏ tranh tươi buộc quanh thắt lưng bé để bảo vệ bé khỏi ma quỷ quấy rầy.

Với phụ nữ người Tày sau khi sinh con, gà là món ăn không thể thiếu trong tháng ở cữ. Trong ngày đầu tiên mới sinh, gia đình người phụ nữ sẽ mổ một con gà trống tơ om với nghệ để cho người mẹ ăn. Gà trống tơ được thịt phải là gà khỏe mạnh, cân đối, đẹp mắt, mào đỏ tươi, bộ lông màu vàng rực rỡ, hai chân màu vàng… Người Tày quan niệm, phải ăn thịt con gà như thế thì đứa trẻ sau này mới khỏe mạnh, da dẻ mịn màng, hồng hào. Trong suốt một tháng ở cữ, người mẹ chỉ ăn thịt gà với cơm nếp. Người Tày cho rằng, thịt gà có nhiều chất bổ nên người mẹ sẽ mau chóng hồi phục sức khỏe và có nhiều sữa, giữ cho thân nhiệt luôn ấm áp.

Ngoài ra, trong lễ vào nhà mới, người Tày sử dụng gà để làm vật cúng tế thần linh, tổ tiên… Họ hàng khi đến chúc mừng sẽ mang theo một con gà mừng nhà mới, chúc gia chủ làm ăn phát đạt, cuộc sống sung túc. Trong các phần nghi lễ của thầy cúng người Tày hay trong lễ hội xuống đồng, hội thanh minh, lễ mừng cơm mới, lễ hội cầu mùa…, gà luôn là lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng. Gà để cúng được người dân nuôi bằng thóc, lựa chọn con to, khỏe nhất để thể hiện sự kính trọng, biết ơn thần linh và tổ tiên, cầu mong gia đình, bản làng bình an, sức khỏe và no đủ.

Cuộc sống ngày càng phát triển, tuy nhiên những quan niệm nhân sinh, phong tục, tập quán của người Tày vẫn được lưu giữ từ đời này sang đời khác. Hình ảnh con gà bình dị, sâu sắc với những giá trị tâm linh, tín ngưỡng mang nhiều ý nghĩa vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống hằng ngày của người Tày.     


  Linh Nhi



Nguồn

Cùng chủ đề

Bàn giao 228 nhà “Đại đoàn kết” cho hộ nghèo, cận nghèo

Chiều 2/11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh tổ chức lễ bàn giao nhà "Đại đoàn kết" cho hộ nghèo, hộ cận nghèo gặp khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh do Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) trao tặng. Tại buổi lễ, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh nhận 10 tỷ đồng của PV GAS hỗ trợ cho tỉnh Cao Bằng xây dựng 228 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ...

Khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI

Sáng 2/11, tại tỉnh Lạng Sơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc khu vực Đông Bắc lần thứ XI, năm 2024. Tham gia ngày hội có hơn 400 nghệ nhân, diễn viên quần chúng và vận động viên tại 8 tỉnh Đông Bắc: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn,...

Phát huy truyền thống văn hóa phát triển du lịch cộng đồng

Xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc (Bảo Lạc) là vùng đất của đồng bào Lô Lô sinh sống lâu đời. Với hệ thống văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng và các phong tục tập quán đặc sắc, Khuổi Khon đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách, góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiếu số.  Ông Pâu Văn Phương, xóm Khuổi Khon cho biết: Khuổi Khon có 61 hộ,...

Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tỉnh năm 2024

Tối 1/11, tại quảng trường km 5, phường Đề Thám (Thành phố), UBND tỉnh tổ chức khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tỉnh năm 2024. Tham dự có các đồng chí: Nông Thanh Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐNĐ tỉnh; Hoàng Văn Thạch, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, UBND các huyện, Thành phố; lãnh đạo một số sở, ban,...

Sẵn sàng cho Hội chợ OCOP Cao Bằng năm 2024

Là năm thứ 2 tổ chức với quy mô lớn, Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tỉnh năm 2024 tiếp tục thu hút nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), chủ thể sản xuất trong và ngoài tỉnh đăng ký tham gia. Đối với tỉnh Cao Bằng, để chuẩn bị cho sự kiện, các chủ thể sản xuất đã chuẩn bị các mặt hàng OCOP, sản phẩm đặc trưng đặc hữu trưng bày, quảng bá, giới...

Cùng tác giả

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Cao Bằng lần thứ IV – năm 2024: Lan tỏa phong trào thi đua mới trong vùng...

Phóng viên: Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV – năm 2024 có ý nghĩa như thế nào trong đời sống chính trị, xã hội của tỉnh, thưa ông? Ông Bế Văn Hùng: Đại hội đại biểu các DTTS là sự kiện chính trị, xã hội quan trọng, là ngày hội đại đoàn kết các dân tộc trong tỉnh, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển bền...

Tiếp sức đến trường 19 tỉnh phía Bắc: Thắp lên hy vọng để viết tiếp ước mơ

Tân sinh viên nhận học bổng Tiếp sức đến trường năm 2024 – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Những sinh viên vượt qua nghịch cảnh để vươn lên đến từ 19 tỉnh thành Hà Nam, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Lạng Sơn, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Vĩnh Phúc. Tôi thực sự bất ngờ và hạnh...

Bàn giao 228 nhà “Đại đoàn kết” cho hộ nghèo, cận nghèo

Chiều 2/11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh tổ chức lễ bàn giao nhà "Đại đoàn kết" cho hộ nghèo, hộ cận nghèo gặp khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh do Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) trao tặng. Tại buổi lễ, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh nhận 10 tỷ đồng của PV GAS hỗ trợ cho tỉnh Cao Bằng xây dựng 228 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ...

Khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI

Sáng 2/11, tại tỉnh Lạng Sơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc khu vực Đông Bắc lần thứ XI, năm 2024. Tham gia ngày hội có hơn 400 nghệ nhân, diễn viên quần chúng và vận động viên tại 8 tỉnh Đông Bắc: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn,...

Từ biểu tượng đến siêu sao toàn cầu

Hello Kitty – huyền thoại văn hóa. (Nguồn: metropolisjapan) Hello Kitty, với hình ảnh đặc trưng là chiếc nơ đỏ, có sở thích du lịch, đọc sách và làm bánh. Mặc dù đã kỷ niệm sinh nhật lần thứ 50, cô nàng vẫn chỉ cao bằng 5 quả táo. Nhân vật này được thiết kế bởi nhà thiết kế Yuko Shimizu vào nửa thế kỷ trước và đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng tại Nhật Bản những năm...

Cùng chuyên mục

Khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI

Sáng 2/11, tại tỉnh Lạng Sơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc khu vực Đông Bắc lần thứ XI, năm 2024. Tham gia ngày hội có hơn 400 nghệ nhân, diễn viên quần chúng và vận động viên tại 8 tỉnh Đông Bắc: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn,...

Hội thảo khoa học “Thục phán – An Dương Vương với Cao Bằng”

Ngày 27/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Thục phán - An Dương Vương với Cao Bằng" lần 2, lần 3 với chủ đề “Quá trình hợp nhất Hùng - Thục và cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược”; “Thục phán - An Dương Vương trong giai đoạn đầu tiên lịch sử Việt Nam”. Tham...

Đặc sắc trang phục dân tộc Mông

Mỗi dân tộc đều có những trang phục truyền thống mang bản sắc riêng, là sản phẩm “ngôn ngữ” phản ánh tư duy thẩm mỹ và nghệ thuật sáng tạo phong phú, biểu đạt cho giá trị di sản văn hóa truyền thống. Thông qua trang phục đắc sắc, với những dấu ấn riêng biệt, cộng đồng dân tộc Mông tự hào góp phần tô thắm thêm sắc màu của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Cộng đồng dân...

Thêm yêu quê hương và khát vọng cống hiến từ tấm gương tiền bối cách mạng tiêu biểu Hoàng Đình Giong

Cao Bằng - mảnh đất địa đầu Tổ quốc giàu truyền thống cách mạng đã tôi luyện và hun đúc nên những con người có lối sống mộc mạc, cần cù, kiên cường, gan dạ, sẵn sàng hy sinh vì đất nước và luôn hướng về nguồn cội. Bởi vậy, suốt chiều dài hơn 4.000 lịch sử của dân tộc, mảnh đất biên cương xa xôi này thời nào cũng có những anh hùng, danh tướng, hiền tài… đóng...

Đồng Loan bảo tồn giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch

Tại xã Đồng Loan (Hạ Lang), các làn điệu dân ca, trang phục truyền thống và ẩm thực địa phương vẫn vẹn nguyên các giá trị tốt đẹp. Đây là điều kiện quan trọng để bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống gắn với phát triển du lịch. Đồng Loan là xã biên giới có 5 xóm với 310 hộ, gồm 2 dân tộc Tày, Nùng đoàn kết chung sống. Trên địa bàn xã có di tích Động Dơi...

Hát giao duyên – Nét đẹp của dân tộc Tày, Nùng

Cao Bằng có 8 dân tộc cùng sinh sống như: Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Lô Lô, Sán Chỉ, Hoa... Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng rất đặc sắc tạo nên một rừng hoa đa sắc màu. Tạo hóa đã ưu ái cho Cao Bằng cảnh đẹp vừa hùng vĩ, vừa nên thơ làm say đắm lòng người, chính mảnh đất hữu tình đó đã là sự khơi nguồn cho những làn điều dân ca say...

Lày cỏ – từ trò chơi dân gian trở thành môn thể thao trí tuệ

“Lày cỏ” là trò chơi dân gian của các dân tộc xuất hiện lâu đời trong văn hóa dân gian của người Tày, Nùng. Trải qua thời gian, dần dần lày cỏ trở nên phổ biến hơn, được đưa vào các cuộc thi tại lễ hội xuân, các cuộc giao lưu, môn thi đấu trong các hội thi thể thao. “Lày cỏ” hoặc “sai mạ” là một hoạt động giao lưu trong những dịp lễ, tết, ngày vui của người...

Người cao tuổi giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Với mong muốn phát huy những nét đẹp bản sắc văn hóa của dân tộc đang dần bị mai một trong cuộc sống hiện đại, nhiều người cao tuổi trong tỉnh luôn cần mẫn cống hiến, gìn giữ và trao truyền cho thế hệ sau các giá trị tinh thần và vốn văn hóa quý báu của dân tộc mình. Cao Bằng là mảnh đất giàu bản sắc văn hóa với 95% dân số là người dân tộc thiểu số,...

Hát lượn Phong slư – Làn điệu dân ca của người Tày

Cao Bằng là tỉnh biên giới Đông Bắc, với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và di tích lịch sử văn hóa giá trị, nơi đây có hơn 95% dân số là người dân tộc thiểu số cùng chung sống như: Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô... Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa độc đáo riêng. Trong đó, nổi bật là hát lượn - một làn điệu dân ca giao duyên của người Tày....

Kỹ thuật in hoa văn sáp ong của người Mông hoa

Ở Cao Bằng người Mông gồm có ba ngành: Mông trắng, Mông hoa và Mông đen cư trú tại các xã: Sóc Hà, Đa Thông (Hà Quảng), Dân Chủ (Hòa An), Quảng Lâm (Bảo Lâm). Việc phân biệt các ngành người Mông chủ yếu dựa trên trang phục phụ nữ, phụ nữ Mông trắng sử dụng váy lanh màu trắng, phụ nữ Mông đen sử dụng váy lanh nhuộm chàm, phụ nữ Mông hoa sử dụng váy in hoa...

Tin nổi bật

Tin mới nhất