Powered by Techcity

Chất trí tuệ, bác học trong thơ ca dân gian dân tộc Tày

Dân ca Tày tuy rất giàu chất trữ tình, đắm say nhưng nhiều khi cũng khá “tỉnh táo”, ít nhiều có tính chất trí tuệ, bác học. Đó là những dấu hiệu về sự xâm nhập lẫn nhau giữa văn học dân gian truyền miệng với văn học thành văn, về sự giao lưu giữa văn học dân gian dân tộc Tày với nền văn học chung của cả nước. Sự giao lưu đó không những xuất hiện ở dân ca giao duyên mà cả ở các thể loại khác như truyện cổ, truyện thơ.

Chất lý trí trong dân ca giao duyên Tày nhiều khi được đẩy đến mức cao, qua lời ca có khi ta thấy lời dặn dò, thề nguyền với nhau có tính toán cặn kẽ, có kế hoạch chi li, nhìn rất xa về sau: Nếu mười phần không lấy được nhau/Ta cùng rủ nhau đi ăn thề/Đồng tiền bổ đôi, người một nửa/Cất kỹ trong túi đeo trong người/Ngày sau tim ta nó bội phản/Ta hãy sỉ vả, ta rủa nguyền.

Tính chất lý trí trong dân ca trữ tình của người Tày không chỉ thể hiện ở những nội dung cụ thể của từng lời hát mà còn thể hiện ở các loại bài hát có tính chất đua tài, đua trí khá phổ biến. Điều đó thể hiện rõ nhất ở các bài lượn đố, lượn truyện, như các bài lượn đố chữ thường gặp: Nhân tềnh, nhất khẩu hợp pền tối/Bày cạ sloong hàng bạn túc mai… Có nghĩa là: Nhân trên, nhất khẩu hợp thành đôi/Bày đặt hai hàng bạn trúc mai… (chữ “hợp” gồm các chữ “nhân”, “nhất”, “khẩu” ghép thành)… Hoặc các bài lượn truyện Nhị độ mai, Phạm Tải – Ngọc Hoa được tác giả dân gian Tày xem như các “tủ” quý của mình, mượn tích các truyện Nôm Việt để đặt thành bài hát đối đáp nam, nữ: Thấy anh như con trai quan chúa/Em như Phạm Tải đi ăn xin… Loại thơ tình (phong slư) viết trên vải, trên lụa trao đổi giữa đôi bạn tình, trong đó tác giả dùng nhiều từ Hán – Việt hoặc nhiều điển tích: Xuân thiên tiết vằn thâng bươn cẩu/Các bách điểu nộc nu vui mừng (Trời tiết xuân chuyển đến tháng chín/Trăm thứ chim muông vui mừng). Các từ “xuân thiên”, “bách điểu”, “vui mừng” đều được viết bằng từ Hán và Việt trong nguyên văn. Những loại bài hát đố chữ, hát truyện, thơ phong slư tuy thuộc thể loại dân ca trữ tình nhưng lại mang tính chất trí tuệ khá rõ, trong đó các tác giả sử dụng các biện pháp sáng tác có tính chất cầu kỳ, gần gũi với văn chương bác học hơn là văn học dân gian như các loại dân ca trữ tình khác với ngôn ngữ bình dị, hồn nhiên hơn. 

Dân ca Tày giàu chất trữ tình, đắm say, có tính chất trí tuệ, bác học.
Dân ca Tày giàu chất trữ tình, đắm say, có tính chất trí tuệ, bác học.

Trong dân ca, ngôn ngữ nhiều khi tinh tế nhưng thường mộc mạc, bình dị, gần gũi với ngôn ngữ thường ngày của nhân dân. Còn trong truyện thơ, bên cạnh ngôn ngữ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân, phần nhiều các tác giả có sự gia công trau chuốt lời văn, thích dùng những công thức, những điển cố trong kho văn liệu văn học cổ điển Trung Quốc, những điển tích mượn ở thơ văn thời Tấn, thời Đường, như: Ngư phủ ý say mê Đào động/Bạch Đế thuyền vượt sóng Giang Lăng. (Trần Châu, Truyện thơ Tày – Nùng). 

Câu trên lấy ở tích “ngư phủ lạc Đào nguyên” trong bài phú “Đào hoa nguyên kí” của nhà thơ Đào Tiềm. Câu dưới dẫn ý từ hai câu thơ Đường: Triêu từ Bạch Đế thái vân gian/Thiên lý Giang Lăng nhất nhật hoàn (có nghĩa là: Buổi sớm giã từ thành Bạch Đế trong mây đẹp, trong một ngày về tới đất Giang Lăng xa ngàn dặm).

Nhiều khi tác giả dùng cả những câu ví bằng từ Hán Việt để diễn đạt một ý nghĩ hoặc tình cảm nào đó, như để tỏ ra mình tuy là một nho sĩ nghèo nhưng trong sạch, không phải là kẻ hám tiền, hám của, nhân vật Lưu Đài nói chữ: Câu ví rằng nhân tham tài nhi tử/Điểu tham thực viễn xứ nhi vong (Lưu Đài – Hán Xuân, Truyện thơ Tày – Nùng). Hoặc để tỏ lòng nhún nhường của Lưu Đài trước người yêu, tác giả cho nhân vật mượn tích của nhà thơ Đào Tiềm để nói hộ cho mình: Tạm học đạo thánh nhân đôi chữ/Cóc đâu mong ngư phủ Đào nguyên. Hơn nữa, cùng với các nhân vật trong tác phẩm, nhân vật tác giả bắt đầu xuất hiện trong truyện thơ, qua những câu thơ mở đầu có tính chất xưng danh như: Cầm bút chép câu chuyện truyền về/Đính Quân chuyện ngày xưa nước Sở… 

Thông thường, khi nói đến đạo lý, đến cương thường, ngôn ngữ truyện thơ được diễn đạt theo phong cách trang trọng, cầu kỳ với những thành ngữ, công thức Hán Việt có tính chất bác học. Như khi nói về mối quan hệ vợ chồng, lời thơ ở truyện Lưu Đài – Hán Xuân viết: Lời ví xưa đã nói có câu/Nữ xuất giá tòng phu thường lệ. Hoặc khi nói về mối quan hệ mẹ con một cách bình thường giản dị trong phạm vi gia đình, tác giả truyện thơ cũng “sính” dùng thứ ngôn ngữ trang trọng ấy: Làm người phải khôn khéo mọi điều/Quân tử nhi trung tiêu biệt trọng…

Về mặt nghệ thuật, thơ ca dân gian Tày có sự tiếp cận với đặc điểm thi pháp của văn học bác học, một mặt kế thừa, phát triển truyền thống tự sự và trữ tình, một mặt tiếp thu ảnh hưởng của nền văn hóa bác học và đặc biệt là của văn học bác học Việt. Từ những sự kế thừa và chịu ảnh hưởng về nhiều mặt đó, các nghệ nhân dân gian và các trí thức dân tộc đã sáng tạo nên một thể loại văn học dân gian với nội dung bề thế về mặt dung lượng, với nghệ thuật được trau chuốt và hoàn thiện hơn.


Xuân Thương



Nguồn

Cùng chủ đề

Hội thảo khoa học “Thục phán – An Dương Vương với Cao Bằng”

Ngày 27/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Thục phán - An Dương Vương với Cao Bằng" lần 2, lần 3 với chủ đề “Quá trình hợp nhất Hùng - Thục và cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược”; “Thục phán - An Dương Vương trong giai đoạn đầu tiên lịch sử Việt Nam”. Tham...

Hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn...

Sáng 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013 - 2023. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết nối trực tuyến với 63 tỉnh, Thành phố. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự chỉ đạo. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó...

Nâng cao chất lượng tuyên truyền nhiệm vụ quốc phòng – quân sự địa phương trên địa bàn Quân khu 1

Tại Hội nghị sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền nhiệm vụ quốc phòng - quân sự địa phương (QP-QSĐP) giữa Cục Chính trị Quân khu 1 với các cơ quan báo, đài phát thanh - truyền hình (PT-TH) các tỉnh trên địa bàn, giai đoạn 2022 - 2024, được tổ chức sáng 25/10 tại tỉnh Bắc Giang, Báo Cao Bằng được Bộ Tư lệnh Quân khu 1 tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong thực...

Mở rộng thị trường cho nông sản địa phương

Sau nhiều năm nỗ lực hỗ trợ sản xuất, xúc tiến thương mại, các mặt hàng nông sản của nhiều địa phương trong tỉnh ngày càng đa dạng và mở rộng thị trường. Nhiều cửa hàng, siêu thị, hệ thống phân phối trở thành điểm kết nối để đưa nông sản đến với người tiêu dùng. Cùng với kênh tiêu thụ truyền thống, các cơ sở sản xuất, hộ gia đình tăng cường giới thiệu sản phẩm trên sàn...

Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch bền vững

Thực hiện nội dung đột phá về phát triển du lịch bền vững, giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh bảo tồn làng nghề thủ công truyền thống gắn với phát triển du lịch bền vững. Qua đó, đóng góp tích cực vào công tác quảng bá, xúc tiến du lịch...

Cùng tác giả

Đề xuất đầu tư cao tốc Bắc Kạn

Đề xuất đầu tư cao tốc Bắc Kạn – Cao Bằng trong giai đoạn 2026-2030Dự án đầu tư đường cao tốc Bắc Kạn – Cao Bằng có chiều dài 90 km, trong đó đoạn qua Cao Bằng dài 30 km với hướng tuyến cơ bản theo hướng Quốc lộ 3 hiện hữu. Ảnh minh họa. UBND tỉnh Cao Bằng vừa đề nghị Bộ GTVT đưa Dự án cao tốc Bắc Kạn – Cao Bằng vào trong danh mục dự án...

Hội thảo khoa học “Thục phán – An Dương Vương với Cao Bằng”

Ngày 27/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Thục phán - An Dương Vương với Cao Bằng" lần 2, lần 3 với chủ đề “Quá trình hợp nhất Hùng - Thục và cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược”; “Thục phán - An Dương Vương trong giai đoạn đầu tiên lịch sử Việt Nam”. Tham...

Petrovietnam và nhiều đơn vị thành viên được nhận Bằng khen trong công tác xã hội hóa, vì sự nghiệp giáo dục

Petrovietnam và nhiều đơn vị thành viên được nhận Bằng khen trong công tác xã hội hóa, vì sự nghiệp giáo dục Toàn cảnh hội nghị Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Lê Thành Long; nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Thứ...

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh

Chiều 26/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Tổ về kinh tế, xã hội, ngân sách, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, tình hình thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, dự án Luật Điện lực (sửa đổi)… Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên họp tổ tại Tổ 13 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hậu Giang, Đắk Lắk). Xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng kéo dài Vấn...

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể

Trong hai ngày 24 - 25/10, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Công ty cổ phần Đào tạo tư vấn Thăng Long tổ chức lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. ...

Cùng chuyên mục

Hội thảo khoa học “Thục phán – An Dương Vương với Cao Bằng”

Ngày 27/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Thục phán - An Dương Vương với Cao Bằng" lần 2, lần 3 với chủ đề “Quá trình hợp nhất Hùng - Thục và cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược”; “Thục phán - An Dương Vương trong giai đoạn đầu tiên lịch sử Việt Nam”. Tham...

Đặc sắc trang phục dân tộc Mông

Mỗi dân tộc đều có những trang phục truyền thống mang bản sắc riêng, là sản phẩm “ngôn ngữ” phản ánh tư duy thẩm mỹ và nghệ thuật sáng tạo phong phú, biểu đạt cho giá trị di sản văn hóa truyền thống. Thông qua trang phục đắc sắc, với những dấu ấn riêng biệt, cộng đồng dân tộc Mông tự hào góp phần tô thắm thêm sắc màu của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Cộng đồng dân...

Thêm yêu quê hương và khát vọng cống hiến từ tấm gương tiền bối cách mạng tiêu biểu Hoàng Đình Giong

Cao Bằng - mảnh đất địa đầu Tổ quốc giàu truyền thống cách mạng đã tôi luyện và hun đúc nên những con người có lối sống mộc mạc, cần cù, kiên cường, gan dạ, sẵn sàng hy sinh vì đất nước và luôn hướng về nguồn cội. Bởi vậy, suốt chiều dài hơn 4.000 lịch sử của dân tộc, mảnh đất biên cương xa xôi này thời nào cũng có những anh hùng, danh tướng, hiền tài… đóng...

Đồng Loan bảo tồn giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch

Tại xã Đồng Loan (Hạ Lang), các làn điệu dân ca, trang phục truyền thống và ẩm thực địa phương vẫn vẹn nguyên các giá trị tốt đẹp. Đây là điều kiện quan trọng để bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống gắn với phát triển du lịch. Đồng Loan là xã biên giới có 5 xóm với 310 hộ, gồm 2 dân tộc Tày, Nùng đoàn kết chung sống. Trên địa bàn xã có di tích Động Dơi...

Hát giao duyên – Nét đẹp của dân tộc Tày, Nùng

Cao Bằng có 8 dân tộc cùng sinh sống như: Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Lô Lô, Sán Chỉ, Hoa... Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa riêng rất đặc sắc tạo nên một rừng hoa đa sắc màu. Tạo hóa đã ưu ái cho Cao Bằng cảnh đẹp vừa hùng vĩ, vừa nên thơ làm say đắm lòng người, chính mảnh đất hữu tình đó đã là sự khơi nguồn cho những làn điều dân ca say...

Lày cỏ – từ trò chơi dân gian trở thành môn thể thao trí tuệ

“Lày cỏ” là trò chơi dân gian của các dân tộc xuất hiện lâu đời trong văn hóa dân gian của người Tày, Nùng. Trải qua thời gian, dần dần lày cỏ trở nên phổ biến hơn, được đưa vào các cuộc thi tại lễ hội xuân, các cuộc giao lưu, môn thi đấu trong các hội thi thể thao. “Lày cỏ” hoặc “sai mạ” là một hoạt động giao lưu trong những dịp lễ, tết, ngày vui của người...

Người cao tuổi giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Với mong muốn phát huy những nét đẹp bản sắc văn hóa của dân tộc đang dần bị mai một trong cuộc sống hiện đại, nhiều người cao tuổi trong tỉnh luôn cần mẫn cống hiến, gìn giữ và trao truyền cho thế hệ sau các giá trị tinh thần và vốn văn hóa quý báu của dân tộc mình. Cao Bằng là mảnh đất giàu bản sắc văn hóa với 95% dân số là người dân tộc thiểu số,...

Hát lượn Phong slư – Làn điệu dân ca của người Tày

Cao Bằng là tỉnh biên giới Đông Bắc, với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và di tích lịch sử văn hóa giá trị, nơi đây có hơn 95% dân số là người dân tộc thiểu số cùng chung sống như: Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô... Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa độc đáo riêng. Trong đó, nổi bật là hát lượn - một làn điệu dân ca giao duyên của người Tày....

Kỹ thuật in hoa văn sáp ong của người Mông hoa

Ở Cao Bằng người Mông gồm có ba ngành: Mông trắng, Mông hoa và Mông đen cư trú tại các xã: Sóc Hà, Đa Thông (Hà Quảng), Dân Chủ (Hòa An), Quảng Lâm (Bảo Lâm). Việc phân biệt các ngành người Mông chủ yếu dựa trên trang phục phụ nữ, phụ nữ Mông trắng sử dụng váy lanh màu trắng, phụ nữ Mông đen sử dụng váy lanh nhuộm chàm, phụ nữ Mông hoa sử dụng váy in hoa...

Nét văn hóa trong nông cụ truyền thống của người Tày, Nùng

Trước đây, khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, mọi dụng cụ lao động truyền thống phục vụ sản xuất, sinh hoạt được người Tày, Nùng khéo léo làm ra từ những nguyên liệu mộc mạc, có sẵn. Đến nay, nhiều vật dụng vẫn tồn tại và được lưu giữ, tạo nên nét đặc sắc văn hóa của địa phương. Văn hóa sinh hoạt của người Tày, Nùng rất đa dang, phong phú. Trong quá trình lao động và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất