Powered by Techcity

Lý do đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam không kéo dài đến Cà Mau?

Theo đó, có ý kiến đề nghị xem xét kéo dài phạm vi dự án đến Cần Thơ và đề nghị sửa đổi, bổ sung chiều dài tuyến khoảng 2.110km từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau.

Chính phủ cho biết, với mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, từng bước hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội 13, Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đã hoạch định phát triển các tuyến đường sắt mới trên hành lang Bắc – Nam từ Lạng Sơn đến Cần Thơ, chiều dài khoảng 1.871km, gồm 3 tuyến: Lạng Sơn – Hà Nội, Hà Nội – TPHCM và TPHCM – Cần Thơ.

Các tuyến đường sắt từ Lạng Sơn – Cần Thơ có nhu cầu vận tải khác nhau nên tiêu chuẩn kỹ thuật và loại hình đường sắt cũng khác nhau, trong đó tuyến Lạng Sơn – Hà Nội là loại hình đường sắt thường, tốc độ thiết kế 160-200 km/h, đang lập quy hoạch chi tiết để huy động nguồn vốn đầu tư; tuyến Hà Nội – TPHCM là loại hình đường sắt tốc độ cao.

Tuyến TPHCM – Cần Thơ là loại hình đường sắt thường, tốc độ thiết kế 160-200 km/h, đang triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, dự kiến đầu tư trước năm 2030.

Do đó, Chính phủ kiến nghị giữ nguyên phạm vi dự án tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam từ TP Hà Nội đến TPHCM.

Dự án tuyến đường sắt tốc độ ca Bắc – Nam sẽ có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Thủ đô Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TPHCM), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TPHCM.

Về lý do lựa chọn tốc độ chạy tàu 350 km/h mà không phải tốc độ 200-250 km/h để vừa chở khách và chở hàng, Chính phủ biết việc lựa chọn tốc độ đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, toàn diện, tổng hợp kinh nghiệm phát triển đường sắt tốc độ cao trên thế giới.

Tốc độ chạy tàu 200-250 km/h phát triển cách đây khoảng 50 năm và phổ biến trong giai đoạn khoảng 25 năm trở về trước, phù hợp với các tuyến ngắn và trung bình.

Tốc độ 350 km/h và cao hơn đang là xu thế phát triển trên thế giới, phù hợp với các tuyến dài từ 800km trở lên, tập trung nhiều đô thị có mật độ dân số cao như hành lang Bắc – Nam nước ta.

Kinh nghiệm thế giới cho thấy với chiều dài tuyến lớn hơn 800km thì tốc độ 350 km/h hấp dẫn hơn và có khả năng thu hút lượng hành khách cao hơn so với tốc độ 250 km/h. Theo tính toán của tư vấn, chặng Hà Nội – TPHCM tốc độ 350 km/h có khả năng thu hút hành khách cao hơn khoảng 12,5% so với tốc độ 250 km/h.

Đáng chú ý, chi phí đầu tư tốc độ 350 km/h cao hơn tốc độ 250 km/h khoảng 8-9%. Tuy nhiên, nếu đầu tư với tốc độ 250 km/h, việc nâng cấp lên tốc độ 350 km/h là khó khả thi và không hiệu quả.

Vì vậy, Chính phủ kiến nghị lựa chọn tốc độ thiết kế 350 km/h để đáp ứng tiêu chí hiện đại, đồng bộ, có tầm nhìn dài hạn, hiệu quả, phù hợp với điều kiện địa kinh tế.

Trước ý kiến đề nghị xem xét đoạn tuyến từ ga Phủ Lý đến ga Ninh Bình, Chính phủ cho biết phương án hướng tuyến đã được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Hướng tuyến được nghiên cứu bảo đảm phù hợp quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch các vùng và quy hoạch tỉnh; trong quá trình nghiên cứu cũng đã đưa ra 3 phương án để phân tích so sánh lựa chọn.

Với vai trò là trung tâm phía nam vùng duyên hải Bắc Bộ, TP Nam Định có quy mô dân số quy hoạch đến năm 2040 khoảng 600.000 dân, là đầu mối giao thông có nhu cầu vận tải lớn. Vùng hấp dẫn các địa phương lân cận trong khu vực Đồng bằng sông Hồng như Thái Bình, Hưng Yên… lên đến khoảng 4 triệu người.

Theo dự báo, đến năm 2050 nhu cầu đi và đến ga Nam Định khoảng gần 3 triệu khách/năm.

Nếu tính chi phí đầu tư và vận hành khai thác trong 30 năm, đoạn tuyến qua Nam Định (12km) sẽ có chi phí khoảng 1,66 tỷ USD, lợi ích thu được ước đạt 2,06 tỷ USD.

Kinh nghiệm thế giới đã cho thấy có nhiều trường hợp tuyến đường sắt tốc độ cao đi vòng để qua các trung tâm lớn, thu hút hành khách, thay vì đi thẳng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…

Dự kiến chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sẽ được Quốc hội thông qua vào ngày mai.

Phương án đường sắt tốc độ cao qua Nam Định sẽ thu lợi khoảng 400 triệu USD

Phương án đường sắt tốc độ cao qua Nam Định sẽ thu lợi khoảng 400 triệu USD

Dự báo đến năm 2050, nhu cầu đi và đến ga đường sắt tốc độ cao qua Nam Định khoảng gần 3 triệu khách/năm. Chi phí đầu tư và vận hành trong 30 năm khoảng 1,66 tỷ USD trong khi lợi ích thu ước khoảng 2,06 tỷ USD.

Bộ trưởng GTVT: Có ý kiến sợ đường sắt tốc độ cao chậm tiến độ như metro

Bộ trưởng GTVT: Có ý kiến sợ đường sắt tốc độ cao chậm tiến độ như metro

Trước lo ngại dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đội vốn và chậm tiến độ như đường sắt đô thị (metro), Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết đã nghiên cứu kỹ các nguyên nhân.

Yếu tố 'thành hay bại' khi làm đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Yếu tố ‘thành hay bại’ khi làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Việc huy động vốn từ các nguồn ngoài ngân sách đòi hỏi chính sách minh bạch và quản lý chặt chẽ để tránh rủi ro tài chính lâu dài. Đây là nội dung quan trọng nhất đảm bảo sự “thành hay bại” của dự án và hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước.

Nguồn: https://vietnamnet.vn/ly-do-duong-sat-toc-do-cao-bac-nam-khong-keo-dai-den-ca-mau-2346925.html

Cùng chủ đề

Quốc hội quyết đầu tư hơn 1,7 triệu tỷ đồng xây đường sắt tốc độ cao

Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sau hơn 15 năm đặt lên bàn nghị sự, đến chiều 30/11 đã đạt được sự thống nhất cao của đại biểu Quốc hội. Đầu tư hơn 1,7 triệu tỷ đồng làm đường sắt tốc độ 350km/h từ Bắc vào Nam Theo nghị quyết vừa được thông qua, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ...

Chính phủ vẫn muốn đường sắt tốc độ cao chạy qua Nam Định

Năm 2050, nhu cầu đi và đến ga Nam Định khoảng 3 triệu khách/năm Chính phủ đã có báo cáo gửi Quốc hội giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Về ý kiến đề nghị xem xét đoạn tuyến từ ga Phủ Lý đến ga Ninh Bình, Chính phủ cho hay phương án hướng tuyến từ ga Phủ Lý đến Ninh Bình đã...

Đón thập kỷ của đường sắt, với tổng vốn đầu tư 150 tỷ USD

Đón “thập kỷ” của đường sắt, với tổng vốn đầu tư 150 tỷ USDTheo kế hoạch, Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) đã trình Chính phủ Dự thảo Tờ trình gửi Quốc hội xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sau khi tiếp thu, giải trình ý kiến của Hội đồng Thẩm định nhà nước. Mốc tiến độ trên là bắt buộc phải hoàn thành để...

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam trước thời khắc lịch sử: Làm thế nào chạy thẳng về Cần Thơ?

Chưa chốt phương án kết nối 2 “siêu” đường sắt Theo dự thảo tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam dài 1.541 km. Phạm vi đầu tư của dự án có điểm đầu tại TP.Hà Nội là tổ hợp ga Ngọc Hồi. Đây là đầu mối vận chuyển hành khách và hàng hóa phía nam của khu đầu mối đường sắt Hà Nội. Điểm cuối tại TP.HCM là ga Thủ...

Tăng tốc du lịch tàu hỏa

Nối đường sắt cao tốc từ cực Bắc tới cực Nam Bộ GTVT vừa có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị bố trí vốn dự phòng ngân sách T.Ư năm 2024 để chuẩn bị đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Theo bộ này, việc chuẩn bị đầu tư tuyến đường sắt này cần thiết và cấp bách. Tuyên bố chung VN – Trung Quốc trong chuyến thăm VN của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập...

Cùng tác giả

Quốc hội quyết đầu tư hơn 1,7 triệu tỷ đồng xây đường sắt tốc độ cao

Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sau hơn 15 năm đặt lên bàn nghị sự, đến chiều 30/11 đã đạt được sự thống nhất cao của đại biểu Quốc hội. Đầu tư hơn 1,7 triệu tỷ đồng làm đường sắt tốc độ 350km/h từ Bắc vào Nam Theo nghị quyết vừa được thông qua, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ...

Ấn tượng văn hóa sông nước Cần Thơ

(CT) - Sáng 30-11, UBND quận Cái Răng phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ tổ chức khai mạc Ngày hội Du lịch Văn hóa Chợ nổi Cái Răng lần thứ VIII, năm 2024. Đây là một trong các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Du lịch - Thương mại TP Hồ Chí Minh và ĐBSCL tại TP Cần Thơ. Diễu hành du thuyền và tàu du lịch. Ảnh: DUY KHÔI Ông Nguyễn Thực Hiện,...

Vĩnh Thạnh phát huy hiệu quả công trình phòng, chống sạt lở

Xây dựng, gia cố kè phòng chống sạt lở, bảo vệ an toàn bờ sông, đường giao thông là một trong những công trình xây dựng cơ bản, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Thạnh. Trong đó có những công trình được xây dựng khang trang, vừa bảo đảm chức năng công trình, vừa tạo diện mạo mới cho vùng nông thôn. Ðoạn kè chống sạt lở khẩn cấp kênh Cái Sắn được đưa...

Nhân rộng mô hình “Xã, phường, thị trấn đạt chuẩn sinh đủ 2 con”

Ngành Dân số TP Cần Thơ rất quan tâm việc triển khai, nhân rộng mô hình “Xã, phường, thị trấn đạt chuẩn sinh đủ 2 con”. Riêng tại huyện Phong Ðiền, Trung tâm Y tế huyện, các ban, ngành, đoàn thể phối hợp thực hiện chặt chẽ công tác vận động, tuyên truyền về lợi ích của việc sinh đủ 2 con, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú: họp tổ nhóm, tư vấn từng hộ gia đình,...

Cần Thơ cần có chính sách khuyến khích người dân sinh đủ 2 con

(CT) - Ngày 29-11, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển Nguyễn Thị Hà đến kiểm tra tình hình thực hiện công tác dân số trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thực Hiện, lãnh đạo các sở, ngành tiếp và làm việc với đoàn. Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà...

Cùng chuyên mục

Quốc hội quyết đầu tư hơn 1,7 triệu tỷ đồng xây đường sắt tốc độ cao

Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sau hơn 15 năm đặt lên bàn nghị sự, đến chiều 30/11 đã đạt được sự thống nhất cao của đại biểu Quốc hội. Đầu tư hơn 1,7 triệu tỷ đồng làm đường sắt tốc độ 350km/h từ Bắc vào Nam Theo nghị quyết vừa được thông qua, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ...

Cần Thơ cần có chính sách khuyến khích người dân sinh đủ 2 con

(CT) - Ngày 29-11, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia Dân số và Phát triển Nguyễn Thị Hà đến kiểm tra tình hình thực hiện công tác dân số trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thực Hiện, lãnh đạo các sở, ngành tiếp và làm việc với đoàn. Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà...

Thắt chặt quan hệ hợp tác, tạo bước phát triển mới cho TP Hồ Chí Minh và các địa phương vùng ÐBSCL

Ngày 29-11, tại TP Cần Thơ, UBND TP Hồ Chí Minh phối hợp với UBND 13 tỉnh, thành vùng ÐBSCL tổ chức hội nghị sơ kết “Thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành vùng ÐBSCL giai đoạn 2023-2024 và Kế hoạch triển khai giai đoạn 2024-2025”. Hội nghị nhằm đánh giá những kết quả đạt được sau hơn một năm triển khai thỏa thuận hợp tác...

Đề án 5695 – tiền đề đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Học sinh TP.HCM trong tiết học môn khoa học bằng tiếng Anh theo đề án 5695 – Ảnh: NHƯ HÙNG Kết quả học tập ở mức cao Báo cáo tại hội nghị, ông Nguyễn Bảo Quốc, phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, cho biết ban đầu đề án 5695 được triển khai tại một số trường trên địa bàn thành phố.  Từ những kết quả tích cực, nhiều phụ huynh có nhu cầu cho con em theo học...

Bất động sản Cần Thơ “khát” sản phẩm đất nền chuẩn chỉnh

Bất động sản Cần Thơ “khát” sản phẩm đất nền chuẩn chỉnhTrên đà khởi sắc của thị trường bất động sản, đất nền Cần Thơ là phân khúc nổi bật thu hút nhà đầu tư vốn đang tìm kiếm những sản phẩm có tiềm năng tăng trưởng dài hạn và bền vững. Đất nền dự án đứng đầu mối quan tâm của thị trường Báo cáo của Hiệp hội bất động sản (BĐS) Cần Thơ đưa ra những con số đáng...

Đẩy mạnh truyền thông sử dụng nước hợp lý, hiệu quả đảm bảo an ninh nguồn nước vùng ĐBSCL

Chiều 29/11, Cục Thủy lợi, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Diễn đàn “Đẩy mạnh truyền thông sử dụng nước hợp lý, hiệu quả đảm bảo an ninh nguồn nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long” tại Cần Thơ. Quang cảnh Diễn đàn (Ảnh: PV)  Đề án bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước thời kỳ đến năm 2030,...

Chính phủ vẫn muốn đường sắt tốc độ cao chạy qua Nam Định

Năm 2050, nhu cầu đi và đến ga Nam Định khoảng 3 triệu khách/năm Chính phủ đã có báo cáo gửi Quốc hội giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam. Về ý kiến đề nghị xem xét đoạn tuyến từ ga Phủ Lý đến ga Ninh Bình, Chính phủ cho hay phương án hướng tuyến từ ga Phủ Lý đến Ninh Bình đã...

Chủ tịch TP.HCM nêu 6 dự án giao thông ưu tiên làm để kết nối với Đồng bằng sông Cửu Long

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi phát biểu tại buổi sơ kết – Ảnh: CHÍ QUỐC Ngày 29-11, tại TP Cần Thơ, TP.HCM và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức hội nghị sơ kết thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế – xã hội giữa TP.HCM và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2023-2024 và kế hoạch triển khai giai đoạn 2024-2025.  Hội nghị nhằm đánh giá kết quả triển khai...

Tăng cường phối hợp đảm bảo an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản

(CT) - Ngày 28-11, tại TP Cần Thơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) TP Cần Thơ phối hợp Bộ NN&PTNT và các đơn vị có liên quan tổ chức hội nghị sơ kết chương trình phối hợp đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) và nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản (NLTS) giao thương giữa TP Cần Thơ và các tỉnh, thành phố trong năm 2024. Lãnh đạo Sở NN&PTNT TP Cần Thơ ký...

JICA mong muốn duy trì và phát triển hợp tác với TP Cần Thơ

(CT) - Chiều 28-11, ông Trần Việt Trường, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cùng lãnh đạo một số sở, ngành hữu quan tiếp đoàn công tác Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản Văn phòng Việt Nam (JICA Việt) nhân chuyến công tác của đoàn tại TP Cần Thơ. Lãnh đạo thành phố chụp ảnh lưu niệm với đoàn công tác JICA. Tại buổi tiếp, ông Trần Việt Trường nhấn mạnh, thời gian qua...

Tin nổi bật

Tin mới nhất