Powered by Techcity

Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Mông

Bộ trang phục truyền thống của người Mông thể hiện được chiều sâu cũng như bản sắc của họ, chất liệu vải lanh cùng màu sắc được trang trí rất sặc sỡ gồm nhiều màu kết hợp với nhau, kỹ thuật tạo hoa văn trên vải kết hợp giữa thêu, ghép vải, in hoa văn sáp ong cầu kỳ, tỉ mỉ tạo nên nét riêng của trang phục dân tộc Mông.

Trang phục dân tộc Mông trên địa bàn tỉnh nhìn chung vẫn còn giữ được những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc, tuy nhiên, hiện nay cùng với quá trình hội nhập, phát triển nhanh chóng của đời sống kinh tế – xã hội, do nhiều nguyên nhân trang phục truyền thông của dân tộc Mông đã có một số thay đổi để phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế. 

Nhiều địa phương tổ chức ngày hội văn hóa dân tộc Mông nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa trang phục dân tộc Mông. Ảnh Thế Vĩnh
Nhiều địa phương tổ chức ngày hội văn hóa dân tộc Mông nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa trang phục dân tộc Mông. Ảnh Thế Vĩnh

Trong một khảo sát về thực trạng đời sống văn hóa của đồng bào Mông ở Cao Bằng đối với 310 hộ gia đình người Mông ở các xóm trên địa bàn tỉnh, kết quả cho thấy chỉ có 100/310 hộ người Mông trả lời thường xuyên mặc trang phục truyền thống, bằng 32,2%; 165/310 hộ trả lời thỉnh thoảng mặc, bằng 53,2%; số còn lại trả lời không mặc trang phục truyền thống, đa số là thế hệ trẻ từ 18 – 25 tuổi. Trang phục truyền thống dân tộc Mông có một số nét thay đổi về kỹ thuật, chất liệu, màu sắc, quy cách làm ra sản phẩm… Về chất liệu, thay vì vải lanh, người Mông hiện nay dùng các loại vải sợi hóa học nhiều màu sắc, thuận tiện trong việc may thêu trang phục, giá cả hợp lý, thiết kế đơn giản hơn. Về màu sắc, kỹ thuật khâu, thêu theo cổ truyền dần biến mất, một số nơi không còn trồng chàm và chế biến chàm làm thuốc nhuộm mà phổ biến là mua vải nhuộm sẵn màu chàm, còn các màu khác như xanh lá cây, vàng, đỏ, nâu… chủ yếu là mua thuốc nhuộm công nghiệp bán trên thị trường; kỹ thuật khâu, thêu cổ truyền đã dần mai một.

Nguyên liệu để sản xuất trang phục truyền thống chủ yếu là vỏ cây lanh se sợi để dệt nên những bộ quần áo cầu kỳ của chị em phụ nữ. Ngày nay, nghề trồng lanh đã không còn được người dân thực hiện cách đây khoảng 10 năm, nguyên liệu dệt vải, cắt, khâu, thêu trang phục cũng không có. Để làm ra bộ trang phục truyền thống mất rất nhiều thời gian, công sức và chi phí (từ trồng lanh, tước sợi, se sợi, dệt…), trong khi đó ngoài thị trường có rất nhiều quần áo giá thành rẻ, chất liệu vải nhẹ, mát, dễ sử dụng, mẫu mã đa dạng, do vậy đồng bào Mông Trắng chủ yếu mua trang phục may sẵn ngoài chợ về sử dụng. 

Người Mông Đen là một nhánh của dân tộc Mông, sống tập trung tại xã Thụy Hùng (Thạch An). Trang phục của người Mông Đen khá cầu kỳ, được làm từ vải chàm. Trang phục nữ gồm rất nhiều bộ phận hợp thành như khăn đội đầu, áo, yếm, váy, thắt lưng, xà cạp; các phụ kiện đi kèm như vòng cổ, trâm cài đầu bằng bạc. Các họa tiết thổ cẩm sặc sỡ được thêu trên cổ yếm, viền cổ áo, thắt lưng, tay áo, xà cạp khiến cho bộ trang phục màu đen không bị đơn điệu. Hiện nay mỗi gia đình người Mông Đen có con gái đều có một bộ trang phục truyền thống dùng để mặc trong các sự kiện lớn, ngày vui của cộng đồng. Người dân không còn tự dệt vải chàm mà thường mua sẵn trên thị trường để may trang phục. Trong lao động sản xuất, sinh hoạt và trong những dịp thực hiện các nghi lễ quan trọng, họ cũng không còn sử dụng trang phục truyền thống mà mặc như người Kinh, trang phục truyền thống của họ chỉ dành để mặc khi chết. Những người am hiểu về trang phục và thành thạo việc thêu hoa văn trên trang phục hiện nay còn quá ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Nguyên liệu thêu, dệt nên những trang phục truyền thống của dân tộc Mông ngày nay chủ yếu được may công nghiệp, có bán trên thị trường.
Nguyên liệu thêu, dệt nên những trang phục truyền thống của dân tộc Mông ngày nay chủ yếu được may công nghiệp, có bán trên thị trường.

Là địa phương có người Mông chiếm số lượng lớn so với các địa phương khác trong tỉnh, huyện Hà Quảng đẩy mạnh công tác tuyên truyền để bảo tồn và phát huy văn hóa trang phục dân tộc Mông. Huyện quan tâm chỉ đạo tổ chức các hoạt động, các sự kiện, hội thi, hội diễn, như tổ chức Hội thi Hát dân ca – trình diễn trang phục dân tộc; tổ chức các lễ hội truyền thống, trong đó đặc biệt quan tâm đến lễ hội đồng bào dân tộc Mông trong các ngày lễ, tết cổ truyền dân tộc, tổ chức thường niên Ngày hội văn hóa dân tộc Mông vào dịp đầu xuân hằng năm. Thông qua các hoạt động lễ hội, hội diễn nhằm tôn vinh, giới thiệu, quảng bá những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mông trong nền văn hóa thống nhất và đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Đồng thời, huyện đẩy mạnh các hoạt động truyền dạy nghề thêu, may truyền thống; tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch nhằm đưa trang phục của người Mông trở thành sản phẩm du lịch gắn với việc bảo tồn các nét đẹp văn hóa trang phục dân tộc Mông.

Trang phục là một thành tố văn hóa quan trọng và không thể thiếu trong di sản văn hóa truyền thống độc đáo, đặc điểm nhận biết của từng dân tộc. Để bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống dân tộc Mông, cần tiếp tục triển khai các giải pháp, cơ chế chính sách để hỗ trợ phát triển nghề thêu, may trang phục dân tộc Mông; đặc biệt là hỗ trợ cho những nghệ nhân truyền dạy nghề này để đưa sản phẩm trang phục Mông trở thành sản phẩm du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội cũng như tăng thu nhập cho người dân. Tăng cường giáo dục truyền thống văn hóa của dân tộc Mông nhằm vun đắp và phát huy niềm tự hào dân tộc, đặc biệt là cho lớp trẻ, hướng họ đến với các giá trị truyền thống tốt đẹp – cội nguồn tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc.             


Dạ Đăng



Nguồn

Cùng chủ đề

Công ty cổ phần Gang thép chúc tết Báo Cao Bằng

Chiều 20/1, Công ty cổ phần Gang thép Cao Bằng đến chúc mừng Báo Cao Bằng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Lãnh đạo Công ty cổ phần Gang thép Cao Bằng thông tin tình hình sản xuất, kinh doanh của đơn vị trong năm 2024. Theo đó, năm 2024, Công ty nỗ lực khắc phục khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh ổn định, sản xuất 173.520 tấn phôi thép, tiêu thụ 171.355 tấn. Doanh thu trên 2.000 tỷ đồng;...

Sở Giao thông Vận tải triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 20/1, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tổ chức tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Hoàng Văn Thạch, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị. Với vai trò cơ quan quản lý Nhà nước, tham mưu UBND tỉnh về lĩnh vực GTVT trên địa bàn tỉnh, năm 2024, Sở chủ trì, tham mưu xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình...

Bí thư Tỉnh ủy Quản Minh Cường thăm, chúc Tết Báo Cao Bằng

Sáng 20/1, Bí thư Tỉnh ủy Quản Minh Cường đến thăm, chúc Tết cán bộ, phóng viên, biên tập viên và người lao động Báo Cao Bằng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Cùng đi có các đồng chí: Lê Hải Hòa, Ủy viên Ban Thường vụ, Bí thư Thành ủy; Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy. Tổng Biên tập Báo Cao Bằng Bế Dũng báo cáo...

Bí thư Tỉnh ủy Quản Minh Cường thăm, chúc Tết, tặng quà, động viên các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố

Nhân dịp đón năm mới Xuân Ất Tỵ, sáng 20/1, đồng chí Quản Minh Cường, Bí thư Tỉnh ủy đến thăm, chúc Tết, tặng quà động viên các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố. Cùng đi có các đồng chí: Lê Hải Hoà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy; Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy. Bí thư Tỉnh ủy Quản...

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa dịp Tết

Dịp Tết Nguyên đán nhu cầu và sức mua sắm hàng hóa của người dân tăng cao. Nắm bắt nhu cầu thực tế, các sở, ngành của tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để tạo nguồn cung hàng hóa dồi dào, có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với giá cả ổn định, hợp lý, góp phần làm giảm áp lực về cầu, không để tình trạng găm hàng, tăng giá đột biến, gây...

Cùng tác giả

Bí thư Tỉnh ủy Quản Minh Cường thăm, chúc tết Báo Cao Bằng, Đài Phát thanh

Các cơ quan báo chí của tỉnh cần không ngừng nỗ lực vươn lên, xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại, phát huy tốt vai trò là cơ quan ngôn luận, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân trên địa bàn. Đây là nhấn mạnh của đồng chí Bí thư...

Tết sẻ chia năm 2025: Hơn 900 phần quà đến tay học sinh, giáo viên bản nghèo ở Cao Bằng

Các phần quà ý nghĩa được trao tận tay các em học sinh Trường PTDTBT THCS Quang Thành ở Cao Bằng – Ảnh: DANH TRỌNG Trong màn sương lạnh giá, ánh mặt trời le lói phủ ruộm khắp núi đồi miền biên viễn, đoàn xe của “Tết sẻ chia” đã mang những phần quà ý nghĩa tới các em học sinh, giáo viên các bản nghèo tỉnh Cao Bằng. 919 phần quà “Tết sẻ chia” trao tặng học sinh Trong...

Công ty cổ phần Gang thép chúc tết Báo Cao Bằng

Chiều 20/1, Công ty cổ phần Gang thép Cao Bằng đến chúc mừng Báo Cao Bằng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Lãnh đạo Công ty cổ phần Gang thép Cao Bằng thông tin tình hình sản xuất, kinh doanh của đơn vị trong năm 2024. Theo đó, năm 2024, Công ty nỗ lực khắc phục khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh ổn định, sản xuất 173.520 tấn phôi thép, tiêu thụ 171.355 tấn. Doanh thu trên 2.000 tỷ đồng;...

Hội thảo khoa học cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Cao Bằng (1950

Ngày 18/1, Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh tổ chức hội thảo khoa học về cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Cao Bằng (1950 - 2025)" lần thứ nhất. Tham dự có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng ủy...

Đồng chí Quản Minh Cường giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng

Sáng 19/1, Tỉnh ủy Cao Bằng tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Tham dự có đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; đồng chí Trần Hồng Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ Trưởng...

Cùng chuyên mục

Để tiếng tính, lời Then mãi ngân vang cùng mùa xuân

Xuân đang đến mơn man trên từng nhánh lá, trên khắp các xóm làng đồng bào dân tộc Tày, Nùng đâu đó vang lên những tiếng đàn tính, câu then nghe ngọt ngào, sâu lắng. Và những giai điệu tha thiết đó mãi được bảo tồn, phát huy bởi các nghệ nhân dân gian với niềm đam mê, tâm huyết của đang ngày đêm lưu giữ và trao truyền để lại cho các thế hệ hôm nay và mai...

Hoàng Châu Anh đến từ Cao Bằng trở thành Hoa hậu di sản áo dài Việt Nam năm 2024

Tối 11/1, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thị xã Sơn Tây diễn ra vòng thi chung kết cuộc thi toàn quốc Hoa hậu di sản áo dài Việt Nam năm 2024. Phát biểu tại cuộc thi, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây Lê Đại Thăng, Trưởng ban tổ chức cuộc thi cho biết, Sơn Tây được mệnh danh là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, “đất hai vua”, có bề dày trầm tích...

Trải nghiệm làng hương Phja Thắp

Làng hương Phja Thắp thuộc xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa có lịch sử hơn 100 năm. Hương Phia Thắp làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên ở vùng miền núi đá vôi, là sản phẩm kết tinh từ sự tỉ mỉ và khéo léo của người dân địa phương. Trong chuyến thăm quê hương cội nguồn cách mạng Cao Bằng, chúng tôi được tìm hiều về nghề làm hương truyền thống của bà con nơi đây với...

Sở Công thương trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi (Hà Quảng)

Ngày 31/12, Sở Công thương tổ chức trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào (Hà Quảng). Tại lễ bàn giao, lãnh đạo Sở Công thương trao 1 máy khâu phục vụ sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ vải và thổ cẩm; 4 khung dệt thổ cẩm giúp bảo tồn và phát triển nghề dệt truyền thống của đồng bào các dân tộc; 2 tủ kính trưng...

Xây dựng đời sống văn hóa gắn với xóa bỏ hủ tục lạc hậu

Với đặc thù là tỉnh vùng cao, biên giới, Cao Bằng có 27 dân tộc cùng sinh sống với 95% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, mỗi dân tộc đều có đời sống văn hóa, phong tục, tập quán mang những nét độc đáo, đặc sắc rất riêng. Tuy nhiên, một số nơi còn giữ những phong tục, tập quán lạc hậu trong đời sống sinh hoạt, sản xuất và tín ngưỡng, trong đó có hủ...

Tình quê chan chứa trong sắc màu thổ cẩm

Quê hương cội nguồn cách mạng Cao Bằng được ví như “viên ngọc xanh” nơi núi rừng Đông Bắc, nổi tiếng với truyền thống văn hóa phong phú và đa dạng, nhiều làng nghề thủ công truyền thống. Mỗi nghề truyền thống đều gắn với nét đặc trưng về địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng hay phong tục riêng của mỗi địa phương, trong đó có những họa tiết đầy sắc màu của làng nghề thổ cẩm Lũng Nọi,...

Giao lưu học sinh, sinh viên “Tuổi trẻ Cao Bằng hướng về Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam”

Tối 19/12, tại Vườn hoa trung tâm Thành phố diễn ra chương trình giao lưu học sinh, sinh viên "Tuổi trẻ Cao Bằng hướng về Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam". Chương trình nằm trong khuôn khổ Triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng” chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn...

Vòng bạc trắng tô điểm trang phục các dân tộc vùng cao

Trong bộ trang phục truyền thống của các dân tộc vùng cao, chiếc vòng bạc trắng là trang sức quan trọng không thể thiếu. Những chiếc vòng bạc không chỉ đơn thuần thể hiện sự sang trọng của người đeo, khả năng thực hành nghề của người chế tác mà còn mang nhiều ý niệm về tín ngưỡng và văn hóa truyền thống độc đáo, đặc sắc. Cao Bằng có nhiều dân tộc cùng cư trú trên địa bàn: Tày,...

Cuốn sách quý về Quân đội nhân dân Việt Nam những ngày đầu thành lập

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh ra mắt tập sách ảnh “Sáng mãi ngọn lửa rừng Trần Hưng Đạo” do nhà văn Hoàng Quảng Uyên tổ chức bản thảo và biên soạn. Rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim (Nguyên Bình) - nơi thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng...

Văn nghệ quần chúng góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống

Phong trào văn nghệ quần chúng trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi nổi, sâu rộng thu hút đông đảo người dân tham gia. Qua đó, đóng góp tích cực vào công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và góp phần lưu giữ, phát triển bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc tại địa phương.  Là tỉnh có thế mạnh về du lịch, Cao Bằng xác định việc bảo tồn, phát huy các giá...

Tin nổi bật

Tin mới nhất