Powered by Techcity

Phát triển nguồn gen lợn đen Lục Khu theo hướng sản xuất hàng hóa

 Vùng Lục Khu huyện vùng cao Hà Quảng điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, tạo cho nơi đây giống cây trồng, vật nuôi mang đậm tính chất vùng, miền, trong đó có giống lợn đen Lục Khu. Tuy nhiên hiện nay, nguồn gen lợn đen Lục Khu bị thoái hóa, pha tạp nhiều, hiệu quả kinh tế chưa cao.

Lợn đen Lục Khu có ưu thế mà các giống lợn lai không có được, đó là khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt của vùng núi cao, kinh phí đầu tư thấp hơn so với lợn lai. Giống lợn có ngoại hình nổi bật với toàn thân màu đen, thân ngắn, lưng hơi võng, khối lượng lúc trưởng thành 60 – 70 kg, nguồn thức ăn được tận dụng từ phụ phẩm trồng trọt, do đó chất lượng thịt, mỡ thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng nên giá bán khá cao so với các loại lợn chăn nuôi công nghiệp, đây là lợi thế của chăn nuôi giống lợn này. Ưu điểm của thịt lợn đen là nhiều mỡ, nhưng thị hiếu của nhiều người tiêu dùng không thích thịt có nhiều mỡ, do đó cần phải có biện pháp vừa bảo vệ nguồn gen vừa nâng cao tỷ lệ nạc.

Năm 2022, bằng nguồn vốn sự nghiệp khoa học, tỉnh giao Viện Khoa học sự sống – Đại học Thái Nguyên thực hiện đề tài “Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển nguồn gen lợn đen Lục Khu, huyện Hà Quảng theo hướng sản xuất hàng hóa”, đề tài thực hiện với mục tiêu nghiên cứu, chọn lọc, bảo tồn và phát triển nguồn gen lợn đen Lục Khu nhằm tạo ra sản phẩm thịt có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng, góp phần phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Từ khi ký hợp đồng đến nay, đơn vị chủ trì và đơn vị phối hợp (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hà Quảng) tiến hành điều tra số lượng lợn đen tại 7 xã vùng Lục Khu của Hà Quảng; khảo sát đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng, sinh sản; khảo sát năng suất, chất lượng thịt lợn đen Lục Khu. Sau khi khảo sát, lựa chọn 2 xã Tổng Cọt, Nội Thôn là bảo tồn điểm nuôi lợn đen và cấp 30 con lợn nái, 2 con lợn đực rừng lai cho các hộ tham gia mô hình, 4 con lợn đực đen Lục Khu cho mô hình thụ tinh nhân tạo. Tổ chức 3 lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn nái, lợn thương phẩm, kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh và quản lý chất thải chăn nuôi.

Ông Nông Văn Vượng, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hà Quảng phối hợp thực hiện đề tài, cho biết: Trong quá trình chăn nuôi, người dân được tập huấn kiến thức chăn nuôi, biết cách phòng trừ dịch bệnh thông thường cho đàn lợn. Nhóm thực hiện đề tài phối hợp với huyện cung cấp các loại thuốc vắc xin kịp thời cho các hộ chăn nuôi để phòng trị bệnh kịp thời.  

Đơn vị chủ nhiệm đề tài mua 2 con lợn rừng lai bàn giao cho 2 hộ Liêu Văn Thiện, xã Nội Thôn và Trương Văn Thái, xã Tổng Cọt. Đây là 2 hộ có điều kiện chuồng nuôi tương đối tốt, có kinh nghiệm trong chăn nuôi lợn đực giống. Lợn giống mới mua về có khối lượng lớn (52 và 67 kg), lợn sinh trưởng, phát triển tốt và phối giống cho lợn cái, hiện tại đã đẻ lứa đầu.

Để có căn cứ đánh giá kết quả nghiên cứu, đơn vị mua 3 con lợn thương phẩm và các loại hóa chất vật tư cần thiết tiến hành mổ khảo sát và đánh giá chất lượng thịt lợn đen Lục Khu. Kết quả bước đầu cho thấy, thịt lợn có chất lượng tốt, thơm ngon nhưng tỷ lệ mỡ cao, tỷ lệ nạc thấp dưới 40%.

Đơn vị lựa chọn 12 hộ tại 2 xã: Nội Thôn, Tổng Cọt xây dựng mô hình chăn nuôi lợn sinh sản và lợn thương phẩm. Các hộ được chọn là những hộ có nguyện vọng muốn thạm gia thực hiện mô hình, có điều kiện về chuồng nuôi, lao động và khả năng tiếp nhận kỹ thuật chăn nuôi. Tính đến thời điểm hiện tại, đơn vị cung cấp 30 con lợn giống cho các hộ tham gia mô hình, lợn giống khi mua về nhiều con có khối lượng lớn, đến tuổi phối giống, một số con đang trong giai đoạn sinh trưởng. Hiện đàn lợn có 8 con nái đẻ, 12 con đang chửa, số còn lại đang trong giai đoạn hậu bị.

Mô hình lợn nái sinh sản của gia đình ông Liêu Văn Thiện, xã Nội Thôn (Hà Quảng).
Mô hình lợn nái sinh sản của gia đình ông Liêu Văn Thiện, xã Nội Thôn (Hà Quảng).

Ông Liêu Văn Thiện, xã Nội Thôn chia sẻ: Gia đình tôi nuôi lợn từ lâu, chăn thức ăn tự nhiên, khi có đề tài gia đình đăng ký 3 con lợn nái, 1 con lợn đực, đồng thời tham gia các lớp tập huấn cách chăm sóc, thú y. Trong 6 tháng tham gia nuôi lợn nái đẻ lứa đầu tiên 10 con, sau 2 tháng nuôi lợn con cân nặng 0,6 kg – 0,8 kg. Để chủ động cung cấp lợn đực giống có chất lượng cho mô hình chăn nuôi lợn nái sinh sản và cấp giống cho các hộ chăn nuôi lợn nái đen khác trên địa bàn, đơn vị chủ trì ký hợp đồng xây dựng mô hình thụ tinh nhân tạo tại hộ gia đình ông Vương Văn Dỉn, thị trấn Xuân Hòa. Đề tài cấp cho gia đình tôi 4 con lợn đực giống, 1 thiết bị máy soi kính hiển vi để soi chất lượng tinh trùng, hiện gia đình tôi có 3 con lợn đực khai thác được tinh trùng, sau 1 năm cấp cho bà con hơn 100 liều tại các xã: Tổng Cọt, Nội Thôn, Thượng Thôn, Vân An. Dự kiến khi tất cả lợn giống của mô hình đến tuổi khai thác, lượng tinh mô hình sản xuất ra cung cấp đủ cho trên 200 lợn nái sinh sản/năm.

Kết quả nghiên cứu sẽ làm thay đổi cách nghĩ và tập quán chăn nuôi của đồng bào dân tộc, cung cấp thêm quy trình công nghệ chăn nuôi lợn địa phương, bảo tồn nguồn gen vật nuôi, kết hợp phương pháp chăn nuôi truyền thống, kinh nghiệm của đồng bào để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và an toàn. Tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị đất kém hiệu quả, tận dụng môi trường đất trống, đồi trọc, tạo việc làm cho người dân miền núi.


Hoàng Kiều 



Nguồn

Cùng chủ đề

Hội thảo khoa học “Thục phán – An Dương Vương với Cao Bằng”

Ngày 27/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Thục phán - An Dương Vương với Cao Bằng" lần 2, lần 3 với chủ đề “Quá trình hợp nhất Hùng - Thục và cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược”; “Thục phán - An Dương Vương trong giai đoạn đầu tiên lịch sử Việt Nam”. Tham...

Hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn...

Sáng 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa về kiên cố trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013 - 2023. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết nối trực tuyến với 63 tỉnh, Thành phố. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự chỉ đạo. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó...

Nâng cao chất lượng tuyên truyền nhiệm vụ quốc phòng – quân sự địa phương trên địa bàn Quân khu 1

Tại Hội nghị sơ kết công tác phối hợp tuyên truyền nhiệm vụ quốc phòng - quân sự địa phương (QP-QSĐP) giữa Cục Chính trị Quân khu 1 với các cơ quan báo, đài phát thanh - truyền hình (PT-TH) các tỉnh trên địa bàn, giai đoạn 2022 - 2024, được tổ chức sáng 25/10 tại tỉnh Bắc Giang, Báo Cao Bằng được Bộ Tư lệnh Quân khu 1 tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong thực...

Mở rộng thị trường cho nông sản địa phương

Sau nhiều năm nỗ lực hỗ trợ sản xuất, xúc tiến thương mại, các mặt hàng nông sản của nhiều địa phương trong tỉnh ngày càng đa dạng và mở rộng thị trường. Nhiều cửa hàng, siêu thị, hệ thống phân phối trở thành điểm kết nối để đưa nông sản đến với người tiêu dùng. Cùng với kênh tiêu thụ truyền thống, các cơ sở sản xuất, hộ gia đình tăng cường giới thiệu sản phẩm trên sàn...

Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch bền vững

Thực hiện nội dung đột phá về phát triển du lịch bền vững, giai đoạn 2021 - 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh bảo tồn làng nghề thủ công truyền thống gắn với phát triển du lịch bền vững. Qua đó, đóng góp tích cực vào công tác quảng bá, xúc tiến du lịch...

Cùng tác giả

Đồng Tháp đầu tư 168 tỷ đồng cho Dự án đảm bảo nước sạch vùng nông thôn

Đồng Tháp đầu tư 168 tỷ đồng cho Dự án đảm bảo nước sạch vùng nông thônTổng số hộ được phục vụ cấp nước trong vùng Dự án là 16.188 hộ, góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao và tỷ lệ sử dụng nước sạch phù hợp. Ngày 23/10, UBND tỉnh Đồng Tháp có Quyết định phê duyệt Dự án đảm bảo nước sạch vùng nông thôn trong điều kiện biến đổi khí hậu tỉnh Đồng Tháp. Mục tiêu...

Đề xuất đầu tư cao tốc Bắc Kạn

Đề xuất đầu tư cao tốc Bắc Kạn – Cao Bằng trong giai đoạn 2026-2030Dự án đầu tư đường cao tốc Bắc Kạn – Cao Bằng có chiều dài 90 km, trong đó đoạn qua Cao Bằng dài 30 km với hướng tuyến cơ bản theo hướng Quốc lộ 3 hiện hữu. Ảnh minh họa. UBND tỉnh Cao Bằng vừa đề nghị Bộ GTVT đưa Dự án cao tốc Bắc Kạn – Cao Bằng vào trong danh mục dự án...

Hội thảo khoa học “Thục phán – An Dương Vương với Cao Bằng”

Ngày 27/10, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học "Thục phán - An Dương Vương với Cao Bằng" lần 2, lần 3 với chủ đề “Quá trình hợp nhất Hùng - Thục và cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược”; “Thục phán - An Dương Vương trong giai đoạn đầu tiên lịch sử Việt Nam”. Tham...

Petrovietnam và nhiều đơn vị thành viên được nhận Bằng khen trong công tác xã hội hóa, vì sự nghiệp giáo dục

Petrovietnam và nhiều đơn vị thành viên được nhận Bằng khen trong công tác xã hội hóa, vì sự nghiệp giáo dục Toàn cảnh hội nghị Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Lê Thành Long; nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Thứ...

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh

Chiều 26/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại Tổ về kinh tế, xã hội, ngân sách, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, tình hình thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, dự án Luật Điện lực (sửa đổi)… Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên họp tổ tại Tổ 13 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hậu Giang, Đắk Lắk). Xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng kéo dài Vấn...

Cùng chuyên mục

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể

Trong hai ngày 24 - 25/10, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Công ty cổ phần Đào tạo tư vấn Thăng Long tổ chức lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. ...

Mở rộng thị trường cho nông sản địa phương

Sau nhiều năm nỗ lực hỗ trợ sản xuất, xúc tiến thương mại, các mặt hàng nông sản của nhiều địa phương trong tỉnh ngày càng đa dạng và mở rộng thị trường. Nhiều cửa hàng, siêu thị, hệ thống phân phối trở thành điểm kết nối để đưa nông sản đến với người tiêu dùng. Cùng với kênh tiêu thụ truyền thống, các cơ sở sản xuất, hộ gia đình tăng cường giới thiệu sản phẩm trên sàn...

Dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng) giải ngân vốn đạt hơn 40% kế hoạch

Năm 2024, Dự án Đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) được tỉnh bố trí kế hoạch (KH) vốn 1.934 tỷ 193 triệu đồng. Trong đó, KH vốn năm 2023 kéo dài thời gian giải ngân, thanh toán trong năm 2024 là hơn 562,3 tỷ đồng; KH vốn năm 2024 là 1.371,8 tỷ đồng. Đến nay, Dự án giải ngân được 773,2 tỷ đồng, đạt hơn 40 % KH. Bàn giao...

Thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tiếp tục nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, tích cực, chủ động trong triển khai các dự án, làm việc hết mình, hết sức, tránh đùn đẩy, né tránh, hoàn thành, xử lý dứt điểm các công việc đã bàn, đã thống nhất, tất cả vì sự phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long. ...

Mở cửa hầm nhánh trái phía Bắc cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh

Cùng với hầm phía Tây (hầm số 2 thuộc địa phận xóm Bản Néng, xã Thụy Hùng, huyện Thạch An) đang được đẩy mạnh triển khai thi công, nhánh trái phía Bắc hầm 1 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn thuộc Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh cũng đã khoan những mũi khoan đầu tiên mở cửa hầm. Mốc mở cửa hầm đóng vai trò quan trọng để các nhà thầu tập trung triển khai thi công...

Diện tích mía nguyên liệu của xã Đại Sơn đạt 508ha

Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, từ lâu, bà con nhân dân xã Đại Sơn, huyện Quảng Hoà đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ ngô, lúa sang trồng mía nguyên liệu. Là cây trồng dễ chăm sóc, hiệu quả kinh tế cao, từ trồng mía nguyên liệu, nhiều hộ dân đã thoát nghèo, vươn lên làm...

Tăng cường truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa

Truy xuất nguồn gốc (TXNG) sản phẩm, hàng hóa có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý chất lượng sản phẩm, tạo niềm tin với người tiêu dùng. Đây là yếu tố cạnh tranh quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của các sản phẩm hàng hóa, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã đã sử dụng tem TXNG dưới dạng QR-Code nhằm bảo...

Viettel Cao Bằng kỷ niệm 20 năm thành lập

Tối 3/10, Viettel Cao Bằng tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thành lập (3/10/2004 - 3/10/2024). Toàn cảnh lễ kỷ niệm. Trung tâm Viễn thông Cao Bằng - tiền thân của Viettel Cao Bằng ngày nay chính thức được thành lập ngày 3/10/2004 với...

Giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công hơn 2.300 tỷ đồng

Năm 2024, tổng vốn đầu tư công của tỉnh là 6.109 tỷ 3951 triệu đồng. Trong đó, kế hoạch (KH) vốn năm 2023 kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2024 là 1.318 tỷ 178 triệu đồng; KH vốn đầu tư công năm 2024 là 4.791 tỷ 218 triệu đồng. Trên cơ sở nguồn vốn giao, tỉnh tiến hành phân bổ 5.944 tỷ 721 triệu đồng/6.109 tỷ 395 triệu đồng, bằng 97,3% KH. Số vốn còn...

Sản lượng điện thương phẩm quý III/2024 ước đạt 157,6 triệu kWh

Theo Công ty Điện lực Cao Bằng, trong quý III năm 2024, sản lượng điện thương phẩm ước đạt 157,6 triệu kWh, bằng 103,8% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 26,9% so với kế hoạch năm 2024. Ảnh minh họa. Điện thương phẩm tăng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất