Từ nguồn vốn các chương trình, chính sách dân tộc, trong đó có Chương trình MTQG 1719, tỉnh Cao Bằng đã huy động cả hệ thống chính trị cùng sự hưởng ứng tích cực của Nhân dân để tập trung đầu tư, phát triển giao thông nông thôn. Qua đó, diện mạo nông thôn của tỉnh có nhiều thay đổi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân vùng đồng bào DTTS.Chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước. Những năm qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai kịp thời các chính sách về đất đai, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS ổn định đời sống, phát triển sản xuất và vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, kết quả của Cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế – xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 sẽ công bố trong thời gian tới, là cơ sở để tỉnh Kon Tum đề ra nhiều giải pháp nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào DTTS.Chiều tối 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trước khi đi nhận nhiệm vụ. Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.Chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước. Những năm qua, tỉnh Kon Tum đã triển khai kịp thời các chính sách về đất đai, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS ổn định đời sống, phát triển sản xuất và vươn lên thoát nghèo. Đặc biệt, kết quả của Cuộc điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế – xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024 sẽ công bố trong thời gian tới, là cơ sở để tỉnh Kon Tum đề ra nhiều giải pháp nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách đất đai cho đồng bào DTTS.Trong 5 năm qua, tỉnh Đắk Nông đã tập trung triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc qua đó góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS, nâng cao đời sống đồng bào các DTTS trên địa bàn.Những năm qua, nhờ tranh thủ nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện vùng cao, biên giới Tràng Định đã triển khai hiệu quả các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo… Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội, thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống Nhân dân.Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân, trong đó tập trung hướng về các thôn, bản đặc biệt khó khăn, qua đó góp phần quan trọng cho công tác bảo vệ vững chắc an ninh biên giới,Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đặt mục tiêu xây dựng và phát triển mạng lưới cơ sở y tế quốc gia phù hợp với yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân. Số liệu từ cuộc điều tra thu thập thông tin thực trạng y tế ở của 53 DTTS, sẽ có đóng góp quan trọng vào việc thực hiện quy hoạch mạng lưới y tế cơ sở này.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, 7/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đưa chính sách giáo dục nghề nghiệp đến lao động miền núi. Vị thế của Yên Bái trên bản đồ du lịch Việt Nam. Người “thắp lửa” những điệu Then. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Với sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, sự quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương và sự nỗ lực vươn lên của người dân, thời gian qua, diện mạo nông thôn miền núi ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đã có những đổi thay tích cực. Nhiều mô hình phát triển kinh tế đã được triển khai, từng bước giúp đồng bào DTTS xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu.Với mong muốn đưa hương vị cà phê Arabica đặc trưng của vùng đất huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng được nhiều người biết đến, đồng thời tạo môi trường giúp nông dân địa phương phát triển bền vững cây trồng này, gần 4 năm nay, anh Liêng Jrang Ha Hoang, dân tộc Cơ Ho, ở thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương dành trọn tâm sức của mình, xây dựng, phát triển thành công thương hiệu cà phê sạch Chư Mui.Đan cỏ bàng là nghề truyền thống nổi tiếng từ lâu của người dân thị trấn biên giới Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, nghề đan cỏ bàng còn tạo nên một nét đẹp văn hóa đặc trưng của Ba Chúc.Từ nguồn vốn các chương trình, chính sách dân tộc, trong đó có Chương trình MTQG 1719, tỉnh Cao Bằng đã huy động cả hệ thống chính trị cùng sự hưởng ứng tích cực của Nhân dân để tập trung đầu tư, phát triển giao thông nông thôn. Qua đó, diện mạo nông thôn của tỉnh có nhiều thay đổi, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân vùng đồng bào DTTS.Hồ Hòa Bình, với diện tích mặt nước rộng lớn cùng tiềm năng nuôi trồng thủy sản dồi dào, đã trở thành nguồn sinh kế bền vững cho hàng nghìn người dân tại tỉnh Hòa Bình. Nghề nuôi cá lồng trên hồ không chỉ giúp người dân thoát nghèo mà còn tạo động lực phát triển kinh tế, góp phần xây dựng đời sống ổn định và nâng cao giá trị kinh tế cho địa phương.
Chuyển biến tích cực
Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, hiện trên địa bàn tỉnh 159/161 xã có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa theo chuẩn của Bộ Giao thông – Vận tải, đạt 98,8% (02 xã chưa có đường đến trung tâm xã chưa được nhựa hóa, bê tông hóa là Đức Hạnh, Vĩnh Phong, huyện Bảo Lâm). Toàn tỉnh đã có 1.220/1.462 thôn, xóm có đường trục giao thông được cứng hóa đạt, tỷ lệ 83%.
Đây là kết quả rất khả quan cho nỗ lực phát triển hạ tầng giao thông nông thôn (GTNT) ở miền biên viễn Cao Bằng. Cách đây 05 năm, số liệu từ cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTTS năm 2019 cho thấy, Cao Bằng là một trong 3 tỉnh vùng đồng bào DTTS và miền núi có tỷ lệ thôn đã cứng hóa đường giao thông đến trung tâm xã thấp nhất cả nước (dưới 70%).
Những chuyển biến tích cực trong hạ tầng GTNT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có nguồn lực quan trọng từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719). Thực hiện Dự án 4 thuộc Chương trình MTQG 1719, tỉnh Cao Bằng đã đầu tư hàng nghìn công trình hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống của Nhân dân, trong đó có hàng trăm công trình GTNT, góp phần thông “huyết mạch” kin tế cho các địa bàn đặc biệt khó khăn của tỉnh.
Theo ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, thực hiện Dự án 4, toàn tỉnh đã đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu 1.366 công trình. Trong đó có 854 công trình đường giao thông; 35 công trình cầu. Ngoài ra còn có 22 công trình chợ xã; 37 công trình trạm y tế xã; 6 công trình trường học; 77 nhà văn hóa xóm, sân thể thao; 01 nhà văn hóa xã; 02 trụ sở xã, 44 công trình điện sinh hoạt, 02 công trình khác; thực hiện duy tu bảo dưỡng 415 công trình.
“Các công trình đã đưa vào sử dụng đã góp phần giải quyết các nhu cầu dân sinh của đồng bào DTTS, thúc đẩy phát triển sản xuất trên địa bàn đặc biệt khó khăn của tỉnh”, ông Hùng cho biết.
Nguồn lực Chương trình MTQg 1719 đã đóng góp quan trọng vào tiến độ thực hiện Đề án phát triển GTNT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 – 2025. Theo số liệu của Sở Giao tỉnh Cao Bằng, thực hiện đề án này, từ năm 2021 đến hết tháng 6/2024, toàn tỉnh đã cứng hóa được trên 1.000 km/606,6km đường xã, đạt 166,76% kế hoạch; cứng hóa đường thôn, xóm, nội đồng được 467,71 km/1.003 km, đạt 46,64% kế hoạch. Toàn tỉnh cũng đã đầu tư xây dựng (xây dựng mới, cải tạo nâng cấp) được 55/50 cầu, đạt 154,61% kế hoạch;…
Động lực phát triển
Hạ tầng GTNT được đầu tư đã tạo động lực để phát triển cho tỉnh Cao Bằng, nhất là ở các địa bàn đặc biệt khó khăn. “Huyết mạch” được khơi thông không chỉ giúp các địa phương hoàn thiện tiêu chí hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới mà còn góp phần trợ lực cho các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế bền vữn, nâng cao thu nhập cho người dân ở miền biên viễn.
Như huyện Hà Quảng, thực hiện Đề án phát triển GTNT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021 – 2025, từ nguồn vốn các Chương trình MTQG, huyện đã thẩm định, phê duyệt đầu tư mở mới, cải tạo, sửa chữa, cứng hóa 144 tuyến đường, 2 công trình cầu; cứng hoá 18 đoạn tuyến đường ngõ xóm; đầu tư sửa chữa, cứng hóa 117,76 km mặt đường bê tông;…
Theo ông Phạm Xuân Tùng, Chủ tịch UBND huyện Hà Quảng, với sự đầu tư đó, hiện trên địa bàn huyện đã có 99% xóm có đường ô tô đến nơi, dự kiến đến hết năm 2024 sẽ hoàn tất 100% đường giao thông ô tô tới các xóm. Hạ tầng GTNT được hoàn thiện đã tạo thuận lợi cho việc giao thương, đi lại, góp phần nâng cao đời sống của Nhân dân và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.
Các chính sách của Nhà nước được triển khai thực hiện đồng bộ, kịp thời đến các đối tượng thụ hưởng, góp phần giảm nghèo, từng bước nâng cao thu nhập ở một trong những huyện nghèo nhất cả nước này. Dự kiến hết năm 2024, thu nhập bình quân đầu người của Hà Quảng đạt 27 triệu đồng/người, tăng khoảng 2,5 triệu đồng/người so với năm 2023.
Cũng như huyện Hà Quảng, ở các địa phương khác của tỉnh Cao Bằng, hạ tầng GTNT từng bước được đầu tư đồng bộ đã nâng cao thu nhập của người dân, góp phần để tỉnh hoàn thành các chỉ tiêu của Chương trình MTQG 1719. Trong đó, dự kiến hết năm 2024, tỉnh Cao Bằng vượt chỉ tiêu về thu nhập (ước đạt 46,98 triệu đồng/người/năm; chỉ tiêu là 35 triệu đồng/người/năm) và giảm nghèo (ước giảm trên 4%; chỉ tiêu là trên 3%).
Hạ tầng GTNT đã hòa cùng hệ thống giao thông đường bộ của toàn tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của Cao Bằng. Theo báo cáo của UBND tỉnh tại phiên họp thường kỳ tháng 11/2024, trong 11 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 15,34% so với cùng kỳ; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 14,51% so với cùng kỳ năm trước; các lĩnh vực khác tiếp tục duy trì hoạt động ổn định.
Tính chung 11 tháng, kinh tế – xã hội của tỉnh cao Bằng tiếp tục xu hướng tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Trong đó, sản xuất nông nghiệp được duy trì, công tác phát triển rừng được quan tâm chỉ đạo, diện tích trồng rừng tăng gấp 6,1 lần. Giá trị sản xuất công nghiệp (giá hiện hành) ước đạt 752,96 tỷ đồng, tăng 10,9% so với cùng kỳ; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 11.303,82 tỷ đồng, đạt 93,1 %, tăng 15,81% so với cùng kỳ; tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến ngày 15/11/2024 đạt 836,323 triệu USD tăng 38%; tổng thu du lịch ước đạt 1.360 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. Doanh thu vận tải ước 406,57 tỷ đồng, tăng 7,06 % so với cùng kỳ; các loại hình dịch vụ như tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, y tế, giáo dục… hoạt động ổn định, cơ bản đáp ứng nhu cầu của Nhân dân và doanh nghiệp.
Trước khi triển khai Chương trình MTQG 1719, năm 2020, từ nguồn vốn Chương trình 135, tỉnh Cao Bằng đã đầu tư 252 công trình hạ tầng. Trong đó: 136 công trình đường giao thông; 75 công trình mương thủy lợi; 1 công trình trạm y tế xã; 4 công trình trường học; 19 công trình nước sinh hoạt; thực hiện duy tu bảo dưỡng 45 công trình.
Nguồn: https://baodantoc.vn/cao-bang-hoan-thien-he-thong-giao-thong-nong-thon-de-phat-trien-ben-vung-vung-dong-bao-dtts-1733544028709.htm