Powered by Techcity

Phát triển sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch

Sản phẩm quà tặng du lịch góp phần làm tăng sức hấp dẫn cho điểm đến, khuyến khích chi tiêu và quảng bá hình ảnh địa phương. Tuy nhiên, thị trường quà tặng lưu niệm Cao Bằng vẫn còn nhiều “khoảng trống”, chưa đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của du khách. 

Hầu hết khách du lịch mỗi khi đi tham quan, trải nghiệm đều có nhu cầu tìm hiểu, chọn mua các sản phẩm lưu niệm, vừa làm quà tặng người thân, bạn bè, vừa để gợi nhớ kỷ niệm sau chuyến hành trình. Đó có thể là sản phẩm gắn liền với điểm đến như: biểu tượng, mô hình, tranh ảnh hay đồ thổ cẩm, thủ công mỹ nghệ, trang sức, váy, áo, khăn, nón… mang giá trị văn hóa đặc trưng, kết tinh sức lao động của người dân bản địa, nghệ nhân truyền thống. 

Để có một tour du lịch hoàn chỉnh, hấp dẫn dành cho du khách, không thể thiếu hoạt động mua sắm quà tặng, đặc sản vùng, miền. Việc xây dựng, đa dạng hóa các sản phẩm lưu niệm cũng là một trong những phương thức quảng bá thương hiệu du lịch, thu hút du khách và các nhà đầu tư trong nước, quốc tế. 

Sản phẩm thổ cẩm Luống Nọi (Hà Quảng) được giới thiệu tại Phố đi bộ Kim Đồng (Thành phố).
Sản phẩm thổ cẩm Luống Nọi (Hà Quảng) được giới thiệu tại Phố đi bộ Kim Đồng (Thành phố).

Chị Bùi Thị Thanh Mai, du khách đến từ Hải Phòng chia sẻ: Lần đầu tiên đặt chân đến Cao Bằng, ngoài việc thăm thú những danh lam thắng cảnh nổi tiếng, trải nghiệm văn hóa ẩm thực, tôi còn mua đặc sản hạt dẻ Trùng Khánh, dao Phúc Sen, túi thổ cẩm và nón lá của dân tộc Tày.

Cao Bằng là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô… với những phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, nghệ thuật dân gian độc đáo. Trên địa bàn tỉnh có nhiều làng nghề, ngành nghề truyền thống được gìn giữ, bảo tồn qua nhiều thế hệ như: làng rèn Phúc Sen, làng làm nón lá Hoàng Diệu, nghề làm giấy bản xóm Dìa Trên (Quảng Hòa), làng nghề dệt thổ cẩm Luống Nọi (Hà Quảng), nghề đan lát (Thạch An), nghề chạm bạc, in hoa văn bằng sáp ong (Nguyên Bình)… Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa, lịch sử, con người, mỗi năm Cao Bằng đón hàng triệu lượt khách du lịch. Do đó, việc phát triển các sản phẩm lưu niệm, quà tặng theo hướng gắn với bản sắc văn hóa là rất cần thiết để tạo nét riêng, định vị hình ảnh non nước Cao Bằng trên bản đồ du lịch Việt Nam. 

Thời gian qua, tỉnh quan tâm khôi phục, phát triển các làng nghề gắn với nâng tầm chất lượng sản phẩm OCOP; tăng cường tham gia, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại – du lịch nhằm trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của địa phương. Đồng thời, khuyến khích người dân nghiên cứu, xây dựng mẫu mã, bao bì sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng; đưa một số làng nghề tiêu biểu vào các chương trình, tour, tuyến du lịch. 

Các sản phẩm của làng rèn Phúc Sen (Quảng Hòa) được rất nhiều khách hàng ưa chuộng.
Các sản phẩm của làng rèn Phúc Sen (Quảng Hòa) được rất nhiều khách hàng ưa chuộng.

Tuy nhiên, thực tế thị trường sản phẩm quà tặng, đồ lưu niệm ở tỉnh chưa phát triển tương xứng với thế mạnh du lịch vốn có. Các sản phẩm còn đơn điệu, chủ yếu là nhóm hàng nông sản, bánh kẹo, đồ uống, dược liệu, trong khi đó đồ thủ công mỹ nghệ có tính chất lưu niệm chưa nhiều. Một số mặt hàng chưa đảm bảo sự tối ưu về chất lượng, kích cỡ để du khách, nhất là du khách nước ngoài thuận tiện trong vận chuyển, bảo quản lâu dài. Thiếu thông tin, dấu hiệu để nhận biết về điểm du lịch hay mang nét đặc trưng riêng của vùng đất, cộng đồng dân tộc; kỹ năng truyền thông, quảng cáo, tiếp thị hạn chế. Người dân tại các làng nghề chưa chú trọng sản xuất mặt hàng quà tặng du lịch để quảng bá thương hiệu, tạo lợi thế cạnh tranh bền vững… 

Để không bỏ ngỏ thị trường đồ lưu niệm, quà tặng du lịch đầy tiềm năng, tỉnh cần tăng cường chỉ đạo các ngành, địa phương, cá nhân, doanh nghiệp quan tâm khai thác, phát triển sản phẩm lưu niệm, quà tặng. Tăng cường tập huấn cho cộng đồng làm du lịch, người dân hiểu rõ hơn đặc trưng của nơi mình đang gắn bó, từ đó thúc đẩy sáng tạo nhiều sản phẩm lưu niệm mang bản sắc văn hóa vùng đất, con người Cao Bằng. Bên cạnh đó, cần quy hoạch, hỗ trợ về vốn, công nghệ sản xuất và có sự hướng dẫn, tư vấn về mẫu mã, kiểu dáng, chất liệu; khuyến khích sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường. Tạo mối liên kết giữa cơ sở sản xuất, kinh doanh với đơn vị lữ hành du lịch trong khâu quảng bá, tiêu thụ; chú trọng đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm. Tổ chức các cuộc thi ý tưởng sáng tạo, thiết kế sản phẩm du lịch, bao bì quà tặng… 

Việc phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm lưu niệm, quà tặng không chỉ góp phần níu chân du khách mà còn là động lực để biến ngành “công nghiệp không khói” trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Những món quà tinh tế, ấn tượng sẽ tô điểm thêm vẻ đẹp, sức hấp dẫn của miền non nước Cao Bằng.   


Phương Anh



Nguồn

Cùng chủ đề

Hội thảo khoa học “Thục phán – An Dương Vương với Cao Bằng”

Ngày 27/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Thục phán - An Dương Vương với Cao Bằng" lần 2, lần 3 với chủ đề “Quá trình hợp nhất Hùng - Thục và cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược”; “Thục phán - An Dương Vương trong giai đoạn đầu tiên lịch sử Việt Nam”. Tham...

Hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn...

Sáng 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013 - 2023. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết nối trực tuyến với 63 tỉnh, Thành phố. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự chỉ đạo. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó...

Nâng cao chất lượng tuyên truyền nhiệm vụ quốc phòng – quân sự địa phương trên địa bàn Quân khu 1

Tại Hội nghị sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền nhiệm vụ quốc phòng - quân sự địa phương (QP-QSĐP) giữa Cục Chính trị Quân khu 1 với các cơ quan báo, đài phát thanh - truyền hình (PT-TH) các tỉnh trên địa bàn, giai đoạn 2022 - 2024, được tổ chức sáng 25/10 tại tỉnh Bắc Giang, Báo Cao Bằng được Bộ Tư lệnh Quân khu 1 tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong thực...

Mở rộng thị trường cho nông sản địa phương

Sau nhiều năm nỗ lực hỗ trợ sản xuất, xúc tiến thương mại, các mặt hàng nông sản của nhiều địa phương trong tỉnh ngày càng đa dạng và mở rộng thị trường. Nhiều cửa hàng, siêu thị, hệ thống phân phối trở thành điểm kết nối để đưa nông sản đến với người tiêu dùng. Cùng với kênh tiêu thụ truyền thống, các cơ sở sản xuất, hộ gia đình tăng cường giới thiệu sản phẩm trên sàn...

Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch bền vững

Thực hiện nội dung đột phá về phát triển du lịch bền vững, giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh bảo tồn làng nghề thủ công truyền thống gắn với phát triển du lịch bền vững. Qua đó, đóng góp tích cực vào công tác quảng bá, xúc tiến du lịch...

Cùng tác giả

Đồng Tháp đầu tư 168 tỷ đồng cho Dự án đảm bảo nước sạch vùng nông thôn

Đồng Tháp đầu tư 168 tỷ đồng cho Dự án đảm bảo nước sạch vùng nông thônTổng số hộ được phục vụ cấp nước trong vùng Dự án là 16.188 hộ, góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao và tỷ lệ sử dụng nước sạch phù hợp. Ngày 23/10, UBND tỉnh Đồng Tháp có Quyết định phê duyệt Dự án đảm bảo nước sạch vùng nông thôn trong điều kiện biến đổi khí hậu tỉnh Đồng Tháp. Mục tiêu...

Đề xuất đầu tư cao tốc Bắc Kạn

Đề xuất đầu tư cao tốc Bắc Kạn – Cao Bằng trong giai đoạn 2026-2030Dự án đầu tư đường cao tốc Bắc Kạn – Cao Bằng có chiều dài 90 km, trong đó đoạn qua Cao Bằng dài 30 km với hướng tuyến cơ bản theo hướng Quốc lộ 3 hiện hữu. Ảnh minh họa. UBND tỉnh Cao Bằng vừa đề nghị Bộ GTVT đưa Dự án cao tốc Bắc Kạn – Cao Bằng vào trong danh mục dự án...

Hội thảo khoa học “Thục phán – An Dương Vương với Cao Bằng”

Ngày 27/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Thục phán - An Dương Vương với Cao Bằng" lần 2, lần 3 với chủ đề “Quá trình hợp nhất Hùng - Thục và cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược”; “Thục phán - An Dương Vương trong giai đoạn đầu tiên lịch sử Việt Nam”. Tham...

Petrovietnam và nhiều đơn vị thành viên được nhận Bằng khen trong công tác xã hội hóa, vì sự nghiệp giáo dục

Petrovietnam và nhiều đơn vị thành viên được nhận Bằng khen trong công tác xã hội hóa, vì sự nghiệp giáo dục Toàn cảnh hội nghị Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Lê Thành Long; nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Thứ...

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh

Chiều 26/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Tổ về kinh tế, xã hội, ngân sách, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, tình hình thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, dự án Luật Điện lực (sửa đổi)… Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên họp tổ tại Tổ 13 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hậu Giang, Đắk Lắk). Xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng kéo dài Vấn...

Cùng chuyên mục

Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch bền vững

Thực hiện nội dung đột phá về phát triển du lịch bền vững, giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh bảo tồn làng nghề thủ công truyền thống gắn với phát triển du lịch bền vững. Qua đó, đóng góp tích cực vào công tác quảng bá, xúc tiến du lịch...

Thúc đẩy du lịch biên giới phát triển

Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc) chính thức vận hành từ ngày 15/10/2024. Đây là khẳng định về sự tin cậy chính trị, thúc đẩy hài hòa lợi ích giữa hai nước, tăng cường giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hai tỉnh/khu nói riêng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc nói chung. Qua đó, thúc đẩy phát triển du lịch, mở cửa nhịp cầu giao lưu văn hóa, du lịch...

Toàn tỉnh đón hơn 1,6 triệu lượt khách du lịch

9 tháng đầu năm, toàn tỉnh đón hơn 1,6 triệu lượt khách du lịch, tăng 11% so với cùng kỳ. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 36.065 lượt, tăng 63% so với cùng kỳ; khách du lịch nội địa ước đạt 1,623 triệu lượt, tăng 11%; tổng thu du lịch ước đạt 1.276 tỷ đồng, tăng 8,24% so với năm 2023; công suất sử dụng phòng ước đạt 52,5%. Riêng quý III, tổng lượt khách đến Cao Bằng...

Du lịch Cao Bằng mùa đông – trải nghiệm thú vị vùng Đông Bắc

Mùa đông là thời điểm Cao Bằng khoác lên mình một tấm áo thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa huyền bí. Không chỉ nổi tiếng với những địa danh lịch sử, văn hóa lâu đời, Cao Bằng còn chinh phục du khách bởi cảnh quan thiên nhiên đặc sắc vào mùa đông. Các điểm du lịch nổi tiếng trở thành những bức tranh tuyệt đẹp giữa tiết trời lạnh, mang lại những trải nghiệm không thể nào quên cho...

Thành phố đón trên 860.380 lượt khách du lịch

9 tháng đầu năm, Thành phố thu hút 860.383 lượt khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm. Trong đó, lượng khách quốc tế là 87.998 lượt; khách nội địa là 772.385 lượt, tổng lượng khách du lịch đến Thành phố đạt 86% kế hoạch. Không gian phố đi bộ Kim Đồng trở thành điểm nhấn văn hóa - du lịch đặc biệt của thành phố, thu hút đông đảo du khách khi đặt chân đến với miền non nước dịp...

Du lịch miền non nước ngàn năm

Cao Bằng là vùng đất cổ xưa, nơi sinh sống của 8 dân tộc: Tày, Nùng, Mông, Kinh, Dao, Sán Chỉ, Hoa, Lô Lô. Nơi đây được xem là một trong những trung tâm của bộ tộc người Tày cổ; miền đất Cao Bằng được xem là “cái nôi” của cách mạng Việt Nam. Ngoài ra, còn nhiều di tích văn hóa, lịch sử, khảo cổ, đa dạng sinh học cùng hàng trăm di sản văn hóa vật thể...

Phát triển du lịch thông qua sản phẩm lưu niệm

Những năm gần đây, phát triển du lịch tại Cao Bằng ngày càng gắn liền với việc thúc đẩy sản xuất và kinh doanh các sản phẩm lưu niệm thủ công, góp phần không nhỏ vào việc quảng bá văn hóa địa phương và phát triển kinh tế cộng đồng. Phát triển du lịch thông qua sản phẩm lưu niệm là một chiến lược quan trọng nhằm nâng cao trải nghiệm du lịch của du khách và tạo ra nguồn...

Du lịch tự túc – Xu hướng lựa chọn của nhiều du khách

Thời đại công nghệ phát triển, cùng sự đa dạng về thông tin, thiết bị hỗ trợ, nhiều du khách, đặc biệt là đối với giới trẻ có xu hướng lựa chọn hình thức du lịch tự túc. Du lịch tự túc có sự tự do trong việc khám phá, trải nghiệm, linh hoạt lịch trình cũng như tiết kiệm chi phí. Du lịch tự túc không phải xu hướng mới mà được dự báo từ nhiều năm trước đây,...

Toàn tỉnh đón 67.500 lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL), trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 (từ ngày 31/8 - 3/9), toàn tỉnh đón khoảng 67.500 lượt khách đến tham quan các khu, điểm du lịch, doanh thu ước đạt 53 tỷ đồng. Trong đó, khách quốc tế khoảng 2.500 lượt khách; khách nội địa khoảng 65.500 lượt khách. Công suất sử dụng phòng ước đạt 40%. Doanh thu đạt 53 tỷ đồng. Tại các khu, điểm du...

Thác Bản Giốc đón 1.560 khách ngày đầu tiên kỳ nghỉ lễ 2/9

Kỳ nghỉ lễ 2/9 năm nay kéo dài 4 ngày, thời tiết thuận lợi, nhều du khách đã chọn tham quan trải nghiệm miền non nước Cao Bằng. Ngay ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ (ngày 31/8), Thác Bản Giốc đã đón 1.560 du khách đến tham quan. Nằm trên đường biên giới Việt - Trung, thác Bản Giốc được mệnh danh là một trong những thác nước đẹp nhất Việt Nam, thác nước tự nhiên lớn nhất khu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất