Powered by Techcity

Giá trị nhân văn trong thơ ca người Tày

Người Tày có nền văn hóa, văn nghệ cổ truyền phong phú, thể hiện chủ yếu qua thơ ca, truyện cổ… mang nét độc đáo riêng về văn hóa tín ngưỡng. Những vần thơ, câu hát của người Tày góp phần làm giàu đẹp thêm kho tàng văn hóa, văn học, ngôn ngữ của dân tộc, để lại cho các thế hệ người Việt nhiều bài học về giá trị nhân văn tốt đẹp trong cuộc sống. 

Hiện nay, hát Then tiếp tục được duy trì và phát triển. Việc thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) ghi nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 12/2019. Đây là minh chứng cho thấy những giá trị to lớn của di sản này đối với đời sống tinh thần người Việt, đồng thời khẳng định bản sắc văn hóa Việt Nam, góp phần làm giàu thêm kho tàng văn hóa chung của nhân loại.

Cũng như nhiều dân tộc anh em khác, dân tộc Tày có đời sống văn hóa phong phú với những câu tục ngữ, thành ngữ phản ánh nhận thức và quan niệm của nhân dân về lao động, về các hiện tượng thiên nhiên, về ứng xử, đạo đức mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc như: quằng lếch le noòng, quằng thoòng le lẹng (vòng vầng trăng màu xám sắt là mưa, vòng vầng trăng màu sáng đồng là nắng); nà bười đuổi chả/lục mả đuổi nồm (lúa tốt vì mạ/con lớn vì sữa mẹ); hết ngày kin bấu lẹo, khột khẻo kin bấu đo (thật thà ăn không hết, gian giảo ăn đâu no)… Đặc biệt, có những câu mang nội dung khẳng định tư tưởng tốt đẹp, thể hiện sự kính trọng, lòng biết ơn của nhân dân đối với lãnh tụ: “Kin mác nhằng chứ cốc, chứ co/Nhân dân chứ Bảc Hồ mại mại” (ăn quả còn nhớ gốc, nhớ cây, nhân dân nhớ Bác Hồ mãi mãi). 

Vốn dân ca, dân vũ của người Tày rất đa dạng, mang đậm dấu ấn, bản sắc văn hóa của dân tộc. Dân ca của người Tày gồm nhiều thể loại, trong đó nổi bật là hát giao duyên. Hát giao duyên của thanh niên nam nữ Tày có lượn và cọi, các điệu lượn thường thấy là lượn mời trầu, mời nước, mừng nhà mới, mừng hoa, mừng bản… Cọi có cọi cây đa, cọi đối đáp, cọi ví…; trong đám cưới có hát quan làng (còn gọi là lượn đám cưới).

Những câu hát lượn thường được người Tày cất lên vào những dịp quan trọng, mang ý nghĩa thiêng liêng nhất đối với đời sống lao động sản xuất và văn hóa, tinh thần của cả cộng đồng xóm, bản. Nam, nữ thanh niên mượn lời lượn với những câu hát đối ý nhị, đậm chất trữ tình để vui chơi, giải trí, tả cảnh, thăm hỏi, làm quen và tỏ tình với nhau. “Cần tầư phjải quá lỏ này sli/Đát khảu tằng slim ky cáy tắc” (Ai kia qua đường hát tiếng sli/Xao xuyến cả tâm hồn gà nhép) hay “Slương căn pẳn khẩu coóc nhằng thư/Bấu slương căn pẳn khẩu nua nhằng slán” (Thương nhau vắt thóc trở thành viên/Chẳng thương vắt xôi mền vữa nát).

Tùy vào đặc điểm của từng địa phương mà mỗi loại lượn lại có những nét đặc sắc riêng. Lượn cọi có sự phong phú các thể loại hát giao duyên; lượn nàng ới thể hiện nghệ thuật sử dụng ngôn từ giàu chất thơ, giàu hình ảnh so sánh ví von ẩn dụ để thể hiện tình cảm con người; lượn Hà Lều được thể hiện song ca, tạo hai bè cao thấp… Ở Cao Bằng, lượn cọi thường phổ biến ở huyện Hà Quảng, Bảo Lạc; Thạch An, Quảng Hòa có lượn slương, lượn nàng Hai; vùng Quảng Hòa, Trùng Khánh, Hạ Lang có lượn slương. Những câu hát lượn tha thiết, ngọt ngào với nét đẹp ứng xử trong quan hệ gia đình, xã hội, mong ước về cuộc sống bình yên, hạnh phúc… góp phần tạo nên nét đặc sắc, phong phú trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Tày.

Nghệ thuật hát Then tính của người Tày được bảo tồn và phát huy.
Nghệ thuật hát Then tính của người Tày được bảo tồn và phát huy.

Nhắc đến thơ ca người Tày không thể không nói đến hát Then (thơ ca nghi lễ). Nghi lễ hát Then không chỉ thể hiện đời sống tâm linh, mang đậm màu sắc tín ngưỡng mà còn là sinh hoạt văn hóa, văn nghệ độc đáo của người Tày, Nùng phía Bắc Việt Nam nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng. Hát Then thường xuất hiện trong các dịp lễ lớn như cầu mùa, cầu yên, cấp sắc… Khi tiến hành nghi lễ, người hát Then sử dụng các nhạc cụ đàn tính, chùm xóc nhạc, quạt, thẻ âm dương, kiếm… 

Trong lễ cấp sắc của người Tày, lễ cầu an đầu năm mới, lễ chúc thọ cha mẹ…, Then được sử dụng để thể hiện khát vọng của người dân miền núi với đất trời, thiên nhiên, vạn vật như mùa màng bội thu, cha mẹ già trường thọ, gia đình hòa thuận, con cái hiếu thảo,… Bên cạnh đó, Then có nhiều nội dung phê phán thói hư, tật xấu trong xã hội, đề cao phẩm chất tốt đẹp của con người, ca ngợi tình nghĩa vợ chồng thủy chung, thể hiện lòng cảm thông sâu sắc với những số phận kém may mắn trong xã hội… Ngoài ra, có một số làn điệu cổ như Then cấp sắc công nhận một người đủ điều kiện làm thầy cúng, lo việc tâm linh của bản làng. Lời hát Then chứa đựng những kinh nghiệm, lời khuyên răn về đối nhân xử thế, những bài học quý về cuộc sống, về cách ứng xử với thiên nhiên và mọi người xung quanh. 

Bên cạnh thơ ca nghi lễ thì thơ ca dân gian, truyện thơ Nôm Tày cũng mang giá trị, nhiều tầng ý nghĩa nhất định, thể hiện nét đẹp của văn hóa ứng xử, mang ý nghĩa giáo dục, nhân văn sâu sắc. 

Trong truyện thơ Khảm hải (Vượt biển), hình ảnh những con người nghèo khổ, đói rách thảm thương, bị hắt hủi, không nơi nương tựa khi còn sống trên trần gian, khi chết cũng chưa hết khổ, ở cõi âm lại bị quan bắt về làm “sa dạ, sa đồng” (nô lệ chèo thuyền) cùng đoàn người vượt biển cõi âm, mang lễ vật đi cống nạp hiện lên một cách chân thực. Các tác giả dân gian đã xây dựng những nhân vật sa dạ, sa đồng là những con người nghèo khổ nhất, có thể nói là thuộc lớp người dưới đáy của xã hội: “Mỉnh ngò khỏ pền thai/Tẩư lảng bấu mặt nhù/Pác tu bấu mặt kép”, dịch nghĩa: “Thân tôi khổ đến chết/Dưới sàn chẳng sợi rơm/Cửa nhà chẳng vỏ trấu”.

Trong thực tế, dưới thời phong kiến, đồng bào các dân tộc Việt Nam nói chung và đồng bào Tày, Nùng nói riêng phải thường xuyên chịu gánh nặng của nạn phu phen, tạp dịch của bộ máy phong kiến và thống trị thực dân. Trong Khảm hải, hình ảnh rùng rợn của tai họa đó hiện lên ngay từ khi người sa dạ, sa đồng nhận lệnh báo đi phu của quan trên: “Khôm lai lố khôm lai/Vằn thai ngợ cạ soác mỉnh thân/Tẻo tầư quan pắt mà hắt tở/Vằn vằn pây khảm hải hẩư quan”, dịch nghĩa: “Cay đắng lắm, cực nhục thay/Ngỡ chết đi là đời được yên/Lại bị quan bắt về làm tớ/Ngày ngày đi chèo thuyền qua biển cho quan”. Người sa dạ, sa đồng còn cố tìm cách từ chối khéo, nấn ná để mong được hoãn nhưng sống trong vòng kìm kẹp của bọn thống trị, họ không có con đường thoát, cho nên buộc lòng họ phải từ biệt vợ con lên đường: “Vằn pây chắc đảy tẻo rụ đai”, dịch nghĩa: “Hôm nay đi có còn trở lại hay không?”. Người ra đi quằn quại trong nỗi lo âu, đau khổ bao nhiêu thì những người ở lại – vợ con yếu ớt cũng chịu nỗi đau khổ, lo âu bấy nhiêu: “Mừ rại ủm lục ỷ thả rà/Mừ sla ủm lục va thả ngò”, dịch nghĩa: “Tay trái bế con nhỏ đợi chồng/Tay phải ôm con thơ còn dại”… 

Khảm hải đã vẽ lên thân phận bị đày ải cùng cực và bị rẻ rúng như bèo bọt của người phu thuyền, tượng trưng cho lớp người nghèo khổ nhất trong xã hội cũ. Những nhân vật sa dạ, sa đồng về cơ bản được xây dựng với nhiều chi tiết chân thực, rút ra từ cuộc sống thực. Nhưng vượt qua màn sương của hương khói, vượt ra ngoài khuôn khổ của lễ tiết cúng bái, hình tượng đó càng có tính chân thực sống động, do đó câu chuyện càng có giá trị nhân văn sâu xa.

Trải qua biết bao thế hệ, người Tày đã đúc kết và xây dựng cho mình một kho tàng văn học, nghệ thuật dân gian phong phú, đa dạng. Những tác phẩm, hình thức nghệ thuật của người Tày mang nội dung, giá trị tinh thần sâu sắc, hướng con người đến lẽ phải, lối sống đẹp, tích cực, nhân văn. 


 Thùy Linh



Nguồn

Cùng chủ đề

Bàn giao 228 nhà “Đại đoàn kết” cho hộ nghèo, cận nghèo

Chiều 2/11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh tổ chức lễ bàn giao nhà "Đại đoàn kết" cho hộ nghèo, hộ cận nghèo gặp khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh do Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) trao tặng. Tại buổi lễ, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh nhận 10 tỷ đồng của PV GAS hỗ trợ cho tỉnh Cao Bằng xây dựng 228 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ...

Khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI

Sáng 2/11, tại tỉnh Lạng Sơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc khu vực Đông Bắc lần thứ XI, năm 2024. Tham gia ngày hội có hơn 400 nghệ nhân, diễn viên quần chúng và vận động viên tại 8 tỉnh Đông Bắc: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn,...

Phát huy truyền thống văn hóa phát triển du lịch cộng đồng

Xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc (Bảo Lạc) là vùng đất của đồng bào Lô Lô sinh sống lâu đời. Với hệ thống văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng và các phong tục tập quán đặc sắc, Khuổi Khon đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách, góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiếu số.  Ông Pâu Văn Phương, xóm Khuổi Khon cho biết: Khuổi Khon có 61 hộ,...

Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tỉnh năm 2024

Tối 1/11, tại quảng trường km 5, phường Đề Thám (Thành phố), UBND tỉnh tổ chức khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tỉnh năm 2024. Tham dự có các đồng chí: Nông Thanh Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐNĐ tỉnh; Hoàng Văn Thạch, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, UBND các huyện, Thành phố; lãnh đạo một số sở, ban,...

Sẵn sàng cho Hội chợ OCOP Cao Bằng năm 2024

Là năm thứ 2 tổ chức với quy mô lớn, Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tỉnh năm 2024 tiếp tục thu hút nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), chủ thể sản xuất trong và ngoài tỉnh đăng ký tham gia. Đối với tỉnh Cao Bằng, để chuẩn bị cho sự kiện, các chủ thể sản xuất đã chuẩn bị các mặt hàng OCOP, sản phẩm đặc trưng đặc hữu trưng bày, quảng bá, giới...

Cùng tác giả

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Cao Bằng lần thứ IV – năm 2024: Lan tỏa phong trào thi đua mới trong vùng...

Phóng viên: Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV – năm 2024 có ý nghĩa như thế nào trong đời sống chính trị, xã hội của tỉnh, thưa ông? Ông Bế Văn Hùng: Đại hội đại biểu các DTTS là sự kiện chính trị, xã hội quan trọng, là ngày hội đại đoàn kết các dân tộc trong tỉnh, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển bền...

Tiếp sức đến trường 19 tỉnh phía Bắc: Thắp lên hy vọng để viết tiếp ước mơ

Tân sinh viên nhận học bổng Tiếp sức đến trường năm 2024 – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Những sinh viên vượt qua nghịch cảnh để vươn lên đến từ 19 tỉnh thành Hà Nam, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Lạng Sơn, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Vĩnh Phúc. Tôi thực sự bất ngờ và hạnh...

Bàn giao 228 nhà “Đại đoàn kết” cho hộ nghèo, cận nghèo

Chiều 2/11, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh tổ chức lễ bàn giao nhà "Đại đoàn kết" cho hộ nghèo, hộ cận nghèo gặp khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh do Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) trao tặng. Tại buổi lễ, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh nhận 10 tỷ đồng của PV GAS hỗ trợ cho tỉnh Cao Bằng xây dựng 228 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ...

Khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI

Sáng 2/11, tại tỉnh Lạng Sơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc khu vực Đông Bắc lần thứ XI, năm 2024. Tham gia ngày hội có hơn 400 nghệ nhân, diễn viên quần chúng và vận động viên tại 8 tỉnh Đông Bắc: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn,...

Từ biểu tượng đến siêu sao toàn cầu

Hello Kitty – huyền thoại văn hóa. (Nguồn: metropolisjapan) Hello Kitty, với hình ảnh đặc trưng là chiếc nơ đỏ, có sở thích du lịch, đọc sách và làm bánh. Mặc dù đã kỷ niệm sinh nhật lần thứ 50, cô nàng vẫn chỉ cao bằng 5 quả táo. Nhân vật này được thiết kế bởi nhà thiết kế Yuko Shimizu vào nửa thế kỷ trước và đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng tại Nhật Bản những năm...

Cùng chuyên mục

Khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI

Sáng 2/11, tại tỉnh Lạng Sơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc khu vực Đông Bắc lần thứ XI, năm 2024. Tham gia ngày hội có hơn 400 nghệ nhân, diễn viên quần chúng và vận động viên tại 8 tỉnh Đông Bắc: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn,...

Hội thảo khoa học “Thục phán – An Dương Vương với Cao Bằng”

Ngày 27/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Thục phán - An Dương Vương với Cao Bằng" lần 2, lần 3 với chủ đề “Quá trình hợp nhất Hùng - Thục và cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược”; “Thục phán - An Dương Vương trong giai đoạn đầu tiên lịch sử Việt Nam”. Tham...

Đặc sắc trang phục dân tộc Mông

Mỗi dân tộc đều có những trang phục truyền thống mang bản sắc riêng, là sản phẩm “ngôn ngữ” phản ánh tư duy thẩm mỹ và nghệ thuật sáng tạo phong phú, biểu đạt cho giá trị di sản văn hóa truyền thống. Thông qua trang phục đắc sắc, với những dấu ấn riêng biệt, cộng đồng dân tộc Mông tự hào góp phần tô thắm thêm sắc màu của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Cộng đồng dân...

Thêm yêu quê hương và khát vọng cống hiến từ tấm gương tiền bối cách mạng tiêu biểu Hoàng Đình Giong

Cao Bằng - mảnh đất địa đầu Tổ quốc giàu truyền thống cách mạng đã tôi luyện và hun đúc nên những con người có lối sống mộc mạc, cần cù, kiên cường, gan dạ, sẵn sàng hy sinh vì đất nước và luôn hướng về nguồn cội. Bởi vậy, suốt chiều dài hơn 4.000 lịch sử của dân tộc, mảnh đất biên cương xa xôi này thời nào cũng có những anh hùng, danh tướng, hiền tài… đóng...

Đồng Loan bảo tồn giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch

Tại xã Đồng Loan (Hạ Lang), các làn điệu dân ca, trang phục truyền thống và ẩm thực địa phương vẫn vẹn nguyên các giá trị tốt đẹp. Đây là điều kiện quan trọng để bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống gắn với phát triển du lịch. Đồng Loan là xã biên giới có 5 xóm với 310 hộ, gồm 2 dân tộc Tày, Nùng đoàn kết chung sống. Trên địa bàn xã có di tích Động Dơi...

Hát giao duyên – Nét đẹp của dân tộc Tày, Nùng

Cao Bằng có 8 dân tộc cùng sinh sống như: Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Lô Lô, Sán Chỉ, Hoa... Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng rất đặc sắc tạo nên một rừng hoa đa sắc màu. Tạo hóa đã ưu ái cho Cao Bằng cảnh đẹp vừa hùng vĩ, vừa nên thơ làm say đắm lòng người, chính mảnh đất hữu tình đó đã là sự khơi nguồn cho những làn điều dân ca say...

Lày cỏ – từ trò chơi dân gian trở thành môn thể thao trí tuệ

“Lày cỏ” là trò chơi dân gian của các dân tộc xuất hiện lâu đời trong văn hóa dân gian của người Tày, Nùng. Trải qua thời gian, dần dần lày cỏ trở nên phổ biến hơn, được đưa vào các cuộc thi tại lễ hội xuân, các cuộc giao lưu, môn thi đấu trong các hội thi thể thao. “Lày cỏ” hoặc “sai mạ” là một hoạt động giao lưu trong những dịp lễ, tết, ngày vui của người...

Người cao tuổi giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Với mong muốn phát huy những nét đẹp bản sắc văn hóa của dân tộc đang dần bị mai một trong cuộc sống hiện đại, nhiều người cao tuổi trong tỉnh luôn cần mẫn cống hiến, gìn giữ và trao truyền cho thế hệ sau các giá trị tinh thần và vốn văn hóa quý báu của dân tộc mình. Cao Bằng là mảnh đất giàu bản sắc văn hóa với 95% dân số là người dân tộc thiểu số,...

Hát lượn Phong slư – Làn điệu dân ca của người Tày

Cao Bằng là tỉnh biên giới Đông Bắc, với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và di tích lịch sử văn hóa giá trị, nơi đây có hơn 95% dân số là người dân tộc thiểu số cùng chung sống như: Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô... Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa độc đáo riêng. Trong đó, nổi bật là hát lượn - một làn điệu dân ca giao duyên của người Tày....

Kỹ thuật in hoa văn sáp ong của người Mông hoa

Ở Cao Bằng người Mông gồm có ba ngành: Mông trắng, Mông hoa và Mông đen cư trú tại các xã: Sóc Hà, Đa Thông (Hà Quảng), Dân Chủ (Hòa An), Quảng Lâm (Bảo Lâm). Việc phân biệt các ngành người Mông chủ yếu dựa trên trang phục phụ nữ, phụ nữ Mông trắng sử dụng váy lanh màu trắng, phụ nữ Mông đen sử dụng váy lanh nhuộm chàm, phụ nữ Mông hoa sử dụng váy in hoa...

Tin nổi bật

Tin mới nhất