Powered by Techcity

Hạ Lang phát huy nghề dệt truyền thống

So với nghề dệt truyền thống của các dân tộc khác, nghề dệt truyền thống của dân tộc Tày, Nùng ở Hạ Lang có nét đẹp độc đáo riêng biệt, mang nhiều giá trị văn hóa dân tộc đặc sắc và còn lưu truyền trong nhiều gia đình.

Nghề dệt truyền thống của dân tộc Tày, Nùng ở Hạ Lang có từ lâu đời, đây được xem là tiêu chuẩn để đánh giá phẩm hạnh, sự khéo léo của người phụ nữ ngày xưa. 

Người dân huyện Hạ Lang phát huy nghề dệt truyền thống.
Người dân huyện Hạ Lang phát huy nghề dệt truyền thống.

Phụ nữ Tày, Nùng ở Hạ Lang thường dệt vải vào tháng 6 – 7 âm lịch hằng năm. Tranh thủ mùa nông nhàn, các bà, các mẹ lại ngồi vào khung cửi. Từ tơ tằm, người phụ nữ nơi đây dệt nên những tấm vải đầy màu sắc, với những sợi tơ nhuộm màu khác nhau, tùy vào sở thích người thợ tạo nên những sản phẩm trông thật bắt mắt. Những họa tiết thổ cẩm trang trí vỏ chăn, địu trẻ em được dệt bằng những sợi len với nhiều hoa văn sặc sỡ. Chị Mã Thị Kim Anh, xóm Nà Vị, xã Minh Long cho biết: Trước đây, mỗi nhà đều có ít nhất một khung cửi, con gái mới lớn trước khi lấy chồng đều tự dệt quần áo, chăn màn mang theo khi về nhà chồng. Hiện nay, trong xóm chỉ còn có 10 hộ duy trì nghề dệt truyền thống. Song, mỗi gia đình đều có sẵn những bộ quần áo chàm, chăn màn truyền thống để khi có dịp quan trọng như cưới xin, ma chay sẽ mang ra sử dụng.

Nguyên liệu dệt vải chính của người Tày, Nùng ở Hạ Lang là từ cây bông và tơ tằm. Thông thường vải trơn sẽ được làm từ cây bông, trải qua nhiều công đoạn công phu như: trồng bông, thu hoạch, tách hạt, kéo sợi rồi mới dệt thành sản phẩm. Bông sau khi thu hái về nhà sau tách hạt ra khỏi bông, được các bà, các mẹ làm tơi ra rồi đem cuốn thành từng cuộn nhỏ. Tiếp đó đến công đoạn se sợi được xem là công đoạn khó nhất, đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mẩn. Để kéo được những sợi chỉ dài, đều nhau, không bị đứt đoạn, các sợi bông sau khi được kéo thành sợi sẽ được cuộn thành từng cuộn luộc với bột gạo và đem phơi khô rồi cuộn thành cuộn chỉ nhỏ. Các cuộn chỉ được lồng vào khung gỗ để kéo xếp vào khuôn. 

Loại thứ hai được làm từ tơ tằm. Thông thường vào tháng 2 âm lịch, người dân bắt đầu nuôi tằm. Thức ăn chính của tằm là cây dâu tằm, mỗi ngày tằm thường sẽ ăn 7 bữa, mỗi bữa cách nhau 3 giờ. Một lứa nuôi trong vòng 20 ngày tằm sẽ vào kén và nhả tơ, đây là nguyên liệu để dệt vải. Kén có màu trắng và màu vàng phụ thuộc vào sắc tố tự nhiên mà tằm hấp thụ được trong quá trình ăn lá dâu. Từ kén se thành các sợi tơ và sẽ được bó lại xếp thành khuôn. 

Để xếp chỉ vào khuôn, cả hai loại tơ tằm và sợi bông, người Tày, Nùng ở Hạ Lang sử dụng cột nhà to và nhẵn bóng để làm khuôn. Các sợi chỉ được kéo 11 vòng quanh 3 cột nhà, phần đầu của các sợi chỉ được những người phụ nữ tỉ mẩn gắp từng sợi luồn qua một tấm phên mỏng, có răng đều. Để cuốn chỉ vào thanh, một người sẽ phải cõng các vòng chỉ, những người còn lại sẽ cùng nhau rải các sợi chỉ, sử dụng lược để trải ra thật đều, người cõng chỉ phải cuốn thật chắc tay, nối lại các sợi chỉ bị đứt và xếp lại. Các cuộn chỉ sau khi được xếp thành từng cuộn sẽ được dệt thành sản phẩm.

Trước khi may thành những bộ quần áo, những tấm vải sợi bông sẽ được mang đi nhuộm chàm. Để nhuộm vải chàm cũng cần trải qua nhiều bước công phu. Cây chàm trồng vào tháng 3, đến cuối tháng 6 – 7 âm lịch thì cho thu hoạch. Cây chàm sau khi thu hoạch lấy về rửa sạch rồi cho vào chum ngâm với nước suối cho đến khi sóng sánh màu xanh chờ cặn lắng xuống thì vớt cây ra, sau đó tiếp tục hòa với vôi trong, để lắng thêm 1 – 2 ngày rồi lọc phần nước đục dưới đáy cho ra bột chàm. Vải sẽ được luộc lên, phơi khô, sau đó nhúng vải vào thùng chàm để nhuộm. Tiếp tục giặt vải với nước sạch, phơi và nhuộm lại nhiều lần cho đến khi lên màu ưng ý.

Trải qua bao thế hệ, từ bàn tay khéo léo của người phụ nữ, đến nay nghề dệt truyền thống của dân tộc Tày, Nùng ở Hạ Lang vẫn được gìn giữ. Đây là nét văn hóa độc đáo và đặc sắc, luôn gắn bó trong đời sống sinh hoạt, văn hóa của người dân nơi đây.


Mai Chi



Nguồn

Cùng chủ đề

Hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn...

Sáng 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013 - 2023. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết nối trực tuyến với 63 tỉnh, Thành phố. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự chỉ đạo. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó...

Nâng cao chất lượng tuyên truyền nhiệm vụ quốc phòng – quân sự địa phương trên địa bàn Quân khu 1

Tại Hội nghị sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền nhiệm vụ quốc phòng - quân sự địa phương (QP-QSĐP) giữa Cục Chính trị Quân khu 1 với các cơ quan báo, đài phát thanh - truyền hình (PT-TH) các tỉnh trên địa bàn, giai đoạn 2022 - 2024, được tổ chức sáng 25/10 tại tỉnh Bắc Giang, Báo Cao Bằng được Bộ Tư lệnh Quân khu 1 tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong thực...

Mở rộng thị trường cho nông sản địa phương

Sau nhiều năm nỗ lực hỗ trợ sản xuất, xúc tiến thương mại, các mặt hàng nông sản của nhiều địa phương trong tỉnh ngày càng đa dạng và mở rộng thị trường. Nhiều cửa hàng, siêu thị, hệ thống phân phối trở thành điểm kết nối để đưa nông sản đến với người tiêu dùng. Cùng với kênh tiêu thụ truyền thống, các cơ sở sản xuất, hộ gia đình tăng cường giới thiệu sản phẩm trên sàn...

Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch bền vững

Thực hiện nội dung đột phá về phát triển du lịch bền vững, giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh bảo tồn làng nghề thủ công truyền thống gắn với phát triển du lịch bền vững. Qua đó, đóng góp tích cực vào công tác quảng bá, xúc tiến du lịch...

Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ Cao Bằng 1 tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai

Sáng 24/10, Đoàn công tác của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV) do đồng chí Cao Anh Minh, Tổng Giám đốc làm trưởng đoàn đến trao kinh phí ủng hộ người dân tỉnh Cao Bằng khắc phục thiệt hại do bão số 3 vừa qua. Tiếp đón đoàn có đồng chí Vũ Đình Quang, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; lãnh đạo Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. Phát biểu tại...

Cùng tác giả

Petrovietnam và nhiều đơn vị thành viên được nhận Bằng khen trong công tác xã hội hóa, vì sự nghiệp giáo dục

Petrovietnam và nhiều đơn vị thành viên được nhận Bằng khen trong công tác xã hội hóa, vì sự nghiệp giáo dục Toàn cảnh hội nghị Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Lê Thành Long; nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Thứ...

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh

Chiều 26/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Tổ về kinh tế, xã hội, ngân sách, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, tình hình thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, dự án Luật Điện lực (sửa đổi)… Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên họp tổ tại Tổ 13 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hậu Giang, Đắk Lắk). Xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng kéo dài Vấn...

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể

Trong hai ngày 24 - 25/10, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Công ty cổ phần Đào tạo tư vấn Thăng Long tổ chức lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. ...

Hội nghị báo viên thường kỳ tháng 10/2024

Sáng 25/10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị báo cáo viên thường kỳ tháng 10/2024 theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 207 điểm cầu trên toàn tỉnh với hơn 5.600 đại biểu tham dự. Đồng chí Bế Thanh Tịnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy...

Đoàn công tác tỉnh Long An trao hỗ trợ cho người dân huyện Bảo Lâm khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Ngày 24/10, đoàn công tác của tỉnh Long An do đồng chí Mai Văn Nhiều, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã đến trao kinh phí hỗ trợ xây dựng trường học và hỗ trợ các hộ gia đình bị thiệt hại do bão số 3 tại huyện Bảo Lâm....

Cùng chuyên mục

Đặc sắc trang phục dân tộc Mông

Mỗi dân tộc đều có những trang phục truyền thống mang bản sắc riêng, là sản phẩm “ngôn ngữ” phản ánh tư duy thẩm mỹ và nghệ thuật sáng tạo phong phú, biểu đạt cho giá trị di sản văn hóa truyền thống. Thông qua trang phục đắc sắc, với những dấu ấn riêng biệt, cộng đồng dân tộc Mông tự hào góp phần tô thắm thêm sắc màu của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Cộng đồng dân...

Thêm yêu quê hương và khát vọng cống hiến từ tấm gương tiền bối cách mạng tiêu biểu Hoàng Đình Giong

Cao Bằng - mảnh đất địa đầu Tổ quốc giàu truyền thống cách mạng đã tôi luyện và hun đúc nên những con người có lối sống mộc mạc, cần cù, kiên cường, gan dạ, sẵn sàng hy sinh vì đất nước và luôn hướng về nguồn cội. Bởi vậy, suốt chiều dài hơn 4.000 lịch sử của dân tộc, mảnh đất biên cương xa xôi này thời nào cũng có những anh hùng, danh tướng, hiền tài… đóng...

Đồng Loan bảo tồn giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch

Tại xã Đồng Loan (Hạ Lang), các làn điệu dân ca, trang phục truyền thống và ẩm thực địa phương vẫn vẹn nguyên các giá trị tốt đẹp. Đây là điều kiện quan trọng để bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống gắn với phát triển du lịch. Đồng Loan là xã biên giới có 5 xóm với 310 hộ, gồm 2 dân tộc Tày, Nùng đoàn kết chung sống. Trên địa bàn xã có di tích Động Dơi...

Hát giao duyên – Nét đẹp của dân tộc Tày, Nùng

Cao Bằng có 8 dân tộc cùng sinh sống như: Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Lô Lô, Sán Chỉ, Hoa... Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng rất đặc sắc tạo nên một rừng hoa đa sắc màu. Tạo hóa đã ưu ái cho Cao Bằng cảnh đẹp vừa hùng vĩ, vừa nên thơ làm say đắm lòng người, chính mảnh đất hữu tình đó đã là sự khơi nguồn cho những làn điều dân ca say...

Lày cỏ – từ trò chơi dân gian trở thành môn thể thao trí tuệ

“Lày cỏ” là trò chơi dân gian của các dân tộc xuất hiện lâu đời trong văn hóa dân gian của người Tày, Nùng. Trải qua thời gian, dần dần lày cỏ trở nên phổ biến hơn, được đưa vào các cuộc thi tại lễ hội xuân, các cuộc giao lưu, môn thi đấu trong các hội thi thể thao. “Lày cỏ” hoặc “sai mạ” là một hoạt động giao lưu trong những dịp lễ, tết, ngày vui của người...

Người cao tuổi giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Với mong muốn phát huy những nét đẹp bản sắc văn hóa của dân tộc đang dần bị mai một trong cuộc sống hiện đại, nhiều người cao tuổi trong tỉnh luôn cần mẫn cống hiến, gìn giữ và trao truyền cho thế hệ sau các giá trị tinh thần và vốn văn hóa quý báu của dân tộc mình. Cao Bằng là mảnh đất giàu bản sắc văn hóa với 95% dân số là người dân tộc thiểu số,...

Hát lượn Phong slư – Làn điệu dân ca của người Tày

Cao Bằng là tỉnh biên giới Đông Bắc, với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và di tích lịch sử văn hóa giá trị, nơi đây có hơn 95% dân số là người dân tộc thiểu số cùng chung sống như: Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô... Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa độc đáo riêng. Trong đó, nổi bật là hát lượn - một làn điệu dân ca giao duyên của người Tày....

Kỹ thuật in hoa văn sáp ong của người Mông hoa

Ở Cao Bằng người Mông gồm có ba ngành: Mông trắng, Mông hoa và Mông đen cư trú tại các xã: Sóc Hà, Đa Thông (Hà Quảng), Dân Chủ (Hòa An), Quảng Lâm (Bảo Lâm). Việc phân biệt các ngành người Mông chủ yếu dựa trên trang phục phụ nữ, phụ nữ Mông trắng sử dụng váy lanh màu trắng, phụ nữ Mông đen sử dụng váy lanh nhuộm chàm, phụ nữ Mông hoa sử dụng váy in hoa...

Nét văn hóa trong nông cụ truyền thống của người Tày, Nùng

Trước đây, khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, mọi dụng cụ lao động truyền thống phục vụ sản xuất, sinh hoạt được người Tày, Nùng khéo léo làm ra từ những nguyên liệu mộc mạc, có sẵn. Đến nay, nhiều vật dụng vẫn tồn tại và được lưu giữ, tạo nên nét đặc sắc văn hóa của địa phương. Văn hóa sinh hoạt của người Tày, Nùng rất đa dang, phong phú. Trong quá trình lao động và...

Khai mạc triển lãm tranh “Sắc màu non nước Cao Bằng”

Sáng 6/9, tại Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam, Trung tâm Văn hóa và Thông tin Du lịch tổ chức khai mạc triển lãm tranh “Sắc màu non nước Cao Bằng”. Tham dự có các đồng chí: Hà Nhật Lệ, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội...

Tin nổi bật

Tin mới nhất