Powered by Techcity

Phát huy giá trị di sản trong du lịch từ Văn hóa chợ nổi Cái Răng


Văn hóa chợ nổi Cái Răng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2016. Chợ nổi Cái Răng cũng là điểm đến nổi tiếng trên bản đồ du lịch quốc tế. Quá trình gìn giữ và phát huy di sản trong du lịch vẫn đang được nỗ lực thực hiện.

Thực trạng và góc tiếp cận mới

Chợ nổi Cái Răng hiện là chợ nổi lớn ở ĐBSCL đang hoạt động tấp nập bởi sự gắn kết đặc biệt trên cơ sở phát triển kinh tế gắn với du lịch. Tuy nhiên hiện chợ nổi Cái Răng cũng đang đứng trước nguy cơ mai một bởi nhiều yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp. Trong đó, đáng lo ngại là số lượng thương hồ giảm dần. Ông Tiêu Chí Nguyện, Phó Chủ tịch UBND phường Lê Bình, quận Cái Răng, cho biết: “Hiện nay ở chợ nổi Cái Răng chỉ còn khoảng 200 ghe của thương hồ. So với trước kia đã giảm đáng kể”.

Du khách tham quan chợ nổi Cái Răng.

Chia sẻ về nguyên do thương hồ dần rời chợ, bà Trần Thị Phương Thúy, chủ bè Sắc màu chợ nổi, nói: “Khi giao thông đường bộ phát triển thì việc vận hành, chuyên chở hàng hóa bằng ghe bị ảnh hưởng lớn về chi phí. Thêm vào đó, khi bờ kè xây xong, giao thương hàng hóa trên bờ và dưới sông bị ảnh hưởng rất lớn”. Thực tế, nếu trước đây chỉ tốn 2-3 nhân công để vận chuyển 7-8 tấn hàng nông sản, thì nay phải cần đến 8-9 nhân công và phải vận chuyển một quãng đường xa từ ghe đến vựa, xe tập kết.

Vấn đề gìn giữ chợ nổi Cái Răng đã được bàn thảo qua nhiều hội thảo, hội nghị. UBND TP Cần Thơ cũng đã phê duyệt và triển khai thực hiện đề án “Bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng” (Đề án) từ năm 2016. Theo đó, việc bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng theo hướng trở thành chợ đầu mối, trung chuyển hàng nông sản của vùng ĐBSCL, phục vụ phát triển du lịch, bảo đảm vệ sinh môi trường và các vấn đề an sinh xã hội. Tuy nhiên, khi đề án đi vào thực hiện đã gặp không ít khó khăn. Đề án chưa tập trung chủ thể cần bảo tồn là “Văn hóa chợ nổi Cái Răng”. Trong đó, thương hồ là nhân tố chính và cốt lõi.

Không gian chợ nổi Cái Răng hiện phân chia thành 3 khu vực. Khu vực chính, đoạn giữa là không gian sinh sống và giao thương của thương hồ. Tại đây, hoạt động chính là mua bán nông sản và bán sỉ. Đây là khu vực nguyên sơ, bản thể của Văn hóa chợ nổi, là không gian du khách sẽ thấy cây bẹo (hình thức quảng bá sản phẩm bằng cách treo lên sào tre), các hình thức giao hàng thảy chụp đặc trưng… Khu vực đầu chợ là một bộ phận thương hồ thích ứng làm du lịch. Tại đây đa phần là ghe khóm, có trang trí, đầu tư cho du khách trải nghiệm. Ở khu vực cuối chợ là các tiểu thương và các dịch vụ phục vụ ăn uống, tham quan làng nghề. Như vậy khi có sự hiểu rõ về cơ cấu của chợ nổi thì mới có những định hướng cụ thể để bảo tồn và phát huy di sản gắn với du lịch hiệu quả. Theo đó, Cần Thơ đang định hướng xây dựng Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Văn hóa chợ nổi Cái Răng phục vụ phát triển du lịch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (tên tạm gọi).

Chung tay tìm giải pháp phát huy di sản gắn kết du lịch

Văn hóa là yếu tố quan trọng (cùng với môi trường, kinh tế) khi xác định bảo tồn và phát huy giá trị di sản Văn hóa chợ nổi Cái Răng gắn với phát triển du lịch. Báo cáo về Di sản văn hóa và Phát triển du lịch của Tổ chức Du lịch thế giới thuộc Liên Hiệp Quốc (UNWTO) có xác định, văn hóa và du lịch có mối quan hệ cộng sinh đặc biệt. Văn hóa là tài nguyên để phát triển du lịch, còn du lịch là phương thức hữu hiệu để khai thác giá trị kinh tế của văn hóa. Ông Tiêu Chí Nguyện, Phó Chủ tịch UBND phường Lê Bình, nói: “Giữ thương hồ mới giữ được chợ nổi. Do đó, tôi đề nghị nên có các cơ chế chính sách đặc thù cho chợ nổi Cái Răng, cũng như quan tâm xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng phù hợp, làm sao để du khách có thể kéo dài thời gian khám phá và trải nghiệm lâu hơn ở chợ nổi”.

Nhiều chuyên gia, các đơn vị lữ hành, doanh nghiệp du lịch cũng đề xuất rằng bên cạnh việc bảo tồn nên phát triển không gian theo hướng du lịch. Bà Nguyễn Thị Ngọc Sương, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Nhà hàng Khách sạn và Du lịch Hải Âu Cần Thơ, cho biết: “Văn hóa chợ nổi Cái Răng chỉ tồn tại khi chợ nổi còn, nên xem du lịch là một đầu ra để tạo thêm sinh kế cho người dân chợ nổi. Gìn giữ Văn hóa chợ nổi Cái Răng cần sự chung tay tổng hòa của nhiều bên, dựa theo đặc thù của chợ nổi hiện nay thì yếu tố quan trọng là kinh tế nông nghiệp và du lịch. Do đó, khi tiếp cận Văn hóa chợ nổi Cái Răng theo hướng di sản, chúng tôi có 2 hướng khai thác. Một là bảo vệ giữ nguyên, hai là linh hoạt thích ứng thị trường, dựa trên yếu tố văn hóa bản địa để ứng dụng, xây dựng sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách”. Đồng quan điểm, bà Trần Thị Phương Thúy, chủ bè Sắc màu chợ nổi, cũng cho rằng: “Nên quan tâm gìn giữ và đầu tư cho phần nguyên sơ của chợ nổi. Bên cạnh đó nên có không gian cho phát triển du lịch, có thể là mô hình chợ đêm trên sông”. Theo bà Phương Thúy, mô hình chợ đêm này có thể do địa phương đầu tư, quản lý (khoảng 20-30 ghe xuồng tam bản) cho người dân thuê lại, đăng ký các sản phẩm, dịch vụ; hoặc kêu gọi đầu tư. Như vậy sẽ tạo ra sản phẩm tiêu điểm thu hút du khách lưu trú.

Thực tế, du khách có xu hướng du lịch để trải nghiệm lối sống, các hoạt động gắn liền với sinh kế và phong tục tập quán hằng ngày của cộng đồng cư dân bản địa tại điểm đến. Do đó, việc phát triển một không gian du lịch để du khách có thể tham gia vào quá trình tương tác, trải nghiệm cuộc sống như người chợ nổi (tái hiện không gian di sản) là cần thiết và nên cân nhắc trong quá trình xây dựng sản phẩm du lịch cho chợ nổi Cái Răng.

Việc gìn giữ chợ nổi Cái Răng là cộng đồng trách nhiệm chung, mỗi đơn vị cần chung tay. Hiện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (quản lý nhà nước về di sản văn hóa), Sở Công Thương (quản lý về chợ) và UBND quận Cái Răng (quản lý về địa bàn hành chánh) là 3 đơn vị đầu mối để kết nối với các sở, ngành hữu quan, tổng hợp các đề xuất để tham mưu, kiến nghị trình UBND tìm giải pháp phù hợp cho việc bảo tồn và phát huy di sản Văn hóa chợ nổi Cái Răng gắn với hoạt động du lịch. Bà Đào Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ, cho biết: “Chúng tôi đã xây dựng đề án Sản phẩm du lịch đặc thù, trong đó lấy trọng tâm là chợ nổi Cái Răng. Đồng thời cũng đang rà soát lại những phần việc đã làm được, chưa được của đề án Bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng để tìm những giải pháp phù hợp cho hiện trạng của chợ nổi. Sở cũng thực hiện nhiều đợt khảo sát để lắng nghe và ghi nhận nguyện vọng, đề xuất từ địa phương, các chủ thể ở chợ nổi để có tờ trình kiến nghị về UBND thành phố”.

Việc khai thác di sản gắn với du lịch cần hết sức cẩn trọng, vì tính nhạy cảm và dễ bị tổn thương của di sản văn hóa. Nếu các hoạt động du lịch không phù hợp dễ phá vỡ hiện trạng của di sản. Do đó, khi đưa di sản văn hóa vào du lịch nên cân nhắc trên nhiều khía cạnh giá trị về vật chất, tinh thần, quá khứ, hiện tại và tương lai. Đặc biệt, chợ nổi Cái Răng lại có tính chất đặc thù về nhiều mặt, tác động lớn đến cộng đồng dân cư trên sông.

Bài, ảnh: ÁI LAM





Nguồn: https://www.vietnam.vn/cantho/wp-content/uploads/2024/08/Phat-huy-gia-tri-di-san-trong-du-lich-tu.html

Cùng chủ đề

Cơ hội cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Thời gian qua, với nhiều hoạt động thiết thực và giải pháp đồng bộ, công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài (ÐLVƠNN) theo hợp đồng trên địa bàn TP Cần Thơ có nhiều khởi sắc. Từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố cung ứng lao động ÐLVƠNN là 669 người, đạt trên 142% kế hoạch. Nhật Bản - thị trường lao động tiềm năng Từ thực tế tình hình tuyển dụng tại các phiên giao dịch...

Tấm lòng Maymoulna – Báo Cần Thơ Online

50 năm trước, Maymoulna, 23 tuổi, đã nổi tiếng với những mẫu thêu tinh tế, độc đáo trong cộng đồng Chăm tỉnh An Giang. Năm 2017, Maymoulna là một trong 10 nữ doanh nhân tiêu biểu do Mạng lưới Doanh nhân Nữ ASEAN (AWEN) tại thủ đô Manila (Philippines) bình chọn. Cô gái chăn cừu Maymoulna là tên tộc của bà Nguyễn Thị Kim Chi, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Thêu may Kim Chi, người dân tộc Chăm (An Giang)...

Chủ động quy hoạch, bố trí quỹ đất phù hợp để thu hút đầu tư mạng lưới cơ sở văn hóa, thể thao

(CT) - Chủ tịch UBND TP Cần Thơ vừa có ý kiến chỉ đạo về việc triển khai thực hiện Quyết định số 991/QĐ-TTg ngày 16-9-2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (viết tắt là Quyết định số 991/QĐ-TTg). Việc đầu tư thiết chế văn hóa góp phần thúc đẩy phong trào văn hóa, thể thao ở địa phương. Trong...

Cần Thơ có 2 sản phẩm tham gia Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo khu vực miền Nam

(CT) - Đó là sản phẩm “Bộ điều khiển thiết bị tiết kiệm năng lượng ECOSMART POWER” của 2 tác giả Nguyễn Gia Khang và Nguyễn Quốc Cường (Trường Tiểu học - THCS - THPT Quốc tế Hòa Bình, quận Ninh Kiều) và sản phẩm “Nước rửa chén sinh học Onic lên men từ vỏ cam” của nhóm tác giả Nguyễn Minh Thành - Đoàn phường Phú Thứ và Đỗ Hồng Xuân - Đoàn phường Lê Bình (quận Cái...

Phát triển du lịch cộng đồng bền vững, phát huy tài nguyên văn hóa bản địa

(CT) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phê duyệt Đề án Phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam. Du lịch cộng đồng Cồn Sơn, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Theo nội dung Đề án, việc phát triển du lịch cộng đồng cần bền vững, phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch, chiến lược phát triển sản phẩm du lịch, an ninh, quốc phòng và trật tự xã hội....

Cùng tác giả

Cơ hội cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Thời gian qua, với nhiều hoạt động thiết thực và giải pháp đồng bộ, công tác đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài (ÐLVƠNN) theo hợp đồng trên địa bàn TP Cần Thơ có nhiều khởi sắc. Từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố cung ứng lao động ÐLVƠNN là 669 người, đạt trên 142% kế hoạch. Nhật Bản - thị trường lao động tiềm năng Từ thực tế tình hình tuyển dụng tại các phiên giao dịch...

Tấm lòng Maymoulna – Báo Cần Thơ Online

50 năm trước, Maymoulna, 23 tuổi, đã nổi tiếng với những mẫu thêu tinh tế, độc đáo trong cộng đồng Chăm tỉnh An Giang. Năm 2017, Maymoulna là một trong 10 nữ doanh nhân tiêu biểu do Mạng lưới Doanh nhân Nữ ASEAN (AWEN) tại thủ đô Manila (Philippines) bình chọn. Cô gái chăn cừu Maymoulna là tên tộc của bà Nguyễn Thị Kim Chi, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Thêu may Kim Chi, người dân tộc Chăm (An Giang)...

Chủ động quy hoạch, bố trí quỹ đất phù hợp để thu hút đầu tư mạng lưới cơ sở văn hóa, thể thao

(CT) - Chủ tịch UBND TP Cần Thơ vừa có ý kiến chỉ đạo về việc triển khai thực hiện Quyết định số 991/QĐ-TTg ngày 16-9-2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hóa và thể thao thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (viết tắt là Quyết định số 991/QĐ-TTg). Việc đầu tư thiết chế văn hóa góp phần thúc đẩy phong trào văn hóa, thể thao ở địa phương. Trong...

Cần Thơ có 2 sản phẩm tham gia Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo khu vực miền Nam

(CT) - Đó là sản phẩm “Bộ điều khiển thiết bị tiết kiệm năng lượng ECOSMART POWER” của 2 tác giả Nguyễn Gia Khang và Nguyễn Quốc Cường (Trường Tiểu học - THCS - THPT Quốc tế Hòa Bình, quận Ninh Kiều) và sản phẩm “Nước rửa chén sinh học Onic lên men từ vỏ cam” của nhóm tác giả Nguyễn Minh Thành - Đoàn phường Phú Thứ và Đỗ Hồng Xuân - Đoàn phường Lê Bình (quận Cái...

Phát triển du lịch cộng đồng bền vững, phát huy tài nguyên văn hóa bản địa

(CT) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phê duyệt Đề án Phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam. Du lịch cộng đồng Cồn Sơn, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Theo nội dung Đề án, việc phát triển du lịch cộng đồng cần bền vững, phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch, chiến lược phát triển sản phẩm du lịch, an ninh, quốc phòng và trật tự xã hội....

Cùng chuyên mục

Phát triển du lịch cộng đồng bền vững, phát huy tài nguyên văn hóa bản địa

(CT) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa phê duyệt Đề án Phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam. Du lịch cộng đồng Cồn Sơn, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Theo nội dung Đề án, việc phát triển du lịch cộng đồng cần bền vững, phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch, chiến lược phát triển sản phẩm du lịch, an ninh, quốc phòng và trật tự xã hội....

Quà tặng từ xơ mướp

Tại Cần Thơ, chị Trần Thị Ngọc Chúc đang ra mắt nhiều sản phẩm từ xơ mướp thu hút du khách gần xa. Chị Trần Thị Ngọc Chúc và một số sản phẩm từ xơ mướp. Ảnh: KIỀU MAI Chị Trần Thị Ngọc Chúc, chủ cửa hàng Tupperware (số 62 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa), cho biết: “Tôi chỉ mới đưa sản phẩm từ xơ mướp tiếp cận thị trường tại Cần Thơ khoảng hơn 5 tháng nay. Mức tiêu thụ...

Đa dạng sản phẩm du lịch khai thác văn hóa bản địa

Văn hóa bản địa được xem là tài nguyên đem đến nét đặc trưng cho du lịch của vùng đất. Việc khai thác tốt các giá trị văn hóa trong hoạt động du lịch sẽ làm nên những sản phẩm khác biệt thu hút du khách. Tại Cần Thơ, nhiều điểm đến, doanh nghiệp du lịch đã sớm tiếp cận xu hướng này và ngày càng có nhiều đơn vị khai thác đa dạng sản phẩm du lịch từ...

Hội thảo khoa học Triển khai ứng dụng hệ thống du lịch thông minh TP Cần Thơ, thí điểm tại Chợ nổi Cái Răng

(CTO) - Ngày 26-10, Sở Khoa học và Công nghệ TP Cần Thơ,  Học viện Hàng không Việt Nam và Trường Đại học Nam Cần Thơ đồng tổ chức hội thảo khoa học du lịch thông minh tại Cần Thơ lần 2 với chủ đề “Triển khai ứng dụng hệ thống du lịch thông minh TP Cần Thơ, thí điểm tại Chợ nổi Cái Răng”. Đại diện nhóm tác giả trình bày tham luận về đề tài nghiên cứu tại hội thảo. Ảnh:...

Khai thác giá trị nông nghiệp trong phát triển du lịch tại Phong Điền

Phong Ðiền được ví von như “lá phổi xanh” của TP Cần Thơ với vùng trồng cây ăn trái rộng lớn, chiếm khoảng một phần ba diện tích trồng cây ăn trái của toàn thành phố. Lợi thế này giúp Phong Ðiền phát triển nhanh du lịch sinh thái và nông nghiệp. Du khách tham quan và chụp ảnh lưu niệm tại rẫy dưa. Ảnh: TỐ QUYÊN Tiềm năng du lịch nông nghiệp Cần Thơ có diện tích đất nông nghiệp 114.034ha; trong...

Chú trọng đầu tư phát triển du lịch sinh thái

Ðề án Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù TP Cần Thơ giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn 2030 xác định du lịch sinh thái là một trong những sản phẩm cần được chú trọng đầu tư và phát triển. Từ đó, trong những năm qua, ngành Du lịch thành phố khai thác hiệu quả thế mạnh sinh thái. Khu vực cá tự nhiên tại bè cá Bảy Bon, cồn Sơn, Bình Thủy.  Thay đổi cách xây dựng sản phẩm du lịch Cần...

Nhiều sáng tạo trong ứng dụng công nghệ số lĩnh vực du lịch

Chuyển đổi số là định hướng thúc đẩy sự phát triển của ngành Du lịch theo hướng năng động và bền vững. Xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh đang được nhiều cơ quan quản lý, đơn vị và doanh nghiệp du lịch Việt Nam nói chung, TP Cần Thơ nói riêng, tập trung thực hiện. Đưa công nghệ số vào hoạt động du lịch Chuyển đổi số trong du lịch là hướng đến xây dựng, định hình hệ...

Phát huy tiềm năng du lịch đường sông

Du lịch sông nước là một trong hai sản phẩm du lịch chính mà Cần Thơ đang xây dựng, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng “đô thị miền sông nước”. Với đường sông dài gần 1.157km, Cần Thơ đang tận dụng điều kiện tự nhiên để xây dựng, phát huy thế mạnh sản phẩm du lịch đặc trưng này. Đoàn khảo sát du lịch đường sông tại nhà hàng bè nổi Talison Cồn Sơn. Ảnh: KIỀU MAI Nhiều tuyến...

Ông Vưu Chấn Hùng tái đắc cử Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP Cần Thơ nhiệm kỳ 2024-2029

(CT)- Ngày 27-9, Hiệp hội Du lịch TP Cần Thơ tổ chức đại hội Hiệp hội Du lịch TP Cần Thơ lần thứ V, nhiệm kỳ 2024-2029. Ban Chấp hành Hiệp hội Du lịch TP Cần Thơ nhiệm kỳ V (2024 - 2029) ra mắt tại đại hội. Nhiệm kỳ IV (2019-2024), Hiệp hội Du lịch TP Cần Thơ có tổng 108 hội viên, tăng 26 hội viên so với nhiệm kỳ trước. Hiệp hội hiện có 5 ban chuyên môn,...

Bài toán đáp ứng nhu cầu nhân lực du lịch ÐBSCL

Bên cạnh sản phẩm du lịch, nguồn nhân lực du lịch được xem là yếu tố then chốt, tác động lớn đến sự phát triển du lịch vùng ÐBSCL. Thế nhưng nhiều năm qua, nguồn nhân lực du lịch của vùng ÐBSCL vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ thường xuyên phối hợp với Trường Cao đẳng Du lịch TP Cần Thơ tổ chức các lớp tập huấn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất