Cao Bằng có dân số 547.857 người, chủ yếu là đồng bào DTTS. Phần lớn đồng bào DTTS sinh sống ở các xã vùng sâu, vùng xa, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, trình độ lao động, kỹ thuật chưa cao, đời sống còn nhiều khó khăn. Vì vậy, việc thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc (CSDT), nhất là các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) và các dự án hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng, không những ổn định, nâng cao đời sống đồng bào DTTS mà còn góp phần vào sự phát triển chung của địa phương.Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung – Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 – 2030.Chiều 9/11, tại Hội trường 2/9, Tp. Pleiku, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV – năm 2024 đã chính thức khai mạc.Sáng 9/11, tại Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, Ủy ban Dân tộc phối hợp với các ban, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) khu vực miền Trung – Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình MTQG 1719 giai đoạn II từ năm 2026 – 2030.Sáng 09/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Nhà giáo (sửa đổi).Những công trình nước sinh hoạt được đầu tư hỗ trợ theo Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 là một trong những nội dung nhằm đáp ứng nhu cầu tối thiểu trong sinh hoạt của người dân vùng DTTS&MN Nghệ An. Việc xây dựng các công trình nước tập trung, hỗ trợ công trình nước phân tán…đang là cách để “giải khát” hiệu quả, bền vững cho người dân các bản làng miền núi xứ Nghệ, vốn đang khó khăn, lại quắt quay vì thiếu nước hợp vệ sinh trong những mùa nắng nóng.Đó là nhấn mạnh của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV, năm 2024, diễn ra ngày 9/11, tại thành phố Hạ Long.Nằm trong Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 – 2025, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã phê duyệt Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thực hiện Tiểu Dự án 1, thuộc Dự án 3 về hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, với tổng kinh phí hơn 2,1 tỷ đồng. Dự án được triển khai nhằm hỗ trợ người dân về con giống, vật tư, kỹ thuật chăm sóc, nâng cao nhận thức của các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo về phát triển kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam”. Mê đắm rẻo cao Kỳ Sơn. Gương sáng A Mlưn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Sáng 9/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Theo chương trình, phiên họp tập trung thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế-xã hội tháng 10, 10 tháng đầu năm, các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong tháng 11 và từ nay đến cuối năm.Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho học sinh đồng bào dân tộc thiểu số. Tối 8/11, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Ngọc Lặc phối hợp tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật cho các em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Ngọc Lặc.Sáng 9/11, tại TP. Hạ Long, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV, năm 2024 chính thức khai mạc. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông dự và chỉ đạo Đại hội.Những năm gần đây, chính quyền huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa đã tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế. Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều người trẻ đã dần thay đổi nếp nghĩ, cách làm để phát triển kinh tế và trở thành những tấm gương, khơi dậy ý chí tự lực vươn lên của người nghèo.Thời gian qua, nhiều vụ việc sai phạm về lĩnh vực đất đai trên địa bàn huyện Đăk Hà (Kon Tum) đã được các cơ quan chức năng chỉ ra và hiện vẫn chưa khắc phục xong. Một trong nhiều vụ việc nổi cộm là vào tháng 1/2022, Chủ tịch UBND huyện Đăk Hà đã ký văn bản đồng ý cho hộ gia đình ông Hà Quang Tứ mượn tạm 372m2 đất ở đô thị ngay giao lộ Hùng Vương – Hoàng Thị Loan (khu vực đất đắc địa bật nhất ở thị trấn Đăk Hà) để xây dựng nhà kho kinh doanh vật liệu xây dựng; đến tháng 12/2022 thì UBND huyện Đăk Hà đã có 02 Quyết định giao đất có thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình ông Hà Quang Tứ nhưng không qua đấu giá. Liệu những việc làm này có đúng với quy định của pháp luật, đó là vấn đề mà dư luận trên địa bàn huyện Đăk Hà đang đặt ra hiện nay?
Để chính sách dân tộc (CSDT) được thực hiện hiệu quả, tỉnh Cao Bằng đã ban hành nhiều văn bản về thực hiện CSDT và phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số 21-CTr/TU ngày 28/5/2003 về thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) về công tác dân tộc trong thời kỳ mới; Chỉ thị số 19-CT/TU, ngày 1/2/2007 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy trong thực hiện các CTMTQG; Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 9/6/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo thực hiện các CTMTQG giai đoạn 2021 – 2025. HĐND tỉnh ban hành trên 20 nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các CTMTQG giai đoạn 2021 – 2025. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 890/KH-UBND, ngày 15/4/2022 về triển khai thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh; ban hành trên 18 văn bản quyết định hướng dẫn triển khai CTMTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi…
Bên cạnh việc tiếp tục vận động nhân dân đoàn kết tham gia phát triển kinh tế, giúp nhau giảm nghèo bền vững, làm giàu chính đáng, thay đổi tư duy sản xuất, phát triển kinh tế nông thôn, góp phần nâng cao đời sống vùng đồng bào DTTS tại các xã vùng cao, tỉnh lồng ghép nguốn vốn từ các CSDT, các CTMTQG đầu tư, xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất của người dân phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh; đẩy nhanh tiến độ Dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng), Dự án tuyến kết nối thành phố Cao Bằng với cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh; Sân bay Cao Bằng được bổ sung vào quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Từ năm 2019 đến nay, Chương trình 135 tổng số vốn thực hiện 249 tỷ 431 triệu đồng, CTMTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi 3.851 tỷ 614 triệu đồng, các huyện, Thành phố thực hiện đầu tư 1.618 công trình hạ tầng cơ sở; duy tu, bảo dưỡng 460 công trình; hỗ trợ làm nhà cho 589 hộ nghèo DTTS; hỗ trợ chuyển đổi nghề cho trên 679 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 15.261 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung 149 công trình; đầu tư 8 dự án quy hoạch sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư; thực hiện 650 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế… Thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg, tỉnh hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 1.165 hộ, kinh phí hỗ trợ 1 tỷ 826 triệu đồng; Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ vay vốn chuyển đổi ngành nghề cho 116 hộ nghèo DTTS, kinh phí 6 tỷ 476 triệu đồng.
Quyết định số 2086/QĐ-TTg hỗ trợ xây dựng chuồng trại chăn nuôi cho 87 hộ và thực hiện cung cấp giống cây lâm nghiệp (hồi, sở, quế) cho 704 lượt hộ đồng bào dân tộc Lô Lô tại 2 huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm; đầu tư xây dựng 5 dự án hạ tầng cơ sở thiết yếu cho vùng đồng bào DTTS.
Các CTMTQG với tổng số vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng giai đoạn 2019 – 2024, triển khai thực hiện 2.171 công trình đầu tư hạ tầng cơ sở thiết yếu (giao thông, nước sinh hoạt, mương thủy lợi, trường học, nhà văn hóa, trạm y tế xã, chợ xã, nhà sinh hoạt cộng đồng xóm …), hỗ trợ làm nhà, chuyển đổi nghề, đầu tư dự án quy hoạch sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở và cộng đồng, dự án hỗ trợ nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững, đào tạo nghề, ngoại ngữ…
Các chính sách giáo dục, đào tạo đối với học sinh DTTS được tỉnh đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện. Công tác cán bộ, bố trí cán bộ là người DTTS được quan tâm, ngày càng tăng về số lượng và chất lượng. Văn hóa vùng dân tộc tiếp tục được bảo tồn và phát huy; các lễ hội truyền thống, ngày hội văn hóa, nghệ thuật, thể thao khu vực được quan tâm tổ chức. Công tác khám, điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhất là đồng bào DTTS ở các xã đặc biệt khó khăn được các cơ sở y tế duy trì thường xuyên.
Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong thực hiện các CSDT trên địa bàn, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS không ngừng cải thiện, nâng cao. Diện mạo nông thôn miền núi ngày một đổi thay. Đến nay, 98,8% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa; 83% xóm, bản có đường ô tô đến trung tâm được nhựa hóa, bê tông hóa; 85,71 xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã; 83% phòng học được kiên cố hóa; 36% trường đạt chuẩn quốc gia; 80% trụ sở xã được xây dựng kiên cố; 60% xã có nhà văn hóa; 97,3% xóm có nhà sinh hoạt cộng đồng; 87% hộ đạt tiêu chuẩn văn hóa; 59% làng, xóm, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa. Trên 95% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, 94% hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Giảm số hộ nghèo, hộ cận nghèo trên 4%/năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo 50,9%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề 38,8%, 96% hộ DTTS có thẻ bảo hiểm y tế.
Tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các CSDT, các CTMTQG để nâng cao thu nhập cho người dân vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới. Từng bước nâng cao chất lượng đời sống văn hóa của người dân, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới. Tạo điều kiện thuận lợi để các hộ vùng đặc biệt khó khăn được tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục chất lượng cao; nâng cao các chỉ tiêu về kinh tế, văn hóa – xã hội nhằm từng bước phát triển toàn diện, nhanh, bền vững; nâng cao tỷ lệ che phủ rừng; bảo đảm quốc phòng – an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia.
Nguồn: https://baodantoc.vn/cao-bang-chinh-sach-dan-toc-gop-phan-nang-cao-doi-song-dong-bao-dan-toc-thieu-so-1731067038252.htm