Powered by Techcity

Nâng giá trị và tăng lợi nhuận cho người trồng lúa


 

Your Image

Ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) luôn trăn trở về việc cải thiện thu nhập cho nông dân trồng lúa, thay đổi lời nguyền “trồng lúa không giàu”. Đã đến lúc phải quyết liệt cấu trúc lại ngành hàng lúa gạo theo hướng nhiều chiều hơn, từ tăng trưởng đơn giá trị sang tăng trưởng tích hợp đa giá trị, áp dụng tuần hoàn để tăng thu nhập từ cây lúa, giúp nông dân khá giả…

 

Phóng viên: Xuất khẩu gạo năm 2024 được cho là điểm sáng của bức tranh kinh tế khi tiếp tục tăng về sản lượng và giá trị. Lúa gạo tiếp tục khẳng định là ngành hàng làm trụ đỡ của nền kinh tế, thưa ông?

– Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn được Đảng và Nhà nước ta xác định “là lợi thế quốc gia, trụ đỡ của nền kinh tế”. Trong đó, lúa gạo là ngành sản xuất trọng điểm, không chỉ giúp đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế của đất nước, cũng như thể hiện trách nhiệm của Việt Nam trong việc đảm bảo hệ thống lương thực, thực phẩm quốc tế. Nhiều năm qua, Việt Nam luôn là một trong số các nước sản xuất lúa và xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Vị thế của ngành lúa gạo Việt Nam được củng cố và nâng cao hơn bao giờ hết, không chỉ từ những con số ấn tượng về sản lượng và giá trị xuất khẩu trong những năm gần đây, mà còn thể hiện ở những phản hồi tích cực của người tiêu dùng thế giới về chất lượng của gạo Việt, cũng như gạo Việt liên tiếp được vinh danh trên trường quốc tế…

Nhìn xuyên suốt quá trình phát triển ngành hàng lúa gạo Việt, đã đạt nhiều “kỳ tích”. Nếu như năm 2020 xuất khẩu gạo của chúng ta đạt 6,15 triệu tấn, trị giá khoảng 3,07 tỉ USD, thì năm 2021 đạt 6,2 triệu tấn tương đương 3,3 tỉ USD. Năm 2022, xuất khẩu gạo tăng lên 7,3 triệu tấn, đạt 3,54 tỉ USD; năm 2023 đã xuất khẩu 8,13 triệu tấn gạo với trị giá 4,67 tỉ USD. Năm 2024 này xuất khẩu gạo tiếp tục tăng lên mức 5,75 tỉ USD… Kết quả trên là nhờ tái cơ cấu ngành hàng đúng hướng, nâng chất lượng hạt gạo lên cao để tăng giá trị xuất khẩu; cùng sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự vào cuộc tích cực của các bộ ngành liên quan, các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, các hợp tác xã (HTX), nông dân… để có thành quả trên.

Mặt được là vậy, song ngành lúa gạo đứng trước những thách thức về biến đổi khí hậu, biến động thị trường và biến chuyển xu thế tiêu dùng thế giới. Yêu cầu của thị trường ngày càng cao, quy định của các nước nhập khẩu nghiêm ngặt. Chất lượng gạo phải được nâng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, tuân thủ trách nhiệm cộng đồng trong bảo vệ môi trường thông qua việc giảm thiểu sử dụng đầu vào sản xuất có nguồn gốc hóa học, giảm phát thải. Ngoài ra, còn phấn đấu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, theo cam kết của Chính phủ tại hội nghị COP 26. Như vậy, có thể thấy ngành lúa gạo Việt Nam đang đứng trước rất nhiều khó khăn và yêu cầu phải “chuyển mình”.

Cánh đồng lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu ở An Giang.

* Trước những thách thức đó, ngành lúa gạo đã và đang chuyển hướng thế nào để thích ứng với tình hình mới, thưa ông?

– Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Những tồn tại lâu nay của ngành lúa gạo là quy mô sản xuất hộ nông dân nhỏ lẻ, các hình thức liên kết chưa phát triển rộng; nông dân sản xuất lúa dựa theo tập quán và kinh nghiệm; tỷ lệ áp dụng các biện pháp thực hành nông nghiệp tốt trong sản xuất lúa (3 giảm – 3 tăng, 1 phải – 5 giảm, VietGAP…) còn thấp. Chất lượng vật tư đầu vào chưa được quản lý tốt; sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hữu cơ, sinh học chưa nhiều. Sản xuất lúa độc canh là chủ yếu, chưa chú trọng luân canh và đa dạng hóa thu nhập; chưa chú trọng sử dụng các sản phẩm phụ như trấu, cám, rơm rạ… để nâng cao giá trị gia tăng. Gạo Việt Nam xuất khẩu chưa có thương hiệu nên chưa tạo giá trị gia tăng cao…

Khắc phục hạn chế trên buộc chúng ta phải tái cơ cấu ngành lúa gạo theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doanh; nâng cao thu nhập cho người trồng lúa và đảm bảo lợi ích bình đẳng, tương xứng cho các tác nhân tham gia ngành lúa gạo; tăng tính cạnh tranh trên thị trường thế giới; đồng thời đảm bảo phát triển bền vững đối với môi trường, bảo vệ tài nguyên, thích ứng biến đổi khí hậu… Do đó, sự ra đời của đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”, được Chính phủ phê duyệt, nhằm tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững để gia tăng giá trị, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa; bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế.

* Ông có thể đánh giá những tín hiệu bước đầu của đề án được kỳ vọng làm thay đổi ngành hàng lúa gạo, giúp nông dân vượt qua lời nguyền để làm giàu từ cây lúa?

– Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Ngày 27-11-2023 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL”. Theo đó, đề án chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2024-2025), tập trung vào 200.000ha có điều kiện về hạ tầng sản xuất và năng lực của các HTX trong sản xuất, liên kết tiêu thụ với các doanh nghiệp nhằm đạt tiêu chí lúa chất lượng cao, phát thải thấp. Giai đoạn 2 (2026-2030) đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng và tiếp tục nâng cao năng lực để mở rộng thêm 800.000ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp. 

Mục tiêu “thịnh vượng khởi đầu từ người trồng lúa – vì người tiêu dùng – vì môi trường xanh” là mối quan tâm xuyên suốt của đề án. Theo đó, bên cạnh các chỉ tiêu về năng suất, sản lượng thì đề án hướng tới việc chuyển đổi theo tư duy kinh tế nông nghiệp, nâng cao chất lượng, chuẩn hóa giống, chuẩn hóa quy trình canh tác, chuẩn hóa công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch, chuẩn hóa mã vùng trồng, truy xuất nguồn gốc. Từ tăng trưởng đơn giá trị, lấy giá cả hạt gạo làm mục tiêu, thì đề án giúp bà con áp dụng tăng trưởng tích hợp đa giá trị, gắn với mô hình tăng trưởng xanh, nông nghiệp tuần hoàn, theo chuỗi ngành hàng.

Những mô hình thí điểm vừa qua ở tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, TP Cần Thơ… có kết quả tích cực, giảm chi phí 20-30%, tăng năng suất 10%; tăng thu nhập cho nông dân 20-25% (lợi nhuận tăng thêm từ 4-7,6 triệu đồng/ha so với ruộng lúa đối chứng), giảm trung bình 5-6 tấn CO2 trên 1ha… 

* Thành công bước đầu là vậy, song để rút kinh nghiệm của một số mô hình từng được kỳ vọng trước đây như “cánh đồng lớn” nhưng mãi không lớn… thì lần này Bộ NN&PTNT có những quyết sách thế nào?

– Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đúng là “kỳ vọng càng cao, áp lực càng lớn”. Hiện tại, đề án này không chỉ nhận được sự quan tâm lớn lao của bộ, ngành Trung ương và địa phương; các tổ chức, đối tác quốc tế, mà còn hàng triệu nông dân trồng lúa, HTX, cộng đồng doanh nghiệp ngành hàng lúa gạo. Vì vậy, để đề án này không lặp lại một số tồn tại của những đề án từng được kỳ vọng trước đây, chúng tôi luôn suy nghĩ và chọn phương án hành động phù hợp. 

“Điều gì không đo lường được, thì không quản trị được. Điều gì không đo lường được, thì cũng không cải tiến được”. Đề án này hướng tới đa mục tiêu, nhưng cách thức vận hành, xác lập lộ trình, cách thức đo lường, đánh giá… cần đi vào cụ thể. Việc đo lường, đánh giá theo từng thời điểm, mốc tiến độ, vừa giúp điều chỉnh linh hoạt theo thị trường trong ngắn hạn, vừa bảo đảm việc kiên trì, nhất quán mục tiêu trong dài hạn. Đề án đề cao vai trò sáng tạo từ thực tiễn của các địa phương trong vùng. Đồng thời mở rộng đối tượng tham gia từ Trung ương và địa phương; khu vực công, khu vực tư, doanh nghiệp, nông dân, hiệp hội ngành hàng, HTX, các chuyên gia, các nhà tài trợ, tổ chức quốc tế… Để đề án đạt được hiệu quả thực tế trên những cánh đồng, cần đến cách thức tiếp cận “ngoài khung”, ngoài những cách nghĩ, cách làm quen thuộc. Cần đến sự đổi mới linh hoạt, chủ động không ngừng từ thể chế, các vấn đề mang tính nguyên tắc, đến từng nội dung quản trị, vận hành cụ thể, chi tiết.

* Xin cảm ơn Bộ trưởng.

PHƯỚC BÌNH (thực hiện)



Nguồn: https://www.vietnam.vn/cantho/wp-content/uploads/2025/02/Nang-gia-tri-va-tang-loi-nhuan-cho-nguoi-trong.html

Cùng chủ đề

Thành phố xanh thân thiện

Song hành cùng quá trình phát triển kinh tế - xã hội, TP Cần Thơ đặc biệt quan tâm nâng cao ý thức của người dân tham gia xây dựng thành phố xanh - sạch - đẹp, thân thiện môi trường. Từ đó, tạo nên diện mạo đô thị khang trang, nâng cao chất lượng đời sống, còn xứng đáng với danh hiệu “Thành phố Xanh Quốc gia”… Đại diện Trường Tiểu học Tô Hiến Thành, quận Ninh Kiều và...

Xây dựng nông thôn hiện đại, thông minh

Người dân đồng thuận, cả hệ thống chính trị vào cuộc với quyết tâm cao, hành động quyết liệt, TP Cần Thơ bứt phá thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu nhiệm kỳ 2020-2025. Các miền quê đáng sống giờ đây không chỉ khang trang, sạch đẹp mà còn ứng dụng chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu xây dựng nông thôn thông minh, hiện đại... Lãnh đạo...

Doanh nghiệp TP Cần Thơ nỗ lực hoàn thành mục tiêu trong năm mới

Năm qua, tình hình kinh tế thế giới, trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn, bất ổn ảnh hưởng nhiều đến quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (DN). Tuy vậy, cộng đồng DN TP Cần Thơ nỗ lực bám trụ duy trì, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động. Năm 2025, bức tranh kinh tế cả nước dự báo tiếp tục đối mặt thử...

Đồng hành cùng lao động nữ

Khuyến khích, hỗ trợ và tạo cơ hội cho hội viên, phụ nữ (PN) khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình là nhiệm vụ trọng tâm được các cấp Hội LHPN trên địa bàn TP Cần Thơ triển khai xuyên suốt nhiều năm qua. Với sự năng động, sáng tạo, các cấp Hội LHPN từ thành phố đến cơ sở đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, xây dựng các mô hình kinh tế...

Phát vay 340 triệu đồng cho đoàn viên, người lao động

(CT) -  Quỹ Trợ vốn cho công nhân lao động nghèo của LĐLĐ TP Cần Thơ phối hợp LĐLĐ quận Ô Môn tổ chức chương trình trao nhận vốn vay năm 2025. Ông Nguyễn Quốc Bửu, Giám đốc Quỹ Trợ vốn cho công nhân lao động nghèo của LĐLĐ TP Cần Thơ trao vốn cho đoàn viên, người lao động. Ảnh: Đơn vị cung cấp. Theo đó, có 11 đoàn viên, người lao động được vay vốn để cải thiện phương...

Cùng tác giả

Thành phố xanh thân thiện

Song hành cùng quá trình phát triển kinh tế - xã hội, TP Cần Thơ đặc biệt quan tâm nâng cao ý thức của người dân tham gia xây dựng thành phố xanh - sạch - đẹp, thân thiện môi trường. Từ đó, tạo nên diện mạo đô thị khang trang, nâng cao chất lượng đời sống, còn xứng đáng với danh hiệu “Thành phố Xanh Quốc gia”… Đại diện Trường Tiểu học Tô Hiến Thành, quận Ninh Kiều và...

Xây dựng nông thôn hiện đại, thông minh

Người dân đồng thuận, cả hệ thống chính trị vào cuộc với quyết tâm cao, hành động quyết liệt, TP Cần Thơ bứt phá thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu nhiệm kỳ 2020-2025. Các miền quê đáng sống giờ đây không chỉ khang trang, sạch đẹp mà còn ứng dụng chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu xây dựng nông thôn thông minh, hiện đại... Lãnh đạo...

Doanh nghiệp TP Cần Thơ nỗ lực hoàn thành mục tiêu trong năm mới

Năm qua, tình hình kinh tế thế giới, trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn, bất ổn ảnh hưởng nhiều đến quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (DN). Tuy vậy, cộng đồng DN TP Cần Thơ nỗ lực bám trụ duy trì, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động. Năm 2025, bức tranh kinh tế cả nước dự báo tiếp tục đối mặt thử...

Đồng hành cùng lao động nữ

Khuyến khích, hỗ trợ và tạo cơ hội cho hội viên, phụ nữ (PN) khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình là nhiệm vụ trọng tâm được các cấp Hội LHPN trên địa bàn TP Cần Thơ triển khai xuyên suốt nhiều năm qua. Với sự năng động, sáng tạo, các cấp Hội LHPN từ thành phố đến cơ sở đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, xây dựng các mô hình kinh tế...

Phát vay 340 triệu đồng cho đoàn viên, người lao động

(CT) -  Quỹ Trợ vốn cho công nhân lao động nghèo của LĐLĐ TP Cần Thơ phối hợp LĐLĐ quận Ô Môn tổ chức chương trình trao nhận vốn vay năm 2025. Ông Nguyễn Quốc Bửu, Giám đốc Quỹ Trợ vốn cho công nhân lao động nghèo của LĐLĐ TP Cần Thơ trao vốn cho đoàn viên, người lao động. Ảnh: Đơn vị cung cấp. Theo đó, có 11 đoàn viên, người lao động được vay vốn để cải thiện phương...

Cùng chuyên mục

Xây dựng nông thôn hiện đại, thông minh

Người dân đồng thuận, cả hệ thống chính trị vào cuộc với quyết tâm cao, hành động quyết liệt, TP Cần Thơ bứt phá thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu nhiệm kỳ 2020-2025. Các miền quê đáng sống giờ đây không chỉ khang trang, sạch đẹp mà còn ứng dụng chuyển đổi số mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu xây dựng nông thôn thông minh, hiện đại... Lãnh đạo...

Doanh nghiệp TP Cần Thơ nỗ lực hoàn thành mục tiêu trong năm mới

Năm qua, tình hình kinh tế thế giới, trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn, bất ổn ảnh hưởng nhiều đến quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp (DN). Tuy vậy, cộng đồng DN TP Cần Thơ nỗ lực bám trụ duy trì, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động. Năm 2025, bức tranh kinh tế cả nước dự báo tiếp tục đối mặt thử...

Tăng khả năng chống chịu cho doanh nghiệp ngành xây dựng

(CTO) - Giá nguyên vật liệu tăng cao, không có hợp đồng xây dựng mới là 2 yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến các doanh nghiệp (DN) ngành xây dựng trong quý cuối năm 2024. Dự báo quý I-2025, cả 2 yếu tố này tiếp tục tác động đến DN xây dựng. Chỉ số cân bằng chung âm trong quý đầu năm 2025, dù hợp đồng xây dựng mới được dự báo nhiều hơn quý IV-2024. Sức chống chịu...

Dược trà tự thuật – Báo Cần Thơ Online

Bạn có hình dung tôi đã tồn tại hàng ngàn năm trong lớp cỏ cây hoang dại? Bỗng một ngày nào đó tôi trở thành rau, rồi biến thành trà. Lạc tiên là tên gọi nghe âm hưởng “Hoa Đà” thay vì gọi tôi là nhãn lồng, chùm bao, dây lưới, mấm nêm... Chị Đoàn Thị Hồng Thắm. 1. Có lẽ danh pháp khoa học Passifloraceae mới tách lớp tôi khỏi nguồn gốc hoang dại bước vào thế giới dược liệu. Tôi...

Liên kết đưa sản phẩm OCOP vươn xa

Cùng với những nỗ lực nâng cao chất lượng, thông qua liên kết, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, kết nối giữa các tỉnh, thành, các doanh nghiệp, nhà phân phối, sản phẩm OCOP đã chắp cánh vươn xa...  Khách hàng tìm hiểu sản phẩm OCOP của TP Cần Thơ tại Hội chợ Nông nghiệp quốc tế Việt Nam năm 2024 (tổ chức tại TP Cần Thơ). Liên kết phát triển thị trường Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại Cần Thơ đã khẳng...

Những “ngôi sao” hợp tác xã

Năm nay bức tranh kinh tế tập thể của TP Cần Thơ tỏa sáng, bởi những “ngôi sao” hợp tác xã (HTX) được vinh danh trong top 100 HTX tiêu biểu của cả nước. Đó là những tập thể xã viên có những thành tích xuất sắc trong sản xuất kinh doanh, góp sức kiến tạo quê hương giàu đẹp. Ông Huỳnh Thanh Bình, Giám đốc HTX Thắng Lợi cùng các thành viên HTX cho cá ăn tại ao nuôi...

Xanh hóa để kinh tế ĐBSCL phát triển nhanh, bền vững

“Chuyển đổi xanh”, “nông nghiệp xanh”, “giảm phát thải”, “net zero”… là các từ khóa được tìm kiếm, đề cập nhiều nhất khi bàn luận về vấn đề phát triển bền vững ĐBSCL. Không chỉ “nói”, ĐBSCL đã hành động và có những mô hình chuyển đổi xanh thực thụ. Tuy vậy, câu chuyện chuyển đổi xanh không thể một sớm một chiều mà cần sự nỗ lực, quyết tâm của cả cộng đồng mới có thể đi đường...

Tập trung hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025

Vượt qua những khó khăn thách thức, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) của năm 2024. Năm 2025 là năm then chốt để các quận, huyện bứt phá thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025, nghị quyết đại hội Đảng...

“Ðầu kéo” kinh tế vùng

Sau 50 năm giải phóng miền Nam (30/4/1975-30/4/2025) và hơn 20 năm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, TP Cần Thơ luôn vững vị thế Tây Đô và được biết đến là thành phố trẻ trên đà phát triển. Không chỉ vậy, với những quyết sách và trọng trách Bộ Chính trị, Chính phủ giao, Cần Thơ đã và đang ra sức phát huy lợi thế về vị trí địa lý, tiềm năng kinh tế, khoa học...

Nghị quyết hợp lòng dân

Đến thời điểm này, Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17-11-2017 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) đã phát huy hiệu quả và mang lại những chuyển đổi mới cho vùng ĐBSCL. Nhiều chương trình, dự án được triển khai thực hiện, góp phần phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của các địa phương trong vùng. TP Cần Thơ - Trung tâm vùng ĐBSCL triển khai thực...

Tin nổi bật

Tin mới nhất