Powered by Techcity

Hà Quảng xây dựng các mô hình, sản phẩm du lịch

Hà Quảng có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển dịch vụ, du lịch với hai loại tài nguyên là du lịch tự nhiên và du lịch văn hóa. Đặc biệt, trên địa bàn huyện có Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, Khu di tích lịch sử Kim Đồng và nhiều địa chỉ đỏ gắn với cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh; các điểm di sản địa chất, văn hóa có giá trị trong Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng… Do đó, huyện quan tâm khai thác yếu tố lợi thế, chú trọng xây dựng các mô hình, sản phẩm du lịch.

Thực hiện nội dung đột phá về phát triển Du lịch – Dịch vụ bền vững giai đoạn 2021 – 2025, hằng năm, Ban Chỉ đạo huyện xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình phát triển dịch vụ, du lịch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và các cơ quan, đơn vị. Tiến hành khảo sát, kiểm tra nắm tình hình triển khai tại các xã, thị trấn, trên cơ sở đó, định hướng, đề ra các giải pháp nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Từ năm 2022 đến nay, huyện ban hành 15 văn bản chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình phát triển dịch vụ, du lịch.

Các điểm đưa vào quy hoạch, hỗ trợ đầu tư du lịch trong giai đoạn 2021 – 2025 như: Bãi tình (xã Thanh Long), Nặm Ngùa (xã Ngọc Động), Lũng Luông, Kéo Yên (xã Lũng Nặm), các điểm trình diễn và trưng bày ẩm thực, văn hóa truyền thống các dân tộc tại xã Trường Hà… được huyện quan tâm định hướng, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị phối hợp tham mưu xây dựng quy hoạch và điều chỉnh đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung của huyện, của tỉnh. 

Điểm du lịch Bãi Tình, xã Thanh Long thu hút du khách vào các kỳ nghỉ cuối tuần, dịp lễ, tết.
Điểm du lịch Bãi Tình, xã Thanh Long thu hút du khách vào các kỳ nghỉ cuối tuần, dịp lễ, tết.

Năm 2022, huyện tập trung đầu tư hỗ trợ, chỉ đạo xây dựng 3 mô hình điểm về du lịch như: hỗ trợ hơn 346,5 triệu đồng xây dựng điểm du lịch tại Nặm Ngùa, xã Ngọc Động với 16 hộ dân tham gia, các hộ dân đóng góp 5 triệu đồng/hộ để cải tạo, chỉnh trang điểm du lịch; hỗ trợ ban đầu 60 triệu đồng xây dựng mô hình đội văn nghệ phục vụ du lịch “Suối nguồn” gồm 12 thành viên, tham gia biểu diễn phục vụ nhiều đoàn khách tại Mế Farmstay, Homestay Pác Bó, các chương trình giao lưu của huyện. Ngân sách huyện hỗ trợ 140 triệu đồng, các hộ đối ứng hơn 100 triệu đồng xây dựng mô hình điểm về sản xuất nông nghiệp gắn với hoạt động du lịch tại xóm Pác Bó, xã Trường Hà. Mô hình gồm 5 hộ dân tham gia, thực hiện sản xuất trong nhà lưới mỗi năm 3 vụ trồng dưa lưới, dưa lê, dưa hấu, cà chua, rau… áp dụng hệ thống tưới nước nhỏ giọt kỹ thuật cao, doanh thu đạt 288 triệu đồng/năm. Trong thời gian qua, mô hình đón nhiều đoàn khách với trên 700 lượt người của các huyện đến tham quan, học tập kinh nghiệm, trải nghiệm mô hình. Bên cạnh đó, huyện hỗ trợ triển khai mô hình du lịch về đêm tại thị trấn Thông Nông định kỳ vào dịp cuối tuần theo chủ đề từng tháng, với các hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian, trưng bày các gian hàng ẩm thực địa phương… 

Từ đầu năm 2023 đến nay, huyện đầu tư 2 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với du lịch gồm dâu tây Nặm Ngùa và nhà màng trồng các loại cây: dưa lưới, dưa lê, dưa hấu trái vụ tại bãi tình, xã Thanh Long. Mỗi mô hình được hỗ trợ 500 triệu đồng từ nguồn kinh phí thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Đầu tư, xây dựng 1 điểm dừng chân, trưng bày và bán sản phẩm đặc sản địa phương từ nguồn Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; hỗ trợ điểm trưng bày trình diễn làng nghề, phục dựng và biểu diễn hát then, hát đàn tính tại xã Trường Hà từ kinh phí Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Huyện tập trung xây dựng các sản phẩm, dịch vụ du lịch theo hướng du lịch văn hóa lịch sử với các hoạt động về nguồn tới mỗi “địa chỉ đỏ” và phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng. Theo đó, huyện tổ chức Lễ hội về nguồn Pác Bó ngày 1/2 âm lịch hằng năm tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó với các hoạt động phong phú, đa dạng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; phối hợp khảo sát xây dựng tuyến du lịch kết nối từ cội nguồn cách mạng đến “Xứ sở thần tiên” huyện Trùng Khánh. Hằng năm, phối hợp với Ban Quản lý các khu di tích Quốc gia đặc biệt tỉnh tuyên truyền, chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất để tổ chức đón khách du lịch đến tham quan. Tại điểm du lịch Nặm Ngùa, xã Ngọc Động thường xuyên đón du khách đến tham quan, trải nghiệm vào các kỳ nghỉ, dịp lễ, Tết, đạt mục tiêu về quy mô tối đa phục vụ 100 khách/lượt tham quan, 30 khách có nhu cầu nghỉ tại cộng đồng. Điểm du lịch Bãi Tình, xã Thanh Long bắt đầu triển khai từ cuối tháng 3/2023, đến nay, đón hơn 1.000 lượt khách. 

Cùng với đầu tư xây dựng các mô hình, sản phẩm du lịch, huyện quan tâm khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia phát triển du lịch. Hiện, trên địa bàn huyện có 3 homestay; 13 nhà nghỉ, khách sạn; trên 13 nhà hàng ăn uống thường xuyên được tuyên truyền và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, thái độ phục vụ du khách; tại xã Trường Hà có 2 đơn vị, cá nhân đầu tư điểm du lịch sinh thái, ẩm thực, tổ chức các chương trình văn nghệ, các hoạt động trải nghiệm văn hóa.

Mế Farmstay tại xã Trường Hà - Điểm lưu trú kết hợp du lịch với nông trại nhà vườn, là điểm đến lý tưởng của nhiều khách du lịch.
Mế Farmstay tại xã Trường Hà – Điểm lưu trú kết hợp du lịch với nông trại nhà vườn, là điểm đến lý tưởng của nhiều khách du lịch.

Nhằm đẩy mạnh, quảng bá về các sản phẩm và tiềm năng du lịch, từ năm 2022 đến nay, huyện tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ gắn với các địa danh, danh lam thắng cảnh tại địa phương như: Ngày hội đọc sách tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó; cuộc thi video “Em là hướng dẫn viên du lịch”; “Đêm hội sắc màu dân tộc”, ra mắt đội văn nghệ phục vụ du lịch tại thị trấn Thông Nông; ngày hội văn hóa các dân tộc; hội thi “Đội tuyên truyền quảng bá tiềm năng du lịch”; hội thi hát dân ca, trình diễn trang phục dân tộc; Lễ hội về nguồn Pác Bó… Xây dựng video tuyên truyền, quảng bá du lịch về nghề vẽ tranh thờ của dân tộc Dao tại xã Thanh Long, giới thiệu về du lịch, các điểm di tích, các điểm công viên địa chất toàn cầu trên địa bàn huyện. Phối hợp với các cơ quan, thông tấn báo chí trong và ngoài tỉnh xây dựng chương trình quảng bá sản phẩm du lịch, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa đạt hiệu quả.

Thời gian tới, huyện tập trung huy động nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và người dân. Tiếp tục quan tâm, kêu gọi các nguồn lực để tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, tín ngưỡng gắn với việc phát triển du lịch, bảo tồn cảnh quan. Tập trung xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa lịch sử – tâm linh, trải nghiệm văn hóa bản địa, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp vui chơi giải trí, ẩm thực. Nghiên cứu, đầu tư xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch mới có tiềm năng như du lịch nông nghiệp – nông thôn, du lịch học tập – du lịch học đường. Đẩy mạnh các chương trình truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức về du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, nâng cao ý thức của toàn dân về ứng xử văn hóa, văn minh trong hoạt động du lịch, xây dựng điểm đến du lịch an toàn, thân thiện và mến khách, đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. 


 Lam Giang



Nguồn

Cùng chủ đề

Tổng dư nợ đạt 16.520 tỷ đồng

Tháng 10/2024, doanh số cho vay đạt 2.125 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt 1.773 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế 10 tháng năm 2024 đạt 16.520 tỷ đồng, tăng 677 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 4,3%. Bao gồm: dư nợ ngắn hạn 6.354 tỷ đồng  giảm 0,9%; dư nợ trung - dài hạn 10.166 tỷ đồng, tăng 7,8%; nợ xấu 185,7 tỷ đồng, chiếm 1,12% tổng dư nợ. 10 tháng...

Đưa hàng Việt đến người tiêu dùng nông thôn

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai sâu rộng trên địa bàn tỉnh mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thay đổi nhận thức và hành vi ưu tiên sử dụng hàng Việt của người dân. Người tiêu dùng ở vùng sâu, vùng xa ngày càng được tiếp cận đa dạng chủng loại hàng hóa sản xuất trong nước, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo,...

Hội thảo khoa học “Thục phán – An Dương Vương với Cao Bằng”

Ngày 27/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Thục phán - An Dương Vương với Cao Bằng" lần 2, lần 3 với chủ đề “Quá trình hợp nhất Hùng - Thục và cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược”; “Thục phán - An Dương Vương trong giai đoạn đầu tiên lịch sử Việt Nam”. Tham...

Hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn...

Sáng 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013 - 2023. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết nối trực tuyến với 63 tỉnh, Thành phố. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự chỉ đạo. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó...

Nâng cao chất lượng tuyên truyền nhiệm vụ quốc phòng – quân sự địa phương trên địa bàn Quân khu 1

Tại Hội nghị sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền nhiệm vụ quốc phòng - quân sự địa phương (QP-QSĐP) giữa Cục Chính trị Quân khu 1 với các cơ quan báo, đài phát thanh - truyền hình (PT-TH) các tỉnh trên địa bàn, giai đoạn 2022 - 2024, được tổ chức sáng 25/10 tại tỉnh Bắc Giang, Báo Cao Bằng được Bộ Tư lệnh Quân khu 1 tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong thực...

Cùng tác giả

Tổng dư nợ đạt 16.520 tỷ đồng

Tháng 10/2024, doanh số cho vay đạt 2.125 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt 1.773 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế 10 tháng năm 2024 đạt 16.520 tỷ đồng, tăng 677 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 4,3%. Bao gồm: dư nợ ngắn hạn 6.354 tỷ đồng  giảm 0,9%; dư nợ trung - dài hạn 10.166 tỷ đồng, tăng 7,8%; nợ xấu 185,7 tỷ đồng, chiếm 1,12% tổng dư nợ. 10 tháng...

Nữ sinh lớp 8 đoạt giải đặc biệt cuộc thi ‘Em vẽ sắc màu tình nguyện’

  Ngày 27.10, tại TP.Hải Phòng, Hội đồng Đội T.Ư và nhãn hàng dụng cụ mỹ thuật Colokit – Công ty CP Tập đoàn Thiên Long tổ chức tổng kết Ngày hội sắc màu năm 2024, trao giải cuộc thi vẽ tranh dành cho thiếu nhi với chủ đề “Em vẽ sắc màu tình nguyện”. Nhiều tác phẩm ấn tượng Phát biểu tại chương trình, anh Lê Anh Quân, Phó chủ tịch Hội đồng Đội T.Ư, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và phát...

Đưa hàng Việt đến người tiêu dùng nông thôn

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai sâu rộng trên địa bàn tỉnh mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thay đổi nhận thức và hành vi ưu tiên sử dụng hàng Việt của người dân. Người tiêu dùng ở vùng sâu, vùng xa ngày càng được tiếp cận đa dạng chủng loại hàng hóa sản xuất trong nước, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo,...

Khai trương Bệnh viện đa khoa Quốc tế 1.500 tỷ đồng; 6.488 tỷ đồng mở rộng cao tốc Cam Lộ

Khai trương Bệnh viện đa khoa Quốc tế 1.500 tỷ đồng; 6.488 tỷ đồng mở rộng cao tốc Cam Lộ – La SơnKhai trương Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Smart City; Đầu tư 6.488 tỷ đồng mở rộng cao tốc Cam Lộ – La Sơn lên 4 làn xe… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Dự án hạ tầng gần 300 tỷ đồng tại Quảng Bình chờ hướng...

Đồng Tháp đầu tư 168 tỷ đồng cho Dự án đảm bảo nước sạch vùng nông thôn

Đồng Tháp đầu tư 168 tỷ đồng cho Dự án đảm bảo nước sạch vùng nông thônTổng số hộ được phục vụ cấp nước trong vùng Dự án là 16.188 hộ, góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao và tỷ lệ sử dụng nước sạch phù hợp. Ngày 23/10, UBND tỉnh Đồng Tháp có Quyết định phê duyệt Dự án đảm bảo nước sạch vùng nông thôn trong điều kiện biến đổi khí hậu tỉnh Đồng Tháp. Mục tiêu...

Cùng chuyên mục

Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch bền vững

Thực hiện nội dung đột phá về phát triển du lịch bền vững, giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh bảo tồn làng nghề thủ công truyền thống gắn với phát triển du lịch bền vững. Qua đó, đóng góp tích cực vào công tác quảng bá, xúc tiến du lịch...

Thúc đẩy du lịch biên giới phát triển

Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc) chính thức vận hành từ ngày 15/10/2024. Đây là khẳng định về sự tin cậy chính trị, thúc đẩy hài hòa lợi ích giữa hai nước, tăng cường giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai tỉnh/khu nói riêng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc nói chung. Qua đó, thúc đẩy phát triển du lịch, mở cửa nhịp cầu giao lưu văn hóa, du lịch...

Toàn tỉnh đón hơn 1,6 triệu lượt khách du lịch

9 tháng đầu năm, toàn tỉnh đón hơn 1,6 triệu lượt khách du lịch, tăng 11% so với cùng kỳ. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 36.065 lượt, tăng 63% so với cùng kỳ; khách du lịch nội địa ước đạt 1,623 triệu lượt, tăng 11%; tổng thu du lịch ước đạt 1.276 tỷ đồng, tăng 8,24% so với năm 2023; công suất sử dụng phòng ước đạt 52,5%. Riêng quý III, tổng lượt khách đến Cao Bằng...

Du lịch Cao Bằng mùa đông – trải nghiệm thú vị vùng Đông Bắc

Mùa đông là thời điểm Cao Bằng khoác lên mình một tấm áo thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa huyền bí. Không chỉ nổi tiếng với những địa danh lịch sử, văn hóa lâu đời, Cao Bằng còn chinh phục du khách bởi cảnh quan thiên nhiên đặc sắc vào mùa đông. Các điểm du lịch nổi tiếng trở thành những bức tranh tuyệt đẹp giữa tiết trời lạnh, mang lại những trải nghiệm không thể nào quên cho...

Thành phố đón trên 860.380 lượt khách du lịch

9 tháng đầu năm, Thành phố thu hút 860.383 lượt khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm. Trong đó, lượng khách quốc tế là 87.998 lượt; khách nội địa là 772.385 lượt, tổng lượng khách du lịch đến Thành phố đạt 86% kế hoạch. Không gian phố đi bộ Kim Đồng trở thành điểm nhấn văn hóa - du lịch đặc biệt của thành phố, thu hút đông đảo du khách khi đặt chân đến với miền non nước dịp...

Du lịch miền non nước ngàn năm

Cao Bằng là vùng đất cổ xưa, nơi sinh sống của 8 dân tộc: Tày, Nùng, Mông, Kinh, Dao, Sán Chỉ, Hoa, Lô Lô. Nơi đây được xem là một trong những trung tâm của bộ tộc người Tày cổ; miền đất Cao Bằng được xem là “cái nôi” của cách mạng Việt Nam. Ngoài ra, còn nhiều di tích văn hóa, lịch sử, khảo cổ, đa dạng sinh học cùng hàng trăm di sản văn hóa vật thể...

Phát triển du lịch thông qua sản phẩm lưu niệm

Những năm gần đây, phát triển du lịch tại Cao Bằng ngày càng gắn liền với việc thúc đẩy sản xuất và kinh doanh các sản phẩm lưu niệm thủ công, góp phần không nhỏ vào việc quảng bá văn hóa địa phương và phát triển kinh tế cộng đồng. Phát triển du lịch thông qua sản phẩm lưu niệm là một chiến lược quan trọng nhằm nâng cao trải nghiệm du lịch của du khách và tạo ra nguồn...

Du lịch tự túc – Xu hướng lựa chọn của nhiều du khách

Thời đại công nghệ phát triển, cùng sự đa dạng về thông tin, thiết bị hỗ trợ, nhiều du khách, đặc biệt là đối với giới trẻ có xu hướng lựa chọn hình thức du lịch tự túc. Du lịch tự túc có sự tự do trong việc khám phá, trải nghiệm, linh hoạt lịch trình cũng như tiết kiệm chi phí. Du lịch tự túc không phải xu hướng mới mà được dự báo từ nhiều năm trước đây,...

Toàn tỉnh đón 67.500 lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL), trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 (từ ngày 31/8 - 3/9), toàn tỉnh đón khoảng 67.500 lượt khách đến tham quan các khu, điểm du lịch, doanh thu ước đạt 53 tỷ đồng. Trong đó, khách quốc tế khoảng 2.500 lượt khách; khách nội địa khoảng 65.500 lượt khách. Công suất sử dụng phòng ước đạt 40%. Doanh thu đạt 53 tỷ đồng. Tại các khu, điểm du...

Thác Bản Giốc đón 1.560 khách ngày đầu tiên kỳ nghỉ lễ 2/9

Kỳ nghỉ lễ 2/9 năm nay kéo dài 4 ngày, thời tiết thuận lợi, nhều du khách đã chọn tham quan trải nghiệm miền non nước Cao Bằng. Ngay ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ (ngày 31/8), Thác Bản Giốc đã đón 1.560 du khách đến tham quan. Nằm trên đường biên giới Việt - Trung, thác Bản Giốc được mệnh danh là một trong những thác nước đẹp nhất Việt Nam, thác nước tự nhiên lớn nhất khu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất